Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (KỲ VI)

10 Tháng Năm 20143:26 SA(Xem: 15878)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (KỲ VI)

Sách mới NXH-2(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)


KỲ VI

Ở phòng giáo sư, mấy đồng nghiệp của tôi đang bàn tán về sự vắng mặt của Ký, Sum, và Tích. Ký, giáo sư Việt văn, tác giả tập thơ Sầu Ở Lại, tay nhậu không mỏi mệt của Chợ Đủi. Sum phụ trách môn Sử Địa, người mập mạp tròn trịa, vui nhộn. Khi nghe có tiếng cười ở đâu biết là có Sum ở đó. Tích dạy Pháp văn, vừa mới đổi về trường được năm nay. Ký đóng Đại Úy, còn Sum và Tích mang cấp Trung Úy.

Cả ba đều bị gọi đi học tập cải tạo. Ở góc phòng, cô giáo Sâm, người luôn luôn có cặp kiếng đen trên khuôn mặt lạnh lùng đang nói chuyện với cô Thiên Hương về việc mua nhu yếu phẩm. Tôi đã bắt đầu quen nhìn cái cảnh chiều chiều ra sân sau, các thầy các cô chia nhau mấy con cá, con tôm, rau muống. Gần đó là Duy, một trong những giáo sư dạy toán giỏi nhất cấp trung học Sài Gòn, cựu giám học nhà trường, trước Bảy Lăm bị tù vì tội tiết lộ đề thi Tú Tài, nay vừa trở về trường cũ, đang ngồi chụm đầu nói chuyện với Trần Nguyên, người nằm vùng và Vũ Anh Tuấn, người tập kết từ miền Bắc mới về. Y luôn miệng nói giáo viên ngoài Bắc nghỉ giữa giờ chỉ ăn cam chứ không thèm uống nước trà. Và học sinh miền Bắc luôn đứng đầu trong các kỳ thi toán quốc tế.

Tôi kéo ghế ngồi xuống cạnh Minh và Danh. Minh là hiệu trưởng cuối cùng của ngôi trường này trước khi Sài Gòn thất thủ. Minh có dáng người hơi thấp nhưng da thịt đen nâu chắc nịch. Danh, giáo sư Đức ngữ của Trung Tâm Văn Hóa Đức, đồng thời anh cũng là giáo sư Triết của một số lớp. Hồi ở Đà Lạt, Danh học khóa I còn tôi khóa II. Danh đang là đề tài tranh luận tại các trường học sau ngày Ba Mươi.

Mới tuần trước, nhà trường tổ chức buổi họp bất thường. An ninh vô cùng chặt chẽ. Cổng trước, cổng sau, công an bộ đội đóng chặt không kẽ hở. Người đến thăm được giới thiệu là một ủy viên cao cấp của Bộ Chính Trị, nhưng khi vào phòng họp người ta biết là ông Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau phần nói chuyện về cái gọi là tình thương và thù hận trong việc giáo dục học đường, ông ta mời mọi người tự do đưa ý kiến.

Chính trong lúc không ai chờ đợi và ngờ đến, Danh đưa tay xin nói. Lê Hiền ngó Danh. Y thật sự lo ngại. Y đã chuẩn bị cho Nguyên sẽ là người nói đầu tiên và sau đó là Vạn, một giáo sư “ngụy” nhưng “giác ngộ sớm”. Nhưng thật là bất ngờ, Danh đứng dậy:

“Từ hồi giải phóng tới giờ, đúng là lần đầu tiên, tôi được gặp một người cộng sản thứ thiệt...”

Cả phòng “ồ” lên. Minh lo lắng nhìn tôi. Tôi lo sợ nhìn Danh. Hiên ngồi yên cắn ngón tay trỏ ngó lên bàn chủ tọa. Danh vẫn tự nhiên như không. Anh xin được phép phát biểu hai điều. Trước hết anh nhắc đến quan niệm giáo dục của nhà triết học Đức Emmanuel Kant. Anh nói giáo dục trước hết là tình thương, nếu không có tình thương người ta không thể đào tạo được con người tốt cho xã hội. Tình thương không phải chỉ là vũ khí chinh phục một tâm hồn, nó còn là điều kiện thiết yếu để xây dựng một tâm hồn. Thứ hai, Danh tiếp, một số bạn bè tôi hiện đang nằm trong các trại học tập cải tạo cùng với các sĩ quan, công chức chế độ cũ. “Tôi nghĩ đó là một việc làm vô ích. Tôi không tin rằng công việc cải tạo này đem lại kết quả. Bởi vì nó thiếu tình thương, thiếu cái hòa hợp hòa giải dân tộc.” Tôi nhớ in hình như lúc đó người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam nói rằng: Ông là người Mác Xít và người duy vật Mác Xít không chia sẻ được lập trường duy tâm của Kant là một lẽ đương nhiên. “Còn những người bạn của đồng chí”, ông ta gọi Danh là đồng chí. Tôi không hiểu tại sao, “ai bảo đảm rằng họ không phải là CIA? Tôi có một người cháu đeo lon đại úy ngụy và hiện nó đang học tập ở Phan Thiết. Tôi cho rằng đó là một biện pháp cần thiết của chế độ khi lấy được chính quyền trong tay.”


Sau vụ này, người hiệu trưởng mới không nói gì với Danh. Y là người thâm trầm, kín đáo. Không ai nghĩ mình có thể chờ đợi một người chiến thắng như thế.

“Có gì lạ không ông?” Tôi hỏi Danh.

“Sao không? Bây giờ tôi phụ trách việc sửa tất cả bàn ghế hư của nhà trường.”

“Sao? Ông làm thợ mộc?”

“Mà tại sao không chớ! Không chừng sắp đến lượt ông mà ông không hay!”

Minh rót trà vào ly, uống một ngụm, ngó ra sân. Anh nói khá nhỏ:

“Tôi nghĩ là mấy ông ít nói đi thì hay hơn.”

Tôi nhìn Minh không hiểu. Tôi ngó ra cửa lớn nối liền hành lang với phòng hành chánh. Lê Hiên đang bước rất chậm về phía bàn nước.

Y hơi gật đầu chào chúng tôi, xong từ tốn kéo ghế ngồi xuống. Nhấc điếu thuốc ra khỏi môi, đặt lên cái gạt tàn, Hiên rót nước trà, uống chậm rãi. Tôi chờ Hiên nói, sau cùng đốt gần tàn điếu thuốc, Hiên mới mở lời:

“Tôi muốn gặp anh Thăng có chút việc riêng. Anh có rảnh không?”

Tôi nhìn Minh và Danh. Không ai nói gì. Tôi gật đầu.

“Xin lỗi hai anh.” Hiên đứng dậy. Tôi bước theo.

Tới trước cửa phòng giáo sư, Hiên đi chậm lại chờ tôi cùng bước song song.

“Ông bà Phan liên hệ thế nào với anh?”

“Ông bà Phan?” Tôi giật mình.

“Phải, ông Phan. Lâu nay anh có được tin tức gì của ổng không?”

“Không. Tại sao tự nhiên anh hỏi chuyện ông Phan?”

“Anh Thăng nên nhớ là không có việc gì trên đời này mà cách mạng không biết. Anh là người có cuộc sống như thế nào trước khi cách mạng về, chúng tôi đã rõ. Hôm qua tôi có được gặp đồng chí Mười Tân.”

Hiên nhắc ông Mười Tân làm tôi nhớ lại hôm Tuấn đến nhà thăm Quỳnh mới sanh. Quỳnh nói ông Mười Tân là con ông bác và cho đến nay “em vẫn chưa gặp ảnh lần nào. Nghe nói ảnh đi theo Việt Minh hồi nhỏ, làm tới chính ủy trung đoàn, rồi từ đó không được tin tức gì cho tới nay.”

“Tại sao hồi đó anh ở trong nhà ông Phan?” Lê Hiên hỏi tiếp. “Đâu có phải ai cũng vào nhà ông Phan ở được phải không?”

“Nếu anh muốn biết chuyện ông Phan thì đó là một câu chuyện dài.”

“Không. Biết thì cách mạng đã biết hết rồi. Nhưng vấn đề ở đây là tôi muốn anh thành khẩn kể ra.”

“Anh muốn tôi kể ra hay viết ra?”

“Theo tôi, anh nên viết thì tốt hơn.”

Tôi nhìn kỹ Hiên. Y có gương mặt xanh mướt, hai gò má nhô xương, đôi mắt thỉnh thoảng nhấp nháy như người sợ ánh sáng, hai cánh tay dài lòng thòng. Cách phát âm từng chữ từng tiếng chậm rãi nhẹ nhàng của Hiên làm tôi sợ.

“Còn một điều nữa, tôi muốn nói với anh.”

Hiên nhìn thẳng vào mắt tôi. “Tôi biết anh đang gặp khó khăn về việc đứng lớp. Xin anh cứ nói thẳng để tôi tìm cách giải quyết.”

Tôi không ngạc nhiên gì về điều Hiên nói. Anh ta phải biết điều đó thôi.

“Cảm ơn anh. Tôi muốn xin anh giúp một điều.”

“Anh cứ nói. Điều gì có thể làm được tôi sẽ không từ chối.”

“Tôi muốn xin nghỉ dạy. Tôi muốn tìm một nghề khác để sống.”

Hiên nhìn tôi bàn tay trái của y giơ lên gãi gãi mép tai.

“Tại... sao? Mà tại sao mới được chớ?”

“Tôi thấy quay một vòng tới một trăm tám mươi độ khó quá!”

“Tôi không nghĩ như vậy đâu. Cách mạng sáng rỡ như mặt trời. Có gì mà quay đến một trăm tám mươi độ. Đọc Sử anh không biết Ngô Thì Nhậm sao? Không ai nói Ngô Thì Nhậm quay tới một trăm tám mươi độ. Ngô Thì Nhậm là một kẻ sĩ tức thời...”

“...”

“Tôi nghĩ là anh bất mãn với chế độ mới. Để tôi gặp đồng chí Mười Tân đề nghị
đồng chí ấy trao đổi với anh.”

Câu trả lời làm tôi chán ngán. Tôi giơ tay xem giờ.

“Xin lỗi. Có lẽ tôi phải xuống lớp.”

“Chuông chưa reo mà!” Hiên nói, “Nhưng thôi, cũng được.”

Khi tôi bước chân ra tới cửa, Hiên gọi giật lại:

“Anh Thăng, dù sao anh cứ viết đơn. Tôi sẽ chuyển cho anh. Đồng chí Mười Tân là thủ trưởng của tôi, chắc anh biết rồi phải không?”

“Xin cảm ơn!” Tôi trả lời như một cái máy.

Trên hành lang trở về phòng giáo sư, tôi đi như một người bị thương. Mùi khói thuốc của Hiên như theo đuổi tôi tận chỗ ngồi giữa Danh và Minh.

(còn tiếp)


13 Tháng Tư 2020(Xem: 9406)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 11612)
Bây giờ là những ngày đầu tháng tư. Như TT Trump đã tuyên bố. Đây là hai tuần lễ thương khó của nước Mỹ. Dịch Virus Vũ Hán sẽ lên đến cực điểm. Người dân phải hết sức bình tỉnh và nên ở nhà để tránh lây nhiễm
11 Tháng Tư 2020(Xem: 15285)
Khó khăn băng suối vượt đéo. Lênh đênh sóng nước cùng trèo tới nơi. Hãy cùng cố gắng Bạn ơi Ngày tan đại dịch khắp nơi an bình
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16531)
Anh đã giấu niềm riêng vào lá Nên mùa thu rụng xuống ngập đường Em muốn nhặt mà rơi nhiều quá Thu đi rồi thương vẫn còn thương.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16713)
Chiều nay trời Cali rất lạnh. Em Face time hôn anh giữa màn mưa "Nụ hôn tình yêu" anh đã chịu chưa. Tình ta đẹp trong giữa mùa đại dịch.
03 Tháng Tư 2020(Xem: 14696)
Lạy Chúa! Bây giờ dịch chưa tiêu Lạy Phật! Người dân chết quá nhiều Ban ơn cứu rỗi cho nhân loại Phóng hào quang soi sáng mọi điều.
28 Tháng Ba 2020(Xem: 10472)
Trung Cộng thiếu nước Mỹ hai cái cúi đầu. Cái cúi đầu thứ nhất xin lỗi đã đem dịch bệnh đến các tiểu bang của nước Mỹ. Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc. Sự thật bao giờ cũng là sự thật.
27 Tháng Ba 2020(Xem: 12634)
Lạy Chúa, Phật, Trời xin xót thương. Người dân vô tội rất thê lương. Ra tay thu tóm con Wuhan. Đem lại bình an lẫn phú cường.
09 Tháng Ba 2020(Xem: 15626)
Quê hương, ai cũng có quê hương Dạt dào, thổn thức những nhớ thương Về thăm, virus Corona rượt. Mừng quá! Máy bay rời phi trường.
09 Tháng Ba 2020(Xem: 13618)
Tạm biệt Hóa An, tôi không biết mình còn có dịp trở về thăm. Tôi coi như đây là lần cuối trở về. Tình cảm dành cho Biên Hòa vẫn tràn đầy trong tôi. Con sông Đồng Nai quê hương của Mẹ tôi mãi mãi trong trái tim xa xứ.
20 Tháng Giêng 2020(Xem: 13862)
Tôi chợt nhớ những lá tre bỏ quên trong quyển sách, còn nằm yên trong phòng khách. Dường như có một sắp đặt nào đó rất thi vị, vì chiếc lá tôi mới ép vừa ‘đúng tuổi’** cho một cái gài sách tuyệt vời…
31 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 14338)
đôi mắt nào của Chúa ở trần gian hãy phán đoán tâm hồn tôi, thánh thiện đôi mắt nào tuyệt vời linh hiển hãy tò mò thêm chút nữa, tình tôi!
28 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 12973)
Giòng sông thương nhớ ấy Trôi hoài trong tìm ta Sóng tình yêu thơ dại Vỗ mãi đến cuối đời
28 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13307)
VŨNG TÀU- Kỷ niệm xa dần rồi, Như áng mây chiều luôn mãi trôi. Dẫu có đổi thay qua năm tháng , TÌNH QUÊ ƠI! Vẫn nhớ trong đời.
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 16390)
Một năm sắp hết. Xin gửi đến tất cả những người thân yêu của tôi: Gia Đình, Thầy Cô, Bạn chung trường, chung lớp, bạn ảo trên khắp thế giới mà tôi chưa một lần biết mặt lời cám ơn trân trọng
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13043)
Nhiều thứ quá để mang ơn và nhớ ơn. Xin cầu chúc tất cả những người thân quen trong đời luôn được vui, khỏe và bình an cho mùa Xuân này và nhiều mùa Xuân sau nữa.
23 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 17940)
Cứ ngỡ là không gì ngăn được Tình yêu đắm đuối của chúng mình Vậy đó mà bỗng dưng ly biệt Nhẹ nhàng như cánh gió lênh đênh.
22 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 18350)
Từng hồi chuông đổ mừng Chúa vang, Muôn vì sao sáng thật rỡ ràng. Đêm Thánh Vô Cùng lan Trần Thế, Tôi thả hồn về đất Chúa thênh thang
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 13503)
Giáng Sinh là niềm vui và hạnh phúc. Xin cám ơn đất trời, cám ơn nước Mỹ, cám ơn tình người, tình quê hương, tình nhân loại. MERRY CHRISTMAS. CHÚC MỪNG GIÁNG SINH ĐẾN VỚI TẤT CẢ CÁC BẠN.
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 15767)
Trời Cali mùa đông mưa bay May không có tuyết rơi mỗi ngày Để tôi thương quá người homeless Cảm ơn nước Mỹ rộng vòng tay.
06 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 17376)
Nhìn bầy Én lưon trên trời, Tai nghe chim hót tuyệt vời biết bao? Bên hoa bướm lưọn xôn xao Buâng khuâng thương nhớ dạt dào Xuân xưa.
05 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 14877)
Năm 2020 sẽ có "New Dubai Festival" tin chắc Dubai sẽ có nhiều mới lạ hơn cho người thăm viếng. Vườn hoa sẽ mở cửa và sẽ không còn thấy những cần cẩu dọc ngang khắp mọi nơi.
28 Tháng Mười Một 2019(Xem: 19711)
Mưa chiều, kỷ niệm cuốn trôi theo, Thị trấn phồn hoa hay xóm nghèo. Góc phố rộn ràng, thôn vắng vẻ , Dâu bể trong đời, luôn mãi mang theo.
25 Tháng Mười Một 2019(Xem: 14505)
Tạ Ơn Thầy Cô biết bao nhiêu cho đủ. Con xin kính chúc Thầy Cô sức khỏe khang an và gia đình hạnh phúc. Nguyện ơn trên gia hộ cho các Thầy Cô yêu dấu của con.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 21166)
Con viết lên đây hai chữ Tri Ân Tạ ơn Thầy đã dạy con chữ viết Để bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt Đơn giản rõ ràng. Không để mất Thầy Ơi!
23 Tháng Mười Một 2019(Xem: 17083)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc hoài trong đêm!
20 Tháng Mười Một 2019(Xem: 18531)
Ra đi sao vẫn mãi riêng mang, Gởi đến Em bao tiếng thở than! Nhờ gió đưa lời về nơi ấy, Để cùng nhớ nhau những ngày tàn.
20 Tháng Mười Một 2019(Xem: 17542)
Thời gian bay lẹ ai ngờ? Tuổi vàng còn khỏe từng giờ vui đi Vài hàng gửi bạn cố tri. Hẹn nhau họp mặt những khi Thu về.