Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Văn Đông - Hoài Cảm.

24 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 75532)
Lê Văn Đông - Hoài Cảm.

 

 

Hoài Cảm

 

                                       LÊ-VĂN-ĐÔNG

                                            (Niên khóa 1957-1966)

 

Sau buổi họp mặt các CHS Ngô Quyền Hải Ngoại kỳ V vào 2 ngày 29-30/5/2004 tại thành phố San Jose miền Bắc California, về nhà rảnh rỗi giở tờ Kỷ Yếu NQ ra xem, trong lòng chợt dâng lên nhiều cảm xúc.

Trước hết, xin có lời khâm phục và cảm ơn Ban Chấp Hành và Ban Biên Tập với tinh thần “Ăn cơm nhà, vác ngà voi”, đã không quản thì giờ công sức gởi đến thầy cô bạn bè NQ cũ một “tuyệt tác” để đời. TẬP SAN KỶ YẾU NGÔ QUYỀN 2004, qua tuyển tập này, chúng ta đã có được khoảnh khắc thả hồn về dĩ vãng, nhớ lại một thời thư sinh áo trắng học trò xưa. Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!

 

Trường được thành lập năm 1957, trải qua hai địa điểm “ăn nhờ ở đậu” để cuối cùng “an cư lập nghiệp” trên con dốc Huỳnh Của (gọi theo tên quán cháo lòng nem nướng ngon có tiếng ở đây), nằm cạnh Quốc Lộ 1 trên đường xuôi ra miền Trung. Tôi có vinh hạnh được đi học tại trường từ 1959 đến 1966. Sau khi thi xong bằng Tú Tài ÌI, khoảng thời gian ở đây đã khắc ghi trong tôi rất nhiều kỷ niệm buồn vui lẫn lộn.

 

Bốn năm đầu tiên bậc Đệ I cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ tức là từ lớp 6 đến lớp 9) chúng tôi học với các thầy: thầy Tiếng (Pháp Văn), thầy Huệ (Việt Văn), thầy Vinh (Sử Địa), thầy Sái (Toán, Vật Lý) là các giáo viên từ trường tiểu học Nguyễn Du đưa sang, vì trường mới thành lập còn thiếu giáo sư. Hiệu trưởng lúc này là ông Thanh Tra Giáo Dục Phan Văn Nga, sau là ông Đốc Học Hồ Văn Tam. Cũng có thêm những giờ học Nhạc (thầy Tỵ), Vẽ (thầy Mẫn) hoặc các giờ học Nữ Công Gia Chánh cho các nữ sinh. Các lớp đệ nhất cấp này nam nữ sinh học riêng, chia ra một tuần gồm 3 buổi sáng và 3 buổi chiều. Bốn năm đệ I cấp trôi qua êm ả nhẹ nhàng, các môn học không quá khó, chỉ nhằm mục đích khơi rộng những kiến thức đã thu thập ở bậc Tiểu Học. Lớp có khoảng 40 đến 50 học sinh, có 1 bạn làm trưởng lớp. Hai bạn tôi nhớ nhất trong các năm học này là Phan Văn Mau, viết chữ rất đẹp, thường lên bảng chép bài cho thầy, và Huỳnh Quan Danh, hiền lành học giỏi, làm trưởng lớp (Danh là anh của bác sĩ Huỳnh Quan Minh ở San Jose). Ngoài ra, tôi còn nhớ một số khuôn mặt thời này như: Trần Kim Đôn, Thái Tấn Phước, Nguyễn Văn Hoàng, Đào Duy Minh, Trần Quốc Bửu, Tô Hồng Dũng v.v…

 

Thi xong trung học đệ I cấp, học tiếp đệ II cấp (từ đệ Tam đến đệ Nhất). Trường bây giờ đã dời về địa điểm mới, khang trang rộng rãi, có sân chơi, nhà để xe đạp, phòng thí nghiệm cho các giờ Hóa Học, Vật Lý. Thầy cô cũng lần lượt được bổ nhiệm về nhiều hơn, phần đông đều trẻ trung, sinh động. Lớp tôi học, môn Anh Văn (sinh ngữ chính) với các thầy Phan Thanh Hoài, Đào Mạnh Đạt, và cô Nguyễn Thị Thu. Môn Toán với các thầy Nguyễn Sơn, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Bát Tuấn (hiện ở Úc). Môn Việt Văn với các thầy Phạm Đức Bảo (Hiệu Trưởng), Thân Trọng Hưng, cô Vương Chân Phương (ái nữ của cụ Vương Hồng Sểnh). Môn Pháp Văn với cô Nguyễn Thị Luông, Trần Liên Chi (phu nhân thầy Nguyễn Xuân Hoàng). Môn Vạn Vật với thầy Lê Tiến Đạt (với “nick name” là Đạt Phật Bà vì thầy rất đẹp trai và hiền lành), cô Tiên Quý Huê (chị của bạn Tiên Nguyên cùng lớp). Môn Sử Địa học với các thầy Dương Hòa Huân, Hà Tường Cát. Môn Vật Lý với thầy Thân Trọng Bình (thầy vào với tác phong rất chững chạc, luôn đeo cravatte đàng hoàng nhưng đến khi giảng bài, thầy đem hết tâm huyết say sưa với bài giảng, đến nỗi sau khi kết thúc buổi học … tay áo xắn cao, quần áo dính đầy bui phấn!). Đến môn Hóa là môn tôi sợ nhất vì quá rắc rối với các phương trình Hóa Học khó nhớ, thì lại là giờ tôi mong đợi nhất vì gặp lại thầy Hoàng Quý Nam, một sư phụ rất đẹp trai ăn mặc “đúng mốt” (xin được vô phép nhắc lại một sự việc vui vui là hồi đó, lũ học trò chúng tôi thường “cáp đôi” thầy Nam với cô Đặng Thị Trí vì hai vị trông rất xứng đôi).

 

            Chúng tôi còn học môn Triết với thầy Tâm, là một giáo sư còn rất trẻ; môn nhạc với thầy Lê Hoàng Long (tác giả bản “Gợi Giấc Mơ Xưa”).  Môn Công Dân Giáo Dục với cô Đinh Thị Hòa và hai thầy Phạm Gia Hưng, Hoàng Phùng Võ (đặc biệt môn này được xếp giờ từ 12 giờ đến 1 giờ trưa là giờ đã đói bụng mệt mỏi, nên chúng tôi thường cúp cua môn này. Biết tẩy lũ quỷ nên cứ đến giờ này là thầy Hiệu Trưởng hay cô Giám Thị Múi hoặc Cô Giàu thường đến lớp để điểm danh, nhờ đó mới duy trì được sĩ số của lớp học).

 

            Về phần bạn bè, qua năm đệ II cấp này, chúng tôi đã chững chạc vì đã ra vẻ thanh niên tuy vẫn còn những suy nghĩ, hành động, lời nói mang đậm bản sắc “thứ ba học trò!” Lúc này, theo đà tăng trưởng của chiến tranh, quân đội Mỹ đã đến Việt Nam và đặt căn cứ ở khắp nơi. Lối sống Mỹ cũng dần xâm nhập vào cuộc sống của lớp trẻ, mà điển hình là chiếc quần JEAN (còn gọi là quần Bò!). Lũ chúng tôi rất mê được mặc loại quần này, nhưng kỷ luật nhà trường rất nghiêm khắc, chỉ được mặc áo sơ mi trắng, quần ka ki xanh với phù hiệu trường trên ngực áo. Hôm nào “mốt” quá, muốn lấy le với bạn bè, liền mặc đại đi vào trường, là gặp ngay thầy Giám Thị hoặc thầy Hiệu Trưởng đã chờ sẵn, thế là đành tiu nghỉu quay về nhà thay lại chiếc quần ka ki truyền thống, chưa kể vào lớp trễ lại còn bị phạt cấm túc!

 

            Bạn cùng lớp với tôi ở các lớp đệ II cấp còn ghi nhớ có: Lê Xuân Hàm (mất năm 2002 ở San Jose), Nguyễn Văn Dũng (mất ở Việt Nam trước 1975), Trần Thành Ba, Lê Văn Cồn (đá banh rất khá mà chúng tôi đặt nick name là Cồn Lê, Cồn Lừa!) cùng Lê Văn Nhóm, Lê Đức Việt, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Văn Định, Nguyễn Hữu Dụng. Cũng phải kể đến các bạn Bắc Kỳ Hố Nai như: Nguyễn Văn Tần, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Đĩnh …đã dạy cho tôi nếm mùi thịt cầy từ dạo ấy. Cũng cần nhắc tới ban đại diện trường vẫn do Huỳnh Quan Danh đứng đầu, sau là Hồ Văn Bền, ban văn nghệ có 2 tay đàn Tây Ban Cầm là Nguyễn Trung Tâm, Nguyễn Đình Nguyên (ở San Diego) và các ca sĩ học trò: Trang Liên, Kim Liên, Jacque Liên … cùng tay solo nam Nguyễn Mạnh Xoa rất xuất sắc khi hát đơn nam trong hợp ca trong dịp phát thưởng Hè 1963 tổ chức tại rạp Biên Hùng.

 

            Năm lớp đệ Nhị, nữ và nam sinh bắt đầu học chung. Tôi chọn ban A nên trong lớp nữ sinh chiếm đa số. Bạn gái cùng lớp tôi còn nhớ: Bùi Thị Hảo (dược sĩ ở San Jose), Bùi Thị Duyên, Lê Thị Mỹ (con ông Hội Trưởng hội Phụ Huynh Học Sinh Lê Văn Nhơn), Dương Thị Bê, Phạm Thị Lớn (con ông Quận Trưởng quận Châu Thành Phan Văn Đời), Trần Thị Oanh (nha sĩ ở LA), Lâm Hồng Hoa, Liên Nữ Dung, Lê Thị Phượng, Trương Thị Yến, Huỳnh Ngọc Ánh (con ông chủ nhà sách Huỳnh Hiệp), Huỳnh Ngọc Mai (xướng ngôn viên đài truyền hình QLVNCH). Đặc biệt nhớ đến chị Thanh (bị người yêu bắn chết mà tác giả Trần Kim Vy có nhắc đến trong Kỷ Yếu NQ 2004). Thời gian này, tỉnh Biên Hòa chưa tổ chức kỳ thi tú tài nên chúng tôi phải “khăn gói quả mướp, lều chỏng: xuống thi ở Sài Gòn.

           

            Thắm thoát đã 50 năm kỷ niệm ngày thành lập mái trường NGÔ QUYẾN thân yêu. Qua bài viết này, xin được gợi đến quý thầy cô lòng biết ơn chân thành cùng những tình cảm với bạn bè cùng lớp năm xưa, hẹn gặp gỡ dịp HỘI NGỘ TRÙNG PHÙNG giữa năm 2006 này.

 

                                                San Jose, mùa Xuân 2006

                                                           

 

12 Tháng Tư 2013(Xem: 86391)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70561)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71970)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73609)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70867)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84697)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96291)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71943)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65964)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82490)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103476)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109777)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101066)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148125)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99502)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81368)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65768)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101530)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99404)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81414)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?