Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - ĐI THĂM THẦY ỐM

17 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 60830)
Nguyễn Trần Diệu Hương - ĐI THĂM THẦY ỐM

ĐI THĂM THẦY ỐM


Tường thuật: Nguyễn Trần Diệu Hương - Hình ảnh: Phan Kim Phẩm


thay_hoang-large

Thầy bệnh đã hai tháng, chúng tôi mới đến thăm Thầy. Nước Mỹ rộng mênh mông, California đã lớn hơn cả nước Việt Nam nên chúng tôi không biết gì hết, mặc dù ở ngay bên cạnh Thành phố Thầy vẫn sống từ gần 20 năm nay. Đến lúc đón Thầy Bình từ North Carolina qua California, gặp Thầy đến thăm Thầy Bình ở buổi ăn trưa, chúng tôi sững sờ vì Thầy gầy đi theo cấp số cộng mỗi ngày. Đến lúc đó, chúng tôi mới biết Thầy ốm theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Không như hồi xưa còn nhỏ ở Biên Hòa, thành phố nhỏ xíu, cả tỉnh chỉ có vài con đường lớn nên không những "đi dăm ba bước đã về chốn cũ" mà "chuyện trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã hay". Nên lúc đó Cô dạy Vạn Vật bị bệnh, chúng tôi kéo nhau đi thăm Cô, rầm rộ như một đoàn quân đi diễn hành. Học trò con gái mới vào Trung học, áo dài trắng tinh khôi, như tâm hồn chúng tôi lúc đó. Cả lớp gom góp “tài sản” lại, có đứa đổ cả sách vở, dốc ngược đáy cặp, đủ tiền mua được sáu cái trứng gà so vỏ nâu- be bé xinh xinh như học trò lớp sáu - và một chục cam sành, vỏ xanh mười hai trái. Vậy mà chúng tôi đã rồng rắn kéo nhau ra chợ, bu quanh sạp hàng cam, xin thử đủ thứ từ cam vỏ xanh, cam vỏ đò, đến cam sành. May thay gặp lúc giờ nghỉ trưa, vắng khách, chợ không đông, bà bán hàng đứng tuổi, phúc hậu, lại vui vẻ, hết cắt lát cam này đến lát khác cho chúng tôi thử. Chúng tôi rối rít cám ơn, bà bán cam cười hiền từ, kiểu cười bao dung của các bà mẹ Việt Nam:

- Tụi bây cũng như con cháu tao thôi. Khỏi cảm ơn mai mốt cần mua cam thì nhớ quay lại đây.

Chúng tôi vâng dạ rối rít rồi bưng cam, và trứng đến thăm cô giáo dạy Vạn vật . Cô vui lắm, và không biết nhờ có một bầy học trò con nít đến ríu rít như chim, cắt cam ra bưng lên mời Cô, hay nhờ tác dụng cùa mấy viên trụ sinh mới mua từ Pharmacy đầu đường, hai hôm sau Cô bình phục đi dạy lại. Chúng tôi lại thấy Cô khỏe mạnh hồng hào đứng trên bục giảng với mái tóc dài dịu dàng và tà áo dài màu tím nhạt quen thuộc.

Hè năm 2013, các cô học trò bè bỏng lớp sáu năm xưa đã thảnh quý mệnh phụ phu nhân, hay các bà nửa chừng xuân vất và ngược xuôi cả ở quê nhà lẫn quê người. Buồn thay, cũng có những cô bạn ngày nào cuộc đời mãi mãi dừng lại ở tuổi mười sáu, hai mươi…

Ở quê người, tôi đi thăm Thầy ốm với các đàn anh đàn chị Ngô Quyền, hầu hết là bạn của Thầy Cô tôi, các chs NQ đã đứng trên bục giảng ngôi trường Trung học yêu dấu ngày xưa của chúng tôi.

Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.

Thầy Hiệp, như mọi lúc, luôn có mặt bên cạnh bầy học trò ngày xưa - dù đã nên ông, nên bà vẫn luôn giữ phận học trò - trong mọi sinh hoạt nhất là khi đi thăm đồng nghiệp ngày nào, đã đùa với bạn:

- Bao nhiêu người muốn xuống trọng lượng mà không xuống được lấy một lb, ở Mỹ dễ lên cân hơn xuống, Khi nào lành trọng lượng lại tăng, lo gì!

Theo gương Thầy Hiệp, chúng tôi cố mang lại tiếng cười cho Thầy:

- Trọng lượng của Thầy bây giờ là mơ ước của các cô models đó thưa Thầy.

Thầy ngồi ở giữa, cạnh Thầy Hiệp, như tâm điểm trong vòng tròn ân cần, lễ độ và chân tình của học trò xưa, da vẫn xanh, nhưng mắt ngời lên ánh lửa hạnh phúc. Hạnh phúc mong manh mà có thật từ tình nghĩa Ngô Quyền. Thầy kể cho Thầy Hiệp, mấy ông bạn nhà báo và bầy học trò nghe về đoạn đời nhà giáo của Thầy, với những vui buồn của người đứng trên bục giảng.

Một góc bàn, ly cà phê Peets, special order, đậm đen như cà phê Việt Nam theo gout của Thầy đứng một mình nguội ngắt, buồn thiu, như vẻ mặt học trò khi đến thăm Thầy Cô bị ốm. Ở một góc khác, chậu hoàng lan chị Hảo lễ mễ mang đến cũng kém tươi vì sức khỏe Thầy suy yếu.

Trên tường câu đối được một người bạn ở xa viết theo lối thư pháp gởi đến như một lời vấn an sức khỏe cho Thầy.

thuphap-largeNgày mai chẳng biết ra sao nữa?

Mà có ra sao cũng chẳng sao!”

Tuần sau chắc sẽ có những cái thiệp "get well soon" tới tấp bay về từ các anh chị trưởng tràng khóa 1, học trò trực tiếp của Thầy ở khắp nơi trên quê người, những cô cậu học trò lần đầu học môn Triết với ông Thầy trẻ lần đầu làm Thầy, chắc sẽ chân tình hơn và "mời Thầy lên xe tìm về quá khứ" ân cần hơn.

Thầy cũng sẽ có lời cầu nguyện với Phật Dược sư từ học trò Phật tử, lời cầu nguyện với Đức Mẹ Maria từ học trò Công giáo cho sức khỏe của Thầy.

Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc, nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu, và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…

Nguyễn Trần Diệu Hương

Milpitas, AUG 2013


03 Tháng Hai 2009(Xem: 80784)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74245)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65813)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78676)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68878)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76292)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76879)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73919)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74024)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72752)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72108)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75618)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74315)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80568)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74156)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75927)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69274)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73864)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69444)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66627)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .