Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NGUYỄN HỮU HẠNH - HẬU HỘI NGỘ NGÔ QUYỀN 2013

02 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 85684)
NGUYỄN HỮU HẠNH - HẬU HỘI NGỘ NGÔ QUYỀN 2013


HẬU HỘI NGỘ NGÔ QUYỀN 2013


Buổi họp mặt vừa chấm dứt, vội vàng thu dọn sân khấu tôi vội lái xe đến tiệm kem Bamboo trên đường Bolsa, mong tìm được không gian của riêng mình. Chất ngọt lịm của ly sinh tố, vị đắng trong ly cà phê sẽ là chất liệu cho bài viết “Hậu hội ngộ Ngô Quyền”

Bạn đồng môn khóa 8 tề tựu đồng đảo, vắng mặt vài bạn vì có những niềm vui riêng. Có cả Thầy Cô Phạm Tấn Bình, anh Bửu chị Phượng Liên, và cô em Diệu Hương cũng muốn chung vui cùng khóa 8. Như có duyên được phục vụ Thầy Cô và bạn đồng môn, tôi và Mai Trọng Ngãi và Nguyễn Thị Mỹ bưng từng ly kem, từng ly sinh tố đến tận bàn cho mọi người. Chìu lòng luôn ông đàn anh khóa 6 Phạm văn Tươi từ Texas với hương vị cà phê, và cô bạn tinh nghịch ngày nào Trần Thị Bạch Tuyết. Nhưng chẵc chắn là không được tiền tip. Đông vui nhưng không hao, vì với 200 đô trúng thưởng, anh chị em khóa 8 đã tặng lại cho quỹ hội 100 như một sự hào phóng.

img_3862-large-contentimg_3861-large-content

Rời quán Bamboo tôi phải chạy tạt ngang nhà anh Huỳnh Xuân Hóa khóa 6 trên đường Ward vì phải gặp gở các đàn anh từ phương xa về, nhưng tôi chưa có thời gian thù tạc nào Võ Hải Vương, Tô Hồng Dũng, Lê Văn Tới, Trương Kiến Xương và các thổ địa Nam Cali Ma Thành Tâm, Trần văn Việt, Ma Hồng Phúc, Trương Thành Cát v.v... Thầy Cô Phan Tấn Bình cũng đến nhìn đám học trò vui say.

Vì có hẹn trước theo lời mời của chị Chu Diệu Thi, chúng tôi gồm Lê Văn Tới, Trương Kiến Xương được anh Lữ Công Tâm chở đến nhà chị Lương Thị Sao khóa 6 tại Hungtington Beach. Nơi đây đã có mặt anh Phan Kim Phẩm, chị Nguyễn Thị Tường Lynh, chị Chu Diệu Thy, chị Nguyễn Thị Dung, chị Ngô Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Huê, anh Phùng Đăng Hóa, anh Trần Thắng Trung và vài bà chị nữa. Ở mỗi một nơi tôi đều nhận được những tình cảm gắn bó tình đồng môn, cũng nhờ vào ngày họp mặt Ngô Quyền anh chị và các bạn khắp nơi mới có dịp gặp lại nhau. Từ những kỷ niệm ngày đi học, chọc trời khuấy nước giữa chốn giang hồ, buồn vui đời lính đến những câu chuyện tình muôn đời vẫn đẹp và còn quý trọng lẫn nhau. Biết bao anh chàng vẫn muốn mình là Điệp trong chuyện tình Lan và Điệp, đứng trước cổng chùa nhìn Lan cắt đứt dây chuông. Phải không chị Sao?

p35-contentp33-content

Tiệc vui vẫn còn tiếp diễn từ nhà ngoài vào nhà trong, nhưng chúng tôi cũng đành lưu luyến chia tay vì đã quá nửa đêm và tôi còn hành trình vào sáng sớm hôm sau.

Sáng sớm ngày thứ sáu 7/5 chưa kịp uống cà phê, Mai Trọng Ngãi đã đến trước cửa. Tôi cùng Ngãi đến nơi mướn xe và lái ra điểm hẹn tại chợ ABC. Ngày hôm nay là dành cho tour vòng quanh Little Sài Gòn. Trong khi chờ đợi lại gặp anh Phan Kim Phẩm, chị Nguyễn Thị Tường Lynh và con trai đang đi chợ tại đây. Gặp anh Phẩm tôi biết được giờ nầy 2 bạn đồng môn từ San Jose với anh Phan Kim Phẩm, anh Lê văn Tới anh Trương Kiến Xương trên đường về chắc có lẽ đang dừng lại Monterey Park với Lê văn Thành trang trải niềm riêng, Anh Phẩm và chị Lynh vui tươi dành thời gian trọn vẹn cho gia đình tại Nam Cali trong ngày nghỉ lễ, riêng tôi vẫn còn bận rộn tất bật đó đây cho Ngô Quyền.

dscn0288-large-contentdscn0294-large-content

dscn0293-large-content

 Như cảm thông và muốn được chia sẻ chung vui cùng đoàn người đi, anh Phan Kim Phẩm đã vội vàng ra bãi đậu xe chào cô Lan và đồng môn, cùng chụp chung những tấm hình kỷ niệm với chị Ma Thị Ngọc Huệ, cô Bùi Thị Ngọc Lan, Đặng thị Hoàng Yến từ Kansas, Nguyễn Thị Thanh Vân từ Arizona, Bùi Thị Liên và người bạn từ Washington State.

dscn0292-large-contentdscn0291-large-content

Một sự xếp đặt tình cờ Đặng Thị HoàngYến và Nguyễn Thị Thanh Vân lại người bạn cùng lớp với cô bạn hàng xóm của tôi, Châu Kim Mỹ và chị Bùi Thị Liên là phu nhân của ”Tiến chu” bạn tù, bạn cùng xóm Hoa Lư cũng có nhiều kỷ niệm sau 1975, tôi và “Tiến chu” từng đổ mồ hôi hì hục với chiếc xe ba gác cố lên dốc cầu mới và đã từng bị hai anh Bắc 75 lường gạt mất tiền trước công ty vật tư. Do đó cũng có nhiều chuyện nhắc nhớ và thân quen..

Chúng tôi vòng quanh những con đường Little Sài gòn, qua các khu thương mại phồn thịnh của Người Việt. Cùng đến tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ trước là thăm viếng sau là tưởng nhớ bao chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến.

img_3867-large-contentimg_3868-large-contentimg_3864-large-content

Sau những giây phút bùi ngùi tưởng niệm, để tạo sự thanh thản lòng mình chúng tôi đã đến viếng Nhà Thờ Kiếng nhìn xem kiến trúc tân kỳ uy nghi, với bao lòng thành hướng về đấng tối cao. Sau nhà thờ kiếng cũng như mọi lần, chúng tôi tiếp tục lên Tây Lai Tự, một kiến trúc cổ kính những tượng Phật Quan Âm và Đức Phật Thích Ca. Cô Lan và quý chị cũng được dịp thưởng thức các món ăn chay hạp khẩu vị. Nửa buổi chiều còn lại chúng tôi thẳng đường lên Palm string, vòng quanh khu Morongo Casino, nơi tạo điện bằng sức gió, dừng lại khu shopping outlet cho Cô Lan và các chị tha hồ mua sắm. Riêng tôi và Ngãi vẫn ngồi chờ đợi trong xe với cái nóng bức, nhai vội khúc bánh mì bì của cô Lan để vỗ về bao tử.

img_3871-large-contentimg_3872-large-content

Sau hơn nửa ngày mua sắm chúng tôi trở về điểm xuất phát trời đã về chiều, chị Ma Thị Ngọc Huệ định mời mọi người cùng đến quán “Mì Vị” để thưởng thức lại hương vị quê hương với những cọng mì dòn, những miếng tép mở thơm lừng như mì “Chú Mừng” Biên Hòa. Nhưng tôi lại dại miệng chê nơi nầy không được sạch nhất là trong bếp, lại thêm sự chọn lựa và đồng ý của cô Lan, chúng tôi chuyển đến tiệm “Sài Gòn Noodle” một nơi tiếp đãi lịch sự và sạch sẻ nhưng rất tiếc sợi mì không làm hài lòng các bạn. Chúng tôi đưa mọi người trở lại chợ ABC là điểm hẹn cũng là nơi chia tay. Như để giải nhiệt, chị Ma Thị Ngọc Huệ chiêu đãi tận tay chúng tôi, cô Lan, Yến, Vân và tôi mỗi người một ly nước mía tinh khiết Long An trên đường về...

Sáng thứ bảy ngày 7/6, tôi lái xe đến điểm hẹn chợ ABC sớm nhất. Ngày cuối tuần lại rơi vào những ngày nghỉ lễ, parking nơi xe đò Hoàng rộn rịp với kẻ đưa người tiễn. Tôi nhớ đến những người thân quen ở San Jose, những người bạn một thời mềm môi mọi nơi, mọi lúc. Tiếng gọi phone của anh Lữ Công Tâm cho biết các chị đang tìm kiếm hai tài xế, hôm nay chị Nguyễn Thị Thanh Vân đã về Arizona, cô Lan và chị Huệ vắng mặt nhưng có Thầy Cô Đặng thị Tuyết, hai bạn Hòa Hồng, chị Hoa, chị Dung, chị Chu Diệu Thi con gái và cháu Ngoại, chị Bùi Dinh và người bạn chị Phượng chị Bùi Thị Liên và chị bạn cộng Ngãi và tôi là tổng cộng 17 người.

img_3874-large-contentimg_3875-large-content

Hôm nay tôi được lên chức từ lơ xe lên tài xế cùng Ngãi trực chỉ San Diego. Sóng biển Nam California êm đềm quá, chúng tôi dừng lại tự đãi cho mình buổi điểm tâm mang theo, cùng chào nhau quen biết vì đoàn người chia nhau trên hai xe. Rất tiếc là ngoài sự dự định nên Thầy Cô và các bạn không có dịp ngồi chung xe để có cùng nụ cười và những kỷ niệm không quên. Điểm đến của chúng tôi là USS Midway nhờ có Mai Trọng Ngãi rành đường đi nước bước nên Thầy Cô và các bạn cũng biết thêm những điều thú vị, Cô Tuyết và các chị đều muốn mình là những người hùng, người lính.

img_3897-contentimg_3899-content

img_3900-contentimg_3888-content

Tôi và Ngãi lên cao tới đỉnh đài chỉ huy, tưởng rằng phái nữ không dám leo cao, nhưng nhìn lại đã có các chị theo sau. Nhân đây thay mặt ban tổ chức một lần nữa chân thành cám ơn anh Nguyễn Đình Nguyên khóa 3 đã tặng 20 vé cho chuyến đi nầy.

img_3881-large-contentimg_3880-large-content

img_3890-large-contentimg_3891-large-content

Rời khỏi Little Sàigòn nhưng phone vẫn reng liên tục, từ đàn anh Lữ Công Tâm và cháu Tuyết Hương những dự định cho ngày chủ nhựt, lòng chúng tôi nôn nao vì đã để lại Nam Cali bao niềm vui với các đàn anh từ phương xa. Nhưng bù lại là được nghe những tâm tình của các chị về những kỷ niệm, những người bạn một thời chung học, những lời chân tình của chs khóa 3 Bùi Dinh từ Texas và được sự ngợi khen của chị Phượng của trường Trưng Vương. Chúng tôi cùng quây quần chia sẻ từng ổ bánh mì, từng khói xôi, từng trái chuối ngay parking bến tàu.

img_3937-large-contentimg_3938-large-content

img_3939-contentimg_3943-content

Tiếp nối hành trình theo sự hướng dẫn của anh Ngãi đoàn người cùng bước sang Maritime Museum có Star of India, US và Rissia Submarines. Vì anh Hòa làm lơ xe quá tệ, chúng tôi phải nhờ đến Thầy (phu quân của cô Đặng Thị Tuyết) hướng dẫn qua đường.

img_3944-contentimg_3946-content

Một chuyến đi, một ngày vui đến với mọi người. Những nụ cười với lời cám ơn vẫn là như lời chia tay. Cô Bùi Thị Ngọc Lan cùng Thầy Chức đến chợ ABC để rước chị Hoàng Yến, Thầy trò gặp nhau ”như lân gặp pháo” thầy xuống xe cùng với chúng tôi bắt tay reo mừng, không để lỡ cơ hội Ngãi lẹ làng khui chai rượu nho, 3 thầy trò cùng nâng ly như một thời ngang dọc, trước những cặp mặt ngạc nhiên của mọi người, trong khi Cô Lan mỉm cười và lắc đầu ngao ngán... Lính mà cô...

img_3957-contentimg_3956-content

img_3953-contentimg_3954-content

Những ánh mắt ngập ngừng lưu luyến chia tay, thầm cám ơn nhau cám ơn trường Ngô Quyền đã cho chúng tôi những kỷ niệm tuyệt vời. Tôi và Ngãi vội trả xe xem như hoàn tất nhiệm vụ. Trên đường về, chiếc xe 3 người cùng dừng lại nhà tôi, Ngãi và Hòa cùng tôi cám ơn cho nhau và tự đãi mình. Hai bạn Ngãi và Hòa quyết định nghỉ qua đêm tại nhà tôi sau khi báo với gia đình, vì không muốn làm phiền vợ con thêm, hơn nữa tên tôi cũng có chút uy tín cả gia đình hai bạn.

Đã có sự chuẩn bị trước ngày chủ nhựt 7/7 vẫn còn là ngày hậu hội ngộ, một ngày không có lý do để từ chối. Thế là tôi và Mai Trọng Ngãi dành trọn 5 ngày cho kỳ họp mặt truyền thống lần 12, một buối tiệc chia tay được tổ chức tại gia đình anh Trần văn Việt khóa 5. Thay mặt bạn bè chân thành cám ơn gia ̣đình anh Trần văn Việt. Có thầy Phan Tấn Bình, anh Nguyễn văn Tân, Tô Hồng Dũng, Ma Hồng Phúc, Võ Hải Vương, Phạm Văn Tươi, Huỳnh Xuân Hóa, Lữ Công Tâm, chị Hà Thị Nhung, Ma Thi Ngọc Huệ, Phạm Thị Trâm, Trương Lê Minh Phương, Hạnh, Ngãi, Phạm Hiếu Tuyết Hương, Huỳnh Đồng “Cháo lòng Huỳnh Của”. Lại có người bạn khóa 8 cùng lớp Phạm Quốc Bửu, Bửu và Tươi là 2 anh em cột chèo, vợ Bửu là học trò của thầy Huỳnh Bá Hạnh Minh Tân. Thảo nào người bạn của tôi Phạm Quốc Bửu gần gủi Minh Tân hơn Ngô Quyền, vài hàng cho vui vì Bửu cho biết là bận việc gia đình.

img_3972-contentimg_3971-content

img_3959-contentimg_3960-content

Cuộc họp mặt tưng bừng nổ như kho đạn, dân Biên Hòa mà với các tay tứ chiến một thời và lớp đàn em. Vui chơi nhưng không quên việc nghĩa, anh Võ Hải Vương cầm nón đi quyên tiền cho Ngô Quyền qua bài ca Vọng Cổ của tôi và tiếng hát Huỳnh Đồng ”cháo lòng Huỳnh Của” – Tội nghiệp chết tên rồi đàn em của chúng ta.

img_3974-contentimg_3977-content

img_3967-contentimg_3979-content

 Vì Còn gặp nhau là cứ Say, Say tình say nghĩa bấy lâu nay... nên anh Huỳnh văn Tươi từ Texas đã ngã đài bất tỉnh nhân sự trước ngấn lệ ngưng tròng trong đôi mắt của chị Phạm Thị Trâm. Thầy Phan Tấn Bình luôn nở nụ cười cùng hòa mình với đám học trò quậy phá, cùng đi uống cà phê thưởng thức hương vị Cali. Ngày vui không dừng lại ở đây, Phạm Hiếu mời các cậu Ngô Quyền về nhà cho anh hùng rõ mặt, chưa bao giờ thấy anh Huỳnh Xuân Hóa vui say như hôm nay, những tay gạo cội từ từ gục ngả và hình ảnh ghi lại xin không phổ biến vì quá vui say cũng đủ lãng quên đời...

Hậu hội ngộ Ngô Quyền lần thứ 12 vẫn còn tiếp nối qua những ngày hôm sau với anh Võ Hải Vương tại Seafood Cove, và thầy Phan Tấn Bình tại nhà hàng Mirada, nhưng tôi xin phép đàn anh Lữ Công Tâm cho tôi vắng mặt hầu dành cho tôi cánh cửa nhỏ để về nhà, nên không không thể kể hết bài tường trình với những ngày vui. Tôi luôn tri ơn những tình cảm ân cần của quý Thầy Cô và các anh chị từ phương xa. Từ tình cảm nầy tôi tự nguyện vững lòng tiến bước tiếp tục mang niềm vui cho mọi người suốt hơn 12 năm qua. Xin được cám ơn lòng bao dung tha thứ của Thầy Cô và đồng môn về những lỗi lầm do sự vô tình, xin cũng cám ơn những đàn anh thương mến đã tặng tôi những chiếc nón nay đã cũ. Đặc biệt cũng ghi nhớ sự quan tâm của đàn em ưu ái dành cho tôi: ”anh Hạnh à! Warning anh, ''người ta'' nói anh không tổt trong vai trò MC, mánh mun gian lận trong việc xổ số cho người trúng như anh Huỳnh Quan Minh và bà Đại Tá Thành trong những kỳ họp mặt”. Qua nhiều năm, ''người ta'' vẫn là người trong bóng tối. Nhưng bà Thành và anh Huỳnh Quan Minh còn đó, hy vọng là chứng nhân sẽ nói cho tôi một lời công đạo. Kem thì ngọt, cà phê bao giờ vẫn đắng, riêng tôi vẫn bằng sự cầu nguyện cho người không có thiện tâm, quyết vững lòng vượt qua gian nan cùng góp bàn tay giữ cho Ngô Quyền bền vững mãi.

Nguyễn Hữu Hạnh

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80793)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74260)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65819)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78680)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68885)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76299)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76934)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74005)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74105)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72831)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72197)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75624)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74423)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80572)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74261)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76050)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69393)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73982)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69564)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66746)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .