Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn-Xuân Hoàng - TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

05 Tháng Tám 20143:06 CH(Xem: 15249)
Nguyễn-Xuân Hoàng - TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

FE4CDD8C-207E-4E46-BC3F-7D878475D1D9_w268_r1_cx5_cy7_cw92
Tác phẩm do Đời Nay xuất bản trong thập niên 1930

Tôi chào đời trong thời chiến. Những tiếng súng đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam đã dứt tôi ra khỏi vòng tay mẹ khi tôi vừa mới lên 5. Và những tiếng súng ấy theo đuổi tôi từ làng quê này sang thôn xóm khác, đẩy cậu bé ra khỏi gia đình rồi chuyền từ tay bà mẹ nông dân này đến tay người lính cầm súng kia...Tôi là đứa bé chăn bò luôn luôn đói, là đứa con nuôi của người lính Lê Dương luôn ngồi giữa súng đạn, là đứa em nhỏ của những người lính bên giao thông hào, ngày nào cũng nhìn thấy người chết nằm kề bên… Cho đến ngày gặp lại mẹ, tôi được ôm sách đến trường. Tôi đi học giống như chạy giặc. Đúng hơn, như một người đói lâu ngày được ăn. Nhai nuốt vội vàng, nhiều khi không kịp tiêu, chữ thì có, nghĩa thì không. Phải học nhảy lớp cho kịp tuổi. Nhưng, tôi thích đời lính hơn đời thường… Và khi chưa kịp đến tuổi đi lính, tôi đã phải lén mẹ làm giấy thế vì khai sinh tăng thêm tuổi để hy vọng được …đi lính. Mẹ tôi đã kịp thời bắt tôi trở lại nhà trường, bắt tôi phải đi học trước khi tôi muốn trở thành người lính chuyên nghiệp. “Lính chuyên nghiệp hả? Nhà có hai đứa con trai, anh hai mày đi lính là đủ rồi!”

Tôi là đứa học trò kém môn Văn. Tôi chỉ thích môn Toán. Những con số đến với tôi dễ hơn là con chữ! Và như thế tôi lớn lên. Và khi tôi bắt đầu biết đọc biết viết, biết chữ và nghĩa, tôi khám phá ra mình chỉ thích đọc những gì thuộc về hiện tại hơn là quá khứ. Tôi không thích Kim Dung vào cái thời mà sách vở Kim Dung tràn ngập cả Sài Gòn, Việt Nam. Không chỉ không thích mà còn cả không đọc. Tôi chỉ đọc những gì người ta viết về cái thời tôi đang sống! Tôi không mê Hồ Biểu Chánh, tôi chỉ thích Sơn Nam. Những tác giả mà tôi đọc đôi khi là những người tôi từng có dịp ngồi với họ bên ly cà phê buổi sáng. Từng có lúc tranh cãi với họ trong bữa rượu hồi chiều. Họ khác tôi, nhưng họ nói với tôi cùng một thứ ngôn ngữ. Tôi biết mình chật hẹp, nhưng không biết cách nào đi ra khỏi con hẽm đó! Tôi muốn biết người cùng thời đại của mình sống như thế nào, nghĩ như thế nào, họ giải quyết đời sống họ ra sao trước một biến cố mà tôi có lần phải đối diện?

Tôi chưa bao giờ đọc như một nhà biên khảo. Tôi đã khám phá ra trong cái đọc của tôi có quá nhiều thiếu sót. Những thiếu sót ấy cần phải được bù đắp.

Tôi muốn nói trường hợp tác phẩm và tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tôi nhớ tựa những cuốn sách tôi tưởng mình đã đọc: Hồn Bướm Mơ Tiên. Đời Mưa Gió. Lạnh Lùng…..tôi nhớ tên những tác giả tôi tưởng mình đã biết: Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo… những tác phẩm lớn của những nhà văn lớn trong văn học Việt Nam.

Trong một thư gửi bạn bè, nhà văn Phạm Phú Minh cho biết trong hai ngày 06 và 07 tháng Bảy này tại Hội trường báo Người Việt Quận Cam sẽ có cuộc triển lãm và hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn. Và trong hơn một tháng nay nằm trên giường bệnh, tôi nghĩ mình sẽ có dịp bổ sung những khiếm khuyết ấy.

Tôi phải xuống Quận Cam, tôi hứa với Phạm Phú Minh - trưởng ban tổ chức Hội Thảo và Triển lãm về Tự Lực Văn Đoàn và báo Phong Hoá, Ngày Nay - như thế, bởi vì ngoài chuyện sẽ gặp lại bạn bè từ lâu không gặp - mà không biết còn có dịp nào gặp nữa không? - còn là dịp hiểu thêm về những tác giả mà tôi đã đọc thiếu chiều sâu.

Sẽ thấy được hai tạp chí Phong Hoá, Ngày Nay, sẽ nhìn chiếc áo dài Le Mur, sẽ nghe những bài nhạc đầu tiên của Việt Nam trên Ngày Nay, sẽ ít nhất xem được vở kịch trong sự hình thành của phong trào kịch mới Việt Nam, cả tranh bìa, hí hoạ, minh hoạ của báo Phong Hoá, Ngày Nay thuở đó….

Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…

Ông Kawaguchi Kenichi, Giáo sư Danh dự Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản, nói về Tự Lực Văn Đoàn và Văn học Cận đại Việt Nam. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Giáo sư Đại học Victoria, Melbourne, Australia: Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn. Đó là chưa kể được nghe Đỗ Quý Toàn, Trần Huy Bích, Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú, Đặng Thơ Thơ, Ngự Thuyết cung cấp cho tôi những cái nhìn khác về Tự Lực Văn Đoàn… mà tôi thiếu sót.

Tôi đã lỡ một cái hẹn mà tôi mong ước.

Nguyễn-Xuân Hoàng

Nguồn: voatiengviet.com
19 Tháng Chín 2014(Xem: 23025)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 26242)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24800)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16866)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 30860)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24941)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 29397)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38235)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18676)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16739)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14490)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22546)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16906)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20789)
Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tui cho tui có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.
27 Tháng Tám 2014(Xem: 13531)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30277)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33209)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27774)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16501)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.