Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - VU LAN NHỚ MÁ

08 Tháng Chín 20178:43 CH(Xem: 19287)
Nguyễn Thị Thêm - VU LAN NHỚ MÁ
Vu Lan nho ma

 

Người ta hay nói thắng về nội, thối về ngoại. Tôi không biết thiên hạ như thế nào. Riêng tôi, khi khốn cùng nhất, khi buồn bả nhất tôi lại về ôm lấy má. Không phải để kể lễ những đau khổ của mình. Mà là chỉ để ôm má, hít cái mùi mồ hôi nồng nàn quen thuộc và nghe mình nhẹ nhàng nhiều lắm.

 

Chuyện không vui của tôi, nhất là về chồng, con tôi hoàn toàn không nói gì với má. Tôi không muốn má tôi buồn. Má đã quá cực khổ vì chồng, vì con, vì cuộc sống. Hãy để má vui trong niềm hạnh phúc của con cái.

 

Tôi "Xuất giá tòng phu" theo chồng. Má tôi không can ngăn, nhưng má khóc nhiều vì má chỉ có tôi là con gái. Má sợ tôi làm dâu khổ cực, má lo tôi không chịu đựng được thời tiết miền Trung. Nhất là má không hề đi đâu xa làm sao thăm con gái.

 

Rồi Sài Gòn mất, em tôi bặt tin, tôi cũng vậy. Tội nghiệp cha mẹ già khóc ráo nước mắt vì con. Chờ em tôi hoài không thấy, má cầm bằng thằng 10 đã chết. Con Chín không tin tức, chết sống không hay. Má ăn không ngon, ngủ không yên. Má mòn mõi, gầy rạc cả người.

 

Vậy mà sau mấy năm, tui lủi thủi bồng con về nhà.Tôi bước qua cổng nhà của sân trước, chưa gặp được ai mà nước mắt tôi đã ràn rụa. Tôi tưởng chừng như mình sống lại. Cực khổ chi không biết, về nhà, được sống bên má là tôi đã tìm lại cuộc đời mình.

 

Nghe tiếng chó sủa, ba tôi bước ra trước hiên nhà, má tôi đứng ở thềm che mắt nhìn ra. Chừng nghe ba tôi kêu lên"Con Chín" Má tôi bỏ cả dép chạy tuôn về phía mẹ con tôi. Tôi quăng giỏ đồ, quên luôn cả con, tôi ôm lấy má. Tôi khóc như trút hết ruột gan. Như trút hết  bi ai, khổ sở ra ngoài. Mùi mồ hôi quen thuộc của má sao vẫn làm tôi yên bình đến thế.

 

Cảm giác đó sống mãi trong lòng tôi. Cảm giác tìm lại cội nguồn. Về nơi mình yêu thương gắn bó. Và tôi đã thật sự " Thối về ngoại" để về bên cha mẹ ruột, những lúc cuộc sống tôi bấp bệnh và buồn bả nhất.

 

Buổi sáng đầu tiên của ngày đoàn tụ. Tôi thức dậy bước ra nhà sau. Một buổi sớm mai đẹp nhất trong đời. Nắng lung linh trên cành cây vú sữa sau nhà. Không khí quê nhà sao mà trong lành quá đổi. Ở nhà  bếp má đang nấu cho tôi một nồi cháo nấm mối thơm lừng. cái mùi nấm mối mà ai một lần ăn rồi phải nhớ.

 

Tôi bước tới ôm lấy má. Sao mà vòng tay tôi lỏng le vậy  nè!, thì ra má tôi ốm hơn trước quá nhiều. Tôi hít thật sâu như hưởng cả hương hoa tốt đẹp của đất trời. Mà không! Chỉ là mùi của má tôi. Cái mùi thịt da quen thuộc từ thuở tôi còn bé bỏng.

 

"Quê nhà và má". Tôi có cảm giác như mình còn nằm mơ. Cuộc đời quá đẹp, Ơn trên vẫn luôn  giúp tôi mọi điều. Tôi đã được sống còn, tôi đã thoát qua một giai đoạn kinh khủng nhất cuộc đời. Giờ đây tôi được về với má, tôi sẽ vì má, vì con  mà không còn sợ bất cứ điều gì. Má ơi! con gái má sẽ đứng lên, sẽ chịu đựng tất cả bão giông cuộc đời để được sống bên má, để ôm lấy má mỗi ngày.

 

Tôi đã thật sự trưởng thành khi đã bước qua một đoạn đường định mệnh. Tôi nhìn ra cái quý báo trong tình mẫu tử. Tôi có cảm giác tôi yêu thương má tôi trăm vạn lần hơn xưa. Vườn nhà tôi đẹp hơn, tình yêu thương gia đình nồng nàn hơn bao giờ hết.

 

Tô cháo má nấu bằng  tất cả tình yêu của một người mẹ. Gia vị nêm trong đó là rau cỏ từ vườn nhà mà mỗi sáng má chăm chút tưới nước, bắt sâu. Tôi ăn mà chảy cả nước mắt. Có thể vì thương má, vì mừng mà cũng vì vị cay của những hạt tiêu má hái từ  vườn nhà.

 

Sau khi mẹ con tôi đã ăn xong. Ba bước xuống đưa tiền cho má đi chợ. Tôi ngạc nhiên quá đổi. Bây giờ đất nước xoay chiều, xã hôi thay đổi, nhà tôi cũng thay đổi rồi sao? Tại sao ba phải đưa tiền đong gạo phát cho từng bửa chợ? tại sao vậy? .Má tôi đi ra cổng tôi còn đứng đó tần ngần, hai mắt cay xè. Tự dưng tôi thấy mình hụt hẫng.

 

Ba dường như hiểu được những suy nghĩ trong đầu tôi. Ba bước lại cười cười.

Con đừng ngạc nhiên! Ba không phải không tin má con. Nhưng từ sau ngày 30 tháng tư. Mấy đợt đổi tiền, má con không còn tính ra được đồng tiền sử dụng. Bả lộn tiền trước 75, sau 75, tiền cũ, tiền mới tùm lum. Trong đầu bả tiền bạc sao mà lung tung lộn xộn, tính mãi không ra. Má con không chịu nỗi với những mất mát và thay đổi hiện nay.Cuối cùng má con giao quyền giữ ngân quỷ gia đình lại cho ba. Khi nào cần xài cái gì thì ba đưa và mua từng đó là xong. Bả không còn muốn giữ tiền, không muốn đi hội họp hay giao thiệp bên ngoài. Thường thì gửi chị Sáu con đi chợ mua thức ăn dùm. Hôm nay con về, má con quá vui nên mới đi chợ đó thôi

 

Thì ra tôi đã hiểu. Những biến cố thời cuộc và mất tin tức con cái đã đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trí má tôi. Trong tâm hồn đơn giản của bà. Chính phủ nào cũng là chính phủ. Công Sản hay Quốc Gia, người dân cũng đầu tắt mặt tối kiếm miếng  cơm ăn. Mấy đứa con bà đi lính. Mấy đứa cháu trong xóm hay bà con xa đi theo phía bên kia. Hòa bình rồi, hết chiến tranh cùng nhau về làm ăn  sum họp gia đình. Có cái gì mà phải  bị tù đày không biết ngày về. Có cái gì phải bị  tịch thu nhà cửa, lấy đất lấy nhà. Có cái gì phải lên loa chưởi rủa ra rả cả ngày. Má tôi và má chồng tôi, những người mẹ chơn chất tôi nghiệp  chịu nhiều thiệt thòi và mất mát.

 

Tôi có điều ân hận, là tôi chưa cùng má tôi chụp một tấm hình chung nào. Ngày đó muốn chụp hình phải đi tới tiệm Má tôi thì nhà quê, rất sợ phải chụp hình. Còn tôi lại không muốn ép má . Thật tình tôi cũng ỷ y vì mình không hề nghĩ đến phải có ngày bỏ má để đi xa.

 

Bây giờ với thời đại tiên tiến, máy móc dư thừa. Cầm Iphone, ipad trên tay, nếu còn mẹ, bạn hãy bấm cho mẹ những bức hình mỗi khi có dịp. Bạn hãy nghiêm túc chụp hình cho mẹ  mỗi năm, để thấy sự thay đổi nơi mẹ. Hãy yêu quý thời gian được có mẹ bên cạnh. Đó là những ngày đẹp và thiêng liêng nhất trong đời. Đừng như tôi mà tiếc nuối thì  đã quá muộn màng.

 

.....

 

Má ơi! Vu Lan lại về nữa rồi. Bao nhiêu năm má mất. Nhưng sao cứ mỗi mùa Vu Lan con lại vẫn thấy má luôn hiện hữu bên con. Khi cầm những sợi tóc của mình rụng , con lại nhớ má và thấy mình có lỗi. Con nhớ bàn tay má vuốt ve trên mái tóc dài đen nhánh thuở con mới lớn.  Con  đua đòi bạn bè cắt ngắn hay uốn quăn. Lần nào má cũng không cho. Má vuốt tóc con yêu thương như nhớ lại mình thuở nào trẻ trung xinh đẹp. Mái tóc dài mượt mà khỏe mạnh đó ngày xưa con không biết quý, không biết nâng niu. Tuổi trẻ dại khờ chỉ mơ mộng hão huyền, chỉ muốn thay đổi mới.

 

Con gái duy nhất của má chạy theo chữ nghĩa học hành, quên đi mình có một người mẹ tảo tần vất vả. Quên đi má cần có người để tâm sự an ủi những lúc cơm canh không ngọt. Những lúc má thật cô đơn.

 

Rồi con đi làm xa nhà, lấy chồng xa xứ. Những lần về thăm lại được má chìều chuộng , thương yêu lo lắng mọi điều. Con chỉ biết hưởng thụ mà không biết đáp đến. Cho đến khi vận nước xoay chiều, con về bên gối má thì má đã già. Con quăng bỏ tự ái làm người qua một bên, dang nắng giữa trời để kiếm miếng cơm ăn. Một lần nữa má phải đem thân già bảo bọc cho con, chăm lo cho cháu.

 

Má ơi! Khi con đưa tay mân mê mái tóc bạc xác xơ của má là lúc con phải nghe lời má cắt cụt nó đi để cạo đầu cho má.  Má nói :" Đầu má nặng nề nhức nhối quá. Những nghiêp chướng mang vào thân đã quá lâu. Bây giờ con hãy cạo sạch nó đi cho nhẹ thân của má."  Con cầm cái kéo, cắt những sợi tóc bạc rơi lả tả xuống nền sân sau mà thương mà tủi. Cảm giác đó xé nát trái tim con. Vì con biết đoạn đường đời má còn sống bên con là rất ngắn. 

 

Con khẻ đưa lưỡi dao.
Tóc má rơi nhè nhẹ
Những sợi tóc trắng xóa.
Rớt xuống đời hư không.
 
Tóc má con cạo sạch
Xóa những  điều đảo điên
Má mỉm cười khẻ nói.
"Phủi sạch mọi ưu phiền "
 
Ôi! Một đời vất vả.
Tóc xanh rồi bạc phơ
Bây giờ cạo trọc lóc.
Đời như một giấc mơ.
 
Má xoa đầu hoan hỉ.
Hết nhức đầu con ơi.
Những nặng nề vướng bận.
Má phủi sạch hết rồi.
 
Đầu má giờ trắng xóa
Tâm nhẹ nhàng thảnh thơi.
Mây bay không trở lại.
Con sợ  ngày chia phôi.
 

 

Con tắm rửa cho má lần cuối cùng và cũng là lần đầu tiên con thực sự nhìn toàn thân của má. Má như một bộ xương khô gầy tóp tội nghiệp. Má nhắm mắt bình yên, gương mặt bình thản như yên lòng trả lại mọi sự cho thế gian. Hơi thở má yếu đuối  thoi thóp như ngọn đèn trong cơn gió bão. Con lau từng ngón tay, ngón chân và khắp người má với rượu pha nước ấm. Con mặc cho má bộ đồ trắng má cất kỷ dưới đáy rương. Bộ đồ rộng thùng thình trong cơ thể hao gầy của người mẹ thương yêu. Con niệm Phật bên tai má và má hắt hơi thở sau cùng trong bàn tay nắm chặt của con.

 

Vĩnh biệt má yêu kính nhân từ của con. Con không khóc được dù con thương và  yêu kính má vô cùng. Trong thâm tâm con, má sẽ được siêu thoát hay đầu thai, tái sinh làm một người nào đó xinh đẹp, hạnh phúc. Bởi vì cả cuộc đời , má đã gieo nhiều duyên lành, làm nhiều điều tốt. Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.

 

 

Nguyễn thị Thêm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72764)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72948)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72373)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70021)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72284)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72323)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72130)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71877)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32813)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80375)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72904)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35431)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81567)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76771)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76734)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76235)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76549)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24415)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38030)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90903)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39379)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87978)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35482)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75340)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39797)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40965)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83606)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47230)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.