Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

20 Tháng Ba 20153:55 CH(Xem: 28249)
Diệp Hoàng Mai - QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

QUA LÀNG TIÊN ĐIỀN NHỚ CỤ NGUYỄN DU

(Nhân đọc bài viết “NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU” của GS. Nguyễn Văn Phú)

 

nguyendu_1

 

Hồi còn nhỏ xíu xiu, tôi đã thuộc nằm lòng nhiều câu lục bát, mà ba của tôi thường nghêu ngao đọc đi đọc lại có đến … ngàn lần:

 

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trãi qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…

 

nguyendu_2

 

Cho đến lúc vào trường trung học, được học thơ Kiều và có nhiều cơ hội chiêm nghiệm thơ Kiều, tôi mới hiểu vì sao tuyệt tác Truyện Kiều lại ảnh hưởng sâu sắc đời sống nhân sinh đến vậy. Với ba ngàn hai trăm năm mươi bốn câu lục bát, Kiều của cụ Nguyễn Du mô tả gần như trọn vẹn mọi cảnh đời, mọi kiểu người trong xã hội xưa nay. Từ những người dân quê chơn chất, cho đến tầng lớp trí thức trung lưu … ai ai cũng có thể dễ dàng tìm được một vài câu Kiều, một đoạn thơ Kiều để bình giải cho từng hoàn cảnh, từng số phận của chính mình.

 

nguyendu_3

 

Bằng vốn hiểu biết sâu sắc và một tâm hồn nhạy cảm, cả đời cụ Nguyễn Du luôn ưu tư với biết bao nhiêu thân phận con người. Cảm thương thân phận nàng Tiểu Thanh ở Hàng Châu ba trăm năm trước, thi nhân khắc khoải bày tỏ tiếng lòng với phận bạc đời người ba trăm năm sau:

 

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp tố như?

 

(Chẳng biết ba trăm năm lẽ nữa

Người đời ai khóc Tố như chăng?)

 

nguyendu_4nguyendu_5

 













Cụ Nguyễn Du đâu ngờ rằng gần ba trăm năm sau, vẫn còn đó hàng triệu triệu người thổn thức cảm thương số phận nàng Kiều. Và cũng hàng triệu triệu người đam mê Kiều, đến đỗi họ lần giở từng trang Kiều bói toán vận mệnh cuộc đời mình. Với kiệt tác Truyện Kiều, tên tuổi và sự nghiệp của cụ Nguyễn Du không chỉ quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân trong nước, mà còn được cả thế giới ca ngợi và tôn vinh.

 

nguyendu_6

 

Tôi cũng đâu ngờ rằng hai trăm năm mươi năm sau ngày sinh cụ Nguyễn Du, tôi có được duyên may thăm khu di tích thi nhân. Vào một ngày không định trước, tôi được người bạn thời đại học đưa đến thăm làng Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Vẫn tọa lạc trên khuôn viên dinh thự xưa của dòng họ Nguyễn, khu di tích Nguyễn Du ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật còn lại của thi nhân, mà còn là một quần thể các di tích khác gắn liền với sự hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn – Tiên Điền. Vùng đất này theo thuyết phong thủy của người xưa, là một vùng đất thuộc "địa linh nhân kiệt"...

 

nguyendu_7nguyendu_8

 











Từ khu di tích theo con đường làng chừng cây số rưỡi, tôi đã đến cánh đồng Cùng thênh thang cát trắng, nơi đặt mộ phần của cụ Nguyễn Du. Thắp nén nhang tỏ lòng ngưỡng mộ bậc kỳ tài văn chương đất Việt, trong lòng tôi lẫn lộn biết bao nhiêu cảm xúc buồn vui… Bởi “trăm năm trong cõi người ta”, đâu chỉ riêng nàng Kiều mới có mười lăm năm truân chuyên lưu lạc, mà cuộc đời thi nhân cũng ngần ấy năm chìm nổi phong ba.


nguyendu_9nguyendu_10

 












Phải chăng từ nỗi đau tận cùng của chính bản thân, mà đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho đời một kiệt tác văn chương bất hủ? Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 03/2015

 

 

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75736)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92018)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34568)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65392)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65308)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75332)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70005)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68827)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162005)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84368)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64386)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68657)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76103)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68214)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67186)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41897)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93345)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70385)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70953)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69039)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68798)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70014)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71577)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73085)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146849)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71341)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70274)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69972)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...