Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - NHỮNG CON ĐƯỜNG

07 Tháng Hai 20154:10 SA(Xem: 25673)
Nguyễn Hữu Hạnh - NHỮNG CON ĐƯỜNG

NHỮNG CON ĐƯỜNG

 

nhung con duong

 

Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ … và thèm  tô canh chua cá lóc cay mùi ớt, đậm mùi hương tần một chút tình yêu thương.  Những hương vị dân dã làng quê  đậm đà sao nhớ quá, nhớ từng món ăn nuôi tôi khôn lớn, cũng như nhớ từng  con người đã đỡ đần tôi trong những cơn vất vả, và nhớ nhất  biết bao kỷ niệm của một thời đã qua với những con đường…

Tôi lớn lên từ ấp Đồng Nai của Xã Hóa An thuộc tỉnh Biên Hòa ngày xưa, nằm sát đường liên tỉnh 16 nối liền Tân Vạn, chợ Đồn lên tới Tân Uyên. Một xóm nhỏ êm đềm có tên là xóm Lò Lu vì nơi đây lúc bấy giờ có lò lu của ông bang Trần Lâm, đã mang đến chén cơm manh áo cho bao người trong xóm, trong xã.  Bên kia sông là chợ Biên Hòa, đứng trên cánh đồng ruộng có thể nhìn thấy cả hai ngọn núi Bửu Long và Châu Thới. Ông Nội tôi mất sớm nên không biết gì về ông, chỉ được nghe bà nội nhắc đến trong những ngày cúng giỗ. Bà Nội từng kể lại cả ông và bà Nội đều có ông bà ông cố ông sơ giàu có ba đời, ruộng vườn cò bay thẳng cánh của ăn của để, đến nổi khi còn nhỏ bà nội với lòng từ tâm, đã từng lén lấy gạo thóc trong nhà cho thêm những người tá điền giúp việc. Tổ tiên ông bà giàu có, đến đời ông bà nội tôi lại nghèo khó ba đời, ông bà Nội, ba tôi rồi đến đời tôi. Ông Nội tôi họ Nguyễn người gốc Tân Vạn, bà Nội tôi họ Đỗ lớn lên từ ấp Tân Bản Chợ Đồn, nhưng đặt tên các con lại không giống ai, như hai Lùng, ba Bỉ, sáu Xường, chín Suổi, riêng cô Tám lại mang tên đẹp hơn của loài hoa Huệ. Thời tuổi thơ của các cô và ba tôi nghèo lắm, các cô và ba tôi đều phải đi ở đợ người giàu có khác để có tiền về phụ ông bà Nội nuôi các cô Tám và chú Chín của tôi. Những ngày cận Tết cả nhà đều mừng rỡ khi ba tôi trở về với gói thịt ba rọi trên tay, từ đồng tiền làm công vất vả của ba tôi.

Sau nầy hằng năm đến những ngày cận tết, tôi đều đi theo cô ba hoặc chú chín, ba tôi thì đi lính miền xa, xuống Tân Vạn giẫy mả ông bà. Con  đường đất đỏ vòng sau sân vận động quán thịt rừng Mười Dương. Nghĩa trang của gia đình Nội còn lại ở đây, cho đến bây giờ đã được giành lấn và bán dần, có mả ông bà cố, các chú chết trẻ, sau nầy bà nội, cô ba và chú chín cũng nằm yên nghỉ ở đây. Thuở nhỏ, khi các ông chú vẫn còn, tôi luôn đến chào ông chú 7, ông chú 8, được ông chú kể cho nghe ông nội còn nhiều anh em giàu lắm đang ở Cát Lái, chỉ có ông Nội tôi chết nghèo những vẫn gìn giữ đất với mồ mã tổ tiên. Con đường này đã là nơi phải đi và đến mỗi năm ngay cả khi ba tôi mất, ba tôi không được nằm chung với ông bà nội tôi, đến để thăm mộ để được nghe  lại những kỷ niệm  của ba tôi trong những lần về thăm, cũng dưới tàn cây bưởi ba tôi đã cùng 2 ông chú và các bậc trưởng thượng ở đây, cùng nhấp men cay trao đổi việc nhân nghĩa ở đời và đờn ca xướng hát. Tôi không hình dung được nơi nào (theo lời bà nội kể lại), ba tôi thời trai trẻ làm sao có thể tránh được sự ruồng bố của Tây ban ngày, cũng như sự khủng bố hù dọa của Việt Minh vào ban đêm.

Tôi đã đi trên con đường đá sỏi, con đường từ bến đò ngựa của chùa Long Thiềng chạy tới Cầu Hang, đến mả thằng Tây quẹo vào Tân Bản. Quê của bà Nội nơi đó có những bà dì 7, bà dì 8 là em của bà Nội tôi, có nhhững người con chú Hai Hư, Sáu Dê, chú tám Tiền và cô tám Khỏe. Chú Tám tên Tiền nhưng lại nghèo nhứt xóm. Tôi luôn nhớ và quý trọng thiếm 8 Tiền, khi chú 8 Tiền bị đi quân dịch và tử trận ngoài Bình Tuy trước năm 70, để lại thiếm 8 tuổi còn trẻ và hai người con gái còn nhỏ. Thiếm đã ở vậy, hằng ngày đạp xe đạp từ Tân Bản lúc tờ mờ sang, qua Biên Hòa hốt rác chợ cho công ty vệ sinh để nuôi con. Năm 1972 tôi đi lính đổi về miền Tây, chỉ đến thăm thiếm tám Tiền ngay sau khi tôi ra tù năm1981, thiếm tám Tiền lúc đó cũng còn nghèo và khó khăn, nhưng chén cơm và bữa ăn thiếm dành cho tôi là cả sự ấm lòng, ấm lòng như tên gọi thân thương thiếm đã từng gọi tôi như những ngày còn nhỏ “thằng cu Hạnh”. Bây giờ 2 người con gái của thiếm đã có gia đình, rất có hiếu nhờ trời thương cũng ăn nên làm ra. Một lần từ Mỹ trở về tôi đã tìm thăm và trao thiếm một số tiền, nhưng thiếm vẫn khăng khăng không nhận. Con đường vào Tân Bản đã dạy tôi làm người như thế đó…

Tôi đã thường xuyên đi bộ qua cầu Gành và cầu Rạch Cát để đến Hãng Dầu (ấp Phước Lư). Con đường Hàm Nghi từ thời còn trại cưa Lê Văn Tính, bên kia đường rầy là nhà bà ngoại tôi, đổ dốc phải về phía bờ sát bên trại lính gìn giữ chân cầu, những tiếng còi tiếng động cơ của những chuyến xe lửa qua lại hằng ngày từ Sài Gòn ra miền Trung.Tôi nhớ con đường theo bà Ngoại đến nhà ông Cò Hương, bà ba Chẵn, anh hai lớn, anh hai nhỏ, thằng Độ và anh Tràng Quân Cảnh. Nhà ông thầy Ký Bình có  người con gái học Ngô Quyền. Ngoài lộ chính là tiệm sửa xe đạp của bác Năm Chẵn, chợ chồm hổm nhóm vào buổi sáng và những tiếng trống báo giờ ra chơi của trường Đồ Chiễu. Ông Ngoại bà ngoại của tôi có gốc gác từ Bình Đa An Hảo, nhưng cũng có nhiều bà con họ hàng ở  Cù Lao. Ba má tôi đã chọn quê ngoại để nương thân sau ngày cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 cho đến bây giờ, tôi vẫn ở Hóa An với bà nội cho đến khi bà nội mất và đi lính. Những con đường qua bến đò kho, bến đò An Hảo, qua nhà ông Kinh Lý Nhơn như đã quen từng bước chân của đứa học trò nghèo. Những năm đất nước đổi thay lại càng gắn bó với miền đất với những con hiền hòa nầy hơn. Những đêm buồn tìm qua người bạn tù trong căn chòi nhỏ bên bờ sông gần bến đò kho, cũng món ăn tự nấu, với chai rượu đế được mua từ lò của người hàng xóm, sóng nước Đồng Nai vẫn âm thầm lặng lờ trôi trong đêm đen, đen như những mãnh đời của chúng tôi đã bị chế độ gạt bỏ. Nhớ hai khu chợ nhỏ từ cầu cống vào chợ Cù Lao, ngôi chùa Đại Giác, phía sau là nghĩa địa nơi tôi đã nhiều lần cùng đến để chia sẻ những mất mát của gia đình những người bạn, cũng như đã tôi từng hiên ngang (vì không ai dám) ôm hai sừng trâu nhảy xuống đặt trên quan tài của ba của một người bạn đã hạ huyệt (theo lời yêu cầu của người bạn qua lời khuyên của một thầy yếm trước cái chết bất thường của người sinh ra mình).

Biên Hòa cũng có những mùa nước lớn với bão lụt năm Thìn còn trong trí nhớ của người cao tuổi, riêng tôi chỉ còn nhớ những năm sau những ngày sống với gia đình Cô Tám tại xóm Lò Heo, gần Đình Tân Lân và trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu. Trong mùa nước lũ, muốn ra đường từ trong xóm ra đường phải xử dụng những con đò. Ở đây tôi có bà mợ Năm Giỏi người đã chăm sóc cho má tôi những ngày sinh ra tôi, tôi có ông Thầy Năm dạy tôi học toán tập đánh vần, tôi có những người bạn cu Bưởi, cu Dần, cu Giao v. v... , tôi có những người chị, chị Hương, chị Sương của xe đò Liên Hiệp. Và hơn hết là gia đình cô dượng Tám tôi với những đứa em, có thằng em Huỳnh Kế Hiếu đã mất tin hơn 34 năm rồi… chắc là đã chết…

Chợ Biên Hòa có những con đường, nhưng với tôi đường Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn mang nhiều kỷ niệm, Lê Thánh Tôn là những ngày đi học còn Phan Chu Trinh là những ngày vất và trước sự đổi thay. Đường Lê Thánh Tôn nối dài từ đầu chợ tiệm hớt tóc Công Tạo, tiệm bán phụ tùng xe đạp Đông Hưng xuống bến đò Hóa An, những lần đi học tôi phải qua đò Hóa An đón xe lam lên trường Ngô Quyền. Trước đây tôi có những người bạn thân tình xóm chợ như Giang Hưng (cháo Tiều), Nguyễn Tấn Lực, thời gian này tôi có anh Đảm, anh Tư Sơn, anh Lê Ngọc Sâm, anh Nguyễn Thy Ân và bạn tù Hồng Sang. Tôi có gia đình thân quen như ruột thịt, thầy tư Giàu dạy Pháp văn hàng keo cũ,  trước mặt là nhà thầy Ba Miên, cô giáo Hường, nhà may Mỹ Dung, bên cạnh là gia đình cô ba cô sáu với các anh các chị Hảo Hớn Hùng Hào Điền Viên, gia đình thầy Tư Giàu với Việt, Nam, Dân, Hoàng Nguyệt,  những người anh người bạn lề đường một thời quần rách áo vá, một thời ngả nghiêng. Hẻm 109  đường Phan Chu Trinh gần khu Thành Kèn để vào xóm Hoa Lư, con đường đó đã theo tôi đến bây giờ và trọn đời. Quê vợ tôi là ở đây, với ông Tề, ông Căn, ông Bội, chú thím Phách, anh chị Phướng. Nơi đây ròng rã hơn 10 năm liền vào mỗi sáng sớm trong lúc mọi người đang an giấc trong chăn ấm, tôi phải đạp xe đạp sau này là xe ba gác vào hầm nước đá sau tiểu khu cũ, hoặc đến  trại Bạch Đằng trên đường đắp mới, quần áo ướt đẫm và lạnh cóng nhưng mồ hôi vẫn nhuể nhại, chở nước đá về bỏ lẻ cho các quán cà phê như một nghề để sống, bằng sự giúp đỡ và thương mến của bà con xóm chợ Biên Hòa, những quán cà phê lề đường, những xe nước mía, atisô v. v...  Trong đó có vợ chồng anh chị Cao, anh Cao đã từng cứu tôi thoát chết với bệnh kiết lỵ trong tù cộng sản tại Hốc Môn. Thời gian còn lại là bạn tù bạn lính đốt đời qua những cơn say. Bây giờ mỗi người một phương, lớp người lớn không còn nữa, riêng tôi luôn vẫn nhớ những ân tình của bao người dành cho kẻ tha phương…

Tôi có cơ duyên được sống nhiều nơi của miền đất Biên Hòa, Hóa An vẫn mãi là quê tôi hai tiếng ngọt ngào.  Dòng sông cứ trôi, nước trôi ra biển lại mưa về nguồn, tôi vẫn thương con đường làng dẫn vào trường học ngày xưa, cũng con đường đó xuống bến đò sang sông với bao kỷ niệm với những người bạn lúc thiếu thời, tình cảm xóm giềng làng xã sao mãi thân thương và còn gắn bó. Những kỷ niệm êm đềm và vụng dại của tuổi thơ tôi sẽ giữ mãi, để biết mình từ đâu biết chốn để quay về dù trong tâm tưởng. Xin được đốt lên nén hương lòng kính dâng lên ông bà nội ngoại, cô dượng, cậu mợ, ba tôi và chú chín Suổi, một người chú đã thương tôi hơn cả những đứa con. Kính nhớ đến những bậc trưởng thượng, các cô chú bác của Hóa An xưa, nghèo tiền nhưng giàu nhân nghĩa đã từng được thể hiện qua những bút tích được  lưu giữ của cố nhân sĩ Lương Văn Lựu tác giả bộ sách “Biên Hòa Sử Lược”

Hóa An sông núi hai vùng

Núi Châu, chùa Hiển, sông Đồng nước trong

Người hiền vẹn chữ hiếu trung

Vui trồng hành cải, sống cùng thủ công

Nhớ thương xưa cách đôi lòng

Nay cầu bắt nối lắp dòng mộng mơ

 

Những cơn mưa bắt đầu dứt hột, những giọt nước mưa vẫn còn đọng trên những cánh tần xanh lá mỏng manh. Tôi chợt nhận ra không thể quên được những phút giây êm đềm, hạnh phúc, tình yêu thương, cũng như những ân tình ân nghĩa từ những tình cảm tôi có được từ tha nhân. Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ. Hai giọt nước chợt lăn dài trên má, không biết là những hạt mưa hay những giọt sương…

NGUYỄN HỮU HẠNH

 

04 Tháng Giêng 2021(Xem: 11864)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13755)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12507)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10753)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13910)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11009)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12501)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11876)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12416)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
13 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10679)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
12 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11473)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12436)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11682)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13736)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10413)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12995)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13940)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11175)
Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12776)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm hàng cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa....
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10906)
Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12948)
Từ ấy đông Biên Hòa trở lạnh Trăm năm sông vẫn mịt mờ sương Lối quen sao đường về lạc hướng Người ơi người quanh quất buồn tênh.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13204)
Năm nay bầu bán thật là buồn Virus giờ này chẳng chịu buông Xã hội hô hào binh với chống Gia đình tranh chấp ghét và thương
08 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10463)
Anthony và chủ các nhà hàng khác vẫn cầu nguyện và hy vọng ở một mùa xuân năm tới khí hậu ấm lên, và sẽ có thuốc ngừa đại dịch. Người ta có nghị lực tranh đấu để tồn tại nhờ hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng...
07 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11411)
Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11215)
Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình với thế giới của riêng họ.
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11755)
Hóa mã... cô cười vui tợn nhỉ? Thành ngưu... cậu nhảy thích ghê mà! Bù cho thuở nọ... ta còn bé Chỉ chộ hình ma đã khóc òa!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13378)
Đêm Halloween đốt hương em thủ thỉ Ma năm nay không xin kẹo "Trick or Treat Ba ngày tới bầu Tổng Thống định kỳ Mà kết quả sao lần này đáng sợ.
24 Tháng Mười 2020(Xem: 10610)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?