Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC

26 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 24854)
Diệp Hoàng Mai - SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC


SÓI HÙNG LANG – TRẦN QUANG NGỌC

 tran-quang-ngocCựu hội trưởng hội Hướng Đạo Việt Nam Phan Thanh Hy trao khăn quàng danh dự
cho Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, đạo trưởng Đạo Bửu Long (Biên Hòa) năm 1968.

 

Nhận chức vụ Đốc Phủ Sứ ở Kampuchia, nên ông Nội của cựu hđs. Trần Ngọc Ánh đã đưa cả gia đình lên Nam Vang sinh sống. Năm 1915, chú bé Trần Quang Ngọc (tự Trí), đã mở mắt chào đời trên đất nước Chùa Vàng.

Theo học chương trình Pháp – Việt nơi xứ người, Trần Quang Ngọc đã hấp thu phần lớn văn hóa châu Âu. Anh hòa nhập nhanh vào hoạt động học đường, sôi nổi tham gia các phong trào văn nghệ - thể thao. Là bạn học cùng trường, lại sinh cùng thời với cựu hoàng Norodom Sihanouk, nên cả hai đã khá gần gũi vì có chung niềm đam mê và sở thích lành mạnh, của thanh thiếu niên lúc bấy giờ.

 

Chọn học ngành Y, sau khi đỗ Tú đôi chương trình Pháp – Việt. Nhưng theo học đến năm thứ tư, anh Ngọc quyết định chuyển hướng theo đúng sở thích của mình. Có năng khiếu bẩm sinh về văn nghệ và thể thao, Trần Quang Ngọc tích cực tham gia và giành được nhiều giải thưởng cho các tổ chức thanh thiếu niên xứ sở Chùa Tháp. Và Trần Quang Ngọc đã được đào tạo trở thành trọng tài bóng đá chính thức,  và được cấp bằng chứng nhận trọng tài chính cấp quốc gia Kampuchia. Và con đường sự nghiệp của Trần Quang Ngọc thực sự đơm hoa kết trái, từ mảnh bằng chứng nhận – nhiều người cứ ngỡ … chuyện chơi – nhưng thực sự lại rất có giá trị đối với con đường sự nghiệp của Trần Quang Ngọc.

 

Cũng chính trên quê hương của người bạn học Sihanouk , anh Trần Quang Ngọc đã tham gia tổ chức Hướng Đạo Đông Dương. Anh đã học chung khóa huấn luyện Bằng Rừng Đông Dương, với nguyên Tổng ủy viên HĐVN Trần Văn Lược. Sói Hùng Lang là tên Rừng của Trần Quang Ngọc, trong thời gian anh sinh hoạt  với tổ chức Hướng Đạo Đồng Dương tại Kampuchia. Năm 1963 Trần Quang Ngọc trở về Sài Gòn, làm ký giả với bút danh Trần Ngọc. Bằng nhiệt tình tuổi trẻ và sức sáng tạo không ngừng, anh Ngọc còn sẵn sàng nhận lời làm đạo diễn, hoặc sáng tác kịch bản cho các đoàn ca múa kịch và cải lương ở quê nhà… Cũng từ “năng khiếu” này, đã nối duyên cho Sói Hùng lang – Trần Quang Ngọc gặp gỡ Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết, khi anh Ngọc thuyên chuyển về làm việc tại tỉnh Biên Hòa.

 

Năm 1968 một số huynh trưởng khoác áo lính đã tìm đến Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, trình bày nguyện vọng thành lập đơn vị mới. Mục đích của các Trưởng, được tiếp tục sinh hoạt Hướng Đạo, mà không trở ngại cho đời binh nghiệp. Cuối năm 1968  Đạo Bửu Long chính thức được thành lập do Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc làm thủ lĩnh. Song hành cùng “ông anh cả” Đạo Trấn Biên, nhưng huynh trưởng Đạo Bửu Long hầu hết đều là  dân nhà lính: Trần Lựu, Trần Sánh, Trần bá Khanh, Lê Cảnh Từ, Vũ Duy Ty, Trần Văn Phúc ...  Huy hiệu đạo Bửu Long được hình thành, từ ý tưởng của Trưởng Trần Quang Ngọc. Và Gấu Đơn Độc – Trần Trọng Tính là họa sĩ thiết kế chiếc huy hiệu này.

 

Tiếc rằng thời gian Trưởng Trần Quang Ngọc gắn bó với đạo Bửu Long không đủ dài, đúng như sự mong đợi của anh chị em hướng đạo sinh đương thời. Năm 1971 Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc vội vã lìa rừng sau cơn bạo bệnh, để lại muôn vàn tiếc thương trong lòng anh chị em hướng đạo sinh tỉnh Biên Hòa … Anh Trần Ngọc Ánh, con trai của Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc, cố Đạo trưởng đạo Bửu Long (Biên Hòa) chia sẻ với tôi:

-         Nếu ba anh còn sống, thì năm nay ông đã tròn trăm tuổi…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 12/2015

 

 

30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53505)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46585)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38819)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41004)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50726)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41585)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 54015)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55874)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39993)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41986)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43873)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52613)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66867)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49380)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36464)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56147)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55324)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43454)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52037)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63985)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.