Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - MÙA HÈ ĐANG TỚI HAY ĐANG QUA?

09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 42210)
Nguyễn Thị Minh Thủy - MÙA HÈ ĐANG TỚI HAY ĐANG QUA?

Mùa Hè Đang Tới Hay Đang Qua?


Nguyễn Thị Minh Thủy


mua_he_dang_toi-large-content


Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Không dưng mà tôi bỗng nhớ tới mấy câu thơ trên của Xuân Diệu khi bước vào một siêu thị với những mặt hàng mới mẻ đang được dọn ra để chào đón mùa tựu trường trở về. Có phải vì tôi chợt mang tâm trạng giống như nhà thơ tiền chiến lừng danh ấy, không chờ nắng hạ mới hoài xuân, không đợi qua mùa thu mới nhớ nhung mùa hè bởi đang thầm cảm nhận mùa hè đương tới và cũng đương qua, rõ ràng trước mặt?

Bây giờ là tháng tám, tháng giữa hè. Bọn trẻ đang nghỉ hè, nhưng không đầy một tháng nữa thôi, mùa hè sẽ trôi vào dĩ vãng. Hồi xưa, xưa lắm, tôi thích mấy câu thơ trên có lẽ vì chúng hợp với bản chất ưa “triết lý vụn” của tôi. Nhưng bây giờ thì khác. “Thời giờ như tên bay,” câu thành ngữ ấy nếu đối với một cô bé mười sáu chỉ gợi trong đầu một ý niệm mơ hồ thì nay đã là một điều đã được rõ ràng chứng nghiệm. Nên phải nói tôi yêu chúng, trân quý chúng, vì tôi thực sự “cảm” được những gì tác giả trình bày.

Đúng vậy, đang giữa hè mà tôi bỗng nhớ nhung mùa hè! Tôi nhớ những mùa hè thuở các con còn bé, hè là thời gian mà mẹ con được gần nhau nhiều nhất (may mắn là lúc ấy tôi làm việc part time tại nhà). Vì bọn trẻ không đến trường, tôi bận bịu nhiều hơn bởi phải lo thêm nhiều việc như cho chúng ăn uống buổi trưa, đưa đi thư viện, đưa đi học bơi, kèm học thêm một tí cho chúng khỏi quên nếu năm đó không có lớp “Summer school,” vân vân, đó là chưa kể chuyện mệt hơn vì phải làm trọng tài phân xử bọn chúng “full time.” Ấy, cực bao nhiêu thì cực, vậy mà nhớ lại vẫn thấy nao nao nuối tiếc một thời.

Tôi cũng nhớ tới cái không khí rộn ràng của mỗi lần chuẩn bị đi chơi xa vào cuối hạ – cắm trại, hoặc lái xe du ngoạn sang một vài tiểu bang lân cận. Vợ chồng con cái chất lên xe với bao thứ vật dụng lỉnh kỉnh, mỗi lần “xuất quân” thường vui ít mệt nhiều, nhưng sau đó, bắt gặp những hạnh phúc gia đình nho nhỏ chợt có được trên đường nghỉ hè, mới thấy thật không uổng công thực hiện: Ít nhất mình cũng đem lại được tuổi thơ cho con cái, như mình đã từng may mắn được hưởng.

Đọc lại bài viết của chính mình tuần rồi, qua đoạn nhắc tới những trò chơi ấu thời, trong đó có chuyện câu cá với các anh, cả một ký ức về những mùa hè êm đềm tuổi nhỏ lại như bừng sống. Còn nhớ, vào những ngày bãi trường như thế, cơm nước xong là bọn trẻ được lệnh phải đi ngủ trưa (có lẽ để vừa giúp thân thể mạnh khỏe vừa đỡ gây ồn cho người lớn). Các anh tôi, sau một hồi nằm giả đò ngủ say, khi thấy người lớn đã đi nằm, bèn lẻn dậy ren rén làm những chuyện mình thích, trong đó có mục leo lên mấy cây mận quanh nhà tìm bắt những ổ kiến vàng để lấy trứng kiến làm mồi đi câu. Tôi cũng chẳng vừa, lén theo dõi các anh từng bước, tới chừng biết được mục này cũng chẳng hấp dẫn gì, tôi mới ngoan ngoãn trở lại nằm ngủ với chị tôi.

Má tôi sinh hai con gái đầu lòng, sau đó sinh một hơi ba cậu con trai rồi mới tới tôi nên giữa tôi với các chị tôi cách nhau khá xa, trên mười tuổi lận. Thành thử các chị đủ lớn để thay má tôi săn sóc em, và tôi tha hồ nhõng nhẽo với họ, nhất là với chị Ba tôi. Mùa hè, trưa trưa chị khép cửa phòng khách, lau sạch chỗ gạch cạnh vách tường cho đỏ au mát rượi rồi hai chị em nằm nghỉ nhưng thường chỉ một mình chị ngủ mà thôi. Không hiểu sao lúc ấy tôi hiếm khi ngủ trưa, chỉ nằm vật vạ để say sưa vọc tóc chị, hết thắt bím lại mở ra, trông cho mau tới lúc chị thức dậy, đi làm những món ăn, thức uống giải nhiệt giải khát cho cả bọn. Khi thì chị róc mía chặt ra từng khoanh nhỏ, gọt đu đủ, bổ dưa gan, cắt thơm. Khi thì chị xắt xương xâm, xương xáu hay xương xa hột lựu, bánh lọt, vân vân. Đơn sơ thôi, nhưng những bữa “snack” ấy mới ngon lành đối với tôi lúc đó làm sao.

Còn nhớ, mỗi lần nghe tôi nói, “Bữa nay chị Ba nhớ làm hột é đười ươi nha” là chị cười nắc nẻ và kiên nhẫn chỉnh sửa tôi, “Bậy. Lười ươi chớ không phải đười ươi như con đười ươi đâu bé ơi.” Buồn cười, hồi còn bé, khoảng năm sáu tuổi, tôi hay mắc phải cái tật bộp chộp kiểu “trông gà hóa cuốc,” nghe cái nọ xọ cái kia như vậy đó. Thí dụ như có lần tôi cũng làm cả nhà cười bò khi tôi bắt chước con nít hàng xóm, hát ầm ĩ như vầy, “Nhà bên kia có con gà trống gáy, bắt đem lên bỏ trong nồi hết gáy, xong rồi đem ra xé hai ăn liền.” Té ra, ở câu cuối, hát đúng (cho dầu đã bị nhại lời để diễu) phải là “xé phai” (là tên một món gỏi) chứ không phải “xé hai” như tôi tưởng. Một lần khác, đang bực mình vì tật nhõng nhẽo của tôi, má tôi cũng phải bật cười (và dĩ nhiên các anh chị tôi cũng cười bể bụng) khi nghe tôi òn ỉ như thế này, “Má ơi, má cho con đi chung với mấy anh coi phim Anh Hùng Sôi Máu Họng nha má.” Thì ra nhóm chữ “sôi máu hận” vô lỗ tai tôi đã bị biến dạng thành “sôi máu họng” cho… minh bạch dễ hiểu, có lẽ.

Mùa hè tuổi nhỏ cũng là những tối anh chị em tôi dẫn nhau ra mé sông, nơi có một công viên đơn sơ nhưng luôn mát rượi nhờ những đợt gió nhẹ hiền hòa từ sông thổi vào. Tôi ngồi hóng gió, chờ ăn ké những cắn hạt dưa do má tôi hay chị tôi cắn cho trong khi các anh lăng xăng chạy giỡn hoặc tìm bắt những con dế cơm mập ú no tròn. Đây đó, con nít nô đùa, người lớn trải chiếu trên cỏ ngồi nhìn ra sông hóng gió. Nếu không có trăng, dòng nước ngoài kia thật tình chỉ là một khối tối thui không có gì để theo dõi ngoại trừ những tiếng sóng ì uộp vỗ vào bờ kè. Vậy mà sao mỗi lần được nghe má nói, “Bữa nay nóng quá, ăn cơm xong mình ra mé sông” là bọn tôi mừng rơn. Hình như chỉ cần một chút “biến động” là đủ thấy vui rồi, đối với bọn con nít như tôi lúc đó.

Có lẽ cũng vì thế mà lúc nhỏ tôi cũng hay trông đợi những ngày cúng giỗ, mà đám giỗ lớn nhất trong năm, đám của ông ngoại tôi, lại rơi đúng giữa hè, sướng chưa! Đám giỗ giữa hè cho phép tụi tôi ăn giỗ “full time” vì không phải đi học và bà con thân tộc cùng con cháu của ông ngoại tôi, trong đó có nhiều đứa bé bằng tuổi tôi hay lớn hơn chút đỉnh, tựu về đầy đủ y như ngày Tết để rồi bọn tôi tha hồ bày ra những trò chơi tập thể, ôi còn gì vui hơn!

Thế đó, những ngày hè của tuổi thơ tôi đã qua. Thế đó, những ngày hè của tuổi trung niên bên chồng bên con của tôi cũng đã qua. Và thế đó, mùa hè đang qua ngay trước mắt mình, ngay giờ phút mình đang nói chuyện, đang gõ máy, đang suy nghĩ. Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” Vâng, trong chớp mắt, cái tôi của hiện tại đã trở thành cái tôi của quá khứ liền tức thì. Nhà Phật nói, chúng ta chết trong từng sát na. Mất/còn, nếu mình muốn níu kéo thì thấy đau lòng đến muốn khóc. Còn như nếu cứ ung dung tự tại thì thấy mọi thứ “chỉ là mơ qua.” Chỉ hiềm một nỗi là luyện cho có được cái tâm ung dung tự tại như vậy thật không phải dễ, phải không các bạn.


Nguyễn Thị Minh Thủy

Westminster, ngày 5 tháng 8, 2013


09 Tháng Hai 2009(Xem: 74672)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91035)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88212)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80819)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74280)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65837)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78693)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68897)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76307)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76945)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74020)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74131)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72855)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72202)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75627)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74435)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80578)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74300)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76149)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69488)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.