Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - TÌNH QUÊ NGƯỜI BIÊN HÒA XA XỨ

28 Tháng Tám 20151:44 SA(Xem: 27644)
Diệp Hoàng Mai - TÌNH QUÊ NGƯỜI BIÊN HÒA XA XỨ

TÌNH QUÊ NGƯỜI BIÊN HÒA XA XỨ

 

Những phụ nữ Việt Nam tôi từng gặp, đã rời xa quê hương Biên Hòa hơn nửa đời người. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố…

 

@ Sưu tầm tục ngữ ca dao Việt Nam ở xứ người:

Thông thạo ba ngoại ngữ Anh – Pháp – Đức, nhưng chị Camay Walter – tên đầy đủ là Lê Hoài Hương – lại nói tiếng mẹ đẻ Việt Nam … dở tệ. Ba mẹ chị Lê Hoài Hương (Hoài) rời Biên Hòa, lên Nam Vang lập nghiệp lúc chị vừa tập nói. Sống trong cộng đồng người Việt ở Nam Vang, chị Hoài được ba mẹ cho học chương trình phổ thông Pháp ngữ. Tốt nghiệp Tú Tài đôi loại giỏi, chị Hoài nhận học bổng đại học ở thủ đô tráng lệ Paris. Quê hương Biên Hòa xa tít mù khơi với chị Hoài luôn từ đó…

bienhoa_1

Tranh sơn dầu của HS Nguyễn Sáng

Chuyến du lịch ba-lô lần đầu về Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn với chị Hoài. Chị “tập dượt” lại tiếng mẹ đẻ, bằng cách sưu tầm ca dao tục ngữ Việt Nam… Trên tay chị Hoài lúc nào cũng sổ viết, để sẵn sàng ghi chép:

- Xin đọc chậm dùm, chữ “lan” này có “gờ” ở cuối hay không?

Rồi chị Hoài thích thú chép vào sổ tay:

“Một mai trống lũng khó hàn,

Dây dùn khó đứt, bạn lang khó tìm…”

“Đắng khổ qua, chua là chanh giấy,

Dẫu ngọt cho mấy tiếng cũng cam sành.

Xe hơi kia bể bánh tại chợ Bến Thành,

Dầu anh sang qua hay sớt lại, dạ em không đành thời thôi…”

bienhoa_2Tranh sơn dầu của HS Nguyễn Trung

Hồi còn nhỏ ở Nam Vang, chị Hoài đã từng nghe mẹ hát ru các em. Nhưng lâu lắm rồi, nhịp sống công nghiệp xứ người cuốn hút chị Hoài phiêu lưu hết nước này sang nước khác. Chị Hoài tốt nghiệp cử nhân văn chương ở Pháp. Một thời gian khá dài, chị Hoài làm việc bên Anh. Và bây giờ, chị Hoài định cư ở Đức. Các con của chị Hoài đều thành đạt, rồi chúng như những cánh chim soãi cánh tung bay khắp hành tinh.

 

Bây giờ chị Hoài đã có thời gian nhàn rỗi, với nguồn lương hưu cũng … kha khá. Đây chính là lúc, chị Hoài thỏa lòng ước mơ tìm lại cội nguồn. Dự tính từ lâu của chị Hoài là phổ biến các điệu hát ru, những câu ca dao tục ngữ Việt Nam, mà chị sưu tầm được trong cộng đồng người Việt ở Đức. Chị Hoài từng hát ru cháu nội cháu ngoại mỗi khi có dịp, chỉ để nhắc nhớ cội nguồn dân tộc Việt Nam với con cháu của mình …

bienhoa_3Tranh màu trên giấy của HS Nguyễn Văn Trung

@ Vun vén tâm hồn trẻ thơ Việt Nam trên đất khách:

Cũng xa quê hương hơn nửa đời người, Anna Tran – tên Việt là Trần Thị Mỹ An – là người gắn bó với Biên Hòa nồng nàn nhất. Dù phố Biên đã bao nhiêu lần thay đổi, nhưng Trần Thị Mỹ An (An) vẫn không lạc lối trong lần đầu quay bước tìm về. Gặp lại bạn học cũ mấy chục năm xưa, An có thể vanh vách kể hàng giờ thành tích “quậy” của nhóm học sinh trường Ngô lớp đệ tứ hai. Trong bộ áo bà ba mượn tạm của chị dâu, cùng chiếc nón bài thơ che bộ tóc xù, không ai nhận ra Mỹ An là nữ Việt kiều xa xứ lâu năm nữa.


bienhoa_4Tranh sơn dầu của HS Đinh Cường

Điều bận tâm lớn nhất của An, là vun quén tâm hồn Việt cho hai đứa con sinh trên đất Mỹ. Trước khi đưa con thăm lại quê nhà, An gửi hai đứa con học vỡ lòng tiếng Việt trong chùa. Suốt mấy tháng trời – mỗi cuối tuần một buổi – hai anh em Quốc Nam và Quốc Việt chỉ “nhả” được tiếng đơn.

 

Về Việt Nam, cả hai gần như hóa “câm” trên phố, bởi mẹ Mỹ An “cấm tiệt ” hai con tía lia ngôn ngữ Hoa Kỳ. An kể về quê hương của ba mẹ, cho các con của mình nghe mọi lúc mọi nơi … Tận dụng những dịp hiếm hoi – đưa con dong thuyền trên dòng Đồng Nai trong mát – An hay ngân nga những “khúc nhạc quê” mặc dù An biết, hai thằng con chưa kịp hiểu gì…

“Đồng Nai bến Phố nước xanh,

Ngọt ngào bưởi chín, trai lành gái xinh.

Núi Châu núi Bửu cảm tình,

Suối Tiên thác Trị, càng nhìn càng ưa…”

“Nói người điên nhớ Biên Hòa,

Bệnh viện Dưỡng trí, ai mà dám quên…”


bienhoa_5Tranh lụa của HS Nguyễn Thị Hợp

Trong bài luận văn đạt điểm tối đa sau đó, chú bé Quốc Nam bày tỏ suy nghĩ của mình về hai chữ Quê Hương: “Tôi học lịch sử nước Mỹ, tôi biết nước Mỹ từng có chiến tranh với Việt Nam, tôi từng nghĩ người Việt Nam không tốt. Nhưng qua mẹ của tôi, tôi biết Việt Nam cũng là quê hương của tôi nữa. Dù ngôn ngữ bất đồng trong lần gặp gỡ đầu tiên, nhưng người Việt Nam có rất nhiều cách bày tỏ sự thân thiện với anh em tôi. Nhiều lần theo mẹ về quê, tôi nhận thấy rất nhiều người thân Việt Nam của tôi đâu có … xấu!

 

Còn bé Quốc Việt, em trai của Nam lại thắc mắc:

- Tại sao ông bà của tôi là những … nắm đất? Tại sao mẹ của tôi hay quì lạy những nắm đất ấy và khóc?...  

Những lần về Việt Nam tiếp theo, Quốc Việt mới lý giải được điều em băn khoăn trong bài luận của mình:

- Hồi đó mẹ tôi bảo tôi quỳ, tôi quỳ. Mẹ tôi bảo tôi lạy, tôi lạy. Nhưng tôi không thể khóc như mẹ của tôi, trước những “nắm đất vô tri vô giác” ấy... Lớn lên tôi mới hiểu được rằng, những nắm đất mẹ tôi từng quỳ lạy xưa kia, hóa ra đất có … linh hồn. Nhất định sau này tôi cũng sẽ quỳ lạy “nắm đất – mẹ tôi ”,  giống như mẹ tôi từng cong lưng lạy “nắm đất – ông bà” nội ngoại của tôi vậy …

bienhoa_6Tranh sơn dầu của HS Nguyễn Văn Trung

 

@ Một chút tình cho trẻ cùng quê không may mắn:

Sau nhiều năm xa xứ, lần đầu tiên trở lại quê nhà, em Heaven Nguyen – tên đầy đủ là Nguyễn Thiên Nhân – đã gọi cho tôi:

- Em mang về lô sách có giá trị, của Hội nghiên cứu giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em ở các nước. Em nhờ chị tặng cho các em học sinh tiểu học ở Biên Hòa.

- Em tặng trực tiếp hay hơn. Xong công việc, em với chị đi thăm trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Biên Hòa …


bienhoa_7

Tranh sơn dầu của HS Nguyễn Quốc Tuấn


Đúng ngày giờ đã hẹn, em Nguyễn Thiên Nhân (Nhân) trong trang phục giản dị, cùng tôi đến thăm và tặng những món quà quí cho các trường, theo kế hoạch chúng tôi đã dự tính. Xong công việc, em mới khẽ khàng nắm lấy tay tôi:
- Chị, em có mang quà về cho mấy đứa nhỏ…
Những túi quà xinh xinh được chuẩn bị tươm tất, số lượng ngang bằng với số trẻ khuyết tật tôi thông tin cho em. Trường mới thành lập, nên vật chất nơi đây còn thiếu thốn nghèo nàn. Nhưng những ánh mắt ăm ắp niềm vui, cùng những nụ cười tươi tắn ngây thơ của trẻ em khuyết tật, đã gắn kết thành không gian  mầu nhiệm cho tất cả mọi người …

bienhoa_8Tranh sơn dầu của HS Trần Kim Hùng

Nhân rời Biên Hòa lúc em còn nhỏ lắm, đâu khoảng 12-13 tuổi gì đó. Nhưng Nhân vẫn đau đáu nhớ những ngày vui sinh hoạt ở trường. Đó là một cô bé khá … quí tộc, ngày đi cắm trại còn “bị” mẹ gửi theo chiếc gối ôm, khiến cô bé xấu hổ với bạn bè rồi quay ra hờn dỗi mẹ. Cô vẫn nhớ những lần thăm cô nhi viện cùng huynh trưởng, cô từng chia những chiếc kẹo ngọt ngào và hát ca cùng các bạn nhỏ cùng trang lứa … Những kỷ niệm dễ thương thời thơ ấu ấy, chưa bao giờ nhạt nhòa trong trí nhớ của Nhân. Chính vì vậy mà mỗi khi có dịp, Nhân lại rủ rê bạn bè đang cùng ngụ cư ở Úc Đại Lợi, cùng với Nhân đi thăm những đứa trẻ kém may mắn ở Biên Hòa …

bienhoa_9 Internet

Ba người phụ nữ Việt Nam của ba thế hệ, với ba hoàn cảnh khác nhau trên  những miền đất khách không giống nhau. Nhưng cũng như hầu hết những người Việt hoài hương khác, tâm hồn trí tuệ và trái tim của họ mãi mãi căng tràn tình yêu quê hương, dù gần cả cuộc đời họ rời xa cội rễ…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 08/2015

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73090)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73923)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72646)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81040)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71997)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73845)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75321)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75522)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74200)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80490)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74057)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75829)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69317)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69088)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73720)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71393)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69332)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66498)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36046)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72072)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34797)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70170)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74354)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73058)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42144)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65419)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73665)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.