Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 1)

22 Tháng Tư 201611:10 SA(Xem: 17798)
GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 1)

Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3)


220px-Jamal_al-Din_Husayn_Inju_Shirazi_-_Two_Folios_from_the_Akbarnama_-_Walters_W684_-_Detail_ANgành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm trong những hoàn cảnh thiếu thốn tài liệu. Thiện chí quả thực không thiếu.

Một lời xin lỗi

Viết thừa 2 chữ. Nguồn: DCVOnline

Viết thừa 2 chữ. Nguồn: DCVOnline

Trong một bài viết cách đây đã khá lâu, khoảng năm năm, vào năm 2011 đăng trên DCVOnline.net, nhan đề: Giấy bút lầm than – Tản mạn 18 giờ với nhà báo Uyên Thao, tôi ghi lại lời kể của Uyên Thao (UT) có một đoạn ngắn như sau:

“Về các vấn đề khác thì anh tóm gọn: Chả có cái chó gì để nói. Như ông Văn Thành Cao chỉ là sĩ quan lo ẩm thực. Khi hết lương thực thì bất đắc dĩ đi ăn cướp. Lâu lâu ông sai lính sang Cao Mên lùa trâu, lùa bò về giết thịt cho anh em ăn. Nhưng lùa trâu, lùa bò của Cao Mên thì được coi là “hợp pháp”.”

Đoạn văn trên có một chi tiết sai đã được UT nhắc lại, sau 5 năm, trong một bữa tiệc giữa bạn bè tại quận Cam trong tuần vừa qua. Chủ đích có thể muốn nói rằng tôi cũng viết sai sự thật. Anh Trần Phong Vũ có mặt trong bữa đó và đã yêu cầu tôi xác nhận lời nhận xét của UT. Tôi trả lời chắc là tôi không viết như thế. Sau đó, tôi nhận được email của Trần Phong Vũ viết:

“Đây là bằng chứng chuyện UT nói với mọi người trong bữa ăn trước là có thực, do chính cậu viết ra mà sau đó đã quên. Cậu đọc phần cuối trang 213 sau đây trong tập sách tính in do cháu Phúc lay out về Văn Thành Cao.”

Bài viết nói trên của tôi tính ra có 13.460 từ, trong đó tôi viết dư hai chữ, Văn Thành. Trong ngữ cảnh của bài phỏng vấn UT đang nhắc đến giáo phái Cao Đài và nói đến một sĩ quan tên Cao. Tôi ghi notes vội, đến khi viết thành bài, do liên tưởng, tôi nghĩ đó là tướng Văn Thành Cao.

Tôi ghi nhận sự sai xót này, và có lời xin lỗi nhà văn UT về hai chữ Văn Thành viết dư.

Giấy bút lầm than tưởng chỉ có nhà văn UT trải nghiệm nay thì đến lượt tôi!

Tôi cũng xin thưa với bạn đọc là trong số khoảng trên dưới 200 bài biên khảo tôi đã viết, sai xót hẳn cũng nhiều và không tránh được. Mong bạn đọc hiểu cho. Xin cảm tạ.


Những vấn đề lịch sử

Di tích lịch sử của Mexico tìm thấy trong đường hầm bên dưới ngôi đền của Feathered Serpent ở Teotihuacan.This May 22, 2014 photo released by Mexico's National Institute of Anthropology and History (INAH), shows sculptures and shells unearthed by investigators at the Teotihuacan archeological site in Mexico. Mexican archaeologists have concluded a yearslong exploration of a tunnel sealed nearly 2,000 years ago at the ancient city of Teotihuacan and found thousands of relics. Teotihuacan dominated central Mexico centuries before the rise of the Aztecs in the 14th century. (AP Photo/Proyecto Tlalocan, INAH)

Di tích lịch sử từ gần 2000 năm trước của Mexico tìm thấy trong đường hầm bên dưới ngôi đền  Feathered Serpent ở Teotihuacan. This May 22, 2014 photo released by Mexico’s National Institute of Anthropology and History (INAH), shows sculptures and shells unearthed by investigators at the Teotihuacan archeological site in Mexico. Mexican archaeologists have concluded a yearslong exploration of a tunnel sealed nearly 2,000 years ago at the ancient city of Teotihuacan and found thousands of relics. Teotihuacan dominated central Mexico centuries before the rise of the Aztecs in the 14th century. (AP Photo/Proyecto Tlalocan, INAH)

Khi nghĩ đến nước Pháp hay nước Mỹ trong việc lưu trữ tài liệu lịch sử của họ và nghĩ đến Việt Nam, lòng tôi cảm thấy sôi lên vì tức giận. Nước Pháp cũng trải qua hai cuộc thế chiến, nhưng ý thức về việc bảo tồn di tích và tài liệu sử cao nên họ còn tôn tạo và bảo vệ hầu như nguyên vẹn gia tài văn hóa của họ.

De Gaulle, sau thế chiến hai khi vào Paris thì sáng hôm sau ông quay trở về căn nhà ông đã ở. Mọi đồ dùng ở trong nhà hầu như còn nguyên vẹn – từ thanh kiếm đến bàn máy đánh chữ và những vật kỷ niệm, v.v., ông không khỏi xúc động.

Sau 1954 và 1975, Việt Nam còn lại gì?

Bài viết thứ ba này của tôi đặt ra một số vấn đề sử học mà tôi thiết nghĩ là cần thiết phải đặt ra.

Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm trong những hoàn cảnh thiếu thốn tài liệu. Thiện chí quả thực không thiếu.

Kết quả ấy nay nhìn lại hẳn là dang dở, nhiều bất cập và làm thế nào để chỉnh sửa lại những sai sót đó và nếu làm thì biết bao giờ cho xong!

Nguyên do của vấn đề sử học này có thể do tình yêu nước đi đến chỗ phô trương thiếu cơ sở – che dấu, lấp liếm cũng có – hoặc do nhu cầu chính trị cần được củng cố một sự thống nhất ý chí hoặc đơn giản là đi tìm một Việt tính, một căn cước Việt mà thật sự khá phức tạp.

Việc xây dựng lại ngôi nhà văn hóa Việt Nam là một nỗ lực liên tục của một số nhà làm văn hóa ở miền Nam, trước 1975 mà ngày nay người ta có thể tìm thấy trong các bài biên khảo của các tác giả như Thái Văn Kiểm, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Thẩm, Thái Lăng Nghiêm, Nguyễn Văn Thích, cụ Nguyễn Đăng Thục, Cung Đình Thanh, Nguyễn văn Huyền và nhiều người khác nữa.

Nhưng kết quả thực tế đạt được gì thi khó một ai có thể trả lời được.

Ngoài Bắc tôi chỉ được biết có cụ Cao Xuân Huy trong một tác phẩm, Tư tưởng Phương Đông – Gợi những điểm nhìn tham chiếu.(1)

Trong một chừng mực khả thể, tôi nghĩ rằng những việc làm của các nhà văn hóa trên chỉ nên ghi nhận ở thiện chí và cố gắng của họ, nếu chỉ giới hạn phạm vi văn hóa. Còn kết quả thực tế ra sao thì không kiểm chứng được.

Nhưng nếu họ bước sang lãnh vực lịch sử – như một khoa học nhân văn – thì việc căn bản vẫn là cần tôn trọng sự thật lịch sử mà không thể tùy tiện được.

Sử học đã nghèo nàn về nhiều mặt lại cộng thêm thứ chủ nghĩa dân tộc khá cực đoan. Cái chủ nghĩa ấy như một liều thuốc ngủ làm an tâm nhiều người. Sự ru ngủ ấy đi đến chỗ nhiều người tin rằng Việt Nam cũng có một nền văn hóa từ lâu đời và nay chỉ cần cần bảo tồn và phát huy thêm cái văn hóa ấy.

Theo cách nhìn ấy thì ta cái gì cũng có, cái gì cũng nhất. Người ta thường nói đến một ‘kho tàng’ văn hóa. Ai nói khác là không được.

Thời Hồng Bàng (2879 – 258 TCN) – Hong Bang period (2879 – 258 B.C) with English sub by Xanh Tre.

Đó là một ngộ nhận lịch sử mà sử gia Lê Minh Khải muốn vạch ra cho mọi người thấy.

Và Lê Minh Khải viết:

“A major problem, however, is that one of the key elements of nationalism is that it relies on invented history in order to support it claims. Therefore, it is very difficult for someone who lives in a world dominated by a nationalist discourse to understand what life was like before that discourse took hold because the nationalist discourse itself argues that its ideas have been upheld since antiquity.”(2)

“Tuy vậy, một vấn đề lớn được coi như một trong những yếu tố chính của chủ nghĩa dân tộc là nó dựa vào hư cấu lịch sử để hỗ trợ cho quan điểm của mình. Tuy nhiên, thật là khó cho những người sống trong cái môi trường đã bị rao giảng chủ nghĩa dân tộc chế ngự có thể hiểu về một đời sống trước đó là gì vì lời giảng chủ nghĩa dân tộc tự lập luận rằng những tư tưởng của nó đã đúng từ thời cổ đại.”

Đó là một thứ lịch sử tô hồng mà toàn bộ như một thứ anh hùng ca, hoặc đơn giản đôi khi chỉ là những sao chép vụng về quá khứ vay mượn từ những xã hội văn minh đã có sẵn lấy về làm của mình như trường hợp lấy của nước Tầu . Sau đó, nó lại được củng cố thêm bởi tính cách ‘bất di bất dịch’ trong tinh thần truyền thống tôn trọng cổ nhân. Khổng Tử nói!

Sau đây, tôi xin đưa ra một vài trường hợp tiêu biểu.

Vấn đề sử trong trường hợp giáo sư Lương Kim Định

Nguồn:

Nguồn: Nguồn Sáng

Nói về mặt số lượng tác phẩm để lại thì công trình nghiên cứu của ông là đồ sộ, đáng kính nể. Như Chữ Thời, Triết lý cái Đình, Loa Thành Đồ thuyết, Cửa Khổng, Việt Lý Tố Nguyên hay Hồn nước với lễ gia tiên, v.v. Tất cả trên hai chục cuốn sách.

Phải nhìn nhận là tôi đã bị lạc hướng trong những biện thuyết của giáo sư. Sự vay mượn toàn bộ triết học Trung Hoa – đặc biệt triết lý Nho giáo qua các Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, bằng một thuật ngữ hoán chuyển tuyệt vời chúng trở thành Kinh Hùng, Kinh Ước, Kinh Ngữ, Kinh Lạc, của Việt Nam.

Thế là trong khoảnh khắc, Việt Nam có một nền Minh Triết với căn tính Việt đi qua cửa Khổng, sân Trình.

Theo tôi, lấy của Tầu, dánh nhãn Việt Nam là điều không nên.

Đã thế, triết lý Nho giáo của Tầu với Khổng Tử, có trước thiên niên kỷ. Mà Việt Nam lúc đó một cái tên gọi cũng chưa có nhưng lại đã có thể có một nền minh triết hoàn chỉnh mà không do một ai đặt ra, và có thể nó đã bàng bạc trong dân gian, trong đơn vị làng xã.

Tôi nhìn nhận sự hấp dẫn nhất thời có thể có trong lối biện bạch, lý giải áp đảo chắc nịch như trong cuốn: Hồn Nước với Lễ Gia Tiên hay cuốn Chữ Thời của tác giả. Nhưng tôi vẫn nhận ra trong lối biện bạch ấy có nhiều lỗ hổng, thiếu luận lý, như một sự chắp vá, rối như một nồi canh hẹ. Nó đúng là một nồi súp hổ lốn ăn thì ngon, nhưng ăn xong không biết mình đã ăn gì!

Tôi thường nghe những lời tán tụng chung quanh các tác phẩm của giáo sư do các môn sinh của ông nói lại mà thực sự phần lớn tôi không nắm bắt được hết.

Tôi đặt ra một khoảng cách trong tinh thần ‘kính nhi viễn chi’ để không xúc phạm đến bạn bè cũng như bất cứ ai có một sự sùng kính đến một vị tiền bối vốn được coi như một bậc thầy của một thời.

Tuy nhiên, về mặt biện luận, trao đổi – theo tôi nghĩ – thì mọi cánh cửa hầu như đã đóng lại, khỏi bàn cãi về các công trình này. Bởi vì nó đã không có bất cứ căn bản nào, mấu chốt nào để từ đó có thể đi đến một trao đổi thiết thực và hữu ích.

Giả dụ, nếu có một trao đổi ‘đối thoại’ thì đây là một trao đổi một chiều. Những từ rất đắc dụng như chữ Thời, triết lý an vi, biện luận về triết lý Cái Đình, Văn Miếu đã được tổng quát hóa. Thật vậy, không thể chỉ thấy một vài cái Đình ở ngoài Bắc đã có thể từ đó dựng nên một cơ sở triết lý văn hóa trong khi toàn bộ từ phía Nam Trung bộ trở đi không ai thấy dấu vết một cái Đình nào cả!

Chẳng hạn tu từ Hồn Nước là một phạm trù mà ngoại hàm của nó quá lớn bao trùm cả một nhân sinh quan, vũ trụ quan. Nại cái từ Hồn Nước chung chung mà thực tế không ai biết mặt mũi nó ra sao thì đó chỉ là lối suy luận áp đặt, một công cụ triệt hạ mọi ý kiến trao đổi.

Người nào đã kinh qua cửa trường học Platon thì đơn giản nhận ra đây là lối suy luận triết học của trường phái ngụy biện. Họ chú trọng đến phần tu từ học, phần luận thuyết có khả năng áp đảo người đối lập mà không quan tâm mấy đến nội dung bàn cãi.

Chẳng hạn khi tôi xử dụng từ Hồn Nước – mặc dầu không ai có thể chỉ định Hồn nước là cái gì – thì tự thân hai từ đó có ý nghĩa mặc định, linh thiêng khỏi bàn cãi.

Vì thế, không lạ gì các khóa giảng của giáo sư Lương Kim Định trong những năm 1961-1970 tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, không mang tính hàn lâm, không chính thức được nhìn nhận trong Khoa Triết Học Đông Phương, hiểu theo cái nghĩa là Việt Nam làm gì đã có triết lý. Nói đến triết học Đông Phương là nói đến triết học Trung Hoa, triết học Ấn Độ. Không phải chỉ có mình Khổng Tử mà còn nhiều trường phái khác, nhiều triết gia khác nữa. Việt Nam chưa có triết học và cũng chưa thể có triết gia nên hãy khoan nói đến Cơ cấu Việt Nho.

Nhưng bên ngoài cổng trường đại học Văn Khoa, các tác phẩm của giáo sư Lương Kim Định được đón nhận một cách nồng nhiệt, vì nó thỏa mãn phần nào tự ái dân tộc.

Nhưng về mặt thực tiễn thì đây chỉ là một hoán chuyển hàng thật lấy hàng giả. Mượn cái của người làm của mình mà không mất vốn.

Trần Quang Đức, một người nghiên cứu sinh giữa thập niên 1980, tác giả Ngàn Năm Áo Mũ, trong phần kết luận của cuốn sách đã viết:

“Có thể điểm qua việc ông Kim Định, Hà Văn Thùy chứng minh Nho giáo mang nguồn gốc Việt, chân núi Thái Sơn từng là địa bàn cư trú của dân tộc Việt, Kinh Dịch là phát minh của người Lạc Việt v.v., tương tự trường hợp ông Ban Mun Ki, Kang Sang Won chứng minh chữ Hán là phát minh của người Hàn Quốc, sau đó dấy lên một loạt các bài viết tuyên bố người Hàn là chủ thể sáng tạo ra Đông y, Kinh Dịch, la bàn, thậm chí Khổng Tử, Tôn Trung Sơn là người Hàn Quốc v.v. Những nghiên cứu cổ sử dạng này, đều chịu sự chi phối của tinh thần dân tộc, còn nặng tính tư biện, suy diễn, thiếu chứng cứ khoa học xác tín.”(3)

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
14 Tháng Hai 2013(Xem: 88408)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93413)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 77311)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104242)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93501)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78753)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139887)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154264)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96851)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 91944)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65888)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 78681)
Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 96217)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91865)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 88641)
Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những người đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều người khác.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 103680)
Thôi, em đi, bình yên về bên kia cõi phúc. Hình ảnh hiền hòa dễ thương với nụ cười phúc hậu sống mãi trong lòng của những người thân trong gia đình.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 75040)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 84132)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 83203)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 72040)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.