Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bình Sơn - THÁNG TƯ LÀ THÁNG NHIỄU SỰ

28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 105496)
Bình Sơn - THÁNG TƯ LÀ THÁNG NHIỄU SỰ

Tháng Tư là tháng nhiễu sự.


30thang4-large-content
 

Đối với người Mỹ, trước hết đầu tháng Tư có ngày cá tháng Tư (April fool). Người ta nói như thật, nhưng coi chừng là xạo đó. Tin là chết một cửa tử.

Kế đến tháng Tư là tháng cuối của thời gian khai thuế. Anh nào biết chắc mẽm là khai thuế sẽ lấy tiền lại thì đã khai từ đầu tháng Giêng và dĩ nhiên tiền thuế về từ lâu . Đến tháng Tư thì nó đã biến thành xe, giường ngủ, áo quần đẹp hay đã xong một tuần du hí. Còn lại những người chưa khai là có vấn đề. Khai thế nào cho có lợi, khai thế nào giảm được tiền đóng thêm. Nên tháng Tư là tháng suy tư, động não.

Tháng Tư cũng là tháng mà trẻ em rất thích vì có ngày Easter đi nhặt trứng. Những cái trứng nhiều màu sắc có chứa kẹo làm trẻ em mê mẫn không cần biết đến cái nghĩa thật sự của ngày Easter.

Tháng Tư có ngày Earth là ngày của trái đất. Năm nay vì khí hậu bất thường nên ngày này cũng được mọi người chú ý nhiều hơn.

 

Riêng đối với người Việt tha hương thì tháng Tư là tháng mất nước. Tháng của nước mắt và phân ly. Đôi lúc muốn quên nhưng không thể nào quên được. Những hồi ức như những bóng ma cứ lởn vởn kéo về đầy ấp tràn lan và làm người ta muốn khóc.

Có người nói hãy quên đi quá khứ, tha thứ là tự cho chính mình niềm hạnh phúc. Nhưng thật ra, người Việt tha hương có bắt tội ai đâu bởi vì chính mình đã bị quá khứ của mình nghiền nát, sâu xé mỗi khi tháng Tư lại về.

Người lính già bên ly cà phê đắng, ngồi lại với nhau nhắc chuyện đóng đồn, xung trận, lái tàu, lái máy bay. Người di tản nhắc chuyện trên chiếc trực thăng, trên con tàu Trường Xuân hay trên chiếc USS Midway. Người vượt biên kể chuyện đời mình trên những chiếc ghe định mệnh. Mỗi người mỗi tâm sự mỗi quay quắt khôn nguôi.

Bạn đừng trách những người lính già hô hào chống công. Có người nói: “chỉ hô hào suông thôi, chứ làm gì được ai, già sắp xuống lỗ rồi mà còn chống gì nữa”. Bạn nói như vậy là bạn tự phản bội lấy bạn, nếu bạn là người Việt chạy qua đây với bất cứ hình thức nào. Bởi vì bất cứ người Việt nào qua Mỹ với danh xưng Tị Nạn Cộng Sản thì đều là những người chống Cộng cả. Có chống Cộng bạn mới liều chết ra đi, có chống Cộng bạn mới tìm đủ mọi cách để vượt thoát. Có chống Cộng sản bạn mới được các nước Tự Do cho tị nạn. Cả thế giới sửng sốt khi chứng kiến cả triệu người Việt Nam, bất kể mạng sống như chỉ mành treo chuông chạy trốn Cộng Sản.

 Bạn còn nhớ bạn đã nói gì khi găp phái đoàn. Trong hồ sơ qua Mỹ, cũng như nhập Quốc Tịch Mỹ cũng đều có ghi câu hỏi “Bạn có gia nhập Đảng Cộng Sản không?”. Tôi tin chắc các bạn đều ghi NO. Vì hẳn bạn biết đây là nước Tự Do chống Cộng Sản.

Vậy thì nhìn những người lính đáng tuổi cha, ông mặc quân phục đi diễn hành, đi biểu tình tôi xin các bạn đừng cười chê họ. Dù họ không còn vẽ oai hung, cường tráng như xưa, dù họ không còn nhịp nhàng theo những bước chân, nhưng trong họ là cả một bầu trời Việt Nam thân yêu trong đó. Họ đã bỏ cả cuộc đời và sinh mạng trong thời chiến.lẫn thời bình. Họ đã từng chịu đói, chịu khát, chịu mọi cực hình để được sinh tồn . để được sống và để nói với bạn rằng: “Chúng tôi không khuất phục Cộng Sản, và chúng tôi đã làm đúng nhiệm vụ của một người mang danh nghĩa chống Cộng”. Họ qua đây và đã đem theo một thế hệ mới. Một thế hệ VN thứ hai đã đem lại nhiều tự hào cho dân tộc chúng ta, và cho cả đất nước mà họ tạm dung.

Mỗi người Việt Nam lưu vong qua đây đều mang trong người mẫu chuyện thương đau của đời mình. Có câu chuyện san sẻ được nhưng cũng có câu chuyện thương tâm, nghẹn ngào không dám tâm sự cùng ai. Một nỗi niềm riêng sống để bụng chết đem theo. Và do đó, họ có thái độ quyết liệt chống đối tất cả những gì họ thấy là do Cộng Sản đề ra. Bạn yên bình qua đây bằng máy bay. Bạn được gia đình bảo lãnh. Bạn không có ký ức đau thương của họ thì bạn cũng nên thông cảm cho họ. Đây là nước Tự Do, họ có quyền nói lên những gì họ nghĩ theo đúng luât pháp. Bạn đừng vì họ mà dị ứng với lá cờ mà bạn từng yêu quý, kính cẩn nghiêm chào mỗi khi hành lễ ngày xưa.

Thử hỏi nếu không có lá cờ vàng, thì ta nói gì với con, cháu và thế hệ tiếp nối khi ta qua đây. Ta nói với con ta, là người Việt Nam phải biết yêu quê hương và bảo vệ truyền thống dân tộc. Cháu sẽ hỏi cái gì tượng trưng cho quê hương. Chả lẽ bạn chỉ lá cờ đỏ sao vàng mà bạn đã bị nó đánh cho tan nhà nát cửa, tứ tán phân ly hay sao. Bạn chào lá cờ vàng có nghĩa là bạn chào những Anh Hùng vị quốc vong thân. Những tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Đơn giản chỉ có vậy mà thôi.

Có người nói bây giờ nước ta đã thay da đổi thịt rồi, cái gì cũng mới lạ, hoành tráng và theo kịp trào lưu. Vâng, tôi cũng thấy như thế, chính tôi cũng choáng ngợp trước sự thay đổi, tôi cũng không nhận ra con đường, căn nhà ngày xưa, tôi từng ở và lớn lên. Nhưng bạn có nhớ ra rằng đã 35 năm rồi không? 35 năm cho một đứa bé mới ra đời thì giờ cũng đã có vợ có con là,một người trung niên già giặn. 35 năm đổi đời thì người dân nghèo được gì? Những căn nhà chọc trời đó của ai? 35 năm Liên sô, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu ba giúp gì cho đất nước VN. Hay những sự thay đổi đó là đến từ những đất nước Tự Do chân thật hiền hoà ,muốn mưu cầu sự ấm no, giàu mạnh cho con người. 35 năm biết bao nhiêu tiền bạc mồ hôi nước mắt của đội ngủ người di tản đổ về VN cho cha mẹ, vợ con, cho bà con xóm giềng, cho nhà chùa, tu viện, cho em bé lang thang, cho người già đói khổ, cho người cùi ở tận hang cùng, núi non. 35 năm bao nhiêu tỉ đô la trải dài từ Nam ra Bắc xây cầu, đào giếng, xe lăn cho người tàn tật, mái nhà cho người nghèo, thuốc men cho người bệnh.

Ôi! tháng Tư cả nước ăn mừng chiến thắng, mà hiện nay cả nước đều âm ỉ chiến tranh. Một nỗi lo sợ bao trùm cả nước, lan ra hải ngoại, Biển đông, đất liền từng phần bị cắt, bị chia cho Trung quốc một cách bí mật. Những hợp đồng cho mướn đất dài hạn như cho không. Dân bị cướp đất, cướp nhà, cướp cả nghĩa trang để bán để chia cho cán bộ. Dân đen bây giờ hết đường chạy trốn nên đành phải vùng lên biểu tình chống đối. Tiếng than khóc vang trời cao khác gì tiếng than khóc của những người di tản 35 năm về trước.

Tháng Tư, bạn có ngậm ngùi không? 35 năm về trước bạn đã thấy gì, bạn đã làm gì? Bây giờ bạn đang làm gì cho ngày 30 tháng Tư lịch sử. Tôi xin bạn hãy dành một phút cúi đầu tưởng niệm những vị Anh Hùng đã hy sinh trong ngày Sài Gòn bị bức tử, cầu nguyện cho những người dân, người lính đã bỏ mạng dưới mưa đạn của quân địch, những người đã bỏ mạng trên đường vượt biển đào thoát khỏi bàn tay tàn sát của Cộng Sản, hay những cái chết oan khiên của những tù nhân Công Sản trong trại cải tạo.

Tháng Tư là tháng không vui trong mọi gia đình. Như một lời kêu gọi của một người trẻ, biết chia xẻ cái buồn chung cả dân tộc,hãy mặc đồ đen trong ngày 30 tháng Tư. Tôi nghĩ đó cũng là một ý nghĩ rất hay cho chúng ta để nhớ về đất nước trong ngày tang tóc đó.

Đừng tranh luận nữa bạn ạ! Ai đúng ai sai thì cũng đã qua rồi. Lịch sử đã sang trang. Đọc lại để nghiền ngẫm và rút kinh nghiệm sống cũng như làm tài liệu chính xác cho lịch sử VN sau này. Hãy trả lại sự công bằng cho những người đã thật sự vì nước vì dân, đã quên mình vì quê hương dân tộc.

Hãy thật vô tư mà nhìn về đất nước ngày trước, hiện nay, và những hiểm họa sắp đến. Có một cái gì đổi mới bất thường, chấp vá, lố lăng làm cho người có lòng với đất nước bất an, trăn trở. Không ai có thể giúp nước VN bằng chính con người VN, nhất là người VN trong nước. Đừng phê phán người nước ngoài quá khích, vì bản thân họ không thể làm gì khác hơn là lên tiếng phản đối để đánh động dư luận thế giới, để kìm hảm bớt sự đàn áp, bóc lột, và sự vung tay quá đà của một chế độ. Bởi họ đã biết rõ bằng kinh nghiệm của chính bản thân họ là người ngoại quốc, lúc nào cũng làm những gì lợi cho đất nước họ trước tiên, dù phải hy sinh một nước khác.

Tháng Tư, ai cũng muốn làm một cái gì cho đất nước. Muốn san sẻ những suy nghĩ, tâm tư của một người vong quốc bỏ nước ra đi. Khúc phim quá khứ quay mãi cũng mờ đi nhưng khúc phim hiện tại làm người ta thêm suy nghĩ. 34 cái tháng Tư đã qua rồi mà sao tháng Tư năm nay vẫn ray rứt khôn nguôi.

Tháng Tư là tháng thật buồn!

Bình Sơn

28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82343)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124704)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 96629)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86597)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82928)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117164)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95785)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281579)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124274)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115663)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 120178)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100898)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98602)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97540)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108906)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96890)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 94379)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97578)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96497)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95703)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.