Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p2)

17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18165)
GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p2)

Di sản văn học miền Nam (p2)



sodoChính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.

Cuộc di cư và bứng gốc văn học

(Tiếp theo p1)


Đến bến bờ tự do: Đồng bào di cư từ miền Bắc rời tàu USS Bayfield ở cảng Saigon, 1954

Việc của tôi ở đây là phác họa một cách vắn tắt 20 năm văn học miền Nam mà chỉ với 20 năm đó, nó đã hoàn thành một nhiệm vụ văn học mà không gì có thể so sánh được. Khi tôi nói 20 năm thay vì 21 thì không có mục đích nói cho tròn số mà vì muốn nhấn mạnh đến ngày chính thức thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.

Trong cuộc di cư 1954, yếu tố chính là đi tìm tự do, một yếu tố chính trị, không muốn sống chung với người cộng sản.

Nhưng một kết quả không ai ngờ tới là cuộc di cư ấy còn là một cuộc di cư chữ nghĩa, một dòng chảy văn học từ Bắc vào Nam, hòa nhập vào dòng văn học địa phương.

Sức mạnh văn học của miền Nam so với miền Bắc mạnh một phần vì yếu tố này, đa dạng vì nó, tinh hoa cũng nhờ nó.

Biết bao nhiêu tinh hoa đất Bắc, như một hiện tượng xuất não, tự bứng rễ, đã có mặt ở miền đất hứa miền Nam.

Tuy nhiên, tôi có một khẳng định là những người làm văn học từ miền Bắc vào miền Nam, đã một cách nào đó, trên cuộc hành trình đi tìm tự do đã bỏ rơi, tự nguyện cắt rời, hay một chối từ trong môi trường mới, hai trào lưu văn học mà chính họ có bổn phận là kẻ kế thừa. Đó là dòng văn học thời tiền chiến và dòng văn học của Tự Lực Văn Đoàn từ những năm 1930. Sự phân biệt này thật ra không thể dựa trên thời gian mà dựa trên nhóm. Vì thế, trong Tự Lực Văn Đoàn cũng có một số nhà thơ tiền chiến cộng tác như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.

Sự đứt đoạn với tiền chiến khi vào Nam kể như dứt khoát.

Nhiều giới trẻ như sinh viên ít biến đến các nhà văn tiền chiến, vì không có người giới thiệu. Trừ trường hợp Vũ Trọng Phụng, vì ly do thương mại, sách của ông được in lại.

Tự Lực Văn Đoàn may mắn hơn, vì có Nhất Linh, từ Đà Lạt xuống núi cho tái bản các sách vở cuả Tự Lực Văn Đoàn. Cái may mắn thứ hai là Tự Lực Văn Đoàn được đưa vào giảng dạy trong chương trình học của các lớp đệ nhị trung học.

Vì thế, ít ai còn biết đến Nguyên Hồng, mấy người am hiểu Nam Cao, càng xa lạ với Trần Tiêu (em ruột Khái Hưng với tiểu thuyết Con Trâu, Chồng Con). Tờ Tân Văn, số 10, 2008, có cho trích đăng một truyện ngắn của Trần Tiêu, nhan đề Thứ nhì chuột rúc.

Người ta biết lõm bõm về Vũ Trọng Phụng với Số Đỏ, Giông Tố, Làm Đĩ, Cạm bẫy người vì tính cách châm biếm của nó và tính cách thương mại nữa.

Theo Bùi Xuân Bào, hiểu một cách sâu xa hơn, Vũ Trọng Phụng phô bày một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân (La faillite de l’individualisme) châm biếm cay độc như Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Sống Chết Mặc Bay của Phạm Duy Tốn.

Nhưng xem ra trái cựa, miền Nam lại tỏ ra nồng ấm với thi ca của Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận Thế Lữ, Chế Lan Viên. Một lý do là thơ dễ cảm lòng người và một số bài thơ của các tác giả trên đẫ được phổ nhạc.

Đến dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn thì do sự có mặt của Nhất Linh ở miền Nam, giúp vực dậy trong nhất thời của một thời đã qua. Tuy nhiên, dù nó được đưa vào giảng dậy trong chương trình trung học, nó đã mau chóng bị rơi vào quên lãng theo như một nhận xét của Võ Phiến:

“Tuy nhiên, hầu hết những gì viết về ông đều chỉ chú trọng đến cái thành tích văn học tiền chiến của ông mà thôi: Nhất Linh sáng chói là cái ông Nhất Linh của Đoạn Tuyệt, của Tự Lực Văn Đoàn, của Phong Hóa, Ngày Nay… Như thế sau đóm là một thời tàn dư, không mấy quan trọng.”

Ở một chỗ khác, Võ Phiến nhận xét thêm:

“Ây vậy mà trong khi lắm người khác khen nhau là là cùng tiến vượt bực tới hàng ngũ tiền phong thì Nhất Linh lại bị chê là là không còn hợp thời, là đã thuộc về hôm qua, họa hoằn mới nghe được tiếng ‘chấp nhận’ độ lượng của giới hôm nay.”

(Trích Văn Học miền Nam, truyện 2, 1243-1244)

Thực tế là ngoài những người như Duy Lam, Nguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến, một chút Doãn Quốc Sĩ còn nhắc nhở người đọc đến Tự Lực Văn Đoàn.

Phần lớn các nhà văn ở miền Nam còn lại như nhóm Sáng Tạo, những người viết trên Bách Khoa, Hiện Đại, Văn Học, Thái Độ, Trình Bầy, Hành Trình, Đất Nước, Khởi Hành thì ít có nhà văn nào chịu ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn về cách viết cũng như đề tài, mẫu nhân vật truyện, v.v.

Hình từ trái: Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nhất Linh, Tú Mỡ và Xuân Diệu. Nguồn: OntheNet

Hình từ trái: Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nhất Linh, Tú Mỡ và Xuân Diệu. Nguồn: OntheNet

Tự Lực Văn Đoàn tiêu biểu cho một giai đoạn tranh chấp xã hội giữa cũ và mới mới, bằng tiểu thuyết luân đề. Giai đọan xã hội ấy đã qua thì mọi chuyện cũng đã thay đổi. Nó phục vụ cho những nhu cầu cải tiến xã hội là cái nhất thời thì theo đúng quy luật khách quan nó không có lý do tồn tại lâu được

Và văn học vì thế cũng đòi hỏi một sự đổi mới, cho một nhu cầu mới.

Tóm tắt thì Tự Lực Văn Đoàn đã có một thời với hào quang chói lọi như thế trong văn học sử. Thời của Tự Lực Văn Đoàn đã tàn lụi, đã hết.

Riêng tôi nay không thể có cảm hứng để đọc lại Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, ngay cả Hồn Bướm Mơ Tiên nữa. Cái giá trị để lại là một số hiếm hoi truyện ngắn của Thạch Lam và truyện ngăn viết chung giũa Nhất Linh và Khái Hưng như truyện Anh phải sống. Nhưng ngược lại tôi vẫn cảm thấy gần gũi, xúc động mỗi khi đọc lại Nguyên Hồng trong các truyện ngắn của ông như Hàng cơm đêm, Hai mẹ con, Mợ Du, Hai dòng sữa, Đi, Bố con lão đen, Người mẹ không con, Cái xích cũ, Người con gái.

Truyện làm sao thì cuộc đời ông làm vậy. Bố chết sớm vì lao phổi, mẹ đi làm vú. Phần ông, lang thang đầu đường xó chợ. (Ông viết lại trong Những ngày thơ ấu, Bỉ Vỏ, Sóng gầm, Cơn bệnh đã đến).

Những mảnh đời ấy cũng chính là số mệnh cuộc đời của Nguyên Hồng cũng như Vũ Trọng Phụng vậy.

Nhưng ở Nguyên Hồng, khổ đau giữ nguyên hình hài của nó. Còn ở Vũ Trọng Phụng, nó biến thành những tiếng cười. Theo Bùi Xuân Bào, trong Le roman Vietnamien contemporain, tiếng cười ấy báo động một sự phá sản của chủ nghĩa cá nhân (La Faillite de l’individualisme) tiêu biểu qua những nhân vật Tạ Đình Hách, Xuân Tóc Đỏ.

Có người bảo Peter Zinoman so sánh Vũ Trọng Phụng với George Orwell, hay một Balzac Việt Nam nhưng theo Nguyễn Thị Diêu (“American Historical Review”, 02/01/2015, trang 214) thì trong Vietnamese Colonial Republican: The Political Vision of Vũ Trọng Phụng, Peter Zinoman tin rằng có sự đồng hoá văn học tri thức của Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm tiếng Pháp, đặc biệt là của trường phái hiện đại hiện thực như các tác phẩm của Émile Zola, André Gide. Nguồn gốc nghèo khó của ông là một lý do khiến ông đã không thể vào ngồi cùng bàn với giới “tinh hoa” trong xã hội thuộc địa thời đó. Suốt cuộc đời sống ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng. Những nhân tố này tạo thành nét văn chương của Vũ Trọng Phụng: ông viết về thực trạng xã hội từ góc nhìn thực tế và cặn kẽ của những người thấp cổ bé miệng theo kiểu của Émile Zola. (Phóng sự Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây.)

Zinoman phân tích văn chương Vũ Trong Phụng qua lăng kính chính trị xã hội và coi ông là một “bỉnh bút cảm thức đối với chủ nghĩa tư bản thuộc địa”

Bìa Tạp chí Tao Đàn số đặc biệt tưởng niệm Vũ Trọng Phụng (1939)

Bìa Tạp chí Tao Đàn số đặc biệt tưởng niệm Vũ Trọng Phụng (1939)

Tác phẩm giá trị là ở mức độ thời gian dài hay ngắn của nó. Không phải ngẫu nhiên mà học giả Maurice M. Huard và Nguyễn Trần Huân đã giới thiệu Vũ Trọng Phụng trong Introduction à la littérature Vietnamienne (G-P Maisonneuve et Larose, Paris, 1969), Bùi Xuân Bào, trong luận án tiến sĩ Quốc gia tại Paris, Le roman Vietnamien contemporain dành riêng viết về VTP, từ trang 199-216; sách do Tủ sach Nhân Văn Xã Hôi in. Thêm vào đó, tác phẩm Số Đỏ đã được Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm  dịch ra tiếng Anh dưới nhan đề Dumb Luck. Ông cũng còn viết một cuốn chuyên khảo về Vũ Trọng Phụng nhan đề Vietnamese Colonial Republican: The Political Vision of Vũ Trọng Phụng., University of California Press, November 2013

Điều đó càng cho thấy sự đánh phá tập thể của Thế Lữ, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tú Mỡ của nhóm TLVĐ trên tờ Phong Hóa và Ngày Nay là quá bất công và mang tính bè phái.

Vậy mà trong tập Kỷ Yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, in ấn rất trang nhã, đẹp, tốn tiền, tờ Người Việt và người phụ trách là Phạm Phú Minh đã thiếu khách quan, không hề nhắc tới việc TLVĐ và tờ Phong Hóa và Ngày Nay đã diễu cợt, đánh phá tất cả các nhà văn ngoài nhóm, các tờ báo khác, không trừ một tờ nào.

Xin trích dẫn một lời phê bình của Nguyễn Hưng Quốc, người đọc cũng phải bắt ngượng:

“Tự Lực Văn Đoàn không phải là nhóm lớn nhất, hay quan trọng nhất trong ‘nền văn học hiện đại’ hay trong giai đoạn 1930-1945 mà trong suốt cả lịch sử kéo dài hơn một ngàn năm của văn học Việt Nam nói chung.”

(Trích trong phần đề tựa bìa lưng của tập Kỷ Yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn).

Đây quả thật xứng đáng là một tác phẩm trong việc “bôi nhọ vẽ hề”, Chữ mà Vũ Trong Phụng thường dùng

Đến Nguyễn Tuân là một nhà văn đứng riêng ra một cõi, không giống bất cư một ai, một đấng tài hoa, nếu bỏ đi những gì ông viết thời kháng chiến như Sông Đà chẳng hạn.

Tôi đã đọc lại Vang Bóng một thời, và đọc lại Chữ người tủ tù Trong đó có cảnh người tử tù, ông Huấn Cao, cho chữ.

Nhưng chỉ riêng Nam Cao thì bút lực của ông đã không thể có mấy ai sánh cùng. Vì đó là sự tuyệt vời của văn học nghệ thuật.

Một dáng đứng vượt thời gian và những biến thiên của những thăng trầm cũng như biến động xã hội. Mà lúc nào nó cũng như thể những đòi hỏi cấp bách và muôn thủa của con người. Các truyện dài của ông có, Truyện người hàng xóm, Sống Mòn. Nhưng đắt giá nhất vẫn là những truyện ngắn của ông như Cái chết của con mực, Lão Hạc, Đôi Mắt.

Và tuyệt bút là truyện Chí Phèo. Chí Phèo thể hiện nhân cách của nhà văn. Chí Phèo làm nổi bật tính cách bi kịch của thân phận Người. Nó là một lời tố cáo vì Con người đã bị từ chối không được làm người.

Nguồn: TTXVN

Nguồn: TTXVN

Chính ở điểm này cho thấy sự khác biệt sâu xa giữa tính nhất thời của Nhất Linh và tính trường cửu của Nam Cao. Nó cũng là dấu chỉ thế nào là nhà văn lớn hay không lớn. Nhà văn lớn khi đề tài lớn. Nhà văn nhỏ khi đề tài nhỏ. Tỉ dụ trong truyện Ngư ông và biển cả, đề tài là sự cao cả, sự bền chí của con người trước thiên nhiên. Truyện Chí Phèo lớn thay vì nói về sự nghèo đói, nó đề cập đến số phận con người bị từ chối không được làm người.

Khi đọc chuyện Chí Phèo của Nam Cao, nó bắt tôi liên tưởng đến cuốn phim La Strada (1954) của đạo diễn Fellini. Làm thế nào từ những thời điểm khác nhau, xã hội khác nhau, nền văn minh khác nhau, họ lại có thể có một điểm đồng quy tuyệt vời như vậy?

Một mặt khác, nó cũng nói lên được cái đẹp của sự khốn nạn, của sự khốn cùng và niềm hy vọng vươn lên của con người như Chí Phèo muốn làm người tử tế.

Ngồi kiểm nghiệm về sinh hoạt văn học Việt Nam, tôi nghĩ khác, thời kỳ tiền chiến không là giai đoạn rực rỡ khó sánh bì của văn học.

Gọi đó là Thời Trục (periode axiale) của nền văn học trước nó và sau nó có lẽ đúng hơn. Nó lên đến đỉnh cao của một chu kỳ văn học sáng chói khó phai mờ. Một bên là Nguyễn Tuân, bên kia là Nam Cao như những ngọn hải đăng văn học. Chung quanh là những vệ tinh Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Lưu Trọng Lư, Huy Cận. Văn Cao.

Và còn biết bao nhà văn khác như Nguyễn Vỹ, Bùi Hiển, Lê Văn Trương, Lan Khai, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính!

Thiết nghĩ đã đến lúc giới phê bình văn học Việt Nam phải lột bỏ tinh thần cục bộ, ‘gia đình trị văn học’, nhất là áp đặt lý thuyết giáo điều đâm chém, cắt xén, hạ thấp các giá trị văn học như trong trường hợp Nam Cao và Vũ Trọng Phụng.

Chỗ đứng của Nguyễn Tuân đã vững vàng. Chỗ đứng của Nam Cao còn chênh vênh lắm. Trả về cho Nam Cao chỗ đứng xưng đáng của ông là một sự công bằng và phải đạo.

Bên lề văn học miền Nam ở giai đoạn đầu, có một số nhà văn của chế độ XHCN lại đi vào miền Nam bằng cửa ngõ chính trị và được nổi tiếng, quý mến và trân trọng như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Thụy An. Họ càng bị hút máu rút gân thì miền Nam lại càng rộng tay đón họ. Chỉ trừ một vài người tự thân là nhân tài như Trần Đức Thảo, Văn Cao.

Trên đây là mấy dòng ghi nhận, đánh giá sít sao bối cảnh hình thành văn học miền Nam.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

24 Tháng Tư 2009(Xem: 69719)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88307)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72467)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66113)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64233)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65683)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62580)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65179)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65610)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63695)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63922)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68515)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68109)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 67004)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63187)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70220)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70064)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 71994)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 57265)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78367)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.