Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM

29 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51847)
Nguyễn Thị Thêm - NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM

NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM


truongxua-large-content

 

Tháng 7 về rồi, ngoài trời nóng hầm hập, trong nhà mở máy lạnh mà vẫn nghe cái nóng chạy vào phòng.

Tôi ngồi trước máy bâng khuâng, tự dưng thật buồn.

 

Mùa hè có lẽ là mùa chia tay. Ngày xưa, khi hoa phương vĩ rừng rực đỏ trên cành thì nhóm học trò lại xôn xao. Những tờ báo hè ra đời, những mối tình học trò chớm nở hay chuẩn bị kết thúc. Có người bâng khuâng từ giã tuổi hồng để cất bước theo chồng. Có người giã biệt trường xưa bạn cũ để bước chân vào lính. Có người bôn ba ghi tên học thêm hay chọn ngành nghề để vào Đại Học.

Gì thì gì, mùa hè cũng báo hiệu chia ly.

 

Ngồi bâng khuâng nhớ lại những mùa hè trong đời mình mà thương quá đổi.

Mùa hè năm tôi còn bé xíu thì vui lắm được nghỉ học ở nhà không đi học. Được tự do chạy nhảy, đá cầu, thảy lỗ, u mọi, tắm suối hay vào rừng cao su lượm hột hoặc vào rừng hái măng nhổ nấm. Như con sóc nhỏ tung tăng mùa hè thật tuyệt cho những đứa con nít vùng quê.

 

Lớn hơn một chút, mùa hè là mùa ôn thi Tiểu học, thi tuyển Đệ Thất, thi Trung học, thi Tú tài. Mỗi năm lớn lên mùa hè nặng nề hơn một chút, lo lắng hơn và trách nhiệm hơn.

 

Mùa hè cuối cùng thời Trung Học mà tôi nhớ nhất là rời khung cửa trường Trung Học Ngô Quyền để làm người lớn. Kỷ niệm in đậm trong tôi là nước mắt nhiều người trong đó có tôi.

 

Ngày tôi khăn gói quả mướp lên Sài gòn để thi Tú tài một. Nhỏ Thủy bảo tôi lên Biên Hòa sớm để cùng lên nhà ba và dì ghẻ nó ở vì hôm sau hai đứa cùng ngồi chung một phòng thi. Nó nói chắc như đinh đóng cột "Tao xin ba tao rồi, có phòng riêng cho hai đứa mình học ôn thi. Trưa ba tao chở mình lên Sài Gòn, tới phòng thi cho mình coi chỗ rồi về nhà. Sáng ngày thi ba tao sẽ chở hai đứa mình đi thi. Đừng lo." 

Thế nhưng khi tôi đón chuyến xe lô đầu tiên lên nhà nó thì hỡi ơi ba nó đã chở nó đi từ sáng sớm tinh mơ. Tôi đứng như trời trồng, nước mắt không ngừng tuôn ra. Tôi không dám quay về lại nhà vì không kịp. Tôi cũng sợ ba tôi đánh đòn, vì tộì đã cải lời ông nghe theo bạn bè. Cái va li quần áo và sách vở bấy giờ nó nặng vô cùng. Tôi lếch thếch đón xe đi Sài Gòn mà đầu óc rối bời. Lần đầu tiên tôi đi thành phố một mình không có ba tôi. Tôi chỉ nhớ mang máng anh Tám tôi dạy học ở tư thục Văn Lang hay Đạt Đức gì đó. Còn nhà anh trọ ở sau nhà thờ Tân Định với gia đình người bạn tên Năm. Ngồi trên xe đò tôi nhấp nhỏm không yên, cứ khều chú lơ mà hỏi "Tới nhà thờ Tân Định chưa chú?". Hỏi mãi chú phải bực mình trả lời gắt gỏng "Chưa tới".

 

Xe ngừng lại chú lơ chỉ hướng tới nhà thờ và nhìn tôi với cặp mắt dò hỏi . Chắc chú tưởng lầm tôi bỏ nhà tính đi vào dòng tu. Tôi lếch thếch xách vali tìm nhà. Tôi đi hỏi từng nhà, nước mắt lưng tròng cứ chực muốn khóc. Một người trong xóm dẫn tôi tới trước nhà và nói "Đây là nhà thầy Năm đó cô". Cũng may chẳng ai hỏi tôi về thầy Năm vì thật sự ra tôi chỉ nghe chứ chưa hề biết mặt. Một bà khá lớn tuổi trong nhà bước ra hỏi tôi là ai. Tìm thầy Năm có việc gì? Tôi òa lên khóc tức tưởi, bao nhiêu ẩn ức tràn ra . Tôi vừa khóc vừa kể tiếng được, tiếng mất. Chừng hiểu ra bác kêu tôi vào nhà, nói cở xế chiều anh tôi sẽ đi dạy về.

 

Thật bất ngờ đi dạy về anh tôi thấy tôi trong nhà và buổi chiều anh chở tôi đi tìm phòng, tìm chỗ ngồi trong phiếu báo danh. Ngày thi thứ nhất tôi làm bài tốt. Chiều về, tôi đang ngồi ôn thi thì có người lính vào nhà báo tin anh Tư, anh trai của anh Năm đã tử trận ngoài chiến trường, ngày mai xác sẽ đem về nhà. Mọi người òa khóc. Không khí thê lương bao trùm khắp mọi nơi. Chỗ nào cũng nước mắt và lời kể lễ. Tôi sống trong một không gian bi thương và chết chóc. Bài vở như xa lạ, nuốt không vô. Tôi không biết phải nói lời gì để an ủi và an ủi thế nào. Mọi người đều xa lạ với tôi kể cả người chết. 

 

Ngày thứ hai đi thi về thì trong nhà đã vang lên tiếng kèn nhị đám ma và chiêng, trống cúng bái. Tiếng than khóc của mẹ anh Tư nghẹn ngào, đứt ruột. Tôi lên nhà, đốt một nén hương cho người chết rồi rút về phòng. Ôi cảnh tử biệt sinh ly sao mà não lòng như vậy. Tôi như thấy mình bềnh bồng trong hình ảnh người lính trận bỏ xác trên chiến trường và người mẹ ôm quan tài và tấm thẻ bài khóc cho con ra đi khi còn quá trẻ. Bài vở tôi không cách gì nhét vào đầu mình. Sáng hôm sau, tôi uể oải vào phòng thi vì mất ngủ và mệt mõi. Vậy mà có lẽ anh Tư đã phò hộ. Kỳ thi đó tôi đã đậu dù chỉ là đậu hạng thứ tôi cũng mừng vô cùng. Tôi đã rời trường Trung Học Ngô Quyền từ dạo đó.

 

Năm nay hơn 40 năm đã qua, sắp đến ngày hội ngộ Ngô Quyền, tôi lại nhớ về kỷ niệm cũ. Thủy cũng đã mất từ lâu, một số bạn cũng đã nằm xuống. Trong niềm vui háo hức cho ngày họp mặt, cả trường lại ngậm ngùi khi hay tin cô Phan Thị Lệ Hoa, một cô giáo Tiểu học của rất nhiều cựu học sinh Ngô Quyền đã ra đi. Năm ngoái Tuyết Mai cũng ra đi vào tháng 7. Em không thể về dự họp mặt để cất tiếng hát và nụ cười làm mát dịu lòng người. Tôi xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ và nguyện mười phương Tam Bảo gia hộ cho Tuyết Mai và Cô Lệ Hoa.

 

Mùa hè ở miền Nam Cali rất nóng. Những trận cháy rừng hàng năm làm Cali ngùn ngụt lửa. Ngọn lửa của mùa hè và nước mắt chia ly làm người ta xót xa, nhưng niềm vui hội ngộ làm nao nức lòng những đứa con Ngô Quyền.

.

Miền Nam Cali không có phượng vĩ đỏ rực đầu cành, chỉ có màu hoa học trò trong trái tim những người con xa xứ. Hãy về đây các bạn ơi! hãy cho nhau niềm vui vì không biết ngày mai ta có còn gặp lại nhau không? Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.

 

Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.

Chúc ngày hội lớn thành công tốt đẹp.

 

Nguyễn thị Thêm (Khóa 6 NQ)

28/6/13

 

 

25 Tháng Giêng 2014(Xem: 34626)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hoa Xuân" Nhạc Phạm Duy - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 36444)
Khi những tờ lịch trên tường mỏng dần đi, cảnh gia đình sum vầy tròn vẹn, cảnh những phiên chợ tết đông vui lại dày lên trong ký ức, cho tôi lại thèm trở về để được tận mắt nhìn những lề đường quê nhà trở thành chợ rộn rịp,
22 Tháng Giêng 2014(Xem: 35855)
Mùa xuân sẽ trở về với cỏ cây. Những gì giúp cho cây sung trước nhà nẩy lộc cũng sẽ mang đến niềm sống cho tôi. Tôi biết vậy, mà sao lòng vẫn bùi ngùi trong đêm Giao Thừa, thương cho một kiếp người phải nương tựa vào lời kinh,
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 33597)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 38539)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 31936)
Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nữa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35295)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 39618)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38514)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 41125)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35667)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41519)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 37024)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40207)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45391)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38526)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52992)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38754)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38742)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46724)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.