Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGƯỜI EM THẤT LẠC

07 Tháng Tám 201510:05 CH(Xem: 24063)
Nguyễn Thị Thêm - NGƯỜI EM THẤT LẠC

nguoiem
NGƯỜI EM THẤT LẠC

 

Mấy hôm nay nhà tui lao xao vì vừa tìm được người em thất lạc. 

Chị Bảy tui. Bà chị đẹp nhất nhà, đưa bàn tay thật điệu vén mái tóc lòa xòa bên trán. Chị kéo ghế ngồi đàng hoàng như một bà địa chủ. Mà cũng phải thiên hạ thường gọi chị là "Bà Hội Đồng Cao Lãnh " mà lị. 

 Sau khi lấy tay lăn cục thuốc rê to bự chảng qua hai hàng răng nhuộm đỏ màu cổ trầu. (Cái cục thuốc lá độn cái môi chị vồ lên một cục trông rất tức cười). Chị e hèm một tiếng rồi cất giọng: 

- Chị mới tìm ra một người em trai thất lạc đã lâu.

- Hả? Mình có em thấy lạc hả chị Bảy? Em 11 lên tiếng hỏi lớn.

- Từ từ, Lúc nào cũng dị, toàn là nhảy vô họng người ta không hà.

- Em đâu có nhảy vô họng chị. Chị nói xong ngậm miệng lại em mứ nói mà.

-Thôi! để Bảy nói. Mấy em đùa hoài. Chị Tư lên tiếng la bầy em.
 

Chị Tư thì là chị lớn nên lúc nào cũng có uy. Chị lại có chồng làm Cảnh Sát nên đứa nào cũng nể. Nhất là anh Tư có bộ râu rất ngầu trông gương mặt anh đẹp trai như tài tử. Nhưng từ khi anh lên xe bông chở chị Tư tui dìa nhà thì hàm râu đó xụi lơ. Chị Tư không cho ảnh cắt mà dọn dẹp gọn ghẻ rất điệu nghệ. Chị nói chơi như thiệt: 

- Hàm râu đó bi giờ thuộc về của tui. Tui muốn nó vễnh hay quặp là do tui điều khiển. Đừng hòng tự tung tự tác. 

Anh rễ tui phục chị lăn chiêng và lúc nào cũng là "Em đẹp nhất trần gian". Bởi vì chị Tư tui đọc sách, nghiên cứu và thực hành thật kỹ câu châm ngôn: "Con đường chinh phục đàn ông vừa ngắn vừa thành công vượt bực là đi qua bao tử". Chị Tư tui nấu ăn ngon không thua gì chef cook. Chị vào bếp tả xung hữu đột một loáng là có một bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng để vỗ béo anh rễ tui. 

Không hiểu anh rễ tui dùng bí quyết gì mà ăn uống thoải mái vẫn giữ được vóc dáng gầy nhom như mấy cô người mẫu. Chị Tư tui lại thích có một anh chồng bự bự, mập mạp hơn một chút. Chị đã nghiên cứu nấu cho ảnh bao nhiêu món thật ngon và tính toán kỷ lưỡng. Thế mà ảnh vẫn cân nặng từng bấy nhiêu ký lô. 

Nhìn ảnh chúng tôi thường mơ ước. Bà con đừng hiểu lầm rồi xuyên tạc bậy bạ là chúng tôi  mơ ước có một người chồng giống y như ông anh rễ này. Mà chúng tui mơ ước có được cái phọt y như ảnh. Giá như vậy thì đâu cần diet hay tập thể dục hồng hộc mà ba vòng vẫn đảo lộn lung tung. 

Chị Tư tui đỉnh đạc:

- Bảy thu xếp đi, một ngày nào đó kêu em 15 về ra mắt cả nhà.

Tụi tui nhìn nhau như ngầm hỏi nhiều vấn đề về người em này. Em Mười lên tiếng:

- Vậy em 15 tại sao thất lạc và bi giờ em ở đâu?.

Chị Bảy nhổ một bãi cổ trầu đánh cái phẹt vào cái lon đồng rồi lấy cái khăn tay nhỏ xíu chùi quanh mép rồi rưng rưng kể. 

- Từ lúc đất nước loạn lạc, em mình tha phương. Mấy anh chị đã dọ tìm nhưng không gặp. Gần đây mới biết em ấy đã sống vô cùng khổ sở. Từng gia nhập quân đội, từng ôm súng chiến đấu thật gay go. Có lúc vào chùa làm nhà sư, có lúc phải giả dạng nữ tu để trốn đôi mắt rình mò của địch. Có một thời gian lặn lội sình lầy vùng Đồng Tháp bị muỗi cắn thành ghẻ luôn. Em 11 mũi lòng sụt sịt: 

- Bây giờ anh ấy có còn ghẻ không chị Bảy?. Tội nghiệp ảnh quá hén.

- Ừa! thì chị nghe nói nó uống thuốc trụ sinh và bôi thuốc ghẻ cả tháng trời mới hết. Còn có để lại vết tích hay không thì chỉ vợ nó mới biết. Mà mày hỏi sao khó trả lời quá. 

 Chị Bảy nói xong lại đưa tay xĩa cục thuốc rê, rồi nhổ thêm một bãi cổ trầu .

- Thì em lo cho ảnh mà. Rồi vợ con ảnh ra sao chị?

- Chị đâu có biết, Hỏi, thì em ấy thở dài thườn thượt và than thở :

- Bây giờ em còn khổ hơn xưa chị Bảy ui! Em phải làm oxin cho một bà rất bự con. Bà ấy nắm toàn quyền sinh mạng em trong tay mà em vô phương vùng vẫy. 

- Ha ha ha . Vậy là em trai mình gặp  thứ dữ rồi Bảy. Giống tui ví 8 Ụt. Anh Sáu lên tiếng.

- Giống sao được mà giống, anh 6 ốm nhom chịu thua Bé Bự là phải rồi. Anh 8 to con, đẹp trai mà thường thường bị phạt ngủ salon bởi bà vợ ròm mới đáng nói. Em Mười lên tiếng tỏ vẽ thích thú vì chọc hai ông anh.

- Ê ! không thể nghĩ như vậy được. Quyền năng không phải do vóc người lớn nhỏ mà do cái đầu. Chị dâu mấy đứa tuy ốm nhưng có võ. Bởi vậy anh mới bị đì dài dài. 

Anh Sáu và Anh Tám tui là hai nhân vật thường được tụi tui đem ra chọc phá. Bởi anh Sáu thì gầy nhom, mà chị Sáu thì to con như Bé Bự. Còn anh Tám thì tướng tá phương phi, bự  con ngon lành mà chị Tám tui ốm nhom, nhỏ xíu. Cái ngược đời là hai ông anh này lại chịu phép với hai bà vợ. Hai anh bị vợ điều khiển từ gần tới xa như cái remode control. Muốn gì chỉ cần lên tiếng "Anh ơi! làm dùm em cái này" là mọi việc hai anh tui làm từ A tới Z. Mỗi khi anh chở chị đi đây đi đó. Ảnh làm tài xế lái xe mà vợ ảnh thì làm tổng tài lái tài xế. 

Nói nào ngay anh Sáu tui là một người đa tài. Ảnh rất giỏi về computer. Em út hay trong gia đình ai gặp vấn đề gì trục trặc ở máy là ảnh đều  tới giúp nhiệt tình. Ảnh cũng tài về photoshop nên ai xấu cở nào qua tay ảnh cũng đều đẹp như hoa hậu. Tụi tui hỏi ảnh sao không sửa cho chị Sáu tui nhỏ lại thon gọn một chút. Ảnh cười khà khà háy một mắt :

- Hãy để bả hiện nguyên hình. Cho bả đẹp lên bả sẽ đè bẹp anh ngóc đầu gì nỗi. Mấy đứa không thấy bả như vậy mà còn đì anh te tua tơi tả thế này sao.

Tụi tui nhìn nhau le lưỡi.

- Thiệt đúng là Sư Phụ te tua. Đầu hàng anh luôn. 

Anh Tám tui thì rất là bô trai, chỉ cái hàm răng thì rời xa biên giới quá sớm vì bị CS dần lúc ở trong tù. Tuy nhiên ở thời đại này nhìn ảnh ai biết đâu là răng thiệt hay răng giả. Ảnh cười vẫn nhe hàm răng trắng bóc đều đặn như ai. 

Anh Tám tui rất có lòng. Hàng ngày vẫn thường đến viện dưỡng lão trò chuyện với những cụ già. Ảnh thường kể những chuyện buồn vui của các cụ. Thú tiêu khiển nhiều nhất của anh Tám tui là đi dạo dọc theo bờ hồ cạnh nhà ảnh, mà tụi tui hay chọc là đi lắc. Ảnh rất thích làm video ca nhạc . Nhất là sưu tầm những em trẻ đẹp bỏ vào những slice show nhạc tình thống thiết, mùi tận mạng. 

Nhà tui rất đông anh em. Tui cũng không hiểu sao nhiều anh chị như vậy. Nhưng mỗi người mỗi tánh gặp nhau đủ thứ chuyện để nói. 

Chẳng hạn anh Cả. Ảnh ít nói nhưng cũng rất thương em út. Thỉnh thoảng là rũ cả đám em út tới nhà rồi rượu trà ăn uống râm ran. Nhà ảnh lại gần nhà anh Hai và chị Bảy. Chỉ cần ảnh hú một tiếng "Bảy ơi! Bảy. Chiều nay có mục gì không?" là chị Bảy tui lo đi chợ làm đồ nhậu. 

Chị Bảy nấu những món dân dã miền Tây thì khỏi nói. Lẫu cá, gỏi ngó sen, gỏi gà xé phai, bún bò giò heo sông Hậu ngon số dách. Nhất là chị thật tỉ mỉ làm một dĩa rau ăn kèm với bắp chuối, rau thơm, rau quế thật hấp dẫn. 

Anh Hai tui thì khác. Ảnh có món độc chiêu là Cơm nị và bò kho nỗi tiếng gần xa.

Nhưng ảnh dấu nghề không truyền cho ai kể cả em út. Ảnh hay nói:

- Đã là độc chiêu thì anh phải bảo vệ tác quyền. Đứa nào muốn ăn thì tới nhà, anh sẽ nấu đãi đàng hoàng. Còn truyền nghề cho mấy em thì đừng hòng.

Bởi vậy cả nhóm gia đình tui đã gọi ảnh là "anh Hai Kẹo kéo" Ảnh không giận mà còn thích thú về cái nick name này. 

Về công việc làm ăn thì ảnh có một hãng kẹo cũng gọi là có tầm cỡ. Em 14 là người phụ tá cho ảnh. Hai anh em nhà này tính tình rất  giống nhau, tính toán chi li đâu ra đó. Đúng là hai anh em nhà kẹo kéo Thanh Long. 

Em 14 tui có tật mê văn chương từ hồi còn bé. Lúc nhỏ có bao nhiêu tiền cũng mua sách rồi về đọc mê say. 14, 15 tuổi em đã tập làm thơ và viết văn đăng báo. Tuy vậy em lại là người nhút nhát trước đám đông. Những vần thơ, những chuyện kể của em lôi cuốn rất nhiều người. Khi được hỏi về mình, em chỉ nghiêng nghiêng mái tóc và cười bẻn lẻn như cô gái 18. Những rung cảm của em nhẹ nhàng như gió thoảng. Đánh nhẹ vào những chiếc chuông gió đong đưa, tạo ra những âm thanh thánh thót. Âm thanh đó là thơ, là nhạc, là những gì sâu lắng nội tâm. Có lẽ những gì sâu lắng trong nội tâm em đã bộc lộ ra trang giấy nên em không còn gì để giải bày. 

Trái ngược với 14, người em trai kế của tui nói năng lưu loát, bặt thiệp, đẹp trai và là một người đào hoa ít ai bì kịp. Mối tình sông Hậu của em gãy gánh giữa đường do thời cuộc chiến tranh loạn lạc. Em mang nó theo trong suốt cuộc đời và cho ra đời cả trăm bài thơ tình ướt át. Chiếc áo màu tím của người vợ thăm chồng, hình ảnh sông nước Đồng Nai, con đò nhỏ Hóa An và nhiều lắm những vần thơ rưng rức yêu thương. 

Có tiếng gỏ cửa thì ra chị Ba tui tới muộn. Chị nhìn các em một loạt rồi vui vẻ lôi trong giỏ ra tặng cho mỗi đứa một cái khăn quàng cổ do chính chị đan. Những đường len đan thật tỉ mỉ và đẹp mắt nên tụi con gái chúng tui đứa nào cũng thích. 

- Vậy tụi em không có sao chị Ba? Mấy anh trai lên tiếng.

- Tụi bây toàn là đực rựa lấy khăn này làm gì.

- Cho bà xã tụi em. Chị Ba không có fair. Chị Ba cười hiền hòa rồi lôi ra đưa cho mấy ông anh mỗi người một cái hộp đàng hoàng. Chị nói:

- Nè! chị gửi cho mấy mợ. Quà đơn sơ.

- Vậy chị Ba có biết mình có thêm một người em trai và một em dâu không?

- Chị biết và đã có phần rồi. Nói xong chị cầm gói quà đi lại bên chị Bảy. Nhìn chị đi với hai chân hơi khập khểnh tụi tui thật mũi lòng. 

Chị Ba tui ngày xưa đã từng một thời xuôi ngược Biên Hòa Sài Gon trên chiếc xe đò Liên Hiệp. Chi thật đẹp, giỏi giang nhưng chuyện tình rất bi đát. Anh rễ tui và chị yêu nhau tha thiết. Hai bên gia đình đã tổ chức lễ hỏi và chờ ngày tổ chức lễ thành hôn. Nhưng không ngờ chiến tranh đã cướp đi mạng sống người chồng chưa cưới. Chị tôi hứa với lòng ở vậy và thường xuyên thăm viếng nhà chồng cho trọn đạo dâu hiền.  Bao nhiêu năm dài đăng đẳng, tuổi xuân chóng qua, gia đình anh rễ tui khuyên chị nên lập gia đình và cùng lo tổ chức cho chị một đám cưới long trọng. 

Rồi thì người chồng thứ hai cũng bỏ chị ra đi để lại cho chị 3 người con trai. Chị đã lo cho các con thành danh chi mỹ. Mấy tháng nay hai chân chị bị sưng lên đi đứng khó khăn nên em út đứa nào cũng lo lắng cho chị. 

- Chú Năm mày nhớ cùng Bảy đi đón em 15 về nhà nghen. Chị đau chân nên không đi được.

- Chị Ba  yên chí lớn. Em sẽ đem hết hình mấy chị em nhà mình cho em trai thấy mà nhớ mặt. Anh Năm tui lên tiếng. 

Anh Năm là người lo phần đôn đốc và liên lạc với mọi người. Anh thật hiền và luôn  giúp đỡ em út cũng như đứng ra hòa giải nếu trong nhà có những hiểu lầm 

- Nhớ cho 12 biết luôn  nghen. Nó mắc đi học nên ít khi liên lạc.  Mà Bảy tính bữa nào tổ chức tiệc sum họp vậy? Chị Ba hỏi chị Bảy tui. 

- Để em tính coi. Ngày nào thuận lợi cho cả nhà mình. Nhất là ngày nào mà em 12 nghỉ học,  13 không bận giữ cháu, 17 nghỉ dạy, 18 không đi làm, 19 không mở cửa tiệm ... 

Tới đây tui phải nói thêm về những người em của tui . 

Em Mười Hai của tui dù đã lớn tuổi nhưng quyết không chịu thua tuổi trẻ. Sau khi con cái ổn định và kinh tế không còn là vấn đề. Em ghi tên đi học lại. Những ngày đi học em đã cố gắng hoàn thành những bài tập của mình. Tụi tui hay dùng em để khuyên răn và khuyến khích con cháu noi gương hiếu học của em ấy. 

Em Mười Ba của tui là một nhà văn. Nhưng em rất kỵ số 13 nên cả nhà đồng ý gọi em là Mười Hai B. 

Em là một con người rung cảm với thiên nhiên và hoa cỏ. Em thích đi du lịch để ngắm cảnh thiên nhiên. Em thích ngồi thiền và em có một mái gia đình hạnh phúc. Nhưng từ ngày có mấy đứa cháu về ở chung, em bận rộn chăm sóc và coi đó là niềm vui. Chúng tôi luôn dành cho em nhiều yêu thương mặc dù không được thường xuyên gặp mặt. 

- Em Mười Bảy của tui là một giáo viên. Em là một nhà giáo tận tụy và được học sinh kính yêu. Em còn là một nhà thơ. Chỉ một rung cảm nhỏ và thật nhanh em sẽ có một bài thơ thật ý nghĩa. 

- Em Mười Tám rất dễ thương. Em như một đóa hoa hồng. Lúc nào cũng tươi cười với mọi người. Em rất bận rộn với con cái và cửa tiệm. Nhưng mỗi khi gia đình hội họp là bằng mọi cách em có mặt. Nụ cười và sự nhu mì của em ai thấy cũng thương. 

- Em Út của chúng tôi là em Mười Chín. Em ở tận Paris và có một cửa hàng Mỹ phẩm. Em là một hoa khôi một thời. Bây giờ vẫn giữ được nét kiều diễm và trẻ trung. Nếu chị Bảy tui đẹp nhất nhà vì nét đài các , sang trọng, quý phái. Thì cô em Út này lại đẹp nhất vì sự trẻ trung, tươi mát và hồn nhiên. 

- Chèn ơi! chỉ có ngày chủ nhật là xong hết mà Bảy.

 Em 10 lên tiếng kéo tui về thực tại.

- Cũng chưa chắc. Tiệm mỹ phẩm của 19 bán rất đắt ngày chủ nhật.

11 cãi lại rồi cười vui vẻ

- Nhưng đừng lo, 19 sẽ thu xếp để có mặt. Người ở Paris lúc nào cũng điệu nghệ mà Bảy.

- Thôi ! Đừng bàn tán nữa, Gọi báo tin và tập trung  là nhiệm vụ của cậu Năm và em Bảy. Chị tính như vầy nè, mấy em xem có được không?

- Chị tính sao chị Ba. Chị Bảy hỏi.

- Chủ nhật 5 tháng 7 đi. Ai đi dự Hội Ngộ Ngô Quyền ngày 4/7 thì hôm sau đến cũng tiện. Mình tổ chức tại nhà em 11 vì nhà rộng, lại ngay vùng Orange County. Sân nhà 11 có sẳn patio dùng tiếp đãi bạn bè. 

- Thế ăn uống thì sao chị Ba? 12 hỏi.

- Nghe chị phân công nè: Anh 2 nấu bò kho, em Bảy làm gỏi, em Chín làm bánh  bột lọc, em Tư nấu bún riêu, còn các em khác muốn bổ sung gì thêm thì mang tới.

- Anh Sáu và anh Tám mang rượu tới đi, 10 mang vài cặp bưởi nhà nghen 10. Bưởi nhà Mười ăn ngậm mà nghe nghen bà con.  Còn em, em sẽ sẵn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa, sẵn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.

 11 vừa nói vừa cười vui vẻ.

- Vậy để em đặt một cái bánh mừng anh 15.  Em 18 lên tiếng

- Thế thì quá hay và ý nghĩa lắm. Anh sẽ dẫn bà xã cùng đi. Anh 8 tui vỗ tay lốp bốp.

 

Chị Bảy tui thì thầm với anh Năm điều gì đó, rồi chị mỉm cười, với tay lấy cái ống nhổ, nhổ một cái rồi nói:

- Như vậy là xong. Chuyện gặp 15 và kêu nó về đúng ngày tui và anh Năm sẽ lo. Còn lại thì theo chị Ba phân công. Chúng mình cùng một gia đình, phải tạo cho em út có một không gian thoải mái đoàn viên. Nhưng chị cũng nói trước 15 là thằng hơi quậy phá, thích bông đùa và nói thẳng. Mấy em hãy chuẩn bị tư tưởng khi gặp nó. 

Tui nhìn một lượt các anh chị mình. Ai cũng đã già rồi, thằng em phiêu bạt bây giờ mới tìm lại được chắc nó cũng không còn trẻ. Nó tuổi con mèo. Con mèo thì hay nghịch phá. Mấy ông thầy bói hay nói tuổi này rất rộng rãi nhưng hay gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong đời sống. Số mạng sống xa cách xa đình. Thằng em tui đã phiêu bạt bao nhiêu năm. Cuộc đời đã trôi nỗi nhiều nơi. Thôi thì đặt tên cho nó là Mèo Hoang đi. 

Con Mèo Hoang của gia đình tôi sắp quay về đoàn tụ bên tổ ấm gia đình.

Tui vui lắm, lòng nôn nao muốn gặp lại thằng em. Không biết nó mày râu nhẳn nhụi hay rậm rạp  như mấy ông Á rập. Nó mập hay ốm và gương mặt thay đổi thế nào.

Ôi chao! Chưa tới ngày hẹn mà lòng tôi quá đổi nôn nao.

Mèo Hoang ơi! Chị chờ em trở lại.

 

Nguyễn thị Thêm.

Cho nhóm Dễ Thương.

 

 

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72763)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72943)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72369)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70018)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72281)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72320)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72129)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71875)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32811)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80373)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72897)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35431)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81567)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76769)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76730)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76235)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76549)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24414)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38030)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90902)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39374)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87976)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35482)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75339)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39795)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40964)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83602)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47229)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.