Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - BÚT CHIẾN TỪ DÊ

20 Tháng Hai 201511:42 CH(Xem: 26729)
Nguyễn Trần Diệu Hương - BÚT CHIẾN TỪ DÊ

Bút chiến từ Dê

 

Không lớn như dê Ất Mùi (1955), không nhỏ như dê Đinh Mùi (1967), chúng tôi không phải tuổi dê, và không lưu tâm đến con dê. Đầu năm Ất Mùi 2015, khi bạn bè cùng khóa ở Ngô Quyền ngày xưa chúc Tết nhau qua E mail, gợi lại một kỷ niệm về dê thời chúng tôi còn học lớp 8 ở Ngô Quyền. 

dê 1

 

 

Mở đầu LV Anh từ Pháp (người ngoại đạo... Ngô Quyền, nhưng qua  HP Minh là bạn học cùng Đại học Bách khoa- Phú Thọ cũ xin theo... đạo NQ)

 

"... chúc các bạn nam "dương thịnh" vào năm nay - Ất Mùi-. ..”

 

Chúng tôi có vui... tay, gõ Email trả lời cho cả nhóm bạn cùng khóa, trạc tuổi nhau :

 

".... Chúc các bạn một năm an lành, may mắn, riêng mấy ông đừng có giống con dê..."

 

LM Tâm trả lời liền:

"... Trong 12 con, con dê dễ thương nhất mà không giống thì giống con gì bây giờ? "

 

Từ Canada lạnh buốt, BQ Liêm lên tiếng phụ họa:

"... Hương à, nếu các cô mà không có các anh theo "dê" thì buồn lắm. 9/1 và 9/9 thì có 1 tỉ chuyện để mà ôn lại , giờ “già” rồi nghỉ lại thì chuyện nào cũng đáng yêu cả ..."

 

E mail của Liêm đã "mời người lên xe tìm về quá khứ" Ngô Quyền của "khi xưa ta bé".

 

Thời đó, ở Saigon và các thành phố lớn như Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Mỹ Tho đều có trường Trung học công lập cho nam sinh, và nữ sinh riêng biệt.

 

Biên Hòa là tỉnh nhỏ nên chỉ có một trường Trung học công lập duy nhất cho cả nam lẫn nữ. Mỗi tuần chúng tôi đi học 6 ngày, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Hầu hết nữ sinh học buổi sáng các ngày thứ hai, thứ ba, và thứ tư; và học buổi chiều 3 ngày còn lại: thứ năm, thứ sáu, và thứ bảy. Nam sinh thì ngược lại, nên hình như chúng tôi dù cùng là học sinh Ngô Quyền nhưng hiếm khi gặp nhau ở trường , mà thỉnh thoảng chỉ chạm mặt nhau trên đường phố, hay ở cổng trường... mẫu giáo khi cả hai đứa cùng đến đón em ở giờ tan học . Đó là nét đáng yêu của một tỉnh lỵ nhỏ , "đi dăm ba bước đã về chốn cũ'', chúng tôi không biết nhau ở trường nhưng biết nhau ở trong xóm, hay gặp nhau khi ở nhà một người bạn chung nhân ngày Tết.

 

Lúc chúng tôi đậu vào lớp 6, tổng cộng hơn 700 học sinh thuộc 12 lớp 6 Ngô Quyền, có 6 lớp nữ, và 6 lớp nam. Chúng tôi học ở 6 phòng học trong trường. Thường thì mỗi niên khóa, lại đổi đến một phòng học mới, nhưng người “share phòng học”  thì vẫn là những người của thời mới vào lớp 6. Lớp chúng tôi là lớp 6/1 của con gái học chung phòng học với lớp nam sinh 6/9. Khi chúng tôi lên 7/1 thì lớp buổi chiều lên 7/9 và vẫn cùng một phòng học. 

 

Di chuyển từ lớp 6 ở dãy lớp mới xây đối diện thư viện tầng dưới lên tầng trên đầu năm lớp 7. Rồi đến một góc của dãy lớp cũ phía sau của trường , đi đâu chúng tôi cũng bị "share phòng''... học với lớp 6/9. 7/9, rồi 8/9, 9/9 .

 

Hai năm đầu chưa có gì trầm trọng xảy ra, lớp học được giữ vệ sinh sạch sẽ bởi cả hai lớp. Đến năm lớp 8 thì do một buổi thuyết trình giờ Kim Văn, chúng tôi có trang trí phòng học với một vài hình ảnh, và bông hoa cả hoa tươi lẫn hoa lụa . Lớp học sinh động hơn nhờ màu sắc của hoa. Nào ngờ ngày hôm sau vô lớp, tranh ảnh, hoa trang trí bị lớp 8/9 buổi chiều "thủ tiêu" hết, còn để lại một giòng chữ to tướng trên bàng "Yêu cầu giữ gìn lớp học quang đãng". Cả lớp tức giận thấy công trình của mình bị "tụi con trai buổi chiều tàn phá không thuơng tiếc". Thế là bút chiến xảy ra, ngày càng trầm trọng, phe ta tìm đủ mọi tội của phe địch. Lúc đó mới biết có nhiều bạn trong lớp bị "tụi con trai" phá từ trước với những miếng giấy nhét trong ngăn bàn, "vừa dê cụ, vừa trịch thượng":

 

"Cho anh biết tên em được không em nhỏ? "

 "Q. học lớp 8/9 buổi chiều muốn làm quen với người ngồi chỗ này buổi sáng"

 

Thật tình đến lúc đó chưa ai biết mặt ai và chuyện tình yêu thì là chuyện của người lớn, không phải của lớp 8 nhưng phe ta đoàn kết "phản pháo". Hăng đến nỗi có một buổi trưa , YN nhà ở bên cù lao chờ chị học lớp 12 trên lầu giờ thứ năm (12:00PM- 1:00PM) chở về, ngồi một mình trong khi cả lớp về hết , YN viết lên bảng một giòng chữ thật lớn bằng phấn màu

"Lớp buổi chiều là lớp dê cụ"

 

dê 2

 

Đó là một ngòi lửa để chiến tranh xảy ra khắp nơi, từ hộc bàn lên đến mặt bàn. Chiến tranh... ngồi tại chỗ làm các mặt bàn bị viết chi chít chữ bằng bút bic xanh hay đỏ .

Bút chiến kéo dài cả tháng, cáng lúc càng "khốc liệt" , chỉ tội mấy cái bản học trở thành bảng... gỗ lem luốc mực của viết bic.

 

Đến mùa hè, cuối niên học, "bất chiến tự nhiên thành "

 

Những kỷ niệm đó cùng với nhiều kỷ niệm học trò vẫn nằm yên trong một góc ký ức hồn nhiên của thời mới lớn. Năm nay, năm dê tự dưng chúng tôi nhớ lại và tự hỏi: ngày xưa  ở lớp tám, tuồi 13, 14, "tụi con trai 8/9" đã bị gọi là "dê cụ" , không biết bây giờ các ông "dê cụ" ngày xưa sẽ được gọi là gì? Hình như đâu có dê nào già hơn dê cụ? Năm Mùi bao giờ cũng gợi chúng tôi (cả 8/1 lẫn 8/9) nhớ lại chuyện dê cụ ngày xưa . Mong vô cùng cả "tụi con gái buổi sáng" và "tụi con trai buổi chiều" đọc bài này như một cánh của nhỏ mở ra nhìn về quá khứ học trò Ngô Quyền hồn nhiên, hạnh phúc của mình để thấy lòng bình yên như ngày còn nhỏ.

 

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Viết cho 8/1 và 8/9 K15NQ

 

05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96336)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97618)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97267)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
04 Tháng Bảy 2010(Xem: 80747)
Lật trang lưu bút bồi hồi Hè sang gợi nhớ quãng đời học sinh Phượng hồng nhuộm nắng lung linh Lòng em thầm lặng một mình nhớ ai…
02 Tháng Bảy 2010(Xem: 82273)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 92414)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89309)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 97381)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 81188)
Xưa em tóc xỏa vai gầy Áo dài vải trắng thơ ngây đến trường Tôi theo sau bước ngập ngừng... Sợ con bướm trắng lạc đường bay xa
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72932)
Biển có nỗi niềm riêng Trải ra cùng với sóng Sóng chính là tim biển Thiên thu vẫn trào lòng.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 73116)
Đã qua rồi, ngày xưa bé nhỏ Anh và em, đôi ngả đôi đường Chuyện học trò, còn mãi vấn vương Ta đã mất: Con đường phượng tím
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 69524)
Tâm Kinh Bát Nhã tiễn anh đi Tan nát lòng em - chẳng nói gì Em nguyện hồn anh về cõi Phật Giữa trời thanh tịnh khói mây bay.
26 Tháng Sáu 2010(Xem: 69402)
Yên giấc ngàn thu biệt bạn vàng Đau lòng em lắm… quấn vành tang Còn đâu năm tháng cùng anh bước Qua khúc gian truân, nỗi đoạn trường
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92219)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 33474)
Tiêu đề : Trăng Bên Kia Sông Artist : Thanh Duyên Composer: Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist: Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 32138)
Tiêu đề : Quê Nhà Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist: Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 67876)
Sáng bố thức dậy sớm Làm bữa sáng thật ngon Hai quả trứng gà tròn Thành ốp la thơm phức.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 74527)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152619)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91790)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 77645)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
10 Tháng Sáu 2010(Xem: 65740)
Dáng anh buồn thật buồn... Áo bụi đường còn vương Với đàn ghi ta cũ Mênh mang sầu tha hương.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101188)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 78158)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
04 Tháng Sáu 2010(Xem: 64124)
Vài năm nữa bằng lăng rồi sẽ lớn Hoa tím đầy cành gợi nhớ cho ai? Trong tất bật vội vàng người thành phố Có ánh nhìn nào âu yếm cho hoa?
25 Tháng Năm 2010(Xem: 75769)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63972)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.