Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cơ Động Ký MT - PHÁC HỌA VƯƠNG QUỐC 12 A1

06 Tháng Hai 201511:10 CH(Xem: 26606)
Cơ Động Ký MT - PHÁC HỌA VƯƠNG QUỐC 12 A1

Lời giới thiệu:

Đây là bài viết trích từ đặc san "Thềm Cuối'' của lớp 12A1 (khóa 11), phát hành cuối niên học 1972 - 1973,  xin được đăng lại nhân dịp phổ biến ''Danh Sách các lớp CHS Ngô Quyền khóa 11'' trên trang nhà, như một món quà dành cho các bạn bè cùng lớp có cơ hội ''Quay về kỷ niệm lúc còn học sinh. Tà áo trinh nguyên tô thắm sân trường. Đời học sinh với nét đoan trinh. Tươi đẹp như màu hoa xinh...'' để nhìn lại những hình ảnh thân quen của chính mình ngày xưa.

Rất mong, quý Anh Chị Em các khóa sẽ tiếp tục gửi những bài vở, tư liệu về trường lớp cũ của mình để mọi người cùng chia sẻ và giúp cho kho tài liệu hiếm quý của Đại Gia Đình Ngô Quyền ngày càng phong phú, giá trị hơn.

BĐH Website

them cuoi
          PHÁC HỌA VƯƠNG QUỐC 12A1

50_DocTrangBaocuLớp 12A1 (khóa 11) nằm ngay góc trên lầu, dãy sau

ĐỊA THẾ:

Nằm cuối bao lơn trông ra Trần Thượng Xuyên, vương quốc 12A1, là một quốc gia cỡ bỏ túi. Khí hậu Châu á gió mùa, quanh năm mát mẻ trong lành nhờ gió mậu dịch từ ga thổi đến. Núi non rừng rậm không đáng kể, tuy nhiên nhờ địa thế thuận lợi, lớp 12A1 đã trở thành một hậu cứ bảo đảm của thế giới tự do, vốn chẳng ưa thông lệ chào cờ của nhân loại.

KINH TẾ:

Đặc biệt hoạt động mạnh vào giờ âm, vì lớp toàn là nữ công dân. Nhập cảng: Cóc, ổi, mía, đậu phộng, khoai mì, kẹo … Xuất cảng giấy gói muối, vỏ đậu phộng, xác mía, hột me…

NHÂN VĂN:

Với dân số khiêm nhường, 55 đầu người thuộc chủng tộc tóc kẹp, vương quốc 12A1 đã là nơi xuất thân của hầu hết vĩ nhân thế giới. Tuy nhiên với “máu đa sát”, ưa tuyên chiến bất tử của họ, chúng ta nên nhân đạo tối đa mà giới thiệu những nhân vật lừng danh này theo thứ trự alphabet, để tránh một cuộc nội chiến thảm khốc tỉ muội tương tàn.

  1. PHẠM NGỌC ÁNH: Mỹ hiệu “ông Tây”, giám đốc công ty sản xuất bưởi cho toàn xứ.
  2. PHẠM THỊ BA: Tức “mợ Ba” nhà Ga, người đẹp dư công thức.
  3. DƯƠNG THỊ BA: Oai và hiền như một “Pa pa sắp nhỏ” chính cống.
  4. NGUYỄN THỊ CÓ: Thuộc dân xóm dưới, nhưng ngoan ra phết.
  5. NGUYỄN KIM CÚC: Tự “Cúc lùn”, cầu thủ Tân Vạn, một phó tổng trưởng bộ thể thao rất chịu chơi.
  6. NGUYỄN THỊ THU CÚC: Hỗn danh “Cúc lục lạp”, có vẻ con nhà “nữ công da chó”.
  7. NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG: Từng làm sóng gió trên màn bạc, nhưng chưa khóc lần nào trong vương quốc.
  8. LÂM DIÊM: Con sóc nhỏ ưa giận, một trong  những thân chủ ruột của hảng bún riêu chợ Nhỏ Ngô Quyền.
  9. ĐÀO THỊ DUNG: Nữ công dân gương mẫu, một “bao tập viên” hiền thục.
  10. PHẠM MỸ DUNG: Yểu điệu nhất xứ, họa sĩ hạng Ruồi của “ban bắt chí”.
  11. VÕ THỊ NGỌC DUNG: Vừa được lên chức “sanh vin”, chuyên viên “bắt chí”, hài hước kiêm hỏi giờ trong buổi học.
  12. MAI DUNG: Một công dân bốn mắt dễ thương.
  13. NGUYỄN DIỆU: Trầm lắng, hơi hiền.
  14. NGỌC ĐIỆP: Xinh và tròn như một minh tinh Đại Hàn.
  15. LÊ THỊ ĐẸP: Chuyên viên đi bộ (vừa mới đi bộ vào Vương quốc)
  16. HỒNG ĐỨC: Nhu mì nhất nước.
  17. LÊ THỊ HẠNH: Chief bó nhà Ga, tức Hạnh xí xọn, khá chịu chơi nên cũng… đặng lòng dân.
  18. NGUYỄN THỊ KIM HOÀN: Có thể sáng chói hơn,
  19. NGUYỄN THỊ HỒNG: Tức “Hồng Đẹt”, một phát ngôn nhân chuyên loan tin… vịt.
  20. NGÔ THỊ HỒNG: Con họa mi ưa hót thánh thót trong giờ học.
  21. NGUYỄN THỊ HIỆP: Người đẹp Chợ Đồn, bao tập viên mũm mĩm.
  22. KIM HUỆ: Dễ chịu và hiền như bồ câu mái mà cô nàng lăng xê trên ngực áo.
  23. KIM LAN: Có vẻ “Lan mãn khai” mới du nhập vào Vương quốc.
  24. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN: “Chiếc lá bên rừng thu vắng” , hiền thục và buồn thiu.
  25. NGUYỄN THANH LAN: Nhân vật số 1 của Vương quốc, rất ư là “một lòng vì dân vì nước”
  26. TRẦN THỊ THU LOAN: Ô bặc lưa thứ thiệt, cơ quan thông tin, nghị luận đắc lực.
  27. NGUYỄN THỊ LỢI: ''Viên ngoại'' cô đơn của gia đình Phạm Công.
  28. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI: Nàng tiên khả ái của “Suối Mơ” với đôi kính lấp lánh trong ánh đèn cực tím.
  29. VÕ THỊ TUYẾT MAI: Tức Cúc Hoa vợ hiền, thướt tha mềm mại như … hồn ma thứ thiệt.
  30. THÂN NGỌC MAI: Vua không ngai của học trò cỡi PC, một bao tập viên “lán coón”.
  31. HUỲNH THỊ MỸ: Tự “bà Đầm“ chịu chơi chút chút, dính với ông Tây như hai con sam nhỏ.
  32. PHAN THỊ NGA: Vui vẻ, liếng thoắng phần nào.
  33. TRẦN TUYẾT NGA: Người đẹp “cào lu” của đoàn vũ hoàng gia.
  34. BÙI ÁNH NGUYỆT: Hiền và đạo mạo như một bà già án binh bất động.
  35. NGUYỄN THỊ NHIỀU: Thật nhu mì, duyên và trầm lặng.
  36. LÝ LỆ NHUNG: Hay Lý Lệ Bông cũng chính hắn, con thỏ nhát gan, nhẹ dạ và siêng ác liệt.
  37. TRƯƠNG NỮ: Một bà chị dễ thương của “lũ nhỏ” trong Vương quốc.
  38. KIM OANH: Mầm non văn nghệ hài hước, một hoạt náo viên độc đáo.
  39. QUÁCH NGỌC OANH: Ngoan ngoan là, dân vũ hoàng gia đấy ạ!
  40. LÊ NGỌC PHI  OANH: Một trong những chính khách ưa công kích của Vương quốc, siêng cười một tí thì dễ thương hoàn toàn.
  41. PHẠM THỊ PHÚ: Ngoan, siêng , giỏi. Nhất rồi còn gì.
  42. DƯƠNG THỊ RI: Nhân vật tạo thời cuộc nhờ chuyến công du Vũng Tàu, kiêm Tổng cục tiếp tế thực phẩm … gà heo.
  43. PHẠM THỊ SÁU: Con nhà vũ, chuyên viên văn phòng ca hát.
  44. NGUYỄN THỊ SÁU: Bí danh “Sáu nhà dưới”, hiền như một con mèo … ưa ăn vụng.
  45. LÊ THỊ SÁU: Tức Nghi Xuân Tấn Lực gì đó, ngoan cỡ em bé chính cốn g.
  46. VÕ THỊ THANH TÂM: Nhẹ ký nhất xứ với tấm thân “phất phơ ngọn cỏ gió lùa”.
  47. KHƯƠNG THỊ TÙNG : Có vẻ dễ làm quen với mái tóc đen xanh như … lá tùng.
  48. NGUYỄN THỊ THANH: Xếp sòng kỹ luật, một bà cò chu đáo vô cùng.
  49. LƯƠNG THỊ THU: Một trong những cây bút sáng tác “rồi rào” nhất, vừa ngoan vừa siêng.
  50. MAI THANH THỦY: Tự  “Tào Thị ưa bí xị”, nhưng khi cười thì cười nhiều hơn nói.
  51. TRẦN THU THỦY: Tức Thủy ốc tiêu, typ dân bỏ túi, chuyên tung hoành xóm dưới.
  52. NGUYỄN THỊ MINH THỦY: Đang lăng xăng “bắt chí” cho “thềm chót”, di ngôn của Vương quốc.
  53. NGUYỄN THANH VÂN: Một trong những hoa hậu không vương miện, thiếu sức khỏe nhưng rất sạch sẽ.
  54. NGUYỄN THÚY VIỆT: Phạm Công quan trạng tức  “người Việt xanh xao” vừa duyên vừa thừa thải thịt thà.
  55. VÕ NGỌC YẾN: Bao tập viên, tuy có chân trong tổng cục công kích song cũng dễ ''dấu ái” ra phết.


Hinh muoi hai A mot_chu thich Fiinal12A1 (Hình chụp năm Đệ Lục 1967-1968)

Hàng ngồi:

01. Huỳnh Thị Mỹ, 02. Phạm Thị Sáu, 03. Nguyễn Ngọc Lan, 04. Trương Thị Tuyết,

05. Nguyễn Thị Kim Cúc (Lùn), 06. Võ Thị Nhi, 07. Võ Thị Ngọc Yến, 08. Phạm Mỹ Dung,

09. Bùi Thị Ánh Nguyệt, 10. Nguyễn Thị Thanh, 11. Lê Ngọc Phi Oanh,

12. Nguyễn Thanh Nga, 13. Nguyễn Thị Hoa (Lùn), 14. Võ Thị Ngọc Dung.

Hàng đứng:

15. Phạm Ngọc Ánh, 16. Huỳnh Thị Nhung, 17. Đào Thị Dung, 18. Đỗ Yến Tuyết,

19. Nguyễn Thị Kim Cúc (Cao), 20. Vũ Ngọc Dung, 21. Phạm Thị Ba, 22. Nguyễn Thị Kim Cương,
23. Nguyễn Hồng Hoa, 24. Nguyễn Thị Minh Thủy, 25. Nguyễn Thị Hồng (Đẹt),

26. Võ Thị Thơ Thơ, 27. Trần Tuyết Nga, 28. Phạm Thị Phú, 29. Trương Nữ,

30. Dương Thị Ba, 31. Nguyễn Thị Kim Oanh, 32. Cô Trần Thị Giàu, 33. Trương Thị Thúy,
34. Võ Thị Thanh Tâm, 35. Nguyễn Kim Huệ, 36. Lê Thị Tuyết Mai,

37. Phan Thị Tuyết Trinh, 38. Trần Thị Bạch Tuyết, 39. Thân Thị Ngọc Mai,

40. Dương Thị Ri, 41. Chị của Nguyễn Ngọc Lan.

 

 

 

SINH HOẠT:

Hầu hết các nữ công dân, nhờ trực giác rất ư bén nhạy, ai cũng đoán hiểu điều bi thảm nhất của quốc gia: Vương quốc sắp bị giải tán. Vì vậy, tất cả cùng đồng tâm nhất trí vui chơi, tạo cơ hội sống bên nhau để sau này an lòng … về bên kia thế giới. Trong tinh thần đó, ngày Vũng Tàu được thực hiện với sự đỡ đầu của những tiểu vương khét tiếng tận mẫu quốc.

Vượt bao chông gai thử thách lâm ly, một buổi sáng mùa đông 23.12.1972, chiếc xe của đoàn du mục đã phom phom nuốt chững 100 cây số đường dài, mang theo những tiếng hát chứa chan niềm vui sống, giọng cười đầy ắp thân tình và để lại cho mỗi người nhiều mẫu chuyện khó quên:

-         Tiểu Vương PHÙNG THÁI TOÀN: Tôi ráng ăn chay ngày đó cho mấy cô đi “thuận buồm xuôi mái ” (trước khi  đi). Thôi tôi chào thua lớp này rồi (đang) -100% (sau)

-         Đức Ngài VŨ KHÁNH THÀNH: Thí sinh ưu tú của chương trình đố vui để học. Thí sinh đã tỏ ra thật xuất sắc ở câu 2, trả lời trước khi giám khảo hỏi.

-         Đức Ngài HÀ TƯỜNG CÁT: “Em nhớ thương ai, đôi con mắt ố mấy lim dim…” Con mắt lim dim chứ không phải cái miệng lim dim nhé mấy cô! Nào, tết Trung thu dắt bồ đi chơi…

-         Nữ tướng NHƯ MAI: Xe của mấy em nhất Cấp!

-         Và vân vân, vân vân…

Báo chấy xin hùn tí xíu,

Quốc dân đồng hồ ui! Chuyên viên “bắt chí” vừa nhờ ”cơ động ký” tui nhắn nhỏ rằng hắn ta rất lấy làm cảm kích trước tinh thần ái quốc cao độ của quí đồng bào. Rằng đồng bào tung tuyệt kỹ quá ư thâm hậu dồi dào làm ban biên tập nhà ta vừa sính vính vì Thềm Cuối có tí ti, làm sao chống đỡ nổi những một đống … chưởng lực. Ô hô! Xin nghiêng mình và kính bái.

CƠ ĐỘNG KÝ M.T

 

Mời bấm vào tựa bài xem thêm bài viết và hình ảnh của lớp 12A1 (khóa 11):

1. Diệp Hoàng Mai -TUỔI GIÁP NGỌ MỪNG THỌ

2. DANH SÁCH CHS NGÔ QUYỀN CÁC LỚP KHÓA 11

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72753)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72926)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72351)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69985)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72266)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72296)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72117)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71858)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32804)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80357)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72870)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35424)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81557)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76757)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76716)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76230)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76525)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24398)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38020)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90885)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39356)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87950)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35475)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75325)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39771)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40948)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83578)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47210)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.