Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

02 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 65028)
Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

Những năm tháng đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền.

 

                Lời người viết: Nhiều anh em cựu học sinh đề nghị tôi tập hợp danh sách các vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường Ngô Quyền trong suốt quá trình hoạt động của trường, tôi đã trả lời với các anh em đó rằng: Đây không phải là một việc dễ, ngay cả trong thời gian theo học tại trường (1959-1966), tôi cũng không thể nhớ hết được tất cả giáo sư giảng dạy vào thời ấy, nhứt là những vị mà tôi đã không có được hân hạnh theo học". Do đó, tôi đã đề nghị cùng anh em rằng: Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.

                Riêng về những năm tháng đầu tiên này, tất cả hoàn toàn thuộc về ký ức, tôi hoàn toàn không có một tư liệu nào trong tay, do đó, kính mong các bậc đàn anh, đàn chị của các niên khóa:1956-1957; 1957-1958; 1958-1959 vui lòng bổ sung và hiệu chỉnh cho những điều sai sót. Xin cám ơn tất cả các bạn.

 

                                                                                      Hồ Văn Quân

 

 

            Tính cho đến nay, niên khóa 2005-2006 là niên khóa thứ 50 của trường Trung Học Ngô Quyền (Biên Hòa).Đã 50 năm trôi qua, ngôi trường thân yêu của chúng ta đã đào tạo biết bao người cho cộng đồng xã hội. Lẽ tất nhiên, số người may mắn được thành đạt có địa vị cao trong xã hội cũng có, số người kém may hơn đành về cùng ruộng vườn hay tất bật sinh nhai trong các nhà máy, công trường cũng có. Kẻ còn, người mất. Nhưng nói chung, rất có ít người biết được ngôi trường của chúng ta đã được thai nghén và sinh ra như thế nào vào 50 năm trước. Có lẽ tất cả anh chị các khóa l , 2 và 3 đều biết rõ hoàn cảnh ăn tạm ở nhờ của trường vào thuở mới khai sinh, nhưng lý do tại sao lại phải ăn nhờ ở tạm như vậy thì các anh chị không nắm rõ được. Tôi tuy học sau các bạn, tới niên khóa thứ 4 tôi mới được hân hạnh bước vào trường, nhưng hồ sơ vận động thành lập trường, tôi đã được thấy từ lúc ban đầu, do đó tôi xin mạn phép được kể lại.

                   

            Năm 1956, do sự vận động của ông Hồ Văn Tam,Thanh Tra Tiểu Học thời bấy giờ, Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho phép tỉnh Biên Hòa được thành lập trường Trung Học công lập đầu tiên cho tỉnh nhà với điều kiện là cơ sở vật chất do địa phương tự lo liệu. Ngân sách của tỉnh chưa trù liệu chương trình xây cất trường, mà đợi đến lúc có được cơ sở thì biết phải đợi đến bao giờ? Sự chờ đợi trễ nãi này gây ra biết bao thiệt hại cho lớp trẻ thời đó? Số học sinh cần tiếp nối theo bậc trung học ngày càng đông và số thi rớt vào các trường Gia Long, Pétrus Ký ở Sài Gòn ngày một nhiều. Chần chờ một niên học là hàng trăm người không có chỗ học, do đó, với quyền hạn của một giới chức trông coi ngành giáo dục tỉnh nhà, thầy Hồ Văn Tam liền khai sinh cho trường tên Ngô Quyền và ngay lập tức mượn 3 phòng học của trường tiểu học Nguyễn Du để kịp khai giảng khóa đầu tiên.

            Vấn đề cơ sở coi như tạm thời được giải quyết,nhưng không phải khó khăn chỉ có như vậy.

            Tiếp đến là vấn đề nhân sự. Đã có trường thì tất nhiên phải có người điều hành, người giảng dạy và khâu quan trọng nhứt là lấy đâu ra kinh phí để trả lương cho bộ máy nhân sự đó? Thế là một lần nữa, thầy Tam phải cất công chạy vạy nơi Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ thời bấy giờ. May mắn thay, Giám Đốc Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ lúc đó là ông Trần Bá Chức (bạn học của thầy Tam ở trường Sư Phạm Sài Gòn và cũng có một thời làm Thanh Tra Liên Tỉnh ở Biên hòa) sẵn sàng giúp đỡ, nên thầy Tam mới có đủ điều kiện khai giảng cho trường.

            Việc đầu tiên trong vấn đề nhân sự là đề nghị cùng Nha Trung Học và Tỉnh Trưởng Biên Hòa bổ nhiệm thầy Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học Biên Hòa kiêm nhiệm chức danh Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền.Thế là giữa thầy Nga và thầy Tam có một sự bàn bạc phân công cụ thể: Thầy Nga đảm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng trên danh nghĩa và trực tiếp điều hành khối Tiểu Học, thầy Tam cũng vẫn cùng thầy Nga trông coi khối Tiểu Học, nhưng nhẹ hơn trước và dành nhiều thì giờ hơn cho việc điều hành trường Trung Học Ngô Quyền.

            Niên khóa đầu tiên 1956-1957 được khai giảng tại sân trường Tiểu Học Nguyễn Du vào một buổi sáng sau ngày khai giảng của khối Tiểu Học khoảng nửa tháng.

            Ba giáo viên của trường Nguyễn Du thuộc ngạch thượng hạng ngoại hạng được chính thức chuyển sang làm giáo sư chính cho trường. Đó là các thầy:

                                              Phạm Văn Tiếng

                                              Bùi Quang Huệ

                                              Đinh Văn Sái

            Chưa đủ, với ba thầy trên cộng theo qui chế dạy ở cấp bậc Trung Học, mỗi thầy chỉ có 18 tiếng cơ bản, lại thêm, có những bộ môn không thuộc vào sở trường của quí thầy, thầy Tam phải điều động thêm một vài giáo viên của trường Nguyễn Du tăng cường như các thầy:

                                              Trần Văn Lộc         phụ trách môn Âm Nhạc

                                              Hồ Văn Vinh          phụ trách môn Sử Địa

                                              Phạm Văn Mẫn       phụ trách môn Vẽ

            Thiếu người dạy bộ môn Anh Văn, thầy Tam liền mời thầy Trần Minh Đức (em chú bác với bà Trần lệ Xuân,vợ của ông Ngô Đình Nhu, lúc đó vừa lấy xong bằng Cử Nhân Văn Khoa) đảm nhiệm bộ môn này. Thầy Đức sau này sang Mỹ và trở thành nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đảm trách mục xã luận của đài VOA dưới bút hiệu Trần Quân.

            Riêng về bộ máy văn phòng,điều động các thầy từ Ty Tiểu Học:

                                             Phạm Văn Chẩn

                                             Lê Hồng Sanh

            Tất cả chỉ có như vậy, tính từ thầy Nga, thầy Tam cho đến những người thừa hành chỉ vỏn vẹn có 10 người. Cũng tạm xong cho năm đầu tiên của trường.

             Sang niên khóa thứ hai (1957-1958), số phòng học phải gấp đôi (trường Nguyễn Du không đủ sức cung ứng, thầy Tam lại phải một lần nữa trổ tài lãnh đạo của mình: Mượn thêm 3 phòng tại trường Nữ Tiểu Học).

            Cũng với thành phần giảng dạy cùng bộ máy điều hành như vậy, niên học thứ hai trôi qua êm ả.

            Sang niên học thứ ba, cũng là thời cơ, quân đội hoàn trả lại cho ngành Giáo Dục trường Nữ Công Gia Chánh, thầy Tam lại chuyển trường về đây. Cùng lúc, một vài giáo sư chính thức được bổ nhiệm như các thầy: Phan Thanh Hoài, Dương Hòa Huân, Thân Trọng Hưng.

             Lúc này, bộ môn Pháp Văn hình như không còn đất dụng võ, vì sau niên khóa thứ hai (l957-l958) chương trình do Bộ Giáo Dục đề ra không đòi hỏi cấp Trung Học không phải học hai sinh ngữ song hành như trước, mà chỉ có một Anh hoặc Pháp, thế là bộ môn Pháp Văn không còn nữa, vì rất ít người học, không đủ túc số để thành lập một lờp Pháp Văn riêng biệt.

            Sang niên khóa thứ ba (l958-1959), Nha Trung Học bắt đầu chi viện cho Ngô Quyền nhiều giáo sư giảng dạy cấp Cử Nhân cũng như một số lớn giáo học cấp bổ túc do trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo:

            Các thầy,các cô:

                            Võ Thu Thủy

                             Nguyễn Thị Luông

                             Đinh Thị Hòa

                             Huỳnh Thị Tâm

                             Khương Thị Bàn

                             Huỳnh Hữu Hội

                             Đặng Thị Trí

                             Nguyễn Thị Xuân Hồng

                             Phan Thông Hảo

                             Hoàng Phùng Võ

                             Đào Mạnh Đạt

            Đến niên khóa thứ tư (1959-1966), thầy Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư Cử Nhân tại trường Pétrus Ký được bổ nhiệm chính thức làm Hiệu Trưởng đầu tiên cho trường. Chính ông là người lập lại các lớp Pháp Văn cho trường.

            Niên học thứ 5 (l960-l961) trường đã được yên vị tại địa chỉ hiện nay và cũng chính từ đó vai trò kiêm nhiệm điều hành của Ty Giáo Dục Biên Hòa kể như chấm dứt, để nhường lại quyền điều hành cho một bộ phận thực quyền, thực lực, trực thuộc Nha Trung Học.

            Năm mươi năm đã trôi qua, tôi chỉ nhớ lại ngần ấy sự kiện, có lẽ là thiếu sót rất nhiều, bởi vì tuổi đời đã bước vào tuổi 60 cho nên có việc mình quên, mà cũng có thể có việc mình lẫn lộn ở thời điểm, trước sau, sau trước. Có sai sót gì đó kính mong các bạn hữu, với tư cách là bạn học cùng một trường mà vui lòng chỉ giáo cho.

            Rất hân hạnh đươc đón tiếp ý kiến chỉ giáo của các bạn và xin vô cùng cám ơn.

 

 

19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 28838)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23713)
Anh ơi, em nghĩ chỉ có tình cảm mới giúp người ta thấy con đường người ta đi đúng là tươi đẹp, là đáng đi. Vượng đã thay đổi vì em. Thủy, rồi tới anh, nói với em như thế. Phải chi chính Vượng nói với em như thế ?
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14888)
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 35993)
Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 26928)
cảm tác theo bài viết "Nước Mắt" của Nguyễn Thị Thêm đăng trên Web Site Ngô Quyền ngày: 6 tháng 12, 2014 và thưởng thức tiếng hát Ngọc Lan qua "Giọt Nước Mắt Ngà", sáng tác của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23281)
Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng?
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20705)
Mùa Thu sắp tàn, hàng cây hai bên bờ con suối nhỏ, mới vài tháng trước đầy ắp lá xanh mượt mà Mời thưởng thức “Theo Lá Vàng bay ”, nhạc ngoại quốc qua hai tiếng hát trầm ấm và thật buồn, của Ngọc Lan & Kim Anh.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 29803)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 37740)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22553)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 30451)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21834)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21723)
Khi cơn mưa chiều đổ ập xuống, trời tối sầm lại. Nhà đèn lại cúp điện khiến nơi bàn thờ gia tiên gia đình con, ánh sáng ngọn đèn dầu nhỏ thật lung linh, mờ ảo. Nhưng cũng tốt. Càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho buổi lễ.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29076)
Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32188)
Nhân dịp Thanksgiving. Gia đình chúng tôi, xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một mùa lễ Tạ Ơn an lành, hạnh phúc, quây quần bên người thân, thâm tâm an lạc để đón mừng Mùa Lễ lớn.... Xin tạ ơn… Tạ ơn tất cả. Happy Thanksgiving…
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23514)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 25549)
Chiếc xe lam tấp bên lề, không ra hiệu làm một người chạy Honda phía sau suýt đâm sầm vào. Ông ta vòng xe ngang người tài xế càu nhàu. Người tài xế xe lam vừa nhận tiền nơi con vừa cười giả lả với ông kia.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26552)
Con muốn oà lên khóc mà đôi mắt chợt ráo hoảnh. Chừng như lệ nóng đã đóng băng, chừng như hồn con tê cứng lại. Bản danh sách thí sinh trúng tuyển chờn vờn trước mắt con. Đám đông xô đẩy, lấn dần con ra.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29380)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26227)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị ....