Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - VĨNH BIỆT LY LY

13 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 82850)
H.V.H - VĨNH BIỆT LY LY
 VĨNH BIỆT LY LY

ngoi_xe_lan-large-content

 

 Bóng chiều ngã dài… Một bầu trời màu đỏ thẩm u buồn, bao phủ toàn bộ cái nghĩa trang vắng lặng, nhỏ bé và heo hút của một huyện lỵ đã vốn cũng heo hút và nhỏ bé…

 Được biết nghĩa trang ven đường liên huyện này đã có qui hoạch giải tỏa vì vấn đề vệ sinh môi trường gì đó, nhưng nhiều năm nay vẫn không động tĩnh gì. Có vài ngôi mộ đã được những thân nhân có điều kiện di dời, cải táng, để lại sau đó là những huyệt mộ tối đen trong ánh hoàng hôn chập choạng nhìn thật đáng sợ! Bởi tình hình như vậy, có vài gia đình nghèo lại tiếp tục chôn cất thân nhân (!) nên lại có mấy cái mộ… mới phát sinh. Đồng thời có vài mộ huyệt được biến thành nơi… chứa rác sinh hoạt, rác xây dựng… Dự án vệ sinh môi trường đâu chưa thấy, bây giờ chỉ thấy mất vệ sinh và nhếch nhác thêm mà thôi!

 Trong số mấy ngôi mộ mới có một ngôi mộ đặc biệt. Gia đình này chắc nghèo lắm, bia mộ được làm bởi tấm “đan” nhỏ chỉ bằng 4 bàn tay xòe người lớn, được tận dụng từ xà-bần của một công trình xây dựng ở đâu đó. Mặt “bia mộ” được viết mấy dòng chữ đơn sơ bằng sơn đỏ, tuy không nắn nót gì cho lắm nhưng phải nói là khá… đẹp: “Nơi đây an giấc ngàn thu: Ly Ly – Sinh 1994, mất 1997 – Vĩnh biệt Ly Ly – TPB ” Vậy đây có lẽ là mộ của một đứa bé 3 tuổi, có điều thân nhân của đứa nhỏ sao có vẻ bí ẩn, không ghi rõ họ tên người chết như thông thường. Mô đất đắp trên mộ tuy đã cỏ mọc xanh rì nhưng quá nhỏ nhắn, rồi cái tên Ly Ly rất là… lạ tai với người dân quanh đây.

 Thế nhưng, vào một buổi chiều giống như chiều hôm nay, có khi còn ảm đạm hơn, một người xuất hiện bên nghĩa trang… Chiếc xe lăn tiến dần dần, mệt nhọc đến bên ngôi mộ. Người ngồi trên xe khó mà đoán tuổi cho được, hai chân đã bị cụt đến tận đầu gối! Râu, tóc đã khá lâu không được chăm sóc kỹ, thay nhau tô đậm thêm nét dày dạn phong trần, nét khắc khổ hằn lên gương mặt chữ điền, hình như vẫn còn lưu dấu một quá khứ như thế nào đó… !

 Ông ta kiếm sống bằng công việc bán vé số trên chợ huyện và vùng phụ cận. Cách đây khoảng mười năm hoặc có thể hơn, người ta còn gặp ông ta ở dưới khu vực quanh chợ tỉnh, cũng ngồi xe lăn bán vé số. Lúc đó ông mới là một người đàn ông vừa chạm mức trung niên thôi. Vẫn gương mặt chữ điền đầy đặn, mái tóc dờn dợn tự nhiên được cắt vừa phải, nam tính nhất là cái càm vuông viền một hàm râu được cạo nhẵn chỉ thấy xanh xanh.

 Dạo đó lượng người bán vé số còn tương đối ít, công việc kiếm sống của ông xem như khá thuận tiện. Chung quanh ông có nhiều câu chuyện được kể qua kể lại, nhưng có một điều: đó lại không phải từ chính cửa miệng… ông ta! Có người nói, ông làm nghề gì mà biết lái… máy bay, vì chiếc trực thăng bị rơi, một cỗ máy hiện đại biết bay do con người chế tạo đã gặp phải một cỗ máy biết bay khác (cũng do con người làm ra!), nhỏ hơn, bay nhanh hơn nhưng chứa đầy… thuốc nổ! Như có phép mầu, ông may mắn thoát chết nhưng thương tật phải gánh chịu nặng nề đến như vậy. Nhưng đơn giản hơn, không có những tình tiết ly kỳ như trên, có người lại nói ông đi buôn bán trên xe lửa, gặp tai nạn, té trên xe lửa xuống và bị bánh sắt cán qua cả hai chân. Rồi lại cũng có người nói là cùng quê, cùng quán với ông ta, biết rất rành mạch về ông, nhưng nói toàn những chuyện trái ngược lại tất cả những chuyện kể trên đến 180 độ… !

 Nhưng có một điều chắc chắn đúng là: hiện ông đang sống cô độc một mình, không vợ, không con, không họ hàng gì cả. Rồi càng ngày người miệt ngoài nhập cư vào càng đông, nhiều người ra làm cái “nghề” giống ông! Công việc kiếm sống qua những tờ vé số của ông khó khăn hơn. Để tồn tại, người ta lại găp ông xuất hiện tại những quán nhậu với cây đàn gui-ta thùng, và ông đàn và hát giúp vui bằng những bài hát theo… yêu cầu của khách. Đáp lại, khách sẽ mua vé số bằng giá có “phụ thu”, tính ra lợi nhuận cũng kha khá!

 Cuộc đời đưa đẩy, ông quen với một bà độc thân - cũng bán vé số thôi – nhỏ hơn ông mấy tuổi, xem cũng dễ nhìn. Thời gian sau cả hai thành vợ chồng. Ông cũng nói thật rằng thời trai trẻ ông cũng có vợ và một đứa con nhỏ, nhưng có một cuộc bể dâu lớn lao đã làm thay đổi tất cả. Người vợ gặp dịp này đã bán nhà gom góp hết tiền bạc, tài sản, bỏ ông cùng đứa con thơ dại hãy còn ẵm ngữa sau khi ông bị thương tật vừa mới trở về từ bệnh viện. Bạn bè số đông tản lạc khắp bốn phương trời, một ít còn lại gặp… “thời”, khéo léo tìm cách … tránh xa ông! Đứa con thiếu mẹ, èo uột, sau cơn bệnh nặng rồi cũng bỏ ông ở lại trần thế với nhiều chuyện, tráo trở lọc lừa này…

 Ông đau khổ tột cùng, bao khó khăn ập đến với người đàn ông tật nguyền đáng thương. Có lúc ông căm hận thốt lên: “Trên đời này ngoài mẹ mình, ông không còn kính trọng và tin tưởng người đàn bà nào hết!”. Vậy hôm nay, - ông lại có… vợ - nếu được như vậy phải mừng cho ông thôi. Sống một thân một mình không có người để đỡ đần, nương tựa nhau lúc bệnh hoạn, ốm đau thì đâu có… nên!?

 Bây giờ người ta thấy hai người cùng bán vé số chung với nhau. Người phụ nữ đẩy chiếc xe lăn, đưa ông dạo qua các bàn thực khách… .Xong rồi lúc di chuyển qua nơi khác người ta thấy chị ta – vì còn trẻ hơn ông – đạp xe đạp chầm chậm theo sau. Gặp những đoạn dốc, chị lại xuống xe, một tay dắt xe đạp, một tay đẩy phụ chiếc xe lăn. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng trông hai người đầy tình tứ và hạnh phúc! Có người kết hợp cùng buôn bán, công việc làm ăn của ông trở nên khấm khá hơn trước. Cả hai sắm một chiếc gắn máy, phía sau có cái rờ-móoc để kéo ông đi… (tuy chầm chậm thôi, nhưng dù sao cũng hơn … xe lăn). Công việc ngày càng “phát đạt”, có lúc hai người còn định có với nhau một đứa con… .

 Thế nhưng khi thức giấc vào một buổi sáng sớm, ông đã mất xem như tất cả! Người “vợ” đã trốn đi với tất cả tài sản: chiếc xe gắn máy, tiền bạc dành dụm bấy lâu nay, ngay cả số vé số định để bán cho ngày hôm đó… .Chiếc rơ-móoc theo lệ thường được tháo rời ra còn đó chơ vơ trước hiên căn nhà trọ một cách trơ trẻn vô duyên! Không hề tiếc nuối một người đàn bà như vậy, nhưng ông phẩn uất vì không ngờ mình bị gạt, bị ăn cướp một cách trắng trợn đến thế. Đau đớn, bế tắc, ông đã định tìm đến cái chết. Nhưng rồi, – đến giờ ông mới tiết lộ - vì còn một mẹ già mù lòa ở quê, chỉ sống nhờ vào sự cưu mang của hàng xóm và số tiền ít ỏi của ông chắt chiu gởi về, thế là ông gượng lại và còn tiếp tục tồn tại trên cõi đời này. 

 Thời gian ngắn sau, mọi người lại gặp ông trở về công việc cũ, với chiếc xe lăn di chuyển nhờ vào hai pê-đan cầm tay. Giọng ca, tiếng đàn giờ như… ứa máu! Gieo vào lòng người những cung bậc, những lời lẽ hơn lúc nào hết đầy bi thương, thống thiết !

 Rồi một buổi chiều, trên đường về, gần cái nghĩa trang nói trên, ông nghe tiếng kêu yếu ớt của một… con chó con lạc loài nào đó. Sau cả ngày dong ruổi, đã mệt mỏi,định bỏ đi luôn, nhưng có cái gì đó thôi thúc khiến ông dừng xe lại. Khó khăn lắm ông mới chui vào được lùm cây ven đường: một con chó nhỏ đang thoi thóp, cái đuôi còn dính máu khô đang bị bầy kiến vàng hung dữ bu đen. Ông chép miệng, lắc đầu:

- Lại gặp những người mê tín –dị đoan rồi!

 Con chó nhỏ đáng thương với bộ lông màu trắng chỉ vì xuất hiện chút lông đuôi màu đen mà bị chủ nuôi đối xử như thế đấy! Thuở nhỏ ông có nghe ba ông nói và phê phán: “ Có người nuôi chó nhưng… ác lắm, hể thấy chó con sinh ra có màu lông lạ theo kiểu ló đầu thì nuôi, ló đuôi thì… chặt!. Con chó này – lại là một con chó cái - chẳng những bị chặt một khúc đuôi mà còn bị ném ra ngoài đường vì chủ cho rằng lớn lên nó phản chủ và còn sợ bị… xui xẻo!

 Thế rồi không chút đắn đo, ông quyết định cứu con chó bằng cách đem về nuôi, vì lòng nhân từ chớ không phải mong con vật sẽ… trả ơn(!?) như người đời vẫn hay nói “Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhơn, nhơn trả oán!”

 Thời gian trôi qua… Con chó lớn lên, mạnh khỏe và xinh đẹp, người ta lại gặp ông trên đường, trong quán ăn. Con chó được ông cột bằng một sợi dây rất chắc chắn và khóa vào chiếc xe lăn, ông nói với mọi người:

- Nó không có bỏ tôi đi đâu, nhưng tôi cột nó như thế này cho người ta khó bắt trộm nó thôi!

 Vào một xế trưa nắng nóng, - hôm nay ông mệt mỏi hơn thường ngày, vì từ sáng đến giờ đi lại hơi nhiều – đến một con dốc tuy không cao lắm, hai tay ông mỏi nhừ, chiếc xe chạy chậm lại… .Điều kỳ lạ xãy ra, con chó thông minh đã thấu hiểu được hoàn cảnh của chủ. Nó gắng sức bình sinh, vượt lên trước kéo phụ với chủ cho chiếc xe lăn vượt dốc nhẹ nhàng hơn! Chính người chủ cũng không hết ngạc nhiên, ông không hề tập luyện gì cho con chó đâu!? Đến đỉnh dốc, cả hai dừng lại dưới bóng cây ven đường nghỉ mệt. Ông cười cười xoa đầu con chó, trong khi nó lè lưỡi thở, cái đuôi ngắn ngủn ve vẫy, ánh mắt hấp háy, nó có vẻ sung sướng vì giúp đỡ được cho ông.Thế đấy! Ông thấm thía nhớ có một danh nhân người… Đức nào đó – có cái tên dài và khó nhớ – đã nói: “Làm bạn với một con… vật tốt còn hơn kết thân với một con… người xấu!” Từ đó về sau, cứ đến những đoạn đường dốc là con chó luôn luôn kéo phụ với ông chiếc xe lăn. Để cho đỡ đau cái cổ con chó cưng, ông thay đoạn dây cổ bằng dây dù to bản, choàng xuống đến ngực như chó kéo xe trượt tuyết vùng Bắc Mỹ (Khác chăng là ở xứ người có cả đàn chó được huấn luyện chuyên nghiệp, còn ông thì chỉ có … một con chó mà thôi!).Thế là người đi đường lâu lâu lại có dịp chứng kiến cảnh con vật giúp đỡ con người thật vô cùng cảm động… .

 Một ngày bình thường lại đến. Xế trưa, trên con đường liên huyện vắng, tại một con dốc – có cua quẹo - gần cái nghĩa trang, xe lăn của ông đang lên gần hết dốc, chợt trên chiều ngược lại, một chiếc xe con màu đen sang trọng đổ xuống, trên xe có một đôi nam, nữ. Có lẽ vì có khúc cua, đường đi lại bị cây cối che khuất tầm nhìn, thêm vào có thể do nghe điện thoại hay đùa cợt gì với nhau(?!) Chiếc xe đen hướng thẳng về phía xe lăn, người đàn ông hứng chịu nguy hiểm nhiều nhất, con chó an toàn hơn vì đang kéo sợi dây chếch về phía bên phải ông. Một chuyện bất ngờ nhanh chóng xảy ra. (Về sau ông không nguôi ray rức vì đã không kịp… ngăn cản được!) Trong tíc-tắc con chó dũng cảm phóng sang trái, đứng thẳng hai chân sau, không phải sủa mà gầm lên, nhe răng nhảy chồm lên trước đầu xe, phải chăng nó muốn dùng móng vuốt hay hàm răng, hay cả thân mình để chận chiếc xe lại!?. Con chó thông minh đã tính toán đúng, hốt hoảng trước cảnh tượng xảy ra, có người nào đó trên xe đạp thắng, chiếc xe thắng ké…ét rợn người và… dừng lại. Nhưng con chó đã hứng trọn cái va chạm kinh hồn trong giây cuối cùng. Nhiều người đi đường ngang qua cũng dừng lại, trên xe bước xuống là một người đàn ông ra dáng doanh nhân giàu có, nói tiếng Việt chưa rành, có lẽ người gốc Đông Bắc Á (?).

- Xin … lỗi, tôi đền… tôi đền,… tiền!

 Trong đám đông có nhiều người lên tiếng phản ứng:

- Xe hơi mà chạy đâm qua bên trái thì cán chết người ta hết còn gì ! – Rồi thấy trên xe còn một cô gái “chân dài” đang ngồi chết gí trước tay lái, người ta nói thêm:

- Giao xe cho… gái lái hèn chi không gây tay nạn sao được!? – Ông ngoại quốc nhà giàu chắc nghe được, vội vả chỉ chỏ với cô gái và mau miệng nói:

- Qua kia,… qua kia! – Miệng nói xong, khôn ngoan vì biết mình sai phạm nhiều lỗi, nếu giải quyết việc này càng nhanh càng đỡ rắc rối! Ông ta nhanh tay rút từ cái bóp bằng da cá sấu căng phồng ra 2 tờ giấy tiền nước ngoài, mỗi tờ mang mệnh giá 100, có màu xanh đậm đặc biệt, cho dù thoạt nhìn ai cũng biết là của quốc gia nào!

- Xin lỗi, tôi đền… tôi đền… tiền! – Xong ông mau chóng lên xe, đóng cửa, lùi lại và … thoát đi. Chiếc xe mắc tiền tốt thật! Tiếng động cơ khởi động nhẹ và êm ru, chiếc xe lăn bánh để lại một làn khói trắng mỏng, còn mỏng hơn khói thuốc lá!

Số tiền như thế để bồi thường cho mạng một… con chó xem ra cũng thỏa đáng, nếu không nói là… quá được. Người chung quanh giúp ông bán vé số đem xe và cả con chó vào lề đường, có người giúp nhét 2 tờ ngoại tệ vào túi áo ông. Nước mắt chảy dài, ông khóc, khóc lớn như đứa trẻ thơ. Con chó tội nghiệp chưa chết hẳn, từ cổ họng nó rít lên những âm thanh rất lạ tai và bi thương, máu tươi từ miệng, hai tai và hai lỗ mũi chảy ra… .Nó khó khăn nhích nhẹ đầu, ánh mắt lờ đờ nhìn chủ, chợt đôi mắt nó long lanh khác thường, rồi hai dòng nước mắt trào ra! Phải chăng nó tiếc rằng không còn được gần bên chủ nó nữa!? Một tiếng rít nhỏ hơn, yếu hơn phát ra. Con chó trung thành, dũng cảm đã… ra đi ! Người đàn ông nghẹn ngào nấc lên:

- Ly Ly !... Ly Ly của tôi… đã… chết rồi !!

 Như vậy Ly Ly là tên của một… con chó, không phải tên… người!! 

Có hai người đàn bà đã đến đời ông, đã từng làm vợ ông, rồi cũng có người đã từng là bạn bè ông , nhưng khi họ trở mặt, chỉ khiến ông thấm thía trò đời, khi họ lọc lừa, bỏ ông… ra đi, ông chỉ căm giận họ, vì xem như mình đã bị lừa gạt. Mất họ ông không hề có chút gì gọi là luyến tiếc… .Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!

 

 H.V.H (9-2010)

 

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74015)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65701)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78469)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68763)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76197)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76789)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73839)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72682)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74228)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75851)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69102)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69349)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .