Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

02 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 65707)
Hồ Văn Quân - Những Năm Tháng Đầu Tiên Của Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

Những năm tháng đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền.

 

                Lời người viết: Nhiều anh em cựu học sinh đề nghị tôi tập hợp danh sách các vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường Ngô Quyền trong suốt quá trình hoạt động của trường, tôi đã trả lời với các anh em đó rằng: Đây không phải là một việc dễ, ngay cả trong thời gian theo học tại trường (1959-1966), tôi cũng không thể nhớ hết được tất cả giáo sư giảng dạy vào thời ấy, nhứt là những vị mà tôi đã không có được hân hạnh theo học". Do đó, tôi đã đề nghị cùng anh em rằng: Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.

                Riêng về những năm tháng đầu tiên này, tất cả hoàn toàn thuộc về ký ức, tôi hoàn toàn không có một tư liệu nào trong tay, do đó, kính mong các bậc đàn anh, đàn chị của các niên khóa:1956-1957; 1957-1958; 1958-1959 vui lòng bổ sung và hiệu chỉnh cho những điều sai sót. Xin cám ơn tất cả các bạn.

 

                                                                                      Hồ Văn Quân

 

 

            Tính cho đến nay, niên khóa 2005-2006 là niên khóa thứ 50 của trường Trung Học Ngô Quyền (Biên Hòa).Đã 50 năm trôi qua, ngôi trường thân yêu của chúng ta đã đào tạo biết bao người cho cộng đồng xã hội. Lẽ tất nhiên, số người may mắn được thành đạt có địa vị cao trong xã hội cũng có, số người kém may hơn đành về cùng ruộng vườn hay tất bật sinh nhai trong các nhà máy, công trường cũng có. Kẻ còn, người mất. Nhưng nói chung, rất có ít người biết được ngôi trường của chúng ta đã được thai nghén và sinh ra như thế nào vào 50 năm trước. Có lẽ tất cả anh chị các khóa l , 2 và 3 đều biết rõ hoàn cảnh ăn tạm ở nhờ của trường vào thuở mới khai sinh, nhưng lý do tại sao lại phải ăn nhờ ở tạm như vậy thì các anh chị không nắm rõ được. Tôi tuy học sau các bạn, tới niên khóa thứ 4 tôi mới được hân hạnh bước vào trường, nhưng hồ sơ vận động thành lập trường, tôi đã được thấy từ lúc ban đầu, do đó tôi xin mạn phép được kể lại.

                   

            Năm 1956, do sự vận động của ông Hồ Văn Tam,Thanh Tra Tiểu Học thời bấy giờ, Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho phép tỉnh Biên Hòa được thành lập trường Trung Học công lập đầu tiên cho tỉnh nhà với điều kiện là cơ sở vật chất do địa phương tự lo liệu. Ngân sách của tỉnh chưa trù liệu chương trình xây cất trường, mà đợi đến lúc có được cơ sở thì biết phải đợi đến bao giờ? Sự chờ đợi trễ nãi này gây ra biết bao thiệt hại cho lớp trẻ thời đó? Số học sinh cần tiếp nối theo bậc trung học ngày càng đông và số thi rớt vào các trường Gia Long, Pétrus Ký ở Sài Gòn ngày một nhiều. Chần chờ một niên học là hàng trăm người không có chỗ học, do đó, với quyền hạn của một giới chức trông coi ngành giáo dục tỉnh nhà, thầy Hồ Văn Tam liền khai sinh cho trường tên Ngô Quyền và ngay lập tức mượn 3 phòng học của trường tiểu học Nguyễn Du để kịp khai giảng khóa đầu tiên.

            Vấn đề cơ sở coi như tạm thời được giải quyết,nhưng không phải khó khăn chỉ có như vậy.

            Tiếp đến là vấn đề nhân sự. Đã có trường thì tất nhiên phải có người điều hành, người giảng dạy và khâu quan trọng nhứt là lấy đâu ra kinh phí để trả lương cho bộ máy nhân sự đó? Thế là một lần nữa, thầy Tam phải cất công chạy vạy nơi Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ thời bấy giờ. May mắn thay, Giám Đốc Nha Trung,Tiểu Học và Bình Dân Học Vụ lúc đó là ông Trần Bá Chức (bạn học của thầy Tam ở trường Sư Phạm Sài Gòn và cũng có một thời làm Thanh Tra Liên Tỉnh ở Biên hòa) sẵn sàng giúp đỡ, nên thầy Tam mới có đủ điều kiện khai giảng cho trường.

            Việc đầu tiên trong vấn đề nhân sự là đề nghị cùng Nha Trung Học và Tỉnh Trưởng Biên Hòa bổ nhiệm thầy Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học Biên Hòa kiêm nhiệm chức danh Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền.Thế là giữa thầy Nga và thầy Tam có một sự bàn bạc phân công cụ thể: Thầy Nga đảm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng trên danh nghĩa và trực tiếp điều hành khối Tiểu Học, thầy Tam cũng vẫn cùng thầy Nga trông coi khối Tiểu Học, nhưng nhẹ hơn trước và dành nhiều thì giờ hơn cho việc điều hành trường Trung Học Ngô Quyền.

            Niên khóa đầu tiên 1956-1957 được khai giảng tại sân trường Tiểu Học Nguyễn Du vào một buổi sáng sau ngày khai giảng của khối Tiểu Học khoảng nửa tháng.

            Ba giáo viên của trường Nguyễn Du thuộc ngạch thượng hạng ngoại hạng được chính thức chuyển sang làm giáo sư chính cho trường. Đó là các thầy:

                                              Phạm Văn Tiếng

                                              Bùi Quang Huệ

                                              Đinh Văn Sái

            Chưa đủ, với ba thầy trên cộng theo qui chế dạy ở cấp bậc Trung Học, mỗi thầy chỉ có 18 tiếng cơ bản, lại thêm, có những bộ môn không thuộc vào sở trường của quí thầy, thầy Tam phải điều động thêm một vài giáo viên của trường Nguyễn Du tăng cường như các thầy:

                                              Trần Văn Lộc         phụ trách môn Âm Nhạc

                                              Hồ Văn Vinh          phụ trách môn Sử Địa

                                              Phạm Văn Mẫn       phụ trách môn Vẽ

            Thiếu người dạy bộ môn Anh Văn, thầy Tam liền mời thầy Trần Minh Đức (em chú bác với bà Trần lệ Xuân,vợ của ông Ngô Đình Nhu, lúc đó vừa lấy xong bằng Cử Nhân Văn Khoa) đảm nhiệm bộ môn này. Thầy Đức sau này sang Mỹ và trở thành nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đảm trách mục xã luận của đài VOA dưới bút hiệu Trần Quân.

            Riêng về bộ máy văn phòng,điều động các thầy từ Ty Tiểu Học:

                                             Phạm Văn Chẩn

                                             Lê Hồng Sanh

            Tất cả chỉ có như vậy, tính từ thầy Nga, thầy Tam cho đến những người thừa hành chỉ vỏn vẹn có 10 người. Cũng tạm xong cho năm đầu tiên của trường.

             Sang niên khóa thứ hai (1957-1958), số phòng học phải gấp đôi (trường Nguyễn Du không đủ sức cung ứng, thầy Tam lại phải một lần nữa trổ tài lãnh đạo của mình: Mượn thêm 3 phòng tại trường Nữ Tiểu Học).

            Cũng với thành phần giảng dạy cùng bộ máy điều hành như vậy, niên học thứ hai trôi qua êm ả.

            Sang niên học thứ ba, cũng là thời cơ, quân đội hoàn trả lại cho ngành Giáo Dục trường Nữ Công Gia Chánh, thầy Tam lại chuyển trường về đây. Cùng lúc, một vài giáo sư chính thức được bổ nhiệm như các thầy: Phan Thanh Hoài, Dương Hòa Huân, Thân Trọng Hưng.

             Lúc này, bộ môn Pháp Văn hình như không còn đất dụng võ, vì sau niên khóa thứ hai (l957-l958) chương trình do Bộ Giáo Dục đề ra không đòi hỏi cấp Trung Học không phải học hai sinh ngữ song hành như trước, mà chỉ có một Anh hoặc Pháp, thế là bộ môn Pháp Văn không còn nữa, vì rất ít người học, không đủ túc số để thành lập một lờp Pháp Văn riêng biệt.

            Sang niên khóa thứ ba (l958-1959), Nha Trung Học bắt đầu chi viện cho Ngô Quyền nhiều giáo sư giảng dạy cấp Cử Nhân cũng như một số lớn giáo học cấp bổ túc do trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo:

            Các thầy,các cô:

                            Võ Thu Thủy

                             Nguyễn Thị Luông

                             Đinh Thị Hòa

                             Huỳnh Thị Tâm

                             Khương Thị Bàn

                             Huỳnh Hữu Hội

                             Đặng Thị Trí

                             Nguyễn Thị Xuân Hồng

                             Phan Thông Hảo

                             Hoàng Phùng Võ

                             Đào Mạnh Đạt

            Đến niên khóa thứ tư (1959-1966), thầy Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư Cử Nhân tại trường Pétrus Ký được bổ nhiệm chính thức làm Hiệu Trưởng đầu tiên cho trường. Chính ông là người lập lại các lớp Pháp Văn cho trường.

            Niên học thứ 5 (l960-l961) trường đã được yên vị tại địa chỉ hiện nay và cũng chính từ đó vai trò kiêm nhiệm điều hành của Ty Giáo Dục Biên Hòa kể như chấm dứt, để nhường lại quyền điều hành cho một bộ phận thực quyền, thực lực, trực thuộc Nha Trung Học.

            Năm mươi năm đã trôi qua, tôi chỉ nhớ lại ngần ấy sự kiện, có lẽ là thiếu sót rất nhiều, bởi vì tuổi đời đã bước vào tuổi 60 cho nên có việc mình quên, mà cũng có thể có việc mình lẫn lộn ở thời điểm, trước sau, sau trước. Có sai sót gì đó kính mong các bạn hữu, với tư cách là bạn học cùng một trường mà vui lòng chỉ giáo cho.

            Rất hân hạnh đươc đón tiếp ý kiến chỉ giáo của các bạn và xin vô cùng cám ơn.

 

 

13 Tháng Sáu 2015(Xem: 24435)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 26706)
hế mà, khoảng chừng một tháng sau, sáng sớm nào quanh Hồ Con Rùa cũng có hai chiếc xe Vélo Solex và Vespa dựng cạnh nhau, còn phía bờ hồ thì có một đôi trai gái ngồi kề nhau, nói cười khúc khích...
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 27200)
Mong rằng những bạn Tam C ngày đó đọc được bài này, để bắt cầu nối với nhau. Mong các bạn rủ nhau về họp mặt trong ngày July 4/ 2015 tại miền Nam Cali.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 29101)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HẠT MƯA VÀ NỖI NHỚ - Nhạc Quốc Dũng - Trình bày: Tấn Phước
31 Tháng Năm 2015(Xem: 29645)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức VẪN NỢ CUỘC ĐỜI - Nhạc Nguyễn Nhất Huy - Trình bày: Tấn Phước
23 Tháng Năm 2015(Xem: 17138)
Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng người Việt Nam xa xứ không thể nào bỏ quên những gì thuộc về quê hương và kỷ niệm. Đó là những thứ rau trái quê nhà.Thiếu nó như thiếu đi sức sống và mất một phần đời.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 32133)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 24660)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
21 Tháng Năm 2015(Xem: 27843)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 2015(Xem: 24431)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 2015(Xem: 25572)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
13 Tháng Năm 2015(Xem: 24966)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
09 Tháng Năm 2015(Xem: 21972)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28732)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28237)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
02 Tháng Năm 2015(Xem: 24772)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 2015(Xem: 29105)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 2015(Xem: 26045)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 25314)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 2015(Xem: 29975)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.