Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hạnh Phạm - THEO DÒNG NƯỚC MẮT

31 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 58364)
Hạnh Phạm - THEO DÒNG NƯỚC MẮT


Theo Dòng Nước Mắt


nuoc_mat-large-content


8/7/13

Mẹ ơi,

Con đang ngồi soạn lại những tấm hình của mẹ để cho vào slide show cho ngày tang lễ. Đã bao nhiêu lần con phải ngưng, không thể làm tiếp vì cứ nhoè nhoẹt với nước mắt. Không thể nào tin được những hình ảnh của mẹ còn quá sống động như thế này mà nay tất cả đã trở thành kỷ niệm. Mới hôm kia, hai mẹ con mình còn nằm với nhau trên cái giuờng của mẹ ở Nursing Home. Mặt con đâu vào lưng mẹ. Hai mẹ con mình nhìn như hai con tôm, co quắp vào nhau. Con xoa xoa nhè nhẹ cái lưng gầy guộc, ấm áp của mẹ trong khi thì thầm hỏi han mẹ :

Hôm qua đi chơi có vui không mẹ?

Mẹ đang gà gà buồn ngủ vì ảnh hưởng của thuốc giảm đau nhưng vẫn lầm rầm kể lể :

- Hôm qua đi đến nhà con Ân vui quá thể. Nhà chật ních với cháu chắt. Toàn là con cháu của thằng Hàm.

 Thế rồi mẹ thiếp đi trong niềm hạnh phúc tràn trề. Hạnh phúc của mẹ đơn sơ như thế đấy. Chỉ muốn được luôn quây quần bên con cháu, bạn bè. Mẹ rất sợ cô đơn, sợ sự yên tĩnh, nhất là vào khoảng thời gian trước và sau khi mẹ phát bịnh. Sự suy thoái, bịnh hoạn của thân xác làm mẹ yếu đuối, sợ hãi sự cô đơn. Mỗi khi có con cái, bạn bè đến thăm mẹ rộn rã nói cười vui vẻ như pháo rang. Để rồi sau đó buồn hiu hắt khi phải chia tay. Con không thể nào quên được những lần chia tay ra về với mẹ ở Nursing Home.

- Mẹ ơi con về mẹ nhá. Thứ Bảy con sẽ ghé và ngủ lại với mẹ nữa.

- Hôm nay là thứ mấy ?

- Thứ Ba mẹ à!

- Như thường lệ, mẹ buồn bã đếm trên đầu mấy ngón tay:

- Thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy. Vậy là những bốn ngày nữa.

- Mẹ à, tuy con không đến vào những ngày này nhưng mẹ vẩn có các con khác thay nhau đến thăm hằng ngày mà.

- Chúng nó chỉ vào thăm chốc lát chứ đâu có ở lâu như mày.

Mẹ ơi, mỗi lần nghe mẹ trả lời như thế con ra về mà lòng con tái tê, chua xót. Để bây giờ nỗi chua xót trở thành một điều cắn rứt, xâu xé con hằng ngày. Mẹ ơi, mẹ hãy tha tội cho con.

 

9/7/13

Hôm nay con ghé nhà mẹ để lựa cho mẹ bộ quần áo, lịch sự, đẹp mà mẹ hằng ưa thích để trao cho nhà quàn mặc vào cho mẹ. Ngội nhà mẹ vẫn còn giữ từ khi trở bịnh phải đi thương rồi từ nhà thương mẹ chuyển thẳng vào Nursing Home. Hơn ba tháng trời, mẹ chưa một lần về lại căn nhà của mình. Mẹ nhớ căn nhà của mình quay quắt nên cứ thường xuyên nhắc nhỏm đòi về. Mẹ quên rằng với những cơn đau hành hạ thường xuyên, mẹ cần người chăm sóc thuốc men ngày đêm và không thể nào ở một mình được như xưa được nữa. Con hiểu và thương mẹ thật nhiều. Làm sao mà mẹ có thể phút chốc quên được căn nhà quen thuộc, thân thương mẹ đã sống bao nhiêu năm nay. Mẹ nhớ đủ thứ. Nhớ từ cái giường có tấm phản kê dưới nệm, giúp mẹ đỡ đau lưng. Nhớ đến cái bếp nhỏ với những cái nồi cái chảo, hũ mắm, hũ đường xếp ngăn nắp. Ngăn nắp đến nỗi mẹ có thể hình dung ra vị trí của mỗi thứ mà không cần suy nghĩ. Mẹ nhớ chậu hoa Quỳnh trước cửa và mảnh vườn nhỏ trồng cây ăn trái ở đằng sau. Mẹ xót xa, tội nghiệp cho căn nhà của mình đã từ lâu không có người chăm sóc.

Bết là mẹ nhớ nhà như thế nhưng chúng con tần ngần không dám đưa mẹ về thăm nhà ngay. Chỉ sợ sau khi về thăm, mẹ quyến luyến và không chịu trở lại Nursing Home. Mãi đến hôm thứ Năm vừa qua, sau khi nhận thấy mẹ đã gần như quen dần với nơi ở mới, em Nga và con quyết định ngày hôm sau sẽ đưa mẹ về thăm nhà lần đầu. Mấy mẹ con ta háo hức chuẩn bị . Ai ngờ …… Mẹ trở bịnh nặng đúng vào ngày hôm thứ Sáu và vĩnh viễn ra đi vào ngày hôm sau, ngày thứ Bảy. Một dự tính tưởng như trong tầm tay nhưng cuối cùng không bao giờ thực hiện được. Đau lòng khôn xiết mẹ ơi.

Mới mở cửa bước vào vào nhà mẹ là con đã òa lên khóc. . Căn phòng khách vẫn còn đầy những di tích của mẹ. Chăn mền và gối mẹ xếp vội vã để ở đầu giường sofa bed trước khi đi nhà thương vẫn còn y hệt như thế. Loáng thoáng trên gối vương vài sợi tóc trắng của mẹ. Cạnh cái sofa là cái khay đựng những loại thuốc men của mẹ thường dùng hằng ngày. Trên cái bàn gần đó là cuốn nhật ký (diary )để mẹ ghi chép những sinh hoạt hằng ngày cần nhớ vì gần đây mẹ có tính hay quên. Đè ở dưới cuốn nhật ký là mấy bài thơ mẹ cắt ra từ những tờ báo tiếng Việt. Từ nhà trên xuống nhà dưới đến ra ngoài vườn, nơi đâu con cũng thấy hình ảnh của mẹ. Mẹ nằm thảnh thơi đọc báo hay nằm xem phim tập. Mẹ loay hoay lo cơm nước dưới bếp. Mẹ lăng xăng nhổ cỏ, tưới nước ở vườn sau ….

Mở tủ quần áo, mùi long não quện với hơi hám quen thuộc của mẹ toả ra, thật gần gũi. Con dở quần áo mẹ lên từng cái ngắm nghiá, lựa chọn mà trong lòng tan nát. Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con chọn quần áo cho mẹ mặc mà không hỏi ý kiến mẹ trước. Chỉ mong rằng mẹ sẽ vừa lòng với cái dài nhung màu xanh rêu, long lánh những cành hoa kim tuyến này. Với con, ngày mai mẹ sẽ nhìn thật là đẹp và trịnh trọng trong bộ quần áo này. Trong chiếc quan tài lộng lẫy màu nâu đỏ mẹ sẽ giống như một bà tiên đang nằm ngủ. Thảnh thơi, an bình, không đau đớn. Mẹ ơi, úp mặt vào bộ áo dài vừa mới chọn con ngồi khóc, thật ngon lành.

 

26/7/13

Hôm nay gần đúng ba tuần kể từ ngày mẹ ra đi. Nỗi buồn mất mẹ vẫn chưa nguôi ngoai mà ngày càng trở nên thấm thiá. Dù vẫn biết là cuộc sống là vô thường, sinh lão bịnh tử là quy luật của ở đời nhưng khi áp dụng điều này với sự ra đi của chính mẹ mình thì điều này chỉ là những lý thuyết xa vời, khó thực hiện. Làm sao gạt bỏ được cái cảm giác hụt hẫng, nuối tiếc vô vàn của một đưá con mới vừa mất mẹ. Nhớ ơi là nhớ những buổi tối lái xe đi thăm mẹ. Đêm mùa đông tối đen, lạnh buốt nhưng trong con luôn có một niềm ấm áp diệu kỳ . Ấm áp và hạnh phúc khi biết rằng mình sắp sửa được gần kề bên mẹ. Nhớ ơi là nhớ những cú điện thoại hàn huyên với mẹ. Hai mẹ con cười cười nói nói cả giờ đồng hồ, cho đến khi tai đau, tay mỏi mới thôi. Để bây giờ mỗi khi tình cờ thấy tên và số điện thoại mẹ hiện ra ở telephone, lòng con lại nhói lên những cơn đau xót. Cái thưc tế về sự ra đi của mẹ lại trở về, thật tàn nhẫn và phũ phàng. Mẹ ơi, ước gì con vẫn còn được nghe tiếng trả lời của mẹ quen thuộc ở bên kia đầu giây như trước đây. Mẹ ơi, con nhớ mẹ vô cùng.

 

27/6/13

Con bắt đầu lôi cái khăn quàng cổ mẹ đan còn dở dang để tập tành đan tiếp. Mất một hồi mò mẫm, tháo ra tháo vào con mới truy ra được cái pattern mẹ dùng. Yay !!!!!!. Như một đứa trẻ bất ngờ được quà, con reo mừng thích thú. Thế là con có thể hoàn tất cái khăn này rồi. Này nhé, hai mũi xuống rồi hai mũi lên. Cứ như thế mà đan.

Mẹ bắt đầu đan khăn quàng khoảng một tháng trước khi mẹ mất. Biết cuộc sống trong viện Dưỡng Lão buồn chán nên con đưa mẹ đi mua len về đan cho khuây khoả. Không hiểu sao hôm ấy mẹ con mình lại lựa len màu tím, màu của nhớ nhung, luyến tiếc.

Vì không có việc gì làm hằng ngày nên mẹ mê say đan. Ngoại trừ những hôm mẹ không khoẻ vì cơn đau vật vã, mẹ miên man với những mũi kim lên xuống nhịp nhàng. Mỗi lần đến thăm, thấy mẹ ngồi thanh thản đan bên của sổ là con cảm thấy vui vui trong lòng. Không cần hỏi han cũng đoán được tình trạng sức khoẻ của mẹ ngày ấy như thế nào. Cái khăn quàng cổ cứ thế mà dài dần ra. Ngược lại những ngày còn lại của mẹ lại ngắn dần, chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Hồi giữa tháng Giêng, bác sĩ bảo là mẹ chỉ có thể sống được tối đa là sáu tháng mà bây giờ đã bước qua đầu tháng Bảy rồi. Con thấp thỏm lo sợ đợi chờ. Nhìn mẹ đi lại nhanh nhẹn, nói năng hoạt bát như thế nên không ai có thể nghĩ rằng cuộc đời mẹ bây giờ như một chiếc lá sắp rời cành.

Rồi cái ngày khủng khiếp đó đã đến. Mẹ quằn quoại, lăn lộn trước những cơn đau dồn dập. Những viên thuốc giảm đau mới hôm trước mẹ còn dùng mà nay trơ trơ, không còn hiệu nghiệm. Vào nhà thương được một hôm thì mẹ mất. Cái khăn quàng cổ mẹ đan những mũi cuối cùng mới chỉ vào tối hôm kia.

Mẹ ơi, giờ đây con ôm cái khăn vào lòng mà cứ tưởng như đang ôm bóng hình ấm áp, mềm mại của mẹ trên giường bịnh vào giờ phút cuối cùng. Nước mắt con lại lã chã tuôn rơi. Ôi, những giọt lệ khóc mẹ sẽ không bao giờ cạn mà chảy thành dòng, lai láng muôn đời. Như giòng sông Thu Bồn của xứ Hội An, nơi mẹ đã cưu mang và sinh ra con. Thực ra con ích kỷ quá mẹ nhỉ. Con khóc vì chỉ nghĩ đến sự mất mát, hụt hẫng của mình. Con phải vui cho mẹ mới phải. Kễ từ đây mẹ sẽ không còn vướng bận với những đau khổ của trần gian. Hôm nọ con có đọc mấy câu thơ thật là có ý nghĩa của nhà thơ Thích Nhất Hạnh

“Birth and death are a game of hide- and seek.
So laugh with me,

hold my hand,

let us say good-bye,

say good-bye, to meet again soon.

We meet today.

We will meet again tomorrow.

We will meet at the source every moment.

We meet each other in all forms of life.”

Theo triết lý của bài thơ thì sinh và tử chỉ là một trò chơi đuổi bắt. Chia tay hôm nay nhưng sẽ gặp lại ngày mai. Gặp lại trong những dạng khác nhau của cuộc sống. Thế thì con chỉ tạm chia tay thôi mẹ nhé. Mẹ ngủ yên bình và con sẽ hẹn gặp lại mẹ ngày mai. Ở một nơi nào đó... Một nơi người ta gọi là miền vĩnh cửu.

 

Hạnh Phạm

 

*Xin bấm vào link bên dưới để thưởng thức


MẸ BỎ CON ĐI - Hồng Nhung trình bày



03 Tháng Hai 2009(Xem: 80792)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74260)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65819)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78679)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68885)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76297)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76934)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74004)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72829)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72195)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75624)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74423)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80571)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74259)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76050)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69392)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73982)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69564)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66745)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .