Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CHỊ TÔI

02 Tháng Năm 201512:11 SA(Xem: 26077)
Nguyễn Thị Thêm - CHỊ TÔI

CHỊ TÔI

 
chi tôi 2

Chị lên bảy thì cả cha lẫn mẹ qua đời. Chị côi cút không nơi nương tựa.

Má đem chị về từ khi tôi chưa sinh ra.

Chị kêu má tôi bằng cô đôi khi cũng kêu bằng má.

Kêu bằng gì cũng được, chỉ biết chị thương má tôi lắm và chúng tôi là những đứa em nhỏ chị chăm sóc từ lúc mới sinh ra.

Có lẽ mấy anh tôi nhớ nhiều kỷ niệm về chị. Còn tôi, khi tôi bắt đầu biết nhớ mọi chuyện thì má gả chị đi lấy chồng. 

Nhà chồng chị ở cuối xóm. Chồng chị là lính, anh rất đẹp trai. Bởi cái mã đẹp trai của chồng, mà chị tôi vất vả, khổ sở cả đời. 

Chị tôi khá xinh, nước da ngăm ngăm, sóng mũi cao và nụ cười rất có duyên. Chị là một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vác nên rất nhiều người đến nhà má tôi xin hỏi, cưới.

Má tôi không ép chị, để tùy chị lựa chọn người chồng như ý. Chị thương ai thì má tôi gả nên cuối cùng chị chọn anh rễ tôi. Một người lính nhưng tính tình hiền lành, rất đẹp trai và yêu thương chị. 

Nhà chồng nghèo nên khi gả đi má không đòi gì cả. Chỉ xin cho chị đôi bông cưới để có với người ta.

Má lấy nữ trang của má làm lại dây chuyền, vòng tay rồi cho chị. Ngày rước dâu nói là quà cưới bên chồng để chị được hãnh diện với bà con và bên chồng chị không bị mất mặt.

Giờ rước dâu, chị ôm tôi và thằng út khóc nhiều lắm. Chị thương hai em, nhưng làm vợ người ta thì phải theo chồng. Cha chồng chị yếu đuối bệnh hoạn cần chị về săn sóc.

Đám cưới đơn sơ nhưng tình nghĩa. Hai chị em tôi đứng dựa vào má nhìn chị đi theo người ta mà gọi với theo:

- Chị Tư ơi, chị Tư! Chị đi  nhớ tối về ngủ với tụi em nghe chị.

 

 

Chị lấy chồng được vài tháng chị về nhà đem hai chị em tôi đến thăm nhà chồng chị.

Nhà ở cuối xóm, sau lưng là con suối rất sâu. Ba chồng chị đã già nhưng cũng vui vẻ, ân cần khi chúng tôi đến. Nhà chồng chị đạm bạc với những món ăn đơn sơ do tay chị nấu nướng. Chúng tôi thích nhất là những chuồng nuôi thỏ ở nhà này. Những con thỏ trắng xinh xắn dễ thương. Hai chị em tôi mê mãi nhìn quên cả thời gian. Khi chúng tôi từ giã để về, ba chồng chị hứa cho hai chị em tôi cặp thỏ mới sinh và dặn về nói ba tôi đóng chuồng rồi tới bắt.

Khi được bác tặng cho cặp thỏ hai chị em tôi mừng lắm, ngày ngày chăm sóc, cắt cỏ cho thỏ ăn và quên đi nỗi buồn không có chị.

Khi chị có mang cháu bé đầu lòng thì ba chồng chị mất. Người anh chồng về ở căn nhà đó và chị phải bỏ nơi này để theo chồng trong trại gia binh. Đứa cháu trai đầu tiên của tôi có nước da sậm màu, nó cao lớn dềnh dàng như anh rễ tôi. Chị đặt tên nó là Hai. Ở nhà thường gọi là Hai Đen.

Chị tôi ở mãi tận Bà Rịa và bận lo cho gia đình nên không thường về thăm. Có lần nhớ chị quá hai chị em tôi đòi mãi, má đành dẫn chúng tôi đi thăm chị. Lúc đó chị đã có thêm hai đứa con và vẫn thường lấy hàng, gánh bán rong trong xóm... Nhìn khu gia bình chật chội, nhìn mấy đứa cháu gầy nhom má tôi thương quá. Dặn dò chị nếu quá khó khăn thì về nhà mẹ. Có cơm cháo gói ghém với nhau. Hôm ấy chị nghỉ bán và dẫn hai chị em tôi đi chợ. Đi tới những hàng hàng quen thân, chị vui vẻ và hãnh diện giới thiệu:

- Nè! Hai đứa em tui nè. Nó mới xuống thăm tui. Hai đứa dễ thương ghê hén chị.

Nhìn gương mặt sung sướng và đôi mắt đầy yêu thương của chị, tôi thương chị quá. Đi mỏi chân và cũng mắc cở nhưng thấy chị quá mừng, hai chị em tôi không dám phàn nàn mà cũng không dám vòi chị mua quà cho mình.

Thế rồi chồng chị đổi đi công tác xa, chị mang các con về lại nhà má tôi.

Trên tay ôm 4 đứa con dại, chị biết về nhà nương dựa mẹ cha là gánh nặng cho gia đình tôi nên chị ra sức làm việc không ngưng nghỉ.

Chị mua bắp về nấu và gánh đi bán rong khắp xóm. Nồi bắp chị nấu với mía lau nên bắp rất ngọt. Mỗi khi một nồi chín, chị vớt ra để gánh đi thì chị cũng sắp ra một dĩa thật đầy cúng ông địa trước. Chị đốt nhang thầm thầm khấn vái rồi bảo tôi:

- Chị đi bán, các em ở nhà ăn bắp đi cho nóng. tôi nói:

-Chị chừa hoài rồi chị bán đâu có lời. Chị cười:

-Các em ăn ngon là chị mừng. Ông địa sẽ phù hộ chị bán mau hết. Thôi chị đi nghen.

Rồi chị gánh đi bán. Tiếng rao của chị vang lên lanh lảnh giữa trưa. Nhìn chị với gánh bắp nặng trĩu tôi thương quá. Và tình thương đó tôi dành để săn sóc cho mấy đứa cháu tội nghiệp.

Chị hiền và thật thà lắm. Một lần thằng Út em tôi tinh nghịch, nó kêu thằng Hai Đen:

- Hai nè, con coi ở đít cậu có gì mà nó ngứa quá.

Cháu tôi thật thà lại gần nhìn. Thằng Út lại la lên:

-Con nhìn xa làm sao thấy, con nhìn sát vô coi.

Và khi thằng Hai cúi mặt thật sát, Thằng cậu tinh nghịch địt cho một cái thật to rồi phá ra cười. Thằng Hai giật mình khóc thét. Chị Tư tôi chạy ra, ôm con vào lòng, vừa giặt khăn lau mặt con vừa khóc:

- Em chơi ác quá, địt vô mặt cháu như vầy nó học ngu thì sao. Chị Tư không thương em nữa đâu.

Thế rồi chị khóc òa, thằng Hai cũng khóc và thằng em Út tôi nghe chị không thương cũng khóc. Má tôi trên nhà đi xuống nghe rõ mọi việc bà la thằng Út một trận rồi bảo chị Tư:

- Mày già rồi mà sao chuyện như vậy cũng khóc. Thiệt hết nói nỗi chị em bây. Rồi má bật cười.

Nhà đông người nên mỗi lần ăn cơm xong chén bát thật nhiều. Chị và tôi ngồi rửa. Thằng Tất mới tập đi trên chiếc xe có bốn bánh chạy vòng vòng. Cháu chạy tới chỗ mẹ đang rửa chén và vì chạy nhanh rồi lao người ra đòi mẹ nên cháu té xuống đống chén dĩa. Một bên trán bị rách một đường. Chị đứng dậy, chạy tới bồng con lên, thấy máu tràn cả mặt mũi, chị hét lên một tiếng rồi ôm con xỉu luôn. Cả nhà tôi lúc đó kinh hoàng, mọi người lăng xăng rối rít lo cho cả hai mẹ con.

Năm chị tôi có mang đứa thứ năm thì phát hiện anh rễ tôi dan díu với một người đàn bà khác. Chị dấu kín không cho gia đình tôi biết. Chị mang trong lòng nỗi uất ức và đau khổ tột cùng. Vừa bụng mang dạ chửa, vừa phải buôn bán để nuôi con lại bị chồng phản bội, chị tôi sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Khi sanh xong còn non ngày non tháng chị tôi lại phải lo đi làm kiếm tiền vì tiền lính không đủ lo cho cả nhà. Cháu tôi vừa tròn 2 tháng chị tôi lâm bệnh nặng. Má tôi nghe tin vội vàng đem chị và bầy cháu về nuôi. Lúc đó tôi đã khá lớn đang học Trung học có thể giúp má tôi săn sóc chị và bầy cháu.

Má chạy đủ thầy cả thuốc Nam lẫn thuốc Tây thật tốn kém và vất vả. Mỗi ngày tôi tắm cho một bầy cháu 5 đứa. Thằng Hai đã cao lớn thế mà vẫn tồng ngồng cho dì tắm. Cứ một đứa tắm xong, thay đồ sạch sẽ thì tới đứa khác. Quần áo của chị tôi giặt riêng. Có lẽ chị sinh non ngày mà gánh nặng quá sớm nên bệnh phụ khoa. Quần rất dơ, ba tôi không cho tôi giặt và khéo léo khuyên tôi để chị không tủi thân... Nhưng thấy má tôi quá vất vả rồi nên tôi vẫn lén ba giặt giũ đồ của chị và các cháu.

Có những lúc thấy má tôi quá cực khổ, nhìn tôi đi học về bỏ sách vở là phải lo cho các con của chị. Chị không đành lòng ôm lấy tôi khóc và đòi về lại nhà mình.

Chị nói trong nước mắt:

- Em cực khổ với chị quá. Chị cho con Lan làm con nuôi của em. Mai mốt nó trọng, em đem nó về nuôi để nó giúp một tay một chân với em. Nếu chị không may chết đi, em nhớ lời chị dặn..

Nhờ má tôi hết lòng chạy chữa, chị Tư tôi qua khỏi cơn nguy hiểm. Anh rễ tôi xuống nhà xin rước vợ con về. Vì chị dấu nên má tôi không biết anh đã có tình ý với người khác nên má tôi đồng ý cho anh rễ tôi rước chị về. Có lẽ gia đình không mấy thuận thảo và điều kiện chăm sóc không được như ở nhà tôi nên một thời gian sau chị tôi lìa đời. Chị mất trong niềm đau dấu kín bỏ lại bầy con 5 đứa bơ vơ. Khi tôi đến dự lễ tang chị, tôi thấy có một người phụ nữ ở trong nhà chị tôi. Lúc ấy gia đình tôi mới biết anh tôi đã có người đàn bà khác. Tôi giận lắm không thèm nhìn mặt anh rễ cũng không nói với người phụ nữ kia một lời. Đám tang xong gia đình tôi về nhà thật buồn. Anh rễ tôi và người phụ nữ kia hứa với má tôi sẽ săn sóc cho các cháu tôi chu toàn. Anh xin lỗi má tôi thật nhiều và xin má tôi chấp nhận người vợ mới của anh.

Má tôi không biết phải làm sao chỉ biết gửi gấm các cháu lại và mong chị thương cháu tôi như con đẻ. Còn tôi cũng không buồn nhắc lại lời hứa của chị Tư tôi dù tôi rất thương bé Lan.

Khi em Út tôi gia nhập vào binh chủng Hải quân là lúc em tôi có dịp liên lạc với gia đình anh rễ. Mỗi khi tàu ghé lại Vũng Tàu, Cát Lái là em đều chạy về Bà Rịa thăm các cháu. Các cháu bây giờ cũng lớn và người mẹ kế nhờ trời cũng thương các cháu tôi như con ruột. Còn tôi vì phải theo chồng đi xa nên không có dịp thăm viếng.

Ngày 30 tháng 4 năm 75, em tôi theo tàu đi công tác và kẹt lại không thể về nhà. Cuối cùng em lên tàu rời VN đi tị nạn CS. Trong thời gian ở đảo Guam em  mấy lần em tính về lại VN trên con tàu Thương Tín. Nhưng cũng may cuối cùng em quyết định đi định cư ở Mỹ.

Ở VN các cháu tôi thấy bộ đội lấy chiếc xe Honda của em tôi gửi trong căn cứ chạy vòng vòng ở Phước Tỉnh mà đành chịu. Gia đình anh rễ tôi bị đuổi khỏi khu gia binh và dắt díu nhau đi kinh tế mới. Khi tương đối ổn định anh vẫn tìm cách liên lạc về ba má tôi. Khi má tôi mất, hàng năm tới ngày giỗ, anh chị cũng dẫn các cháu về đốt nhang. Tôi không còn giận anh rễ và chị dâu mới mà còn cám ơn chị đã dùng trái tim và tình thương lo cho các cháu tôi trưởng thành.

Mấy chục năm sau, một lần về VN, tôi đã đến thăm anh rễ. Con đường khá xa để đến thăm anh. Trước mặt tôi, ông anh rễ đẹp trai, lanh lợi ngày nào, bây giờ là một người tu sĩ tại gia. Bộ đồ và căn nhà đơn sơ làm tôi chùn xuống mọi buồn phiền trong đời sống. Trên bàn thờ chị tôi nhìn xuống, khói nhang và khuôn ảnh cũ mờ quyện lấy nhau. Ba, Má tôi cũng được anh đem hình về thờ và sớm hôm tụng kinh siêu độ. Trong bộ đồ tu sĩ tại gia anh rễ tôi già yếu lắm rồi. Tiếng nói đã trầm lại, âm thanh điềm đạm , chậm rãi, hiền từ.

Đời sống khó khăn, các cháu tôi lập gia đình mỗi người đi mỗi ngã. Thằng Hai Đen cao lêu khêu ngày nào bây giờ là một ngư dân sành nghề, có ghe đi lưới cá tại Long Hải. Nếu không có làn da đen sạm và đôi mắt lồi to ngày nào có lẽ tôi đã không nhận ra.  Hai vợ chồng cháu đã có cháu nội, ngoại. Hôm tôi xuống thăm con trai cháu tôi đi đánh cá chưa về. Vợ thằng Hai có tay nghề ủ mắm và làm nước mắm ăn tại nhà. Nhìn đồ nghề lu nối tiếp lu và những bạn hàng đến nhà bỏ mối cá tôi mừng thầm cháu tôi đã có cuộc sống ổn định.

Thằng Tất thì tội hơn, hai mắt kéo màn chỉ thấy lờ mờ. Nó nắm lấy tay tôi nói thật buồn:

-Dì về thăm mà con không còn nhìn rõ mặt dì bây giờ ra sao.

Tôi muốn đưa tay lên xoa đầu nó, bỗng tay tôi khựng lại. Mái tóc cháu tôi giờ lưa thưa và bạc. Trước mặt tôi bây giờ không phải là thằng Tất tôi từng tắm rửa, đút cơm ngày xưa. Nó bây giờ giống như một ông già. Một ông già nghèo nàn, bệnh hoạn. Tôi nắm bàn tay nó. bàn tay chai lên vì cực khổ và làm lụng vất vả.

Thằng em nó. Thằng Trí thì khá hơn. Nó lấy mối hàng nông sản trong mấy khu vực xung quanh bỏ mối cho chợ Phước Tỉnh nên bận rộn cả ngày. Cũng may vợ nó rất giỏi và thằng con thật tháo vát. Đi học về là phụ cha lo việc buôn bán.

Hai đứa con gái chị tôi đã lấy chồng và ở xa. Thời gian không gặp cả mấy chục năm. Tôi đã già, các cháu tôi cũng đã là những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng cám ơn trời các cháu vẫn nhớ tới dì và không ngớt hỏi thăm cậu út.

Nhờ con giúp đỡ, anh rễ tôi cũng có đời sống no đủ không bị quá khó khăn, đói khổ. Nhìn mấy cha con sống đùm bọc nhau tôi cũng yên tâm nhẹ lòng phần nào.

Hôm tôi xuống thăm chị Tư không có ở nhà. Chị xuống nhà bé Lan để chăm sóc cháu ngoại. Chị không con nên coi đàn con của chồng như con của mình. Trong thời buổi khó khăn nhất, anh tôi không còn là lính có lương, tiền, phụ cấp lại phải trôi dạt về vùng kinh tế mới. Chị đã đưa vai ra thế chị Tư tôi lo bảo bọc một gia đình. Tảo tần nuôi bầy con chồng trưởng thành, dựng vợ gã chồng đâu ra đó. Bây giờ chị lại lo cho con của nó sinh nở. Trong phone chị  vui mừng kể cho tôi nghe về con bé  mới sinh dễ thương như thế nào. Nghe giọng nói của chị, tôi hối hận một thời mình đã hiểu lầm và ghét bỏ.

Nhà tôi chỉ có mình tôi con gái, chị Tư tôi ngoài là người chị nuôi còn như một bà mẹ đã chăm sóc chúng tôi từ nhỏ. Mỗi người dính líu với nhau đều do duyên phận. Chị là một thành viên không thể thiếu của gia đình tôi. Mỗi kỷ niệm về chị, tôi và em tôi hay nhắc lại để mà thương.

Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con. Ba người đàn bà đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của tôi. Đã cho tôi hãnh diện về tính cách của người Phụ Nữ VN. Cả ba người phụ nữ đều có những bi ai về số phận. Nhưng họ luôn luôn cố gắng vươn lên, vượt bao nghịch cảnh để hoàn tất nhiệm vụ làm vợ và làm mẹ.

Mỗi khi ai nhắc đến người chị tôi đều nghĩ đến chị tôi. Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.

Hãy yên nghỉ nghen chị Tư. Người chị hiền lành tội nghiệp của em.

Nguyễn thị Thêm.

 

 
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:
CHỊ TÔI - Tiếng hát Bằng Kiều
Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube

 

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76825)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73132)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73856)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73955)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72701)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81100)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72033)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73900)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75372)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75566)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74262)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80528)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74115)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75862)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69359)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69123)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73772)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71442)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69369)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66545)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36088)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72116)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34827)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70202)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74400)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73102)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42170)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65452)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...