Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Dại - MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

02 Tháng Năm 20152:15 SA(Xem: 29325)
Cỏ Dại - MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

“MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”

 

      Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (CD)

 
MTDTMTDN

            Mẹ tôi bảo tôi là “nên ở nhà, không nên đi” chuyến công tác đào kinh nầy. Tôi “cãi” lại Mẹ tôi - tại sao không? Không như những lần trước, lúc nào nhà trường có tổ chức đi đào kinh là Mẹ tôi thường “xúi” tôi đi. Lúc đó, tôi lại không muốn đi chút nào. Kỳ nầy đề tài ra rất rõ là chuyến đi đào kinh nầy, mấy đứa học sinh lớp 12 sẽ được  điểm bổ túc (điểm lao động) cho kỳ thi tốt nghiệp  lớp 12 nầy. Rõ ràng là tôi cần phải đi, nhất quyết là không thể nghỉ ở nhà được, vì một “đám học trò thân yêu nhất của tôi” sẽ được khuyến khích đi lao động với sự có mặt của tôi, nếu không thì tụi nó cũng “bất cần” điểm lao động bổ túc nầy. Đứa nào cũng “chuồn” hết. Bất mãn quá rồi không biết giờ chót có đến dự thi tốt nghiệp được không nữa mà cần “điểm lao động là vinh quang nầy” hoặc giả nếu cố gắng chăm chỉ học, gạo bài thì mấy điểm lẻ tẻ nầy có nghĩa gì đâu??? Dư sức qua cầu mà… Tôi cho rằng Mẹ tôi không hiểu gì hết. Tôi cãi lại Mẹ tôi cho bằng được.

 

            Thế rồi tôi ôm “gói đồ lao động” lên đường trong một buổi sáng thật sớm, sương mù còn giăng giăng, với đám học trò bé nhỏ vô tư, có số bất mãn với thời cuộc, rất đáng thương và cần sự giúp đỡ của tôi (tôi nghĩ). Tôi mặc chiếc áo bà ba đen, quần vải đen (lần đầu tiên trong đời tôi) để cho hợp với công trường lao động khi đào kinh, lắm bùn không bị dơ. Trông tôi giống như là một “cán bộ chiêu hồi” có khác. Đi bộ cùng một đám đông học sinh từ nhỏ (lớp 6) đến lớn (lớp 12), chặng đường dài hơn hai mươi mấy cây số. Hằng loạt bước chân lê đi trên đường xá, đông quá, vui quá có thấy là đường xa gì đâu?. Đang đi được một khúc đường có tiếng chân chạy nhanh thình thịch phía sau lưng tôi “TT! TT! Ngừng lại!”. Có tiếng người gọi tên tôi, tôi quay đầu nhìn lại, thấy vóc dáng nhỏ bé, thấp người của Chị L. Tay Chị cầm gói giấy trắng, vừa thở hổn hển, vừa mừng rỡ vì đã bắt kịp được tôi, nhét vội vào tay tôi gói giấy trắng đó và bảo là “dành lên đường ăn cho đỡ đói'' và chúc tôi nhiều may mắn! Tôi có thể cảm thấy được đó là hai ổ bánh mì thịt mà Chị L. đã “dúi” vào tay tôi. Thật xúc động vô cùng với tấm lòng Chị cho tôi. Chị L. chuyên bán bánh mì thịt, pâté, gà, chả lụa, … ở góc ngã ba đường đó. Tôi rất thích ăn bánh mì pâté thịt của Chị. Nhưng nhiều lần tôi rất ngại không dám mua vì Chị thường hay không lấy tiền của tôi hay bán một ổ thì cố gắng lắm vì tôi nài nỉ quá thì Chị chỉ lấy tiền có một ổ, nhưng Chị lại đưa cho tôi hai ổ. Tôi không hiểu vì sao Chị lại có rất nhiều cảm tình mến thương tôi (cho dù đến bây giờ?). Những giáo viên đồng nghiệp khác, với đám học trò vô tư và tôi, chúng tôi tiếp tục lên đường. Tôi cầm hai ổ bánh mì của Chị L. trong nỗi xúc động sâu sa nhất của trái tim tôi. “Việt Nam ơi thương quá!”

 

            Gần tờ mờ tối chúng tôi mới đến được Đình Cẩm Long, địa điểm đã chỉ định, lao động đào kinh. Sắp sửa rẽ vào đường trong phía bên trái để đi sâu vào trong cánh đồng địa điểm, chúng tôi được lệnh dừng chân nghỉ mệt vì chúng tôi đã lội bộ đi hơn hai mươi mấy cây số rồi, nghỉ một chút trước khi vào trong cánh đồng sâu thì cũng có lý quá rồi còn gì, cũng đến nơi rồi. Nhóm học trò 12C. thân thương của tôi bắt đầu tản lạc qua bên phía tay mặt, chúng dường như “bị cuốn hút” vì những việc đang làm của nhân dân ở đây: Họ đang, người thì sàng lúa, người thì sàng gạo, người thì đứng đổ lúa xuống sân đã có lót sẵn đệm, nhờ gió thổi những hạt thóc, cám, bụi bám trong hạt gạo, bay ra khỏi sàng, người thì xay lúa, … Không ai bảo ai, “đám học trò thân thương tốt bụng của tôi” nhảy sầm vào dành, xin được làm và phụ giúp. Không cần đợi trả lời được hay không? (hay chúng chủ quan là được?), mỗi đứa một tay, thấy việc gì cần giúp được là nhảy vào “thiện nguyện”. Trong khoảnh khắc tất cả những việc gì cần phải được hoàn tất đã được hoàn tất hết. Tôi thấy 4Đ. cầm chổi quét sân cho sạch sẽ lại, gom rác và bụi cát dơ qua một bên. 7S. đang “rinh” những bồ lúa đem vào trong chuồng bò, TQ. đang dẹp phụ những bồ lúa đã sàng sạch mang vào trong nhà trong, … nhìn những việc làm “thiện nguyện” đầy lòng tốt của mấy đứa học trò mà tôi đang có trách nhiệm hướng dẫn trong cuộc đào kinh kỳ nầy, tôi xúc động và hãnh diện hài lòng vô cùng.

 

            Trời bắt đầu sụp tối rất nhanh, mấy Bác trong nhà muốn tỏ lòng cám ơn mấy đứa học trò tôi, vồn vã mời tôi và chúng ở lại ăn cơm. Họ cũng có nhã ý mời chúng tôi ở lại nhà nghỉ qua đêm trước khi sáng sớm mai chúng tôi bắt đầu cuộc lao động, vì nhà họ bên ngoài lề đường và nơi chúng tôi tạm nghỉ dừng chân khoảng một cây số đi sâu về phía bờ ruộng, trong một ngôi Đình đã bị bỏ hoang từ lâu. Dĩ nhiên chúng tôi cám ơn và từ chối vì không muốn tách rời đoàn. Khi đi sâu vào địa điểm, chúng tôi được phân công là một số (đa số là phái nữ) được nghỉ và ngủ trong Đình qua đêm. Đám phái nam thì ngoài sân Đình. Số lượng đông quá không đủ chỗ thì cứ ngủ đại trên bãi trồng củ mì, hay những luống cà, … nhưng coi chừng đừng làm hư hại “tài sản” của nông dân.

 

         Đêm xuống, màn sương cũng rũ xuống theo, những giọt nước mắt xót xa của Trời cũng giọt ngắn, giọt dài, đủ để thấm ướt chiếc áo bà ba đen của tôi. Vài đứa học trò thấy tôi mon men ra bãi củ mì, dự trù tìm chổ nghỉ ngơi, chúng bảo tôi: “Cô à, ráng giữ gìn sức khoẻ, không thì ngày mai chỉ có nước quỵ thôi. Cô hãy vô Đình mà nghỉ tránh sương rơi và gió lạnh. Tụi em trai tráng, sao cũng được, đoàn thanh niên là rường cột của nước nhà có ở ngoài Trời lạnh thì cũng tạm ổn thôi!”. Đình Cẩm Long đã bị bỏ hoang lâu rồi, đất ẩm ướt, trần nhà mục, mối và bọ trên trần rớt lộm độm xuống. Diện tích dù rộng nhưng đâu chứa nổi bao nhiêu dân số vừa Thầy, vừa Trò nầy từ lớp 6 đến lớp 12. Mọi người chen nhau nằm như cá mòi hộp. Mệt mỏi quá rồi chỉ cần một chổ để được lăn đùng ra mà nghỉ mệt để rồi mai có ra sao thì ra. Tôi chưa quen được cảnh nầy, cho dù trên mình tôi được khoát một bộ “complet áo bà ba đen” lần đầu tiên trong đời mình. Tôi sợ bò chét và mối rận đến hãi hùng lên. Tưởng tượng đến nhỡ lúc đang ngủ say (chắc chắn - vì lội bộ cả mấy chục cây số nguyên ngày mà, dưới lớp sương mù buổi sáng sớm, dưới sức nóng của mặt Trời buổi trưa và cơn mưa lâm râm ẩm ướt của đêm về, đuối sức quá rồi) mà lỡ đám bọ chét  trên trần Đình mà rớt xuống vào lỗ tai thì có nước chết thì thôi! Í dạ khiếp đảm quá!!! Mấy đứa học trò nhóm 12C. thân thương của tôi, thấy tôi cứ “xà quầy” không tìm được chỗ nghỉ, lo ngại cho sức khoẻ tôi bèn lại rỉ tai tôi: “Hay là mình ra chỗ buổi chiều nay mình sàng lúa nghỉ đỡ qua đêm, Cô?. Mình có thể tạm nghỉ ở chuồng bò cũng được. Nhà ngoài cạnh bên chuồng bò cũng sạch chán hay ngủ đỡ ngoài sân cũng hơn là nằm trên đám lúa và giàn củ mì có thể làm hư hại luống củ mì của dân? Sáng mai mình trở vô sớm hơn trước khi mọi người thức dậy, đừng để trễ là được rồi, ráng giữ gìn sức khoẻ để ngày mai có đào kinh mới được điểm tốt chứ.” Nghe cũng “bùi tai”, Tôi bèn đi theo đám “Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên” nầy. Chủ nhân nhà buổi chiều thấy đám chúng tôi ra mừng rỡ rối rít, mời ăn, đưa chiếu, mền, chăn cho đám chúng tôi dùng. Chúng tôi không muốn phiền, chỉ xin một chỗ nơi nhà bên hông để ngủ qua đêm. Đặt mình xuống giường tre (hơi đau lưng một chút vì tôi thường ngủ ở giường nệm ở nhà), ngoài nhà ngoài, gối dưới đầu, drap đấp bụng hơn cả nửa tiếng rồi, những tưởng tôi có thể đánh được một giấc ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp, không ngờ tôi cứ trằn trọc mãi không nhắm mắt được, dù cơ thể rất mỏi mệt. Ngoài đường cái, xe vẫn thỉnh thoảng chạy ngang qua. Tôi nghỉ đến đêm dài và một mình lẩm bẩm: “Thức đêm mới biết đêm dài - thì ra là đây!”: đêm thật dài! thật dài, không biết đến bao giờ Trời mới sáng đây?. Tôi đang nằm trông đợi sáng. Khoảng 9 giờ đêm hơn, 4Đ, 2Q. gọi tôi: Cô à “Họ” gọi mình trở vô lại trong trại họ, gần như có cuộc họp. Có thật không??? Họp gì giờ nầy?, mai còn phải đi lao động chớ, không ngủ, mai sao đi lao động được?. “Họ bảo có cuộc “họp khẩn” quan trọng. Mình phải vào ngay”. - Thì vào có sao đâu!?”. Làm việc gì đâu mà không có tinh thần bảo quản sức khoẻ gì hết. Cũng chẳng biết có chuyện gì là quan trọng. Tại sao không  kiên nhẫn chờ đến sáng mai??? Gần 10 giờ đêm rồi??? Làm việc gì mà không khoa học chút nào hết. Tôi lầm bầm, nhưng rồi tôi cũng phải “ấm ức” cuốn gói theo 4Đ. & 2Q. vào lại trang trại Đình thôi.

 

            … Bây giờ thì tôi mới hiểu được là cuộc họp trễ đêm đó nó  quan trọng như thế nào để đến nổi Ban Tổ Chức nhóm  đào kinh kỳ nầy không thể kiên nhẫn hơn.  Mục đích là họ muốn “dạy” cho chúng tôi bài học là không được tách rời đoàn và ra ngủ ở ngoài nhà dân - không ở trong Đình - khi đi công tác - Do đó chúng tôi phải vào Đình ngay, ngủ tại Đình và để được chia sẻ ngọt bùi, cực nhọc, “đau khổ” (vì khiếp đảm mấy chú bọ hay mối rận, …) cùng nhau. Không được “hưởng thụ” riêng như vậy. Rồi một trong những người trong Ban Tổ Chức bắt đầu “lên lớp” chúng tôi bằng những câu văn rườm rà “đầy rẫy sự ganh tị nhỏ nhen” và “sặc mùi chính trị”. Tôi ngồi gần cạnh bên T., nhỏ bạn thân nhất đời tôi, và 2Q. Chúng tôi chăm chú nghe “giảng thuyết”. Cơ thể tôi rã rời, tinh thần tôi mệt mỏi, mắt tôi muốn khép lại nhiều lần. Thầy S. lên phát biểu ý kiến, giảng “moral” cho chúng tôi về gương Bác. 4Đ. đối đáp lại theo sự vô tư và thực tế. Nghe chí lý quá, cả đám người ngồi nghe, la, vỗ tay tán thưởng rầm lên. T. đánh thức tôi bằng câu nói: “Big trouble”. Lúc đó tôi mơ màng với câu nói của T. “Không xong rồi!. Mầy ráng cẩn thận đề phòng”. Cuộc họp tan trong vội vã. Quá nửa đêm rồi còn gì mà họp với hội nữa? Cho bà con ngủ sớm để mai làm công tác sớm tốt chứ. Không thì bò càng hết.

 

            Quả đúng như lời T. dự đoán. Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, tôi nghe như có tiếng bước chân thình thịch đằng xa kia, dường như tiến gần lại phía tôi. Lúc bấy giờ tôi đang “ngủ ngồi”, khoanh tay rế, tá túc với đám nhóc học trò phái nữ trong Đình với 2 ngón tay bịt kín đôi tai (sợ bọ chét rớt trên nóc Đình xuống, chun vào). Có ngủ được phút nào đâu? 2Q. đến báo tôi “Không xong rồi Cô ơi. Cô phải rời khỏi đây lập tức”. 4Đ: “Tất cả nhóm chúng ta phải rời khỏi nơi đây, sớm lúc nào hay lúc đó kẻo trễ. Phải nhanh mới được”. Chẳng nói chẳng rằng 2Q. và 4Đ. kéo tôi chạy, chạy ra khỏi Đình Cẩm Long, chạy ra khỏi cánh đồng, chạy tuốt ra đường cái. Tôi nghe có tiếng phía sau lưng chạy đuổi theo - dường như là tiếng của 5L, và tiếng của 6P(?), … rất quen lắm. Đèn pin chớp lên, chớp xuống. “Không phải ở đây, không thấy mặt ở đây…” ?!?!???!!!

 

            2Q. và 4Đ. vẫn hối tôi và vài đứa trong nhóm 12C. tiếp tục chạy, cắm đầu, cắm cổ chạy, phải chạy thật xa, thật xa nếu không sẽ trễ. Nào tôi có biết Ất-Giáp gì? Thì cứ nghe lời 2 đứa nó. Hạ hồi phân giải vậy. Tụi nó chắc có lý. Chạy ra đường cái rồi mà 2Q. và 4Đ. vẫn khuyến khích tôi tiếp tục chạy, không dừng lại, ra khỏi “vùng nguy hiểm” đó. Vừa chạy, vừa nhìn ra phía sau lưng tôi (tôi chủ quan tò mò?!). … Trời ơi không có chiếc xe nào chạy ngang qua để được có giang trở về (chứ làm sao mà chạy nổi hơn hai mươi mấy cây số, dưới đêm mưa lấm tấm, trời tối mù). Cứ vừa chạy, vừa hồi hộp, vừa hy vọng có chiếc xe nào chạy ngang qua để được xin có giang. Cuối cùng Trời thương, khi tôi đã sắp sửa lả người rồi, một chiếc xe máy cày “xịt xịt” chạy ngang qua, cho 7 tên (trong số 13 đứa) còn lại trong nhóm chạy thoát, được quá giang về đến Chợ Cẩm Giang. 2Q. hối tôi: “Cô bước lên xe đi”; rồi cả bọn chúng tôi đong đưa trên chiếc xe máy cày. 2Q. và 4Đ. đưa tôi lên ngồi chỗ an toàn nhất trên chiếc xe máy cày. Chiếc xe máy cày chạy thật chậm. Vẫn còn hồi hộp! hồi hộp!. Tuy nhiên chiếc xe máy cày - dù chạy với tốc độ nhanh nhất, nhưng rất chậm với sự hồi hộp cao độ của chúng tôi - vẫn chạy nhanh hơn cuộc chạy bộ bằng chân lả người của bọn chúng tôi. Xịt xịt xịt, vậy mà chiếc xe máy cày đó đã giúp  đưa chúng tôi thoát rời xa chốn nguy hiểm - Đình Cẩm Long yêu dấu! - đến khúc đường an toàn hơn - Quận Cẩm Giang - và chúng tôi một lần nữa được có giang xe khác để về trở lại Huyện Nhà. Chúng tôi về đến Quận khoảng  6 giờ sáng với sự an toàn thật sự. Loáng thoáng tôi nghe được 2Q. và 4Đ. báo là đám “Đoàn Viên Du Kích” được lệnh của BTC trong buổi đào kinh đó đã đi truy lùng và kiếm tôi, người phụ trách hướng dẫn nhóm 12C (nhóm 2Q, 4Đ, …), và tôi có thể “get big trouble” đêm đó như T. đã dự đoán. Họ đã xách súng và đi rọi đèn pin từng gương mặt đám học sinh phái nữ vô tội vạ đang nằm ngủ trong Đình để đi tìm bắt người mà BTC “gán” cho là “xách động” và “phá rối” đêm họp khẩn và 4Đ. đã vô tư phát biểu “một cách tự do” trong đêm đó.

 

            Tôi đã thoát ra khỏi vùng và sự nguy hiểm trong gang tấc, trong đêm đó. 2Q. và 4Đ. rất vui mừng hoan hỉ. Là Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên mới (đám 2Q, 4Đ, …), “con cưng” của Huyện Đoàn lúc bấy giờ đã trở về đến nơi Huyện Đoàn dù Trời còn tờ mờ sáng, đi thẳng vào Huyện Đoàn để báo cáo sự việc và lý do “bị” quay về. Còn tôi, tôi đi thẳng vào  PGD để trình diện.

 

            2Q. và 4Đ. báo cho tôi biết sau đó, tụi em chưa có dịp được mở miệng, chưa kịp báo cáo với Huyện Đoàn là Thầy Hiệu Trưởng H. đã lên tiếng khi thấy mặt 2Q., 4Đ, … cùng nhóm đoàn viên trở về - : “Tao đã biết hết  rồi!”. 2 đứa bèn cười trừ. Còn tôi, được PGD gán cho - theo báo cáo của BTC gởi về - “Tôi là Kẻ Xách Động, Phá Rối và là Tình Báo CIA”. Tôi chỉ mỉm cười vì hơn ai hết, tôi biết tôi chỉ là một “giáo viên quèn” trong tỉnh lỵ đó mà thôi.

 

 

                                                                                                          Cỏ Dại

 

Trích trong Tuyển Tập: “Việt Nam Ơi Thương Quá

ĐCL Tháng Năm Một Chín Bảy Sáu

Maryland, Tháng Tư Hai Không Một Năm

 

22 Tháng Mười 2010(Xem: 112725)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu
21 Tháng Mười 2010(Xem: 125507)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58102)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124416)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 52035)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120963)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34857)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110520)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132326)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46687)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47796)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 33082)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41928)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124820)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216573)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68204)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117871)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 120013)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116747)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129901)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40262)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53863)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115597)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108614)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 120005)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125868)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 111151)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41254)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.