Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - HẠNH NGỘ CUỐI ĐỜI

03 Tháng Mười 201512:32 SA(Xem: 23499)
Nguyễn Trần Diệu Hương - HẠNH NGỘ CUỐI ĐỜI

Hạnh Ngộ Cuối Đời

 
nxh2

Mở Đầu: Vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng những tháng cuối đời ở bệnh viện, ở nhà dưỡng lão, chúng tôi được Thầy kể lại hạnh ngộ tình cờ trong đời sống của Thầy với một ông bác sĩ của bệnh viện Stanford từng là một người lính Mỹ trẻ đồn trú ở Nha Trang trong những năm chiến tranh, Thầy dự định sẽ viết lại chuyện này khi khoẻ hơn. Không may, dự định đó chẳng bao giờ thành sự thật.  Xin được thay Thầy kể lại chuyện này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhân giỗ đầu của Thầy.  – NTDH

 

 

Tôi trở lại bệnh viện Stanford lần này là là lần thứ bao nhiêu, tôi không còn nhớ được. Những viên thuốc giảm đau nhỏ xíu đủ màu, những lần hóa trị (chemo therapy), xạ trị (radiation therapy) có thể giúp tôi kéo dài đời sống thêm một chút, đỡ đau đớn hơn, nhưng làm cho đầu óc tôi mờ mịt, trắng xóa.

 

Những lần gần đây, tôi không còn tự đi được nữa, dù là đi với 3 chân (2 chân của tôi, 1 chân của baton) hay 6 chân (2 chân của tôi cộng 4 chân của cái walker). Lúc đầu, buồn kinh khủng, hụt hẫng vì thấy "lực bất tòng tâm", nhưng những cơn đau thốn từ trong xương đau ra làm mọi suy nghĩ vụn vỡ, đầu óc trống trơn, nhiều lúc không nhận ra được cả người đến thăm đứng ở cạnh giường.

 

Mỗi lần đến Stanford, dù là chỉ "tạm trú” vài tiếng cho một lần chemotherapy, hay "thường trú" ở đó một tuần, nửa tháng, tôi đều được đỡ từ xe nhà qua chiếc xe lăn của bệnh viện ngay ở cửa chính. Đây là một ưu tiên rất đáng buồn cho bất cứ ai được nhận.

 

Thường thì nhà tôi đẩy tôi qua các lối đi rộng, sạch bóng của bệnh viện. Có lần nhân viên bệnh viện đẩy tôi đi. Đôi lúc, bệnh viện quá bận rộn, tôi phải ngồi lơ ngơ, lọt thỏm trong xe lăn ở lobby chờ người có trách nhiệm đưa mình về phòng hoá trị. Sau hơn nửa năm chiến đấu không cân sức với căn bệnh sarcomas quái ác, tôi chỉ còn khoảng 110lbs (so với trọng lượng 165lbs lúc tôi còn khỏe) .

 

Để quên bớt nỗi đau, để có một điều gì đó yên bình trong đầu óc khi nằm trên giường trong suốt vài tiếng chemo, cho một số thuốc vào người, "dĩ độc trị độc" để các tế bào ung thư quái ác ngừng phát triển, tôi thường đem theo đọc sách dễ đọc khi vẫn còn tỉnh táo. Thường thì tôi chỉ tính táo được khoảng nửa tiếng đầu, sau đó, đầu óc tôi trắng xóa, nửa tỉnh nửa mê, cuốn sách rời khỏi tay, rơi xuống nền nhà .

 

Lần đó, người lượm quyển sách đặt lai ngay ngắn trên cái bàn nhỏ ở đầu giường là một ông bác sĩ chắc cũng đã bước vào độ tuổi sáu mươi. Thấy tôi mở mắt, ông cười mỉm và hỏi:

 

-  Ông cũng thích đọc sách về Nha Trang?

 

(chắc là dù không đọc được tiếng Việt nhưng bìa sách có hai chữ Nha Trang và hình con đường Duy Tân chạy dọc theo ven biển làm ông nhận ra nội dung sách có liên quan đến thành phố thùy dương cát trắng này).

 

Nghe một người bản xứ nhắc về quê hương biển xanh của mình, tự dưng bao nhiêu mỏi mệt sau khi chemo tan biến, tôi nhìn ông với cái nhìn “tha hương ngộ cố tri”:

 

- Tôi là người Nha Trang mà. Ông đã từng đến Nha Trang?

 

- Không những đến mà còn ở đó gần một năm .

 

- Ông ở đường nào?

 

- Đường Khổng Tử, sau trường nữ tiểu học Âu Cơ .

 

- Ông đã từng làm việc ở Nha Trang?

 

- Vâng, và rất yêu thành phố ven biển đẹp, hiền hòa này.

 

 

Như được đưa về một thời trai trẻ với những kỷ niệm đẹp, ông bác sĩ người Mỹ kể cho tôi nghe về đoạn đường Duy Tân chạy dọc bờ biển đẹp nhất Nha Trang. Ông say sưa kể về những bậc thang bằng đá ong dẫn lên Tháp Bà với nhiều huyền thoại ở ngoại ô Nha Trang, về món chè nổi tiếng ở cây cầu đôi ở phía Bắc của Thành phố đã đi vào lịch sử, đã chở che danh tướng Trịnh Phong trong phong trào Cần vương kháng chiến chống Pháp của vua Hàm Nghi.

 

Lúc đó trong mắt của chúng tôi, không phải là khung cảnh bệnh viện Stanford với mùi ethanol bay thoang thoảng mà là Nha Trang thân yêu với gió biển có mang vị mặn của muối,  với tiếng sóng biển đập vào bờ cát trắng nhẹ nhàng, đều đều trong mùa hè, mạnh bạo, giận dữ trong mùa đông.

 

Sau đó chúng tôi còn có dịp nói chuyện với nhau vài lần nữa trong những lần đi chemo của tôi ở bệnh viện. Ông Johnson là BS trưởng khoa, công việc thường ngày của ông thiên về nghiên cứu nhiều hơn, nhưng có một vài lần khi không bị trùng thời khoá biểu, ông đến bên giường bệnh của tôi vừa theo dõi bệnh tình, vừa giúp cho bệnh nhân quên đi mọi nỗi đau thể xác khi ông kể về những ngày tuổi trẻ của ông ở Nha Trang yêu dấu của cả hai chúng tôi. Lời kể của ông đã cuốn hút, đôi mắt màu xanh xám sau tròng kính trắng cũng mang tôi về thời “làm học trò nhưng không sách cầm tay” ở sân trường Võ Tánh, ở con đường Bá Đa Lộc cây dài bóng mặt đẹp nổi tiếng ở quê tôi. Như thế đó, cả người kể lẫn người nghe đều thấy lòng mình về lại với thời tuổi trẻ mắt sáng môi tươi.

 

Những ngày điều trị dù nội trú, hay ngoại trú của tôi ở bệnh viện Stanford nhờ vậy mà trở nên êm đềm hơn. Những con đau thể xác trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư sarcomas vẫn kéo về gián đoạn, hay liên tục nhưng không còn làm tôi đau đớn như lúc chưa được nghe ông Johnson ôn lại thời tuổi trẻ của ông, của cả hai chúng tôi ở Nha Trang vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.

 

Thế mới biết có những thứ thuốc tinh thần có hiệu quả cao như thế . Một lúc nào đó khoẻ hơn, tôi sẽ cố gắng viết về thứ hạnh phúc cận kề nỗi chết đặc biệt này, sẽ tả lại thật sống động nỗi đau thẩm thấu tìm gan của bệnh ung thư ở giai đoạn cuối . Không ai biết giai đoạn này với tôi nhẹ nhàng hơn nhờ một ông bác sĩ có tuổi ở bệnh viện Stanford , một người lính trẻ Mỹ đã chiến đấu, lưu trú cả năm ở quê hương tôi, và yêu quê hương tôi giống như tôi, như bao người Nha Trang đang sống đời lưu lạc …

 

Nếu có kiếp sau, nếu vẫn còn phải trở lại làm người với "sinh, lão, bệnh, tử", vẫn xin được làm một người Việt Nam, một người Nha Trang dù sống bất cứ nơi đâu vẫn mang theo mùi vị của sóng biển quê nhà.

(Xin được viết thay cho Thầy Nguyễn Xuân Hoàng)

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82015)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37846)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73687)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77493)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36134)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40385)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75487)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39181)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34060)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36878)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69133)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39303)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80526)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74005)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65681)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33833)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42880)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38584)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46347)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71701)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34515)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78445)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68748)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66833)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38716)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81403)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76770)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?