Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - CHIẾC BÓP BỎ QUÊN

20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 27144)
Hoàng Mai Đạt - CHIẾC BÓP BỎ QUÊN


 Chiếc bóp bỏ quên


hmd_bolsa-2014-02-27-large-content

Sắp có mưa trên đường Bolsa cuối tháng Hai, 2014.



Nhiều lúc có những chuyện xảy ra cho bản thân mình tưởng chừng như không có liên quan gì đến nhau, nhưng khi nghĩ sâu hơn một chút, lại thấy chúng thật sự có họ hàng bà con, gắn bó như người quen, và cùng nhắc nhở mình hãy cẩn thận trên con đường đời còn quanh co ở phía trước, kẻo không lại lạc lối ở khúc quanh trong đêm tối. Điều tôi sắp kể là chuyện một chiếc bóp bị bỏ quên và một mạng sống vừa tắt như một ngọn đèn sáp. Hai sự việc tuy xa mà lại rất gần, với tôi.

Dạo này, có lẽ vì trí nhớ bắt đầu kém, hay vì lo toan nhiều việc, nên tôi thường quên lãng những điều lặt vặt. Chuyện quên chìa khóa nhà, chìa khóa xe, thất lạc đồ đạc ở đâu đó là chuyện thường. Rất may tôi chưa đến nỗi quên mặc quần trước khi rời phòng tắm, nhưng mà biết đâu chừng ngày ấy cũng sắp đến, như tôi từng nghe về các bác lớn tuổi ở viện dưỡng lão.

Sáng Chủ Nhật rồi, đài Little Saigon Radio đã tổ chức buổi giỗ đầu tiên dành cho bác Vũ Quang Ninh. Mới đó mà đã đến giữa tháng Ba, bác đã mất được một năm. Tuy chương trình giỗ bắt đầu lúc 11 giờ trưa, tôi đã thức dậy từ 5 giờ sáng như trong một ngày thường, không muốn ngủ nướng vì có một số việc cần làm trước khi đi dự lễ tưởng niệm một người tôi mà từng thân quen như người nhà trong hơn mười năm làm việc ở đài ấy. Đến sau 9 giờ, một cặp vợ chồng bạn đến thăm. Lâu ngày không gặp nên những mẩu chuyện buồn vui kéo dài cả tiếng rưỡi. Khi khách rời nhà, tôi lật đật tìm một bộ y phục thích hợp để đi dự buổi giỗ bác Ninh, tay chân hấp tấp khoác áo, xỏ giày.

Đài tổ chức giỗ trong khuôn viên tòa thị chánh Westminster, cách nhà tôi không tới mười-lăm phút lái xe. Thay vì đậu xe gần ngôi nhà diễn ra buổi lễ, tôi lại để xe ở cạnh khu nhà dành cho người già, để rồi đi bộ từ đó xuyên qua khuôn viên tòa thị chánh từ phía nam lên phía bắc. Tôi làm vậy một phần vì khuôn viên có những cây cao bóng mát, nhiều bụi hồng, lại vắng vẻ vào sáng Chủ Nhật, gợi nhớ những ngày tháng êm đềm mà vợ chồng chúng tôi từng đến đây chơi với con hai thập niên trước.

Thế nhưng cuộc du ngoạn ngược về quá khứ chưa được lâu thì tôi chợt phát giác một chuyện rất nghiêm trọng. Đó là tôi đã bỏ quên chiếc bóp ở nhà. Ở nơi làm việc hay ở nhà, tôi thường không mang bóp trong túi quần, vì nó cộm, gây căng chật không cần thiết. Bác sĩ luôn bảo tôi nên ăn mặc quần áo cho rộng rãi, thoải mái, nên tôi có lý do để tránh mang bóp trên người. Thế nhưng bóp là vật bất ly thân khi tôi ra đường, vì nó chứa đựng hết thẩy những thẻ căn cước, bằng lái xe, vài ba tờ tiền mặt, vân vân. Khi bước ngang cửa ra vào của sở cảnh sát Westminster ở trong khu vực tòa thị chánh, tôi chợt nhận ra mình quên mang bóp và đã lái xe từ nhà đến đây mà không có bằng lái ở trong người. Nếu bị cảnh sát chặn xe vì bất cứ lý do gì thì tiền phạt sẽ càng cao gấp bội bởi tội thiếu bằng lái xe, tôi đoán.

Cũng may, được gặp lại một số bạn đồng nghiệp thân thương còn làm ở đài Little Saigon Radio, tôi quên chiếc bóp trong khoảng một tiếng đồng hồ. Các bạn “khen” tôi nay tóc bạc phơ, đạo mạo cốt tiên ông giáng trần. Dẫu sao lúc đó tôi cũng còn có tóc để mà bạc, chưa rụng hết như nhánh cây khô giữa mùa đông.

Khi trở lại bãi đậu xe, phải băng ngang cửa vào sở cảnh sát, tôi lại nhớ đến túi quần xẹp lép, trống trơn, không có chiếc bóp chứa đựng những tấm thẻ cần thiết mà mấy ông cảnh sát rất thích xem khi điều tra tài xế.

Trên đường lái xe về nhà, tôi chợt khám phá một điều vi diệu vô cùng, có lẽ chưa từng xảy ra bao giờ từ ngày tôi biết lái xe gần bốn thập niên trước. Đó là tôi điều khiển chiếc xe rất từ tốn, cẩn thận, tôn trọng các qui luật giao thông như một công dân tốt. Lỡ mà phạm luật, bị ông cảnh sát chớp đèn ở phía sau thì mệt lắm, biết phải nói sao khi mà trong người không có bằng lái xe.

Dọc theo đường Westminster quẹo phải vào Magnolia, băng qua hai siêu thị Stater Bros và Mỹ Thuận, tôi không chỉ lái chậm, mà còn kiên nhẫn trước các hành động “dễ thương” của các đồng hương của tôi, khi họ quẹo xe vào siêu thị mà không thèm bật đèn signal, hoặc phóng từ trong siêu thị ra đường ngay trước đầu xe khi thấy tôi mới giảm tốc độ để nhường đường cho một tài xế khác, hay lái từ làn đường bên này ủi qua làn bên kia mà không thèm ngó trước nhìn sau, ai chết mặc ai, tui phải giành đường cái đã. Lúc thường thì tôi có thể nổi quạu, nhấn kèn để “dạy bảo chúng nó” vài câu cho bõ ghét. Thế nhưng tôi nghe lòng vắng lặng, chỉ quan sát họ để tránh bị đụng xe và thận trọng một cách khác thường cho đến khi về đến mái nhà quen thuộc.

Tôi ngồi lại trong xe thêm vài phút để chiêm nghiệm những gì mới xảy ra trong hơn mười phút trước đó. Tôi không ngờ chuyện bỏ quên chiếc bóp ở nhà đưa đến sự việc tôi đã cẩn thận, chú ý hơn đến việc lái xe, đồng thời cũng không cảm thấy bực bội trước những cảnh chẳng vừa ý ở chung quanh. Cầm chiếc bóp ở trong tay lúc ngồi trong phòng khách, tôi mân mê nó và thầm cám ơn nó đã nhắc nhở tôi hãy sống chậm lại, đừng quá vội vã, hấp tấp, kẻo không thì xảy ra những tai họa mà từ đấy về sau tôi sẽ ân hận vô cùng.

Còn một chuyện khác tưởng không quan hệ nhưng cũng là một thông điệp khuyên bảo tôi hãy sống trong giây phút hiện tại, sống với lòng bao dung, thương yêu không bờ bến. Tôi được tin anh Vũ Ánh đã đột ngột lìa xa cõi trần hôm thứ Sáu, hai ngày trước khi xảy ra chuyện bỏ quên chiếc bóp. Anh là một nhà báo kỳ cựu ở phố Bolsa này. Tôi đã có dịp làm việc chung với anh dăm ba lần, kể cả một thời gian rất ngắn anh hợp tác với đài Little Saigon Radio.

Có lần ngồi nói chuyện với anh lúc gần Tết Nguyên Đán, tôi nói nửa đùa nửa thật rằng tôi đang sống mùa xuân năm nay như đang sống trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời. Người anh lớn hơn tôi cả chục tuổi bỗng nhíu mày, lộ vẻ khó hiểu trong lúc chờ đứa em “hơi bất thường” nói thêm vài câu cho rõ ý. Anh Vũ Ánh thích nói, lại rất “mặn” chuyện chính trị, còn tôi thích nghe, lại “khoái” chuyện tâm linh, nên mỗi lần có dịp ngồi chung bàn tôi thường chỉ lắng nghe anh bình luận huyên thuyên. Thế mà bữa ấy tôi lại giành nói, tâm sự điều tôi đang trăn trở rằng tôi muốn yêu thương, sống tử tế với mọi người ngay từ bây giờ trở đi, vì biết đâu đây có lẽ là mùa xuân cuối cùng, không ai đoan chắc mình sẽ sống đến mùa xuân năm sau. “Cậu nói chuyện ấy tôi chả biết sao mà bàn,” anh nhìn tôi cười khề khà, đẩy đưa câu chuyện sang một hướng khác, về một vấn đề thời sự đang gây sôi nổi trong cộng đồng.

Thế nên tin anh Vũ Ánh từ trần đã gióng lại một hồi chuông tỉnh thức trong tôi, nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.

Tâm sự với bạn hai mẩu chuyện vụn, thay cho một lời cầu chúc bình an.

Hoàng Mai Đạt


nguồn "http://hoangmaidat.wordpress.com.


09 Tháng Hai 2009(Xem: 74679)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91133)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88217)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80824)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74289)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65853)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78704)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68904)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76316)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 77055)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74321)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72972)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72307)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75631)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74447)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80581)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74391)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76160)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69592)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.