Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - BÔNG VẠN THỌ

26 Tháng Hai 20162:57 CH(Xem: 24901)
Nguyễn Thị Thêm - BÔNG VẠN THỌ

bong van tho

 

Mỗi khi tết đến, săm soi mấy chậu hoa hay đi viếng chợ hoa tôi lại chùng người xuống, một chút bâng khuâng.

Tôi thấy mình như đi tìm một cái gì thật đẹp mà tìm hoài không có.

Hoa thì nhiều, sang cả, xinh đẹp và đa dạng. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy thiếu. Phải rồi. Tôi cảm thấy thiếu hồn quê. Cái hồn quê thanh đạm, đơn sơ trong những ngày tết.

Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã: BÔNG VẠN THỌ

Chỉ cái tên thôi đã thấy nó đẹp và có ý nghĩa. Vạn thọ là sống lâu. Không một lời chúc nào tốt đẹp hơn cho những người già bằng câu chúc này. Muốn sống lâu thì phải có sức khỏe. Vậy thì câu chúc:

"Kính chúc các cụ một năm mới thật nhiều sức khỏe và sống lâu với con cháu" gói gọn trong nụ hoa vạn thọ.

Như vậy hoa vạn thọ đúng là một loài hoa dành cho ngày tết. Thế mà bên này, ngày tết lại không tìm được một chậu hoa vạn thọ nào ra hồn.

Ta thử vào trang nhà Google để tìm hiểu về loài hoa này.

Chi Cúc vạn thọ (danh pháp khoa học: Tagetes) là một chi của khoảng 60 loài cây thân thảo một năm và lâu năm trong họ Cúc(Asteraceae). Chúng có nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía nam tới khắp Nam Mỹ.

Chúng được biết đến với tên gọi chung là cúc vạn thọ (không nhầm với chi Cosmos), hay cúc vạn thọ

Mexico
 (cempasúchil), cúc vạn thọ châu Phi (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. erecta, mặc dù loài này không phải là cây bản địa của châu Phi), hay cúc vạn thọ Pháp (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. patula, phần nhiều trong số đó được phát triển tại Pháp mặc dù loài này không phải là cây bản địa của quốc gia này). Có ít nhất một loài là cỏ dại đã hợp thủy thổ của châu Phi, Hawaii và Australia. Tại Việt Nam, cúc vạn thọ được trồng chủ yếu là các giống của T.patula.

Các loài khác nhau có kích thước cao từ 0,05-2,2 m. Chúng có các lá lông chim màu xanh lục với hoa từ trắng, vàng kim, da cam, vàng tới gần như đỏ, đường kính khoảng 0,1 tới 4–6 cm, nói chung với cả các chiếc hoa tia và đĩa chiếc hoa.

Tán lá của cúc vạn thọ có mùi thơm như xạ và hăng, mặc dù các giống, thứ sau này đã được tạo ra là không có mùi. Người ta cho rằng làm như thế để ngăn cản một số côn trùng (mặc dù người ta đã ghi nhận thấy chúng vẫn bị một số ấu trùng của các loài cánh vẩy phá hại, như Melanchra persicariae) cùng các loài giun tròn phá hại. Tagetes vì thế thường được sử dụng trong vai trò của cây đồng hành. T. minuta, có nguồn gốc Nam Mỹ, đã được sử dụng làm một trong những nguồn tinh dầu, gọi là dầu cúc vạn thọ, trong công nghiệp sản xuất nước hoa cũng như làm chất tạo hương vị cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm và thuốc lá tại Nam Phi, nơi mà loài này cũng là hữu ích trong việc cải tạo đất bỏ hoang. Một vài loài lâu năm có sức kháng cự chống lại hươu, nai, thỏ, lợn cỏ pêcari và động vật gặm nhấm.


cuc van tho

               Cúc vạn thọ (gọi tắt là vạn thọ) ở miền Nam Việt Nam

Vạn thọ có thời gian giữ bông nở kéo dài khá lâu, ngay cả khi thân và lá đã tàn, nên người Việt từ xưa đã chọn loại cây này để dâng cúng.

 

Google  đã nói về vạn thọ như vậy.

Còn tôi hoa vạn thọ gắn liền với cả tuổi thơ, một khoảng thời gian gần nửa đời người. Loài hoa mộc mạc, đơn sơ dễ trồng và thân thiết đó đã đi vào đời sống của tôi.

Tôi là con nhà nghèo cho nên không biết gì đến hoa lan, hoa thủy tiên, hoa cẩm chướng, mẫu đơn hay các loài hoa vương giả khác.

Tôi thân thiết với các loại hoa nhà quê đơn sơ như hoa lài, hoa bông bụp, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa giấy, hoa mười giờ, hoa sứ, hoa mai, hoa thiên lý, hoa cà phê, hoa bưởi, hoa ngâu... nghĩa là mấy loại hoa bình dân  mà người sang trọng, giàu có không ưa thích mấy.

 

Hoa vạn thọ là một loại hoa nhà nghèo mà nhà vườn trồng bán tết hay vào những ngày rằm. Khi  bán  họ nhổ luôn cả gốc từng cây một, bó lại một bó có cả ít đất, giá cả lại vừa với túi tiền. Đem về ta cứ lấy một cái chậu tùy thích rồi bỏ cả cụm vào, thêm chút đất, tưới ẩm và thế là có hoa chưng ba ngày tết.

Thường trước nhà hay chưng vài chậu vạn thọ với rất nhiều bông vàng tươi thắm. Còn thì cắt ra chưng một bình trên bàn thờ gia tiên. Buổi tối, mùi hăng hắc của hoa tỏa ra trong nhà ra mùi tết lắm. Nhà nào sang cả thì trên bàn thờ gia tiên có thêm vài nhánh lay ơn. Không thì Hoa Mai và hoa vạn thọ cũng làm căn nhà thêm rực rỡ.

 

Các bạn biết không. Cứ mỗi mùa Tết đến tôi làm thèm được mua một chậu hoa vạn thọ đại đóa thật đẹp để chưng trên bàn thờ gia tiên vì tôi rất nhớ má tôi.

 

Không hiểu sao cứ nhớ tới má tôi là tôi lại rưng rưng. Nhất là ngày tết lại càng thấy nhớ má và nghĩ đến hoa vạn thọ. Hình ảnh má tôi gắn liền với loại hoa này. nghèo nàn nhưng ý nghĩa và đem lại một chút gì dân giã dễ thương.

 
Má tôi trồng một liếp hoa vạn thọ sau  đám cây nha đam và đám rau thơm. Má chăm chút như chăm chút con. Khi những ngày hoa mới bén, ốc và các loại côn trùng khác rất thích cắn ngang cây. Má tiếc lắm lại ương, lại trồng. Sáng sớm là ra xem cây như thế nào để tìm bắt ốc, săm soi. Khi hoa đã bén và trổ bông má tôi vui lắm. Bà cắt chưng lên bàn thiên, bàn Phật, và bàn thờ gia tiên.

 

 Bà tâm niệm Phật Trời ở xung quanh ta. Khi nào mình làm điều gì sai ơn trên đều thấy. Bà thường nó một câu mà tôi không thể nào quên "Mình hãy làm điều tốt đi con, mặc ai làm điều gì sai. Có hai bên vai vác làm chứng hết"

 

"Hai bên vai vác" Hồi nhỏ tôi không hiểu sao hai cái vai mà làm chứng cho mình được. Bây giờ tôi đã hiểu. Hai vai tượng trưng cho Trời Phật, cho những đấng thiêng liêng, cho cái đạo làm người. Con người phải đứng thẳng, hai vai thẳng để không thẹn với lương tâm, và xứng đáng làm người.

 

Má tôi như cây bông thọ đơn sơ quê mùa mà nhiều tình, nhiều ý. Má không thể thiếu trong đời sống gia đình tôi như bông vạn thọ không thể thiếu trong những ngày thiêng liêng nhất.

 

 

Má không nghĩ mình lớn lao hay tốt đẹp. Má chỉ là má, một phụ nữ  VN quê mùa hết lòng tận tụy lo cho mẹ chồng miếng cơm ngon, manh áo lành, một bàn tay săn sóc ân cần. Má là một người vợ đảm đang phục vụ cho chồng với cả tấm lòng yêu thương và nhẫn nhịn.

 

 Nhiều lúc tôi nghĩ về má và vô cùng cảm phục. Làm sao trái tim và tấm lòng má có thể mở ra bao dung như vậy. Một người đàn bà  hết lòng yêu thương chồng mà có thể bằng lòng để chồng chia sớt tình cảm cho những người đàn bà khác . Vậy mà má tôi đã làm được và vẫn lo lắng cho chồng tới ngày nhắm mắt.

 

Bà quan niệm "Đẻ con ra là phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ thành người"

Trong thời buổi giặc giã chiến tranh, anh em tôi ra đời đa phần không có ba bên cạnh. Má kể khi sanh anh tôi là lúc chạy giặc. Má một mình trong căn chòi nhỏ. Bà  chuyển dạ dữ dội, nhưng vẫn ráng kìm cơn đau nấu sẳn một nồi nước ấm. Bà chuẩn bị mọi thứ khi người cậu tôi đi mời bà mụ vườn.

Thế rồi trong một cơn đau xé thịt, bà đã sinh ra anh tôi. Tự bà cắt rốn, lau cho con, mặc áo và đặt nằm. Xong bà nằm chờ cô mụ vườn đến giúp lấy nhau.

 

 Người ta hay ca tụng con gái miền Trung ngọt ngào, lễ phép, dịu dàng. Con gái miền Bắc khôn ngoan, đảm đang. Nhưng lại chê con gái miền Nam hời hợt, ăn to nói lớn, không chung thủy.

Những lời nhận xét trên không  công bằng cho con gái miền Nam. Bởi lẽ những cô gái miền Nam chân chất, thành thật là những người vợ thật tốt chịu đựng và chiều chồng. Những bà má hết lòng vì con. Săn sóc và yêu thương con tự nhiên như lúa ngoài đồng, như  chim trên trời như những bông vạn thọ thơm nồng rực rỡ.

 

Má tôi còn là một bà má của ba dòng con mà không hề câu chấp. "Đã gọi một tiếng má thì là con của mình " Đó là câu nói má tôi hay dùng để trả lời cho những bà hàng xóm nhiều chuyện. Cho nên má thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ con riêng của chồng như con ruột. Má cười vui khi các con vui. Má buồn lo khi các con gặp hoạn nạn. Má chỉ là má. Đơn giản như vậy, bình dị như vậy, quê mùa như vậy.

Cây bông Vạn thọ là một loại hoa dân giả cho tất cả mọi gia đình trong những ngày tết. Nó đẹp và có ý nghĩa từ cái tên và màu vàng rực rỡ như báo hiệu niềm vui , phồn vinh và hạnh phúc. Bước vào cửa nhà một gia đình VN ta đã gặp bông thọ rực rỡ trên bàn thiên sân trước. Hai chậu để trước lối vào và trên bàn thờ hai bình hai bên. Không có bông thọ thì không ra ngày tết. Như không có má thì căn nhà sẽ không bao giờ có được niềm vui đích thực.

 

Người mẹ không hề nghĩ mình làm mẹ như thế nào chỉ biết  hết lòng vì con.  Hoa vạn thọ chắc cũng không nghĩ mình đẹp bao nhiêu, chỉ biết tới tết là mình được chung niềm vui với loài người. Người ta có thể ngồi hàng giờ để ngắm một chậu mai, chậu anh đào với hình dáng thật đẹp. Những người biết chơi hoa chờ đợi thưởng thức cái đẹp và mùi thơm của hoa Quỳnh, hoa thủy tiên nở đúng giờ. Nhưng không có ai ngồi ngắm để thưởng thức hoa vạn thọ.

 

Hoa vạn thọ như người phụ nữ Việt Nam quê mùa chơn chất. Người đàn ông có thể khen một người nào đó đẹphay ngắm say sưa một cô gái nhan sắc. Nhưng ít có ai thật lòng khen bà vợ của mình "Em đẹp quá! Em vất vả vì anh, vì con quá. Anh rất yêu em|. Anh cám ơn em!"  

Họ có thể chìu chuộng và galant với một người phụ nữ khác. Nhưng với vợ mình đôi khi lại có ý nghĩ những cử chỉ đó làm hạ phẩm giá và tư cách đàn ông. Mặc dù vợ mình ngày xưa cũng là một giai nhân. Phải bỏ rất nhiều tâm tư mới cưới được đem về.

 

Tôi lại nghĩ đến chiều 30 Tết, Những chậu vạn thọ cuối ngày ế ẩm bị bỏ lăn lóc trên sân chợ làng tội nghiệp. Vạn thọ nhổ lên để bán không ai đem về trồng lại. Nó ví như thân phận những người phụ nữ VN khi đã bứng khỏi gia đình để lấy chồng thì phải một đường mà đi. Không được về nhà cha mẹ ruột dù bị uất ức bao nhiêu chăng nữa. Cuộc sống bên chồng có hạnh phúc hay không cũng phải cam chịu. Cha mẹ gả con gái như lon nước đã tạt ra ngoài. Số phận thế nào cũng không thay đổi. Ôi! cái câu :" con gái 12 bến nước trong nhờ đục chịu " mà cha mẹ làm kim chỉ nam để ràng buộc  người phụ nữ VN quả thật tội nghiệp.

 

Năm nay mùa xuân lại về, tôi cũng không tìm cho mình một chậu vạn thọ vừa ý. Mùa Xuân ở xứ Mỹ không thiếu thứ chi, nhưng thiếu đi những gốc vạn thọ đại đóa rực rỡ.

Tôi đốt hương trên bàn thờ gia tiên và nhắm mắt lại hình dung  những chậu hoa vạn thọ và nụ cười hiền hòa của má tôi. Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.

Tết đã về, những ngày tết êm đềm của một thuở ngây thơ.

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nguyễn thị Thêm

 

 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới

và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh

BÔNG VẠN THỌ - Tiêng hát Thu Phương

Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube





17 Tháng Mười 2014(Xem: 29131)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 29008)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 31149)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 20317)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).
19 Tháng Chín 2014(Xem: 23072)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 26308)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24859)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16923)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 31041)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24991)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 29493)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38314)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18721)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16873)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14622)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22577)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16950)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20954)
Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.
27 Tháng Tám 2014(Xem: 13566)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.