Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - CÚ “KNOCKOUT” CỦA ANICCA

05 Tháng Tám 20178:45 CH(Xem: 18283)
Tô Đăng Khoa - CÚ “KNOCKOUT” CỦA ANICCA

Cú “Knockout” của Anicca

Tô Đăng Khoa

Knock Out 3

"Ai cũng có một kế hoạch riêng cho đến khi hắn bị đấm cho vỡ mồm" -MikeTyson

Tôi thích câu nói này của Mike Tyson vì nó mang  ý nghĩa sâu xa, vượt ngoài phạm vi của bộ môn Boxing.
Nó có tác dụng  cảnh tỉnh chúng ta về một sự thật hay bị lãng quên trong mọi sinh hoạt của đời sống. 
Sự thật đó là: 

Bất cứ lúc nào và ở đâu, ai cũng có thể bị đấu sĩ  Vô Thường “đánh cho vỡ mồm”!  
Và rất có thể… không chừng đó cũng là lần gục ngã sau cùng, tức là cái Chết (Death).

Hầu hết chúng ta có đều có kế hoạch riêng cho chính mình trong cuộc mưu sinh.  Các kế hoạch đều có đặc điểm chung là chúng giúp ta hình dung và tưởng tượng về tương lai tươi sáng như thể chúng ta có thể sống mãi mãi đời đời.  Tuy nhiên, bản chất đời sống chẳng bao giờ như ta hoạch định, không những là không thể đoán trước, mà còn thực sự  hỗn man từ  những nguyên lý căn bản nhất của chính nó:  Đó chính là nguyên lý trùng trùng duyên khởi mà đức Thế Tôn đã tuyên bố khi thành đạo. Chính Duyên Khởi đã cung cấp năng lực vô song cho  "Anicca"  (tiếng Pali có nghĩa là Vô thường) để đánh bại tất cả các ước mơ, hoạch định, kỳ vọng của tất cả chúng ta. Vì lẽ : “Phàm cái gì được sanh ra (do duyên khởi) cái đó sẽ bị đoạn diệt!”  Đây là một sự thật hiển nhiên như sự thật của trọng trường: “Phàm cái gì được ném lên, cái đó phải rơi xuống!”

Trong cuộc đời này, những hoạch định của chúng ta chắc chắn sẽ có  lúc bị Anicca (Vô Thường) "đấm cho vỡ mồm". Cú đấm có thể mạnh hay nhẹ khác nhau, và thường rất bất ngờ, đúng theo phong cách ra đòn của Anicca; Nó có thể là một cơn bạo bệnh,  mất công việc làm, một vụ khủng bố, một cú động đất,  một sự phản bội, sự ra đi của người thân, một tai nạn giao thông,  hay bất cứ điều gì…

Sau những “cú đấm” như vậy, tùy theo ý chí, ta có thể gục ngã, hay gượng dậy để đi tiếp.  Mỗi một lần “gục ngã-gượng dậy” là một bài học xương máu.  Con người  gượng dậy được sẽ là một con người mới với kế hoạch mới, vì kế hoạch cũ và những  giá trị cũ đã vỡ tan nát cùng với lần gục ngã trước. 

Vòng xoáy “gục ngã-gượng dậy” này có thể lập đi lập lại cho đến khi nào ta bị một “cú đấm Knockout”.   Đó được gọi là “lần gục ngã sau cùng” vì sau “cú đấm Knockout” đó, ta sẽ không còn gượng dậy nữa. Đó là cái Chết.  Tất cả kế hoạch sẽ chấm dứt:  Lúc đó sẽ không còn ai trên cõi đời này ngồi đó để thẩm định, đánh giá sự thành công hay thất bại của các kế hoạch của ta nữa. Bài học cuối cùng của lần gục ngã sau cùng đó lại chính là “ý nghĩa của sự sống”- là điều mà hầu hết chúng ta đã vô cùng hoang phí lúc sinh thời. 

Chết là sự chấm dứt tất cả các kế hoạch;  Nó có tác dụng chọc vở tất cả “bong bóng xà phòng” của trí tưởng tượng, của những dự phóng tương lai trong các hoạch định của chúng ta lúc còn sống.   Cái Chết phơi bày sự vô nghĩa, phủ nhận mọi giá trị của tất cả các kế hoạch mà ta thường hay trân quý nâng niu và tự hào lúc còn sống. 

Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ

Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ  

(Tưởng Niệm, Nhạc Trầm Tử Thiêng)

Giống như con mèo đen sẽ nổi bật trên nền vôi trắng, ý nghĩa của đời sống sẽ chỉ hiển lộ trên nền của Sự Chết chớ không phải trong những hoạch định mưu sinh. Vì thế, cho dầu bạn có lên một kế hoạch hoàn hảo cho đời sống, cho một cuộc retire trong nhung lụa sang trọng,  cuộc đời đó vẫn không có ý nghĩa gì nếu bạn không nhận thức được trọn vẹn ý nghĩa của cái ChếtĐời sống của bạn chỉ có ý nghĩa nếu nó biết lấy cái Chết làm nền cho mọi sinh hoạt để tồn tại.  Nếu như đời sống lấy những dự phóng của các hoạch định làm nền, thì đời sống đó trở nên tham lam và ích kỹ, và không có ý nghĩa gì một khi cái Chết xộc đến.

Một người sống như là sẽ chết vào bất cứ lúc nào, sẽ có một tâm thức, một phong thái hoàn toàn khác hẳn với một người luôn nghĩ rằng hắn ta sẽ sống mãi mãi!

Bạn có thể sở hữu nhiều vật chất trên thế gian, và được nhiều người công nhận trong hiện tại, nhưng sự sở hữu đó mang tính quy ước và rất tạm bợ.  Mọi thứ sẽ không còn là “của bạn” khi cái chết đến.  Tuy nhiên chỉ có cái Chết là bạn thực-sự-sở-hữu nó một cách trọn vẹn.  Vừa sanh ra đời là ta đã có thể chết bất cứ lúc nào.  Qua bao năm bôn ba loay hoay hoạch định, sang hay hèn, thông minh hay ngu dốt, giàu hay nghèo, rồi chung cuộc cũng phải chết.  Đó là điểm quy tụ duy nhất thật sự  không phân biệt tôn giáo, giới tính, giai cấp xã hội. Khi cái Chết đến, bạn đi một mình:  Không một ai trên thế gian có thể chết thay cho bạn.  Đó là điều duy nhất dành riêng cho bạn mà không một quyền năng tối cao nào có thể tước đoạt. 

Chết là một việc rất riêng tư:  Chính nó mang lại cho bạn ý nghĩa của đời sống này. Vô tình quên lãng điều này, bạn sẽ có một đời sống rất nghèo nàn và ích kỹ.  Lúc nào cũng nhớ đến điều này, ghi nó trong tâm, trong mọi hành vi, cử chỉ, và lời nói, bạn sẽ có một đời sống đầy ý nghĩa, và vô cùng sung mãn. Có vô vàn ví dụ chung quanh bạn về gương thành công của những con người phải đối diện trực tiếp với cái Chết trong từng sát na của đời sống.

Cái Chết là sở hữu và khả năng duy nhất của bạn không bị bất kỳ ai tước đoạt, là nền tảng làm cho hiển lộ ý-nghĩa-của-đời-sống của bạn trên thế gian này.  Tuy nhiên thái độ của đa số chúng  ta đối với cái Chết hoàn toàn không phù hợp.  Chúng ta không dám nhìn thẳng vào nó, tìm mọi cách để tránh né nói đến cái Chết bằng mọi phương tiện. Trong ngôn ngữ của tất cả các dân tộc, từ “Chết” là từ có nhiều từ đồng nghĩa nhất vì đa số chúng ta tránh nói đến nó.


Khi tham dự các tang lễ, chúng ta chỉ kinh nghiệm được cái Chết của người khác, không một ai có thể kinh nghiệm được cái Chết của chính mình.  Thấu hiểu về ý nghĩa của cái Chết như là nền tảng của sự sống là điều cần thiết ở bước đầu, câu hỏi kế tiếp đề ra là: “Làm sao kinh nghiệm được cái Chết một cách trực tiếp, nhất là cái Chết của chính mình?” 

Đây là một câu hỏi khó, chúng ta chỉ kinh nghiệm được cái Chết của người khác, và điều đó thường làm cho ta sợ hãi. Nổi sợ hãi này làm cho ta né tránh nhìn thảng vào cái Chết của chính mình. Ta rõ biết ta cũng phải chết, nhưng ta đẩy sự thật tất yếu này vào tương lai, trám nổi sợ hãi đó bằng những lo toan hiện tại. Ta nghĩ rằng: “Đành rằng ta phải chết, nhưng chưa phải là bây giờ”.  Và thế là sự thật về cái Chết bị vùi lấp bên dưới những kế hoạch cho tương lai của chúng ta. 
Điều khó thứ hai của câu hỏi trên là: Cái Chết là một sự kiện rất đặc biệt.  Đời sống chúng ta là một chuổi các sự kiện.  Khi ta còn sống, nếu muốn, ta có thể hồi tưởng lại các sự kiện đã qua trong đời.  Nhưng khi sự-kiện-Chết đến với ta, ta không còn có mặt nơi đó để hồi tưởng gì nữa cả.  Chết là sự kiện sau cùng của đời sống.  Nó là sự kiện đóng lại tất cả các sự kiện khác.  Đặc tính này của cái Chết khiến cho nó không thể được kinh nghiệm một cách trực tiếp như là các kinh nghiệm khác.  Vì khi cái Chết đến, ta không còn để kinh nghiệm gì nữa cả.

Như vậy trở lại câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể kinh nghiệm trực tiếp được cái Chết của chính mình?” Chính vì khi cái Chết đến thì không còn kinh nghiệm nữa, cho nên cách duy nhất để kinh nghiệm cái Chết là: kinh nghiệm nó như là một “khả dĩ” chớ không phải là một sự kiện. Khả dĩ hiểu theo ý nghĩa là một điều có thể xảy ra ngay bây giờ và ở đây với một xác xuất cao.  Hơn thế nữa điều-khã-dĩ đó là một kinh nghiệm duy nhất, dành riêng cho chính ta, nhưng hoàn toàn xa lạ ,vì ta chưa từng trãi qua bao giờ. Điều khả dĩ này là một điều vô cùng chắc chắn. Sự chắc chắn xảy ra của điều khả dĩ này còn chắc hơn những tình yêu bất diệt mà người đời thường hay thề thốt.  Độ xác thực của cái Chết thậm chí còn chắc chắn hơn cả việc mặt trời sẽ mọc ở hướng đông vào sáng mai.  

Tóm lại, cái Chết chính là chìa khóa khai mở ý nghĩa của đời sống của ta. Nó là cái duy nhất thực sự là “cái- của- ta”, không có cái gì khác gọi là “cái-của-ta” khi cái Chết đến.   Không ai có thể chết thay cho ta được.  Chết là điều chắc chắn nhất trên thế gian mà ta có thể đặt trọn niềm tin vào tính xác thực của nó. Sự xác thực của nó còn cao hơn sự hiện hữu của bất cứ thứ gì trên thế gian.

Sống trọn vẹn trong tính xác thực tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa.

Hãy sống phút này đây như là phút cuối.

Tô Đăng Khoa 

19 Tháng Tư 2013(Xem: 91054)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77732)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74601)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77263)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86399)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70588)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71988)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73635)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70877)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84720)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96318)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71956)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65979)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82510)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103488)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109806)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101086)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148146)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99520)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81386)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,