Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

01 Tháng Giêng 20151:57 CH(Xem: 28223)
Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG



KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

            Có lẽ UnineX tiếp tục mượn tựa đề “Kết Nối Yêu Thương” của người đẹp Châu Mỹ Quế để viết đôi dòng về cuộc hội ngộ bỏ túi của UnineX với chị Sáu Bích, Tám Mỹ Quế và Lê Dung hôm 28 tháng 11 nhân khi có mặt tại  Việt Nam trong chuyến về thăm gia đình ngắn ngủi.

                           yeuthuong1

           
UnineX về đến quê nhà vài hôm mới cho chị Sáu và chị Tám biết và xin hai chị thu xếp để có một cuộc họp mặt nhỏ giữa ba chị em và người đẹp Lê Dung. Nhờ cô em gái là Hảo liên lạc với chị Tám (Hảo cũng là nhà giáo thường gặp gỡ và đi chơi với chị Tám) để cùng hẹn nhau đi Biên Hòa đến nhà Lê Dung, đồng thời chị Sáu từ Sài Gòn cũng sẽ có mặt tại nhà Lê Dung vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 như đã hẹn. Đường đi nước bước đến nhà Lê Dung do chị Tám Mỹ Quế hướng dẫn. Đúng 10 giờ, Mỹ Quế đã có mặt tại điểm hẹn là nhà của UnineX. Ngoài UnineX và Mỹ Quế còn có em gái là Hảo và em trai Phúc (cũng nhà giáo) cùng đi cho đông vui. Ngoài ra còn có một người “ăn theo” là chàng Châu, có nhiệm vụ xách máy ảnh theo để làm phó nhòm. Xe khởi hành chạy về hướng thành phố Biên Hòa, nơi mà UnineX đã có hai năm theo học trung học (đệ tam và đệ nhị) trước khi về Sài Gòn học lớp đệ nhất tại trường nữ trung học Gia Long (năm đó trường Ngô Quyền chưa có lớp đệ nhất). Nhìn phố xá hai bên đường rất lạ lẫm, đông đúc, ồn ào. Khi xe vào thành phố thì cảnh vật lại càng lạ lẫm thêm vì có nhiều con đường mới đề tên mấy ông “kách mệnh” cùng với nhà cửa lố nhố, các bảng hiệu buôn bán đủ màu sắc, các khẩu hiệu đỏ lóe chen chúc nhau càng tạo thêm bầu không khí “nóng” làm khó chịu đôi mắt của kẻ mang tâm trạng “xa lạ” ngay trên quê hương của mình. Mỹ Quế hướng dẫn cho bác tài vào đúng con đường đến nhà Lê Dung. Nhưng “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núimà khó vì Mỹ Quế quên ngõ vào nhà Dung…” (xin lỗi Cụ Nguyễn Bá Học). Chuyện đi tìm nhà bắt đầu khi nắng trưa cũng đã đổ xuống gay gắt. Số là Mỹ Quế đã nhiều lần ghé thăm Lê Dung nên tỏ ra rất rành khi hướng dẫn cho bác tài chạy vào đúng đường trên đó có ngôi chợ mang tên “Cây Gáo”. Con hẽm vào nhà Lê Dung nằm ngay phía trước ngôi ngôi chợ này – theo lời Mỹ Quế. Một mình Mỹ Quế xuống xe đi vào hẽm trong khi mọi người vẫn ngồi trên xe để chờ đợi cho Mỹ Quế trở ra dắt mọi người vào. Sau khoảng 20 phút, Mỹ Quế trở ra báo tin không phải hẽm này, rồi đi đến một con hẽm khác. Cũng khoảng 20 phút sau Mỹ Quế trở ra và báo tin không vui… nghĩa là chưa tìm ra nhà của Lê Dung. Tội nghiệp! Trời nắng chang chang, đội nắng mà đi với mồ hôi chảy ướt cả mặt. Mỹ Quế lộ vẻ âu lo và tiếp tục bước vào con hẽm thứ ba. Đến đây thì chàng Châu nhảy xuống xe để yểm trợ Mỹ Quế bằng cách cũng đi vào hẽm kiếm phụ nhưng Mỹ Quế đã mất hút trong các lối quanh co bên trong. Chàng Châu trở ra và đưa đề nghị cho UnineX hãy gọi điện thoại cho phu quân của chị Sáu Bích để nhờ anh ấy gọi cho chị Sáu Bích báo tin là cả đám không tìm ra nhà Lê Dung (lúc này chị Sáu Bích đã rời khỏi nhà từ lâu, con trai chở bằng xe hai bánh). Lần này Mỹ Quế đi lâu hơn hai lần trước và trở ra bằng một con đường khác rồi mới trở lại chỗ xe đang chờ. Lúc này UnineX đã liên lạc được với chị Sáu Bích và khi chàng Châu và Mỹ Quế trở ra từ một con hẽm khác thì mẹ con chị Sáu đã đứng bên cạnh xe cùng mọi người. UnineX rất mừng khi gặp chị Sáu trong dáng người xinh xắn khỏe mạnh. Thế là chị Sáu hướng dẫn cả đám đi vào nhà Lê Dung. Xin nói thêm là lúc Mỹ Quế vào con hẽm đầu tiên là con hẽm “có văn hóa” (khu phố văn hóa) nhưng khi vào hai con hẽm khác đều là hẽm “vô văn hóa” (không có bảng khu phố văn hóa…). Cuối cùng thì cũng nhận ra rằng khu phố Lê Dung ở là khu phố “có văn hóa!!!”. Mỹ Quế thực ra đã vào đúng hẽm nhà Lê Dung ngay lần đầu tiên nhưng gặp phải mấy đống gạch cát nằm chình ình trước một ngôi nhà đang xây cất làm chắn lối vào nhà Lê Dung nên Mỹ Quế không nhận ra lối vào. Thôi thì có bỏ công lao nhiều để tìm bạn thì cuộc gặp gỡ mới càng thêm vui và có chuyện “linh tinh” cho UnineX viết cho các anh chị (và em) đọc cho vui.


                    yeuthuong2

                Đường vào nhà Lê Dung (Con chị 6 phía sau)         Bốn cụ bà, cựu nữ sinh trung học Ngô Quyền

               yeuthuong3

              Chuyện trò thỏa thích khi gặp lại…             Phúc, Hảo (em của UnineX) và tứ mỹ nhân Ngô Quyền


Lê Dung đón các bạn trong niềm vui gặp lại bạn bè xưa và chúng tôi ôm chằm lấy nhau tíu tít nói những lời mừng vui. Lê Dung ở trong ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt có một tủ sách lớn đặt sát tường như một kho báu chữ nghĩa gồm hầu hết những sách đã xuất bản trước tháng tư 1975 với những tên sách rất quen thuộc của một thời chữ nghĩa thênh thang trong sáng. Bốn chị em thăm hỏi nhau và nói hết chuyện này đến chuyện khác quên cả giờ giấc. UnineX nhận thấy Lê Dung vẫn còn nét sáng đẹp của một Lê Dung ngày nào, thuở mà bọn con gái quê mùa như UnineX vẫn e ấp trong những chiếc áo dài thì Lê Dung đã mặc những chiếc “blue jean” bó sát khiến cho nhiều chàng trai phải ngỡ ngàng nhìn theo mái tóc đen dài óng mượt của nàng với bao nhiêu thầm mơ trộm ước… Chị Sáu Bích thì hoạt bát, chuyện trò duyên dáng vui vẻ, chị Tám Mỹ Quế cũng xinh đẹp nhiệt tình. Cả một trời kỷ niệm lại hiện về trong tâm trí của UnineX… những ngày xuân xanh của gần nửa thế kỷ trước. Những mẫu chuyện rôm rả, những lời tâm sự cũng tạm ngưng để cả đám kéo nhau bách bộ đi ăn trưa tại Quán Năm Ri, nơi mà anh Tư Tâm có lần ghé vào cùng chị Sáu chị Tám và Lê Dung trong một lần về thăm Biên Hòa. Đây là một quán được gọi như người địa phương là “đặc sản” chuyên về tôm. Thời tiết nóng nực cũng đã góp thêm phần “ấm cúng” cho bữa ăn hội ngộ thân tình với những câu chuyện buồn vui như không bao giờ dứt. Sau đó chúng tôi trở lại nhà Lê Dung để tiếp tục chuyện trò cho mãi đến hơn ba giờ chiều thì con trai chị Sáu phải chở mẹ về để đón cháu giờ tan trường. Chúng tôi chia tay quyến luyến và cùng nhau hẹn ngày tái ngộ…

Cháu Minh đưa chị Sáu về lại Sài Gòn, còn chúng tôi lên xe về lại Long Thành. Trên đường về, UnineX nhờ bác tài lái xe ngang qua trường Ngô Quyền để được nhìn lại ngôi trường xưa. Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò… Gần năm mươi năm rồi sao…?     

yeuthuong4yeuthuơng5       

     yeuthuong6                                      

                                                                                                                  
UnineX
Houston 21 tháng 12 - 2014



17 Tháng Mười 2014(Xem: 29105)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 28832)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 31083)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 20290)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).
19 Tháng Chín 2014(Xem: 23045)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 26266)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24815)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16888)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 30884)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24962)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 29432)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38259)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18690)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16760)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14497)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22555)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16924)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20892)
Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.
27 Tháng Tám 2014(Xem: 13537)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.