Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

HoangTNP - PHÍM NGÀ

08 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 164391)
HoangTNP - PHÍM NGÀ

PHÍM NGÀ

 

 phim_nga_2-large-content

 

 Người nghệ sĩ Tây Phương cong mình trên cây đàn piano, hai bàn tay điêu luyện nhảy múa lả lướt trên phím đàn, những ngón tay bấm lúc nhẹ nhàng, lúc nhún nhẩy, tạo nên những âm thanh réo rắt, du dương.

 

 Tôi lặng người thả hồn theo điệu nhạc trầm bổng của bản nhạc nổi tiếng Serenade, tâm tư thả hồn về căn nhà tôi sống nơi quê nhà, trong tỉnh lỵ nhỏ bé Biên Hòa. Ba tôi đang ngồi đó, trên chiếc bàn giấy quen thuộc, ngổn ngang những chồng giấy đã kẻ sẵn dòng nhạc, dăm ba cây bút chì chuốt nhọn hoắc. Tóc ba quăn lòa xòa vài cọng rơi trước trán những lúc ba tôi ngả người về phía trước kéo cây đàn violin theo điệu nhạc.

 

 Ba tôi chơi thuần thục nhiều loại nhạc khí, hát rất hay và tự viết nhạc hay soạn hòa âm cho tất cả bản nhạc của mình. Tôi hay lén ngắm ba tôi trong tính cách rất nghệ sĩ ấy, đó là lúc tôi yêu ba tôi nhiều nhất. Thỉnh thoảng tìm ra được một nốt nhạc hay, một lời ca ưng ý, mắt ba tôi sáng rực, miệng nở nụ cười khoan khoái, cất tiếng hát lên trầm bổng.

 

 Đôi khi ba bắt gặp tôi đang say sưa theo dõi, ông cho tôi ngồi một bên xem ông làm việc. Ôi ! Lúc ấy tôi sung sướng lắm, vì bình thường ba tôi rất nghiêm khắc... Có lẽ ông đã nhìn thấy nét đam mê ẩn hiện trong ánh mắt đứa con gái nhỏ của mình chăng ?

 

 Tôi không thể nào thiếu âm nhạc trong đời sống mình, dù tôi không biết chơi một loại nhạc cụ nào, nhưng ba tôi đã để lại một ảnh hưởng sâu đậm trong trí óc non nớt của tôi một kho tàng âm nhạc phong phú. Ông dạy tôi biết yêu những bản nhạc tiền chiến, những bản nhạc cổ điển bất tử. Ông chia sẻ với tôi nỗi đam mê nét đẹp trong ý nhạc lời ca...

 

 Khi tôi lớn lên một chút, ba tôi bắt đầu dạy tôi những bài học căn bản về nhạc lý, dạy tôi kỹ thuật hát, thế nào lấy hơi nhẹ nhàng, cách giữ hơi cho dài, ngân nga sao cho du dương truyền cảm. Ôi, tôi yêu lắm những lúc được gần gũi với ba trong tiếng nhạc. Lần đầu đứng trên thánh đường hát solo, ba tôi nhìn đứa con gái tám tuổi một cách hãnh diện, mắt ba long lanh, miệng cười tươi tắn.

 Giờ này tôi vẫn còn giữ lại thói quen đó, dù tôi không còn là cô gái nhỏ ngày nào của ba, nhưng mỗi lần tôi đứng lên hát trên thánh đường, tôi vẫn nhìn thấy ánh mắt long lanh của ba tôi hướng về tôi tán thưởng.

 

 Sau ngày 30 tháng 4, ba tôi ôm một chồng sách nhạc cao ngất ngưỡng, những quyển sách nhạc bìa da mạ vàng ông yêu quí giữ gìn cẩn thận từ lứa tuổi còn thanh niên đến thời điểm đó khi ba tôi đã gần sáu mươi tuổi. Chính tay ông đã nắn nót kẻ từng dòng nhạc, từng nốt nhạc tròn xoe... Tôi không bao giờ quên cảnh tượng ba tôi châm lửa đốt từng trang giấy nhạc xé ra vội vàng, nét mặt ông đau đớn tận cùng, nước mắt nhòe nhạt rơi xuống từng dòng.,Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi khóc. Một phần linh hồn, kỷ niệm và rất nhiều công khó của ba đã bị thiêu rụi trong đống lửa bập bùng đó. Đống tro tàn càng cao, nỗi buồn của ba tôi càng dâng lên chất ngất. Ba tôi không bao giờ như ngày xưa nữa, kể từ ngày ấy.

 

 Trong những mưa nắng cuộc đời tôi, đứa con gái này của ba tôi ngày trước đã trở về với âm nhạc như một vỗ về an ủi những lúc va chạm với nhọc nhằn chung quanh mình, xoa dịu nỗi buồn lo những lúc đời sống đè nặng lên tôi, hay những lúc tôi nhớ ba tôi nhiều quá.

 

 Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.Và quí báu hơn nữa, âm nhạc cũng đưa tôi trở về vòng tay ba tôi ấm áp gần gũi. Với ánh mắt ba hướng về tôi, ba gọi tôi ngọt ngào ''Con gái của ba ơi!''.

 

HoàngTNP

 

 

09 Tháng Hai 2009(Xem: 74670)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91032)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88209)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80810)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74275)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65834)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78688)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68886)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76302)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76942)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74018)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74122)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72851)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72200)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75625)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74428)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80576)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74298)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76148)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69487)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.