Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Dại - MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

02 Tháng Năm 20152:15 SA(Xem: 28843)
Cỏ Dại - MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

“MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ”

 

      Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (CD)

 
MTDTMTDN

            Mẹ tôi bảo tôi là “nên ở nhà, không nên đi” chuyến công tác đào kinh nầy. Tôi “cãi” lại Mẹ tôi - tại sao không? Không như những lần trước, lúc nào nhà trường có tổ chức đi đào kinh là Mẹ tôi thường “xúi” tôi đi. Lúc đó, tôi lại không muốn đi chút nào. Kỳ nầy đề tài ra rất rõ là chuyến đi đào kinh nầy, mấy đứa học sinh lớp 12 sẽ được  điểm bổ túc (điểm lao động) cho kỳ thi tốt nghiệp  lớp 12 nầy. Rõ ràng là tôi cần phải đi, nhất quyết là không thể nghỉ ở nhà được, vì một “đám học trò thân yêu nhất của tôi” sẽ được khuyến khích đi lao động với sự có mặt của tôi, nếu không thì tụi nó cũng “bất cần” điểm lao động bổ túc nầy. Đứa nào cũng “chuồn” hết. Bất mãn quá rồi không biết giờ chót có đến dự thi tốt nghiệp được không nữa mà cần “điểm lao động là vinh quang nầy” hoặc giả nếu cố gắng chăm chỉ học, gạo bài thì mấy điểm lẻ tẻ nầy có nghĩa gì đâu??? Dư sức qua cầu mà… Tôi cho rằng Mẹ tôi không hiểu gì hết. Tôi cãi lại Mẹ tôi cho bằng được.

 

            Thế rồi tôi ôm “gói đồ lao động” lên đường trong một buổi sáng thật sớm, sương mù còn giăng giăng, với đám học trò bé nhỏ vô tư, có số bất mãn với thời cuộc, rất đáng thương và cần sự giúp đỡ của tôi (tôi nghĩ). Tôi mặc chiếc áo bà ba đen, quần vải đen (lần đầu tiên trong đời tôi) để cho hợp với công trường lao động khi đào kinh, lắm bùn không bị dơ. Trông tôi giống như là một “cán bộ chiêu hồi” có khác. Đi bộ cùng một đám đông học sinh từ nhỏ (lớp 6) đến lớn (lớp 12), chặng đường dài hơn hai mươi mấy cây số. Hằng loạt bước chân lê đi trên đường xá, đông quá, vui quá có thấy là đường xa gì đâu?. Đang đi được một khúc đường có tiếng chân chạy nhanh thình thịch phía sau lưng tôi “TT! TT! Ngừng lại!”. Có tiếng người gọi tên tôi, tôi quay đầu nhìn lại, thấy vóc dáng nhỏ bé, thấp người của Chị L. Tay Chị cầm gói giấy trắng, vừa thở hổn hển, vừa mừng rỡ vì đã bắt kịp được tôi, nhét vội vào tay tôi gói giấy trắng đó và bảo là “dành lên đường ăn cho đỡ đói'' và chúc tôi nhiều may mắn! Tôi có thể cảm thấy được đó là hai ổ bánh mì thịt mà Chị L. đã “dúi” vào tay tôi. Thật xúc động vô cùng với tấm lòng Chị cho tôi. Chị L. chuyên bán bánh mì thịt, pâté, gà, chả lụa, … ở góc ngã ba đường đó. Tôi rất thích ăn bánh mì pâté thịt của Chị. Nhưng nhiều lần tôi rất ngại không dám mua vì Chị thường hay không lấy tiền của tôi hay bán một ổ thì cố gắng lắm vì tôi nài nỉ quá thì Chị chỉ lấy tiền có một ổ, nhưng Chị lại đưa cho tôi hai ổ. Tôi không hiểu vì sao Chị lại có rất nhiều cảm tình mến thương tôi (cho dù đến bây giờ?). Những giáo viên đồng nghiệp khác, với đám học trò vô tư và tôi, chúng tôi tiếp tục lên đường. Tôi cầm hai ổ bánh mì của Chị L. trong nỗi xúc động sâu sa nhất của trái tim tôi. “Việt Nam ơi thương quá!”

 

            Gần tờ mờ tối chúng tôi mới đến được Đình Cẩm Long, địa điểm đã chỉ định, lao động đào kinh. Sắp sửa rẽ vào đường trong phía bên trái để đi sâu vào trong cánh đồng địa điểm, chúng tôi được lệnh dừng chân nghỉ mệt vì chúng tôi đã lội bộ đi hơn hai mươi mấy cây số rồi, nghỉ một chút trước khi vào trong cánh đồng sâu thì cũng có lý quá rồi còn gì, cũng đến nơi rồi. Nhóm học trò 12C. thân thương của tôi bắt đầu tản lạc qua bên phía tay mặt, chúng dường như “bị cuốn hút” vì những việc đang làm của nhân dân ở đây: Họ đang, người thì sàng lúa, người thì sàng gạo, người thì đứng đổ lúa xuống sân đã có lót sẵn đệm, nhờ gió thổi những hạt thóc, cám, bụi bám trong hạt gạo, bay ra khỏi sàng, người thì xay lúa, … Không ai bảo ai, “đám học trò thân thương tốt bụng của tôi” nhảy sầm vào dành, xin được làm và phụ giúp. Không cần đợi trả lời được hay không? (hay chúng chủ quan là được?), mỗi đứa một tay, thấy việc gì cần giúp được là nhảy vào “thiện nguyện”. Trong khoảnh khắc tất cả những việc gì cần phải được hoàn tất đã được hoàn tất hết. Tôi thấy 4Đ. cầm chổi quét sân cho sạch sẽ lại, gom rác và bụi cát dơ qua một bên. 7S. đang “rinh” những bồ lúa đem vào trong chuồng bò, TQ. đang dẹp phụ những bồ lúa đã sàng sạch mang vào trong nhà trong, … nhìn những việc làm “thiện nguyện” đầy lòng tốt của mấy đứa học trò mà tôi đang có trách nhiệm hướng dẫn trong cuộc đào kinh kỳ nầy, tôi xúc động và hãnh diện hài lòng vô cùng.

 

            Trời bắt đầu sụp tối rất nhanh, mấy Bác trong nhà muốn tỏ lòng cám ơn mấy đứa học trò tôi, vồn vã mời tôi và chúng ở lại ăn cơm. Họ cũng có nhã ý mời chúng tôi ở lại nhà nghỉ qua đêm trước khi sáng sớm mai chúng tôi bắt đầu cuộc lao động, vì nhà họ bên ngoài lề đường và nơi chúng tôi tạm nghỉ dừng chân khoảng một cây số đi sâu về phía bờ ruộng, trong một ngôi Đình đã bị bỏ hoang từ lâu. Dĩ nhiên chúng tôi cám ơn và từ chối vì không muốn tách rời đoàn. Khi đi sâu vào địa điểm, chúng tôi được phân công là một số (đa số là phái nữ) được nghỉ và ngủ trong Đình qua đêm. Đám phái nam thì ngoài sân Đình. Số lượng đông quá không đủ chỗ thì cứ ngủ đại trên bãi trồng củ mì, hay những luống cà, … nhưng coi chừng đừng làm hư hại “tài sản” của nông dân.

 

         Đêm xuống, màn sương cũng rũ xuống theo, những giọt nước mắt xót xa của Trời cũng giọt ngắn, giọt dài, đủ để thấm ướt chiếc áo bà ba đen của tôi. Vài đứa học trò thấy tôi mon men ra bãi củ mì, dự trù tìm chổ nghỉ ngơi, chúng bảo tôi: “Cô à, ráng giữ gìn sức khoẻ, không thì ngày mai chỉ có nước quỵ thôi. Cô hãy vô Đình mà nghỉ tránh sương rơi và gió lạnh. Tụi em trai tráng, sao cũng được, đoàn thanh niên là rường cột của nước nhà có ở ngoài Trời lạnh thì cũng tạm ổn thôi!”. Đình Cẩm Long đã bị bỏ hoang lâu rồi, đất ẩm ướt, trần nhà mục, mối và bọ trên trần rớt lộm độm xuống. Diện tích dù rộng nhưng đâu chứa nổi bao nhiêu dân số vừa Thầy, vừa Trò nầy từ lớp 6 đến lớp 12. Mọi người chen nhau nằm như cá mòi hộp. Mệt mỏi quá rồi chỉ cần một chổ để được lăn đùng ra mà nghỉ mệt để rồi mai có ra sao thì ra. Tôi chưa quen được cảnh nầy, cho dù trên mình tôi được khoát một bộ “complet áo bà ba đen” lần đầu tiên trong đời mình. Tôi sợ bò chét và mối rận đến hãi hùng lên. Tưởng tượng đến nhỡ lúc đang ngủ say (chắc chắn - vì lội bộ cả mấy chục cây số nguyên ngày mà, dưới lớp sương mù buổi sáng sớm, dưới sức nóng của mặt Trời buổi trưa và cơn mưa lâm râm ẩm ướt của đêm về, đuối sức quá rồi) mà lỡ đám bọ chét  trên trần Đình mà rớt xuống vào lỗ tai thì có nước chết thì thôi! Í dạ khiếp đảm quá!!! Mấy đứa học trò nhóm 12C. thân thương của tôi, thấy tôi cứ “xà quầy” không tìm được chỗ nghỉ, lo ngại cho sức khoẻ tôi bèn lại rỉ tai tôi: “Hay là mình ra chỗ buổi chiều nay mình sàng lúa nghỉ đỡ qua đêm, Cô?. Mình có thể tạm nghỉ ở chuồng bò cũng được. Nhà ngoài cạnh bên chuồng bò cũng sạch chán hay ngủ đỡ ngoài sân cũng hơn là nằm trên đám lúa và giàn củ mì có thể làm hư hại luống củ mì của dân? Sáng mai mình trở vô sớm hơn trước khi mọi người thức dậy, đừng để trễ là được rồi, ráng giữ gìn sức khoẻ để ngày mai có đào kinh mới được điểm tốt chứ.” Nghe cũng “bùi tai”, Tôi bèn đi theo đám “Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên” nầy. Chủ nhân nhà buổi chiều thấy đám chúng tôi ra mừng rỡ rối rít, mời ăn, đưa chiếu, mền, chăn cho đám chúng tôi dùng. Chúng tôi không muốn phiền, chỉ xin một chỗ nơi nhà bên hông để ngủ qua đêm. Đặt mình xuống giường tre (hơi đau lưng một chút vì tôi thường ngủ ở giường nệm ở nhà), ngoài nhà ngoài, gối dưới đầu, drap đấp bụng hơn cả nửa tiếng rồi, những tưởng tôi có thể đánh được một giấc ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp, không ngờ tôi cứ trằn trọc mãi không nhắm mắt được, dù cơ thể rất mỏi mệt. Ngoài đường cái, xe vẫn thỉnh thoảng chạy ngang qua. Tôi nghỉ đến đêm dài và một mình lẩm bẩm: “Thức đêm mới biết đêm dài - thì ra là đây!”: đêm thật dài! thật dài, không biết đến bao giờ Trời mới sáng đây?. Tôi đang nằm trông đợi sáng. Khoảng 9 giờ đêm hơn, 4Đ, 2Q. gọi tôi: Cô à “Họ” gọi mình trở vô lại trong trại họ, gần như có cuộc họp. Có thật không??? Họp gì giờ nầy?, mai còn phải đi lao động chớ, không ngủ, mai sao đi lao động được?. “Họ bảo có cuộc “họp khẩn” quan trọng. Mình phải vào ngay”. - Thì vào có sao đâu!?”. Làm việc gì đâu mà không có tinh thần bảo quản sức khoẻ gì hết. Cũng chẳng biết có chuyện gì là quan trọng. Tại sao không  kiên nhẫn chờ đến sáng mai??? Gần 10 giờ đêm rồi??? Làm việc gì mà không khoa học chút nào hết. Tôi lầm bầm, nhưng rồi tôi cũng phải “ấm ức” cuốn gói theo 4Đ. & 2Q. vào lại trang trại Đình thôi.

 

            … Bây giờ thì tôi mới hiểu được là cuộc họp trễ đêm đó nó  quan trọng như thế nào để đến nổi Ban Tổ Chức nhóm  đào kinh kỳ nầy không thể kiên nhẫn hơn.  Mục đích là họ muốn “dạy” cho chúng tôi bài học là không được tách rời đoàn và ra ngủ ở ngoài nhà dân - không ở trong Đình - khi đi công tác - Do đó chúng tôi phải vào Đình ngay, ngủ tại Đình và để được chia sẻ ngọt bùi, cực nhọc, “đau khổ” (vì khiếp đảm mấy chú bọ hay mối rận, …) cùng nhau. Không được “hưởng thụ” riêng như vậy. Rồi một trong những người trong Ban Tổ Chức bắt đầu “lên lớp” chúng tôi bằng những câu văn rườm rà “đầy rẫy sự ganh tị nhỏ nhen” và “sặc mùi chính trị”. Tôi ngồi gần cạnh bên T., nhỏ bạn thân nhất đời tôi, và 2Q. Chúng tôi chăm chú nghe “giảng thuyết”. Cơ thể tôi rã rời, tinh thần tôi mệt mỏi, mắt tôi muốn khép lại nhiều lần. Thầy S. lên phát biểu ý kiến, giảng “moral” cho chúng tôi về gương Bác. 4Đ. đối đáp lại theo sự vô tư và thực tế. Nghe chí lý quá, cả đám người ngồi nghe, la, vỗ tay tán thưởng rầm lên. T. đánh thức tôi bằng câu nói: “Big trouble”. Lúc đó tôi mơ màng với câu nói của T. “Không xong rồi!. Mầy ráng cẩn thận đề phòng”. Cuộc họp tan trong vội vã. Quá nửa đêm rồi còn gì mà họp với hội nữa? Cho bà con ngủ sớm để mai làm công tác sớm tốt chứ. Không thì bò càng hết.

 

            Quả đúng như lời T. dự đoán. Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, tôi nghe như có tiếng bước chân thình thịch đằng xa kia, dường như tiến gần lại phía tôi. Lúc bấy giờ tôi đang “ngủ ngồi”, khoanh tay rế, tá túc với đám nhóc học trò phái nữ trong Đình với 2 ngón tay bịt kín đôi tai (sợ bọ chét rớt trên nóc Đình xuống, chun vào). Có ngủ được phút nào đâu? 2Q. đến báo tôi “Không xong rồi Cô ơi. Cô phải rời khỏi đây lập tức”. 4Đ: “Tất cả nhóm chúng ta phải rời khỏi nơi đây, sớm lúc nào hay lúc đó kẻo trễ. Phải nhanh mới được”. Chẳng nói chẳng rằng 2Q. và 4Đ. kéo tôi chạy, chạy ra khỏi Đình Cẩm Long, chạy ra khỏi cánh đồng, chạy tuốt ra đường cái. Tôi nghe có tiếng phía sau lưng chạy đuổi theo - dường như là tiếng của 5L, và tiếng của 6P(?), … rất quen lắm. Đèn pin chớp lên, chớp xuống. “Không phải ở đây, không thấy mặt ở đây…” ?!?!???!!!

 

            2Q. và 4Đ. vẫn hối tôi và vài đứa trong nhóm 12C. tiếp tục chạy, cắm đầu, cắm cổ chạy, phải chạy thật xa, thật xa nếu không sẽ trễ. Nào tôi có biết Ất-Giáp gì? Thì cứ nghe lời 2 đứa nó. Hạ hồi phân giải vậy. Tụi nó chắc có lý. Chạy ra đường cái rồi mà 2Q. và 4Đ. vẫn khuyến khích tôi tiếp tục chạy, không dừng lại, ra khỏi “vùng nguy hiểm” đó. Vừa chạy, vừa nhìn ra phía sau lưng tôi (tôi chủ quan tò mò?!). … Trời ơi không có chiếc xe nào chạy ngang qua để được có giang trở về (chứ làm sao mà chạy nổi hơn hai mươi mấy cây số, dưới đêm mưa lấm tấm, trời tối mù). Cứ vừa chạy, vừa hồi hộp, vừa hy vọng có chiếc xe nào chạy ngang qua để được xin có giang. Cuối cùng Trời thương, khi tôi đã sắp sửa lả người rồi, một chiếc xe máy cày “xịt xịt” chạy ngang qua, cho 7 tên (trong số 13 đứa) còn lại trong nhóm chạy thoát, được quá giang về đến Chợ Cẩm Giang. 2Q. hối tôi: “Cô bước lên xe đi”; rồi cả bọn chúng tôi đong đưa trên chiếc xe máy cày. 2Q. và 4Đ. đưa tôi lên ngồi chỗ an toàn nhất trên chiếc xe máy cày. Chiếc xe máy cày chạy thật chậm. Vẫn còn hồi hộp! hồi hộp!. Tuy nhiên chiếc xe máy cày - dù chạy với tốc độ nhanh nhất, nhưng rất chậm với sự hồi hộp cao độ của chúng tôi - vẫn chạy nhanh hơn cuộc chạy bộ bằng chân lả người của bọn chúng tôi. Xịt xịt xịt, vậy mà chiếc xe máy cày đó đã giúp  đưa chúng tôi thoát rời xa chốn nguy hiểm - Đình Cẩm Long yêu dấu! - đến khúc đường an toàn hơn - Quận Cẩm Giang - và chúng tôi một lần nữa được có giang xe khác để về trở lại Huyện Nhà. Chúng tôi về đến Quận khoảng  6 giờ sáng với sự an toàn thật sự. Loáng thoáng tôi nghe được 2Q. và 4Đ. báo là đám “Đoàn Viên Du Kích” được lệnh của BTC trong buổi đào kinh đó đã đi truy lùng và kiếm tôi, người phụ trách hướng dẫn nhóm 12C (nhóm 2Q, 4Đ, …), và tôi có thể “get big trouble” đêm đó như T. đã dự đoán. Họ đã xách súng và đi rọi đèn pin từng gương mặt đám học sinh phái nữ vô tội vạ đang nằm ngủ trong Đình để đi tìm bắt người mà BTC “gán” cho là “xách động” và “phá rối” đêm họp khẩn và 4Đ. đã vô tư phát biểu “một cách tự do” trong đêm đó.

 

            Tôi đã thoát ra khỏi vùng và sự nguy hiểm trong gang tấc, trong đêm đó. 2Q. và 4Đ. rất vui mừng hoan hỉ. Là Đoàn Viên Đoàn Thanh Niên mới (đám 2Q, 4Đ, …), “con cưng” của Huyện Đoàn lúc bấy giờ đã trở về đến nơi Huyện Đoàn dù Trời còn tờ mờ sáng, đi thẳng vào Huyện Đoàn để báo cáo sự việc và lý do “bị” quay về. Còn tôi, tôi đi thẳng vào  PGD để trình diện.

 

            2Q. và 4Đ. báo cho tôi biết sau đó, tụi em chưa có dịp được mở miệng, chưa kịp báo cáo với Huyện Đoàn là Thầy Hiệu Trưởng H. đã lên tiếng khi thấy mặt 2Q., 4Đ, … cùng nhóm đoàn viên trở về - : “Tao đã biết hết  rồi!”. 2 đứa bèn cười trừ. Còn tôi, được PGD gán cho - theo báo cáo của BTC gởi về - “Tôi là Kẻ Xách Động, Phá Rối và là Tình Báo CIA”. Tôi chỉ mỉm cười vì hơn ai hết, tôi biết tôi chỉ là một “giáo viên quèn” trong tỉnh lỵ đó mà thôi.

 

 

                                                                                                          Cỏ Dại

 

Trích trong Tuyển Tập: “Việt Nam Ơi Thương Quá

ĐCL Tháng Năm Một Chín Bảy Sáu

Maryland, Tháng Tư Hai Không Một Năm

 

05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96082)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97393)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97011)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
04 Tháng Bảy 2010(Xem: 80524)
Lật trang lưu bút bồi hồi Hè sang gợi nhớ quãng đời học sinh Phượng hồng nhuộm nắng lung linh Lòng em thầm lặng một mình nhớ ai…
02 Tháng Bảy 2010(Xem: 82050)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 92198)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89040)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 97146)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 80899)
Xưa em tóc xỏa vai gầy Áo dài vải trắng thơ ngây đến trường Tôi theo sau bước ngập ngừng... Sợ con bướm trắng lạc đường bay xa
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72643)
Biển có nỗi niềm riêng Trải ra cùng với sóng Sóng chính là tim biển Thiên thu vẫn trào lòng.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72857)
Đã qua rồi, ngày xưa bé nhỏ Anh và em, đôi ngả đôi đường Chuyện học trò, còn mãi vấn vương Ta đã mất: Con đường phượng tím
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 69218)
Tâm Kinh Bát Nhã tiễn anh đi Tan nát lòng em - chẳng nói gì Em nguyện hồn anh về cõi Phật Giữa trời thanh tịnh khói mây bay.
26 Tháng Sáu 2010(Xem: 69121)
Yên giấc ngàn thu biệt bạn vàng Đau lòng em lắm… quấn vành tang Còn đâu năm tháng cùng anh bước Qua khúc gian truân, nỗi đoạn trường
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 91996)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 33291)
Tiêu đề : Trăng Bên Kia Sông Artist : Thanh Duyên Composer: Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist: Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 31970)
Tiêu đề : Quê Nhà Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist: Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 67552)
Sáng bố thức dậy sớm Làm bữa sáng thật ngon Hai quả trứng gà tròn Thành ốp la thơm phức.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 74192)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152420)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91511)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 77139)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
10 Tháng Sáu 2010(Xem: 65299)
Dáng anh buồn thật buồn... Áo bụi đường còn vương Với đàn ghi ta cũ Mênh mang sầu tha hương.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 100904)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 77847)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
04 Tháng Sáu 2010(Xem: 63808)
Vài năm nữa bằng lăng rồi sẽ lớn Hoa tím đầy cành gợi nhớ cho ai? Trong tất bật vội vàng người thành phố Có ánh nhìn nào âu yếm cho hoa?
25 Tháng Năm 2010(Xem: 75344)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63854)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.