Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

02 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 65700)
Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

Những năm tháng đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền.

 

                Lời người viết: Nhiều anh em cựu học sinh đề nghị tôi tập hợp danh sách các vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường Ngô Quyền trong suốt quá trình hoạt động của trường, tôi đã trả lời với các anh em đó rằng: Đây không phải là một việc dễ, ngay cả trong thời gian theo học tại trường (1959-1966), tôi cũng không thể nhớ hết được tất cả giáo sư giảng dạy vào thời ấy, nhứt là những vị mà tôi đã không có được hân hạnh theo học". Do đó, tôi đã đề nghị cùng anh em rằng: Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.

                Riêng về những năm tháng đầu tiên này, tất cả hoàn toàn thuộc về ký ức, tôi hoàn toàn không có một tư liệu nào trong tay, do đó, kính mong các bậc đàn anh, đàn chị của các niên khóa:1956-1957; 1957-1958; 1958-1959 vui lòng bổ sung và hiệu chỉnh cho những điều sai sót. Xin cám ơn tất cả các bạn.

 

                                                                                      Hồ Văn Quân

 

 

            Tính cho đến nay, niên khóa 2005-2006 là niên khóa thứ 50 của trường Trung Học Ngô Quyền (Biên Hòa).Đã 50 năm trôi qua, ngôi trường thân yêu của chúng ta đã đào tạo biết bao người cho cộng đồng xã hội. Lẽ tất nhiên, số người may mắn được thành đạt có địa vị cao trong xã hội cũng có, số người kém may hơn đành về cùng ruộng vườn hay tất bật sinh nhai trong các nhà máy, công trường cũng có. Kẻ còn, người mất. Nhưng nói chung, rất có ít người biết được ngôi trường của chúng ta đã được thai nghén và sinh ra như thế nào vào 50 năm trước. Có lẽ tất cả anh chị các khóa l , 2 và 3 đều biết rõ hoàn cảnh ăn tạm ở nhờ của trường vào thuở mới khai sinh, nhưng lý do tại sao lại phải ăn nhờ ở tạm như vậy thì các anh chị không nắm rõ được. Tôi tuy học sau các bạn, tới niên khóa thứ 4 tôi mới được hân hạnh bước vào trường, nhưng hồ sơ vận động thành lập trường, tôi đã được thấy từ lúc ban đầu, do đó tôi xin mạn phép được kể lại.

                   

            Năm 1956, do sự vận động của ông Hồ Văn Tam,Thanh Tra Tiểu Học thời bấy giờ, Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho phép tỉnh Biên Hòa được thành lập trường Trung Học công lập đầu tiên cho tỉnh nhà với điều kiện là cơ sở vật chất do địa phương tự lo liệu. Ngân sách của tỉnh chưa trù liệu chương trình xây cất trường, mà đợi đến lúc có được cơ sở thì biết phải đợi đến bao giờ? Sự chờ đợi trễ nãi này gây ra biết bao thiệt hại cho lớp trẻ thời đó? Số học sinh cần tiếp nối theo bậc trung học ngày càng đông và số thi rớt vào các trường Gia Long, Pétrus Ký ở Sài Gòn ngày một nhiều. Chần chờ một niên học là hàng trăm người không có chỗ học, do đó, với quyền hạn của một giới chức trông coi ngành giáo dục tỉnh nhà, thầy Hồ Văn Tam liền khai sinh cho trường tên Ngô Quyền và ngay lập tức mượn 3 phòng học của trường tiểu học Nguyễn Du để kịp khai giảng khóa đầu tiên.

            Vấn đề cơ sở coi như tạm thời được giải quyết,nhưng không phải khó khăn chỉ có như vậy.

            Tiếp đến là vấn đề nhân sự. Đã có trường thì tất nhiên phải có người điều hành, người giảng dạy và khâu quan trọng nhứt là lấy đâu ra kinh phí để trả lương cho bộ máy nhân sự đó? Thế là một lần nữa, thầy Tam phải cất công chạy vạy nơi Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ thời bấy giờ. May mắn thay, Giám Đốc Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ lúc đó là ông Trần Bá Chức (bạn học của thầy Tam ở trường Sư Phạm Sài Gòn và cũng có một thời làm Thanh Tra Liên Tỉnh ở Biên hòa) sẵn sàng giúp đỡ, nên thầy Tam mới có đủ điều kiện khai giảng cho trường.

            Việc đầu tiên trong vấn đề nhân sự là đề nghị cùng Nha Trung Học và Tỉnh Trưởng Biên Hòa bổ nhiệm thầy Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học Biên Hòa kiêm nhiệm chức danh Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền.Thế là giữa thầy Nga và thầy Tam có một sự bàn bạc phân công cụ thể: Thầy Nga đảm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng trên danh nghĩa và trực tiếp điều hành khối Tiểu Học, thầy Tam cũng vẫn cùng thầy Nga trông coi khối Tiểu Học, nhưng nhẹ hơn trước và dành nhiều thì giờ hơn cho việc điều hành trường Trung Học Ngô Quyền.

            Niên khóa đầu tiên 1956-1957 được khai giảng tại sân trường Tiểu Học Nguyễn Du vào một buổi sáng sau ngày khai giảng của khối Tiểu Học khoảng nửa tháng.

            Ba giáo viên của trường Nguyễn Du thuộc ngạch thượng hạng ngoại hạng được chính thức chuyển sang làm giáo sư chính cho trường. Đó là các thầy:

                                              Phạm Văn Tiếng

                                              Bùi Quang Huệ

                                              Đinh Văn Sái

            Chưa đủ, với ba thầy trên cộng theo qui chế dạy ở cấp bậc Trung Học, mỗi thầy chỉ có 18 tiếng cơ bản, lại thêm, có những bộ môn không thuộc vào sở trường của quí thầy, thầy Tam phải điều động thêm một vài giáo viên của trường Nguyễn Du tăng cường như các thầy:

                                              Trần Văn Lộc         phụ trách môn Âm Nhạc

                                              Hồ Văn Vinh          phụ trách môn Sử Địa

                                              Phạm Văn Mẫn       phụ trách môn Vẽ

            Thiếu người dạy bộ môn Anh Văn, thầy Tam liền mời thầy Trần Minh Đức (em chú bác với bà Trần lệ Xuân,vợ của ông Ngô Đình Nhu, lúc đó vừa lấy xong bằng Cử Nhân Văn Khoa) đảm nhiệm bộ môn này. Thầy Đức sau này sang Mỹ và trở thành nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đảm trách mục xã luận của đài VOA dưới bút hiệu Trần Quân.

            Riêng về bộ máy văn phòng,điều động các thầy từ Ty Tiểu Học:

                                             Phạm Văn Chẩn

                                             Lê Hồng Sanh

            Tất cả chỉ có như vậy, tính từ thầy Nga, thầy Tam cho đến những người thừa hành chỉ vỏn vẹn có 10 người. Cũng tạm xong cho năm đầu tiên của trường.

             Sang niên khóa thứ hai (1957-1958), số phòng học phải gấp đôi (trường Nguyễn Du không đủ sức cung ứng, thầy Tam lại phải một lần nữa trổ tài lãnh đạo của mình: Mượn thêm 3 phòng tại trường Nữ Tiểu Học).

            Cũng với thành phần giảng dạy cùng bộ máy điều hành như vậy, niên học thứ hai trôi qua êm ả.

            Sang niên học thứ ba, cũng là thời cơ, quân đội hoàn trả lại cho ngành Giáo Dục trường Nữ Công Gia Chánh, thầy Tam lại chuyển trường về đây. Cùng lúc, một vài giáo sư chính thức được bổ nhiệm như các thầy: Phan Thanh Hoài, Dương Hòa Huân, Thân Trọng Hưng.

             Lúc này, bộ môn Pháp Văn hình như không còn đất dụng võ, vì sau niên khóa thứ hai (l957-l958) chương trình do Bộ Giáo Dục đề ra không đòi hỏi cấp Trung Học không phải học hai sinh ngữ song hành như trước, mà chỉ có một Anh hoặc Pháp, thế là bộ môn Pháp Văn không còn nữa, vì rất ít người học, không đủ túc số để thành lập một lờp Pháp Văn riêng biệt.

            Sang niên khóa thứ ba (l958-1959), Nha Trung Học bắt đầu chi viện cho Ngô Quyền nhiều giáo sư giảng dạy cấp Cử Nhân cũng như một số lớn giáo học cấp bổ túc do trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo:

            Các thầy,các cô:

                            Võ Thu Thủy

                             Nguyễn Thị Luông

                             Đinh Thị Hòa

                             Huỳnh Thị Tâm

                             Khương Thị Bàn

                             Huỳnh Hữu Hội

                             Đặng Thị Trí

                             Nguyễn Thị Xuân Hồng

                             Phan Thông Hảo

                             Hoàng Phùng Võ

                             Đào Mạnh Đạt

            Đến niên khóa thứ tư (1959-1966), thầy Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư Cử Nhân tại trường Pétrus Ký được bổ nhiệm chính thức làm Hiệu Trưởng đầu tiên cho trường. Chính ông là người lập lại các lớp Pháp Văn cho trường.

            Niên học thứ 5 (l960-l961) trường đã được yên vị tại địa chỉ hiện nay và cũng chính từ đó vai trò kiêm nhiệm điều hành của Ty Giáo Dục Biên Hòa kể như chấm dứt, để nhường lại quyền điều hành cho một bộ phận thực quyền, thực lực, trực thuộc Nha Trung Học.

            Năm mươi năm đã trôi qua, tôi chỉ nhớ lại ngần ấy sự kiện, có lẽ là thiếu sót rất nhiều, bởi vì tuổi đời đã bước vào tuổi 60 cho nên có việc mình quên, mà cũng có thể có việc mình lẫn lộn ở thời điểm, trước sau, sau trước. Có sai sót gì đó kính mong các bạn hữu, với tư cách là bạn học cùng một trường mà vui lòng chỉ giáo cho.

            Rất hân hạnh đươc đón tiếp ý kiến chỉ giáo của các bạn và xin vô cùng cám ơn.

 

 

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13536)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30331)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33328)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27898)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16509)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15112)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28275)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25459)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24775)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15011)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25215)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29171)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23304)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15255)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15289)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20995)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28286)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18014)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17385)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15318)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.