Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh -TÌNH BẠN NGÔ QUYỀN

22 Tháng Năm 201511:19 CH(Xem: 23723)
Nguyễn Hữu Hạnh -TÌNH BẠN NGÔ QUYỀN


TÌNH BẠN NGÔ QUYỀN



IMG_1235

         “Ngô Quyền trường xưa” không chỉ là kỷ niệm êm đềm với  bạn bè chung lớp của một thời tuổi trẻ, còn là những tình cảm đậm đà, không làm sao quên được khi còn gặp nhau ở tuổi già xế bóng. Đất nước đổi thay, bạn bè xa cách. Ngô Quyền vẫn là tiếng lòng réo gọi thân thương, để bạn bè còn gặp và tìm đến  nhau. Dù sống bất cứ nơi đâu hay học niên khóa nào, đàn anh đàn em tình cảm bạn bè tình đồng môn, vẫn ngọt ngào muôn thủa. Xin hãy chia sẻ cùng tôi chút hương vị  trong Tình Bạn Ngô Quyền.

Hành lý xếp vội vã trong đêm để sáng sớm ra phi trường LAX, tôi đã  vội email cho Đỗ Đình Tâm. Thằng bạn học cùng học khóa 8 Ngô Quyền từ Thất 4 đến 12 B2, sau mùa hè đỏ lửa cùng vào Thủ Đức, mỗi thằng một nẻo sau 1975 cùng gặp nhau qua các trại tù Phú Lợi và Hốc Môn. Đỗ Đình Tâm đã qua Mỹ sớm hơn và đã gặp mặt trong ngày họp mặt Ngô Quyền cũng như sinh hoạt vui buồn.

- Tâm! Gia đình tao có việc ghé Dallas chuyến bay của hãng Spirit từ LAX  vào ngày mai lúc 2 H 38 chiều 5/12. Gia đình tao sẽ lấy khách sạn gần phi trường qua đêm. Ngày hôm sau tao sẽ rời Dallas lúc 2H30 chiều 5/13 để sang Philadephia. Nếu mầy có tiện thì bạn bè gặp nhau.
....................................

- Hạnh! Tao sẽ gọi mày và đem xe tới đón, mình đi ăn với nhau. Nhà tao cũng gần phi trường Dallas. Nếu mầy muốn ngủ nhà tao cũng được.

Tình bạn Ngô Quyền của chúng tôi là thế đấy, tấm lòng luôn mở rộng tiếp đón bạn bè bất kể thời gian nào. Hơn lúc nào hết bạn tôi lại còn cho biết “bạn bè lâu ngày gặp nhau nếu chỉ đến khách sạn thăm nhau hay mời đi một bửa ăn ở nhà hàng, thì không có gì để nói và không xứng đáng với giá trị thời gian”.

Đỗ Đình Tâm cùng đi ăn với gia đình chúng tôi đến, bà xã Tâm vì phải đi làm sáng sớm nên không thể đi cùng, nhưng không thiếu  nụ cười hiếu khách dành cho gia đình bạn của chồng.
Dáng dấp người bạn tôi cũng phong cách người dân cao bồi Texas, cũng nón đội và lận chó lửa trong  mình. Dân Texas được phép mang súng tự vệ, nên ngồi gần bạn hiền nhưng  cũng thấy hơi lạnh gáy vì tôi đã giã từ vũ khí gần 40 năm rồi…

banbe

“Hard Eight“ với món Steak nỗi tiếng của Dallas được con trai tôi tìm trên net, nhưng khung cảnh nhà hàng lại mang tính cách dân dã, khói và than nhưng đông đảo thực khách đến ăn dù là một tối ngày thường. Người dân Dallas lịch sự  hưởng thụ đúng mức, đầy ấp thức ăn ngon với quầy bia rượu trong tiếng nhạc nhẹ nhàng. Riêng tôi chỉ cần có bạn và chai bia trên tay là cả bầu trời hạnh phúc.

banbe1

Dù rằng không có sự báo trước, nhưng người bạn Đỗ Đình Tâm chuẫn bị cho gia đình đầy đủ cả hai phòng ngủ sang trọng  lịch sự, cà phê sáng thức ăn và cũng không thiếu bia rượu dành cho tôi cùng thù tạc quá nửa đêm, cũng chuyện bạn bè Ngô Quyền.

Chúng tôi biết nhau đã 52 năm hơn nửa đời người còn gì… Nay ngồi điểm danh lại bạn bè, kẽ còn người mất, Hà văn Hai, Nguyễn Tấn Hiệp, Nguyễn Nhựt Hoành, ra đi khi chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những thằng bạn mất trong cuộc chiến, trong các trại tù cũng như thời gian sau nầy Nguyễn văn Minh A, Lê Anh Tuấn, Phạm Ngọc Nhanh, Trần Văn Võ, Bùi Công Nguyên v.v..  Và cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Hoàng Hải với lời thơ đã viết thay cho bao người khác bằng trái tim rướm máu.

Tôi và Tâm cũng không quên nhắc đến những bạn bè con ở lại Việt Nam với Trần Quản Vân, Lê Thành Vạn, Phạm Duy Mỡ, Trịnh Khắc Hà,Vũ Trung Hòa, Trần Trọng Nghĩa, Trần Quốc Nam, Trần văn Thông, Đinh Thiên Thọ v.v... Nhớ nhất vẫn là Trịnh Ngọc Đồng như một “kỳ nhân” quậy phá nỗi tiếng nhất lớp và tứ cô nương học chung lớp 12B2 Lê Thị Kim Hạnh, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Thị  Sáu… còn nhiểu nữa với Nguyễn Văn Bông đi Quân Cảnh không biết giờ ở đâu, Lê Bá Kim người Huế ở Máy Cưa còn sống hay đã chết???

Đường phone được chúng tôi nối từ Dallas đến Chicago với Nguyễn Xuân Hiệp, Nam Cali với Nguyễn văn Hòa, Huỳnh Hữu Thọ và trước đây với Giang Hưng. Hình như giữa bạn bè Ngô Quyền muôn đời vẫn còn nhiều điều chưa nói hết…

Gặp được nhau rồi cũng đành lưu luyến chia tay, thời gian không cho phép để tôi được dịp đến thăm Thầy Trần Phiên ở Austin, cô Phạm Thị Kim Sơn ở Fortworth và những người bạn Ngô Quyền Biên Hòa đang định cư ở các vùng phụ cận Dallas, cũng như không có dịp gặp lại Nguyễn Hữu Đức đang làm chủ trại gà ở gần đây. Xin được vẫy tay chào Dallas như một lời cám ơn tình bạn…

Đây là lần thứ hai tôi đến Philadelphia của tiểu bang Pensylvania, đôi uyên ương Võ Đình& Tuyết đã sẵn sàng dành những ngày nghỉ để đón gia đình của  tôi về nhà. Trần Thị Bạch Tuyết cùng khóa 8 Ngô Quyền nhưng không chung lớp, chúng tôi chỉ biết và thân nhau qua những sinh hoạt Ngô Quyền ở hải ngoại. Anh Võ Đình phu quân của Tuyết dáng người nhỏ con nhưng tấm lòng không nhỏ, luôn trân quý riêng tư của vợ mình và nhất là rất quý mến bạn vợ như là bạn của mình, nhất là những người bạn Ngô Quyền.

DSCN1140DSCN1134
















Từ thành phố Hatfield  anh chị Võ Đình Tuyết ra phi trường đón gia đình chúng tôi cũng gần 1 tiếng đồng hồ, trời lạnh đường đêm và cả thời gian đọng lại trên freeway cũng không đủ sức đánh mất những nụ cười niềm nở chân tình của Võ Đình Tuyết.
Tôi muốn luôn gọi Võ Đình Tuyết một tên gọi thân quen được kết hợp giữa tên hai người  bạn đã thai nghén những đứa con tinh thần phục vụ tha nhân.
Trên đường về anh Võ Đình đã giới thiệu cho gia đình chúng tôi biết những nét đặc biệt của Philadelphia, ghé nhà hàng Nam Phương một nhà nỗi tiếng và ăn tối ở đây. Đêm nay trong ngôi nhà nhỏ tại thành phố Hatfield của Võ Đình Tuyết sẽ dung chứa gia đình tôi 5 người đến từ Nam California. Bàn tay nào rộng mở đón tiếp ngoài tình thân thuộc, chắc chắc chỉ tìm thấy được ở những người bạn Ngô Quyền. Dù sức khỏe không cho phép nhưng anh Võ Đình cũng ưu ái dành sẵn một chai rượu đặc biệt cho tôi. Rượu cạn, bia tràn đầy, bầu tâm sự chưa cạn nhưng cũng đành cùng với nhà thơ ngâm bài “sao lại dang dở không là dở dang”.

Một buổi sáng đầu tiên tỉnh lặng trong ngôi nhà thờ nhỏ, chúng tôi đã cùng tham dự thánh lễ bổn mạng thánh Giuse và cùng cầu nguyện cho nhau.” Lạy Chúa! Chúng con chỉ là tạo vật…”

IMG_1230IMG_1232

Tại một nhà hàng dimsum, con gái và đứa cháu ngoại vừa 3 tháng của anh chị Võ Đình Tuyết, đã có dịp gặp những đứa con của tôi trong buổi điểm tâm. Từ tình tình cảm của ba mẹ, của gia đình Ngô Quyền đã đưa giới trẻ thân thiết như quen tự thủa nào và tiếng Việt tiếng mẹ đẻ lúc nằm nôi vẫn còn được phát lên từ miệng môi đàn trẻ…

Sau một ngày rong chơi đó đây, kỳ đài Việt Mỹ và những khu phố người Việt mình, người Tàu, người Ý, người Đại Hàn. Ngay cả  khu vực người da đen khốn khó của Philadephia, chúng tôi phải trở về nhà Võ Đình Tuyết  của Thành phố Hatfield.

DSCN1121DSCN1127DSCN1126
Màn đêm xuống sớm, chút se se lạnh nhưng ấm lòng. Sự ấm áp có được từ tình cảm những người bạn Ngô Quyền. Dù không phải là ngày cuối tuần nhưng gia đình hai bạn Lê Văn Thanh -Nguyễn Thị Bê và Tạ Xuân Khoa – Bích Lâm và có cả cô bạn học với người bạn đời của tôi ở Khiết Tâm. Lại Ngọc Lan cùng chồng anh Phong đã đến chung vui họp mặt với gia đình chúng  tôi . Anh  Lê văn Thanh khóa 7 cùng chị Nguyễn Thị Bê khoá 8, tình cảm của anh chị đi đến hôn nhân đã gắn bó từ ngày đi học cho đến bây giờ. Anh Thanh vào Võ Bị Đà Lạt, ra trường, đi tù cho đến những ngày  lao đao vất vả… Tạ Xuân Khoa có những năm cùng lớp với tôi, phục  vụ binh chủng Hải quân nên có điều kiện định cư ở Mỹ sớm hơn. Nhưng dù sớm hay muộn, người Đông kẻ Tây tình cảm bạn bè Ngô Quyền vẫn được dành sự thân tình và quý trọng.

IMG_1236
Cô Trần Thị Nguyệt Thu cũng điện thoại đến hỏi thăm tôi, cô rất tiếc lần nầy bận việc gia đình nên không thể cùng vui với học trò Ngô Quyền. Buổi họp mặt đêm nay ồn ào và vui nhộn không kém gì những lần họp mặt tiếp đón bạn bè tại Nam Cali. May là chỉ  có 4 gia đình  Ngô Quyền: Lê Văn Thanh- Nguyễn thị Bê, Tạ Xuân Khoa, Võ Đình Tuyết, Nguyễn Hữu Hạnh lại thêm có gia đình cô bạn Khiết Tâm là có cả Ngô Quyền và Biên Hòa. Từ giây phút ban đầu gặp mặt chưa biết chưa nhớ, cô em Ngọc Lan còn rụt rè khép kín, đến khi được nhắc nhớ từng tên ngươi bạn đã trở nên sôi động và cuồng nhiệt bất ngờ, đến nỗi lão tướng  Nguyễn Thị Bê đã từng sôi nổi mọi lúc mọi nơi hôm nay phải nhường bước, phải chăng đúng như một người bạn của tôi đã nhận xét “nữ sinh Ngô Quyền hiền và thùy mị hơn nữ sinh Khiết Tâm”. Riêng Tạ Xuân Khoa đã thắc mắc khi so sánh hai cô nữ sinh Khiết Tâm, một sôi nổi, một im lặng sao lại thân nhau? Nhưng Khoa không nhớ người bạn Nguyễn Tất Nhiên đã trả lời cho mình là “Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền”.

Chúng tôi hầu như sắp đi hết cuộc  đời, cùng nắm tay chắt chiu giữ lấy những tình cảm từ mái trường Ngô Quyền đã hun đúc cho chúng tôi. Cám ơn Thầy Cô đã bồi đấp cho chúng tôi để có được những phần thưởng quý giá không tiền bạc nào có thể mua sắm được. Từ trong căn nhà của Võ Đình Tuyết , tôi đã nhìn được tia nắng ban mai xuyên qua màn cửa nhỏ, cánh màn đủ mỏng để  nhìn được những cánh hoa màu vàng chợt nở trên thảm cỏ xanh. Được nghe những tiếng chim vui ríu rít trên cành, hòa trong niềm vui tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc của cuộc đời, tôi có thể buông bỏ mọi thứ nhưng không thể buông bỏ tình bạn Ngô Quyền.

NGUYỄN HỮU HẠNH

 

 

 

 

 

28 Tháng Bảy 2009(Xem: 71306)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75898)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92352)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34643)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65761)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65578)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75535)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70250)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69192)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162234)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84584)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64764)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 69045)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76323)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68567)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67531)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 42057)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93569)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70726)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 71280)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69355)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69028)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70271)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71836)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73323)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146961)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71578)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70427)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.