Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thy Lệ Trang Nguyễn Thị Cúc - THỦA BAN ĐẦU

06 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 83761)
Thy Lệ Trang Nguyễn Thị Cúc - THỦA BAN ĐẦU

THỦA BAN ĐẦU

blank


Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

Sau gần một ngày chờ đợi trước cỗng trường để nghe đọc tên những thí sinh trúng tuyển vào đệ Thất trường Trung Học công lập Ngô Quyền. Tôi trở về nhà với nỗi buồn vô tận. Thật uổng công tôi miệt mài đèn sách luyện thi - ở lớp luyện thi tôi được xếp hạng hai - và uổng công tôi hy vọng tràn trề trong ngày thi, thày giám thị phòng thi đã đọc bài luận của tôi và khen khá lắm. Sợ tôi buồn vì thi rớt, ba tôi luôn an ủi, vỗ về: “học tài thi phận con ạ!”.

Thủa nhỏ chưa biết ham chơi, tôi dẹp nỗi buồn và xin vào trường tư thục Khiết Tâm. Đang học ở đây được gần hai tuần -Mai Hữu- cô bạn nhỏ học cùng lớp nhất ở trường tiểu học Tân Thành chạy đến nhà tôi báo tin -"Tao thấy tên mày trong danh sách lớp Thất ba trường NQ, vô đi kẻo trễ”. Rồi Trần thị Châu cũng báo cho tôi hay kèm theo dặn dò: "nhớ gặp cô Giám thị Giàu”. Thế là tôi chuẩn bị vào trường một mình bởi vì ba tôi bận đi làm xa.

Người chị bà con cấp tốc đặt may thưởng cho tôi ba chiếc áo dài: một chiếc gấm màu xanh và hai chiếc phin trắng. Lần đầu tiên mặc áo dài, tôi cảm thấy rất ngượng ngập, khó chịu. Tôi vốn nhỏ con, ốm yếu lại không được xinh gái chiếc áo dài lại rộng phùng phình làm tôi có cảm tưởng dị hơn. Trường lúc này không khí rất nhộn nhịp, bận rộn. Tôi phải chờ hơn nửa tiếng mới gặp được cô Giàu. Sau khi nghe tôi trình bày - cô ngước lên nhìn tôi với cặp kiếng trắng kéo xệ ngang lỗ mũi- "Danh sách ở lớp nào?” Chết thật! Tôi chỉ nhớ loáng thoáng con số ba Huệ báo cho tôi. Ở Khiết Tâm tôi đang học lớp Thất A một. Nghĩ là trường nào cũng giống nhau, tôi nhanh nhẩu trả lời: -"dạ lớp Thất A ba”. –“Ở đây không có lớp Thất A ba”. Cô nhấn mạnh và vội vàng bỏ đi. Lật đật chạy theo cô suýt nữa tôi vấp ngã vì chiếc ống quần vừa rộng, vừa dài. Tôi đưa cô số ký danh và họ tên nhờ cô xem lại. Cô dò vào tập hồ sơ -"lớp Thất ba". Sau đó, cô dẫn tôi lên dãy lầu thứ nhất... lớp cuối cùng. Lớp học lúc này chưa có giáo sư nên ồn ào như một bầy ong. Khuôn mặt người nào cũng hớn hở, tươi cười. Tôi nhìn thấy Huệ ở bàn đầu đang trò chuyện cùng các bạn mới. Cô Giàu dẫn tôi xuống bàn cuối cùng và bảo: "Đây là chổ ngồi của trò lớp Thất ba ban Pháp văn”. Tôi buột miệng: - “Thưa cô con xin học ban Anh văn" –“Lớp Anh văn không còn chỗ trống chỉ còn lớp Pháp văn thôi." Nói xong, cô bỏ đi. Đang ngỡ ngàng thì một bàn tay kéo tôi ngồi xuống và đẩy tôi vào bên trong "ngồi đi còn chọn lựa gì nữa". Nhiều giọng nói khác chen vào -"Tui cũng xin ban Anh văn nè, rốt cuộc cũng vào đây" -"Ban nào cũng được miễn vào trường công là ngon rồi". Sau khi ổn định được chổ ngồi, tôi được biết cô bạn to con kéo tôi ngồi xuống là Trần thị Lưu, nước da ngâm đen nhưng có duyên. Kế bên là Trần Lệ Dung miệng mồm liếng thoắng, tóc cột đuôi ngựa trông có vẽ tinh nghịch hơn. Phan thị Hà ốm yếu như tôi có chiếc mũi xinh xinh và chiếc răng sún. Cô bạn ngồi bàn trên hay cúi xuống nhìn tôi cười có tên đẹp cũng như khuôn mặt đẹp là Nguyễn Thu Xuân.

Từ nhà tôi đến trường NQ bằng xe lam phải đi hai chuyến: một chuyến từ nhà đến chợ và một chuyến từ chợ đến trường. Tôi quyết định đi học bằng xe đạp. Chưa bao giờ đạp xe đi xa nên tôi rất hoang mang, lo sợ thứ nhất là sợ đi qua vòng cua Công trường Sông Phố. Những tuần lễ đầu tôi phải ngừng xe ở trước trường Mỹ nghệ, dẫn xe đạp qua bên kia đường rồi mới dám chạy tiếp. Thứ hai là sợ vạt áo dài bị cuốn vào dây sên, dù tôi đã cẩn thận ràng vạt áo sau vào ba ga còn vạt trước cầm trong tay. Chiếc xe đạp của tôi loại "cà tàng" nên hay bị sút sên, do đó tay tôi thường dính dầu nhớt và ống quần thường bị sên "cạp" te tua. Trong nỗi khổ cũng có niềm vui nho nhỏ. Mỗi lần tan trường, bọn học trò nhỏ chúng tôi cho xe đạp thả dốc tự do - con dốc dài từ trường NQ dẫn đến rạp hát Biên Hùng. Có bạn gan dạ còn buông cả hai tay như làm xiếc. Từ từ quen dần, tôi biết quẹo qua đường Hưng Đạo Vương ngang chùa Tịnh Độ để đến trường, tránh qua công trường Sông phố lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt. Giờ ra chơi, bọn tôi hay la cà đến các lớp đàn anh, đàn chị. Dưới mắt chúng tôi các anh chị ấy là thần tượng. Nhỏ Lưu lanh lợi nên biết nhiều... Anh X này làm trưởng lớp. Anh A có vợ một con. Chị B là con ông Z giàu có tiếng ở Biên Hòa. Đến các bậc giáo sư nó cũng biết nhiều điều mới lạ. Lưu chỉ tôi vợ chồng thày Nguyễn Xuân Hoàng, nó thì thầm vào tai tôi -"mày biết không các chị lớp lớn tương tư thày còn các anh trồng cây si cô như điên". Nhỏ Lưu hay thổi phồng câu chuyện cho hấp dẫn nhưng điều này tôi tin là có thật. Bỡi vì vợ chồng thày Hoàng rất đẹp. Một hôm, vừa tan học, Lưu kéo tôi chạy xuống lầu "theo tao đến lớp...các anh chị làm liên hoan tiễn thày Tôn Thất Long đi Pháp.” Chúng tôi là những vị khách không được mời chỉ đứng ngoài cửa sổ dòm ké. Hôm đó, tôi về nhà thật muộn, báo hại mẹ tôi phải ra ngoài ngõ đứng chờ.

Vốn yêu thích thơ văn từ nhỏ nên tôi hay tìm đọc báo chí của trường. Tôi đã đọc vỡ kịch Công chúa Huyền Trân của thày Quýnh và ao ước sẽ viết được vỡ kịch như thế trong tương lai. Lưu bảo tôi thày Quýnh đạo diễn cho các anh chị lớp đệ nhất diễn vỡ kịch đó ở rạp hát Biên Hùng trong dịp Tết. Tôi không được xem nên không biết lời nó đúng hay sai. Bấy giờ, trước văn phòng trường có một bảng đen dùng để báo cáo những hoạt động của trường: từ học tập-văn nghệ-thể thao đến báo chí. Những bản tin ngắn có kèm theo hình ảnh thật sống động. Thấy tôi dán mắt vào những tấm ảnh về buổi lễ trao giải thưởng văn chương của trường -giải thưởng được trao cho một người con gái có khuôn mặt đẹp và nụ cười rạng ngời-, Lưu vội reo lên:"Tao biết chị này con ông trung úy Công, nhà có ba người con gái Dung, Ngôn, Hạnh". Sau đó, tôi có gặp chị Dung vài lần ở cổng trường. Tôi lén nhìn chị và âm thầm ngưỡng mộ chị mà không ai hay.

Bây giờ, dù đang sa soạn bước vào ngưỡng cửa sáu mươi tôi vẫn nghe lòng mình trẻ lại mỗi khi nhớ về thủa ban đầu vào trường Ngô Quyền. Hình ảnh con bé ốm yếu với chiếc xe đạp cũ -giọng cười ríu rít như như chim của một đàn tiên áo trắng- tiếng guốc khua vang trên thang lầu quen thuộc và con dốc dài thân thương thủa nào...Tất cả dường như còn quanh quẩn bên tôi. Và cho dù nhiều năm sau này trường Ngô Quyền có nhiều người đẹp nỗi tiếng -tôi vẫn không bao giờ quên được nét đẹp của chị Dung... Ôi! nét đẹp thật hồn nhiên, ngây thơ, man dại...

 

  THY LỆ TRANG NGUYỄN THỊ CÚC

 MASSACHUSETTS

 

 

12 Tháng Tám 2023(Xem: 3322)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4061)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3508)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3763)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4307)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3974)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3194)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2989)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5643)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8802)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 3034)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9349)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5777)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 3045)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3460)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3526)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3414)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3496)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 4288)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3587)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.