Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh Trịnh - NGHE MÙA ĐÔNG ĐẾN

20 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 23800)
Kiều Oanh Trịnh - NGHE MÙA ĐÔNG ĐẾN


Nghe Mùa Đông Đến

 

nghe_mua_dong_den-large-content

 

 

 
 

Virginia, Ngày Chớm Đông:


Gió thổi mạnh làm vài chiếc lá vàng còn sót lại trên cành cây, lao chao rơi xuống đất, để lại cây khô trụi lá, trông thật tiêu điều. Đã hết một Mùa Thu. Ba tháng Thu qua thật nhanh, Thu ra đi trong luyến tiếc, ngậm ngùi, Thu đem theo những sắc màu rực rỡ của mùa màng chín rộ, mang đi cả một bầu trời mây tím thương yêu. 21 tháng 12, thời tiết bắt đầu vào Đông.

Virginia¾ một tiểu bang thuộc miền Đông Bắc nước Mỹ, gần thủ phủ Hoa Thịnh Đốn. Mùa đông nơi đây lạnh lắm, gió buốt thổi tung những đám lá ven đường, cái lạnh se sắt như muốn cắt vào da thịt, đôi khi lại còn kèm theo những cơn mưa phùn lất phất, càng lạnh thấu xương, mùa đông nơi đây thường hay có tuyết, tuyết phủ trắng mặt đường, cùng lúc mọi người lo sửa soạn đón mùa Lễ lớn, mùa Giáng Sinh. Điều mà làm cho người ta thú vị nhất là tuyết rơi đúng vào ngày Noel thì mới đẹp và đầy ý nghĩa của một “White Christmas”, người ta đón Giáng Sinh trong khung cảnh gia đình ấm cúng, ngồi bên lò sưởi nhìn ánh lửa bập bùng, tiếng củi nổ tí tách reo vui, như tiếng pháo đón giao thừa ngày Tết.

Vừa qua, Viginia đã chào đón mùa Đông bằng một ngày tuyết rơi ngập đường, tuyết phủ đầy sân, tuyết trên nóc nhà, tuyết bao cành cây, ngọn cỏ, trải đầy mặt con suối trước nhà, tuyết làm tăng thêm thi vị cho mùa Đông. Người Mỹ thường ca tụng vẻ đẹp thiêng liêng và truyền thống vào ngày Lễ Giáng Sinh--“White Christmas”:

 

I'm dreaming of a white Christmas,

Just like the ones I used to know

Where the treetops glisten and children listen

To hear sleigh bells in the snow

 

I'm dreaming of a white christmas,

with every christmas card I write

May your days be merry and bright,

and may all your christmases be white

 

I'm dreaming of a white christmas,

just like the ones I used to know

May your days be merry and bright,

 

Với thời tiết bốn mùa rõ rệt: Sắc nồng ấm tươi vui của mùa Xuân cho cây cỏ, tưng bừng vươn lên sức sống, sang Hè khí trời oi bức, nóng rát da, cháy thịt, người ta chỉ thích ra biển hay trầm mình trong hồ bơi cho vơi sức nóng, rồi sang Thu cây thay màu, đổi lá, gió heo may lất phất mưa bay, cây cối vàng rực một góc trời. Mùa Thu thơ mộng, mang những nỗi buồn man mát, gợi vào hồn người nhiều lãng mạn trữ tình, rồi Đông sang, ủ rũ, héo tàn dễ gây lên nhiều cảm xúc sầu lắng, cô đơn, đem đến những nỗi buồn chán vô vọng. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng đã mượn khung cảnh và thời tiết lạnh lẽo của mùa Đông để sáng tác ra nhạc phẩm bất hủ “Đêm Đông”. Tác giả cho ta hình dung đến sự thay đổi của địa cầu. Vào mùa Đông ngày ngắn hơn đêm, mới thấy thấp thoáng bóng chiều tà, chưa kịp về nhà thì trời đã sập tối, màn đêm dày đặc.

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống

Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông

Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời

Cùng mây xám về ngang lưng trời


Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã biểu lộ cái khắc khoải, đau thương trong những đêm mùa đông giá lạnh, không phải chỉ là những giá buốt của thời tiết, của không gian, mà ngay cả cái lạnh lẽo mãi tận trong lòng.

Đôi mắt em lặng buồn

Nhìn thôi mà chẳng nói

Tình đôi ta vời vợi

Có nói cũng không cùng.

Yêu hết một mùa đông

Không một lần đã nói

Nhìn nhau buồn vời vợi

Có nói cũng không cùng.

Giờ hết một mùa đông

Gió bên thềm thổi mãi;

Qua rồi muà ân ái:

Đàn sếu đã sang sông….


Cứ thế, gió rít mang theo những cơn lạnh buốt người, lùa vào da thịt tái tê. Chim chóc bay về phương Nam tìm nơi nắng ấm. Vào đông, đường phố vắng tanh, đôi khi lại thêm những trận mưa phùn hòa theo, càng làm tăng thêm buốt gía như những mũi kim châm vào da thịt người. Mưa tuy nhẹ, chỉ rơi thoang thoảng, bụi mờ trên tóc như những làn sương mỏng manh, nhưng cũng khiến người ta run rẩy, thèm được ngồi nhâm nhi bên ly café hay ly trà sen nóng cho ấm lòng trong chiều giá buốt, chung quanh, chỉ thấy sự vắng vẻ, đìu hiu. Đường phố, cảnh vật nhuốm mầu sầu muộn, cô đơn, mây trời xám ngắt. Buồn ơi là buồn!

Chính trong sắc thái u buồn đó cũng gợi cho ta những hương vị đắm say rất đẹp, mang nhiều nỗi nhớ nhung khó tả. Mùa Đông không ồn ào náo nhiệt như mùa Hè, không nồng nàn say đắm như mùa Thu, không tươi trẻ đầy sức sống như mùa Xuân, mùa Đông lạnh lùng nghiêm nghị, buồn hiu nhưng cũng không kém phần duyên dáng, trữ tình, mùa của yêu thương. Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn cũng đã nói lên tình thương yêu đem đến cho cuộc tình mới chớm nở mà đã vội tan…. Trong tác phẩm “Dang Dở” hay “Tà Áo Xanh”:

Mộng nữa cũng là không

Ta quen nhau mùa thu

Ta thương nhau mùa đông

Ta yêu nhau mùa xuân

Để rồi tàn theo mùa xuân

Người về lặng lẽ sao đành

 

Cái lạnh kèm tuyết bay làm cây cối héo tàn. Những hàng cây xanh tươi, mơn mởn ngày nào, giờ thì trơ trọi thân khô. Trên những con đường, lá vàng trải ngập lối đi. Mặt trời thức dậy muộn hơn. Nhưng khi đêm xuống, mùa đông cho ta một cảnh sắc lạ lùng…sương khói hoà quyện nhau tạo thành những cảm giác lung linh, mờ ảo… thêm vào những ánh đèn đường vàng vọt, khiến hồn ta lâng lâng trong không khi yên tĩnh, lạnh lùng của đêm đông…

Sau giờ làm việc, đến trường, v.v. thì đường phố vắng vẻ, mọi người đều tất tả về nhà để cùng gia đình quây quần bên lò sưởi ấm, nghe nhạc, xem truyền hình hay làm những việc vặt vãnh trong nhà, chứ không ai muốn lang thang ngoài đường phố nữa. Mùa Đông cũng là mùa của thời trang. Thiên hạ bắt đầu chưng diện những bộ quần áo len ấm áp, nón, vớ, khăn giầy, v.v. mùa Đông cần trang phục thật ấm, áo đơn, áo kép, chứ không giản dị nhẹ nhàng như các các bộ quần áo đơn sơ cho những mùa khác… Mùa Đông ru lòng người phiêu lãng cô đơn thêm buồn:

Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương

Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương

Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà


Mùa Đông ở đây là thế đấy! Còn mùa Đông quê hương thì sao? Miền Nam trừ một vài thành phố như Đà Lạt, Huế, v.v. nơi mà ta có thể hưởng được những sắc thái thay đổi qua bốn mùa giao nhau của thiên nhiên. Ngoài ra, các tỉnh khác chỉ có hai mùa mưa nắng rõ rệt, cứ sáu tháng nắng gay gắt, cháy da, bỏng thịt vừa xong thì quay sang những cơn mưa lũ, dầm dề, mưa tuôn xối xả, ngập lụt phố phường, miền Tây nước dâng lên cao tuôn vào đồng ruộng, tràn ngập mùa màng. Tuy nhiên nắng ấm mùa Xuân miền Nam cũng đủ vun trồng cho cây cỏ, lá hoa đâm chồi, nầy lộc, mùa Hè phượng vĩ đỏ thắm sân trường và khắp nơi, sang Thu mưa phùn lất phất, không có lá vàng rơi, không nai vàng ngơ ngác, chỉ thoang thoảng một vài cơn gió heo may cũng đủ cho ta cảm kích khung cảnh mùa Thu. Vào mùa Đông thì chỉ cần khoác ra ngoài chiếc áo len mong mỏng khi ra đường cũng đủ ấm lắm rồi.

Thú vui nhất của mùa Thu, Đông miền Nam là buổi tối cuộn mình trong chăn nhai bắp nướng, xem truyền hình thú vị không kém. Bắp nướng đã trở thành một món ăn ưa thích của mọi người vào những ngày mưa phùn, gió bấc... trời se sắt lạnh của mùa Thu-Đông miền Nam. Hình ảnh những trái bắp thon dài, tươi mát nhất là loại bắp Tân Triều, Biên Hòa, hạt đều đặn như hàm răng ngọc của nàng thiếu nữ xuân thì, được đặt nướng trên cái bếp than hồng, tí tách lửa reo vui, tỏa hương thơm ngát bên cạnh một bát mỡ hành lá phi béo ngậy, chờ cho bắp chín, bà bán dùng cọng chuối đập giập một đầu chấm vào chén mỡ hành phết lên bắp lúc còn nóng, vừa thổi vừa cắn, vừa nhai nghe hương thơm ngào ngạt, vị ngọt ngất ngây, ngon sao là ngon! Một món quà quê hương nhẹ nhàng ru ấm lòng người. Mùa lạnh mà được thưởng thức món bắp nướng mỡ hành này thật ấm tình quê hương biết bao!


Mùa Đông Hà Nội

Trong cơn tuyết lạnh của những ngày đầu Đông ở Virginia, đã khiến tôi nhớ lại những mùa đông xưa khi tôi còn ở Hà Nội. Nhớ về những cơn gió buốt lạnh thấu xương, tuy còn rất bé nhưng tôi vẫn ghi nhớ được một vài hình ảnh thân thương khó quên, nhớ về tuổi thơ với những cảm giác vui vui khi được mặc những chiếc áo len đầy màu sắc do chính tay Mẹ đan, lồng vào những chiếc găng tay, những đôi bí tất (vớ) nho nhỏ xinh xinh, chiếc khăn quàng bằng len ôm trọn vòng cổ bé nhỏ của tôi ngày đó, nhà tôi tuy không khá giả, nhưng nhờ bàn tay khéo léo của Mẹ mà chị em chúng tôi được ăn mặc tươm tất, đúng mùa, đúng thời tiết.

Hà Nội mùa Đông với những làn gió lạnh, khô nồng ồ ạt thổi vào, len lỏi trong từng con phố, hàng cây, gió lạnh xuyên qua quần áo khiến người phải rùng mình. So với miền Nam thì mùa Đông Hà Nội lạnh lắm, lạnh đến nỗi chăn mền, quần áo phải nhồi bông gòn lót vào bên trong mặc mới đủ ấm. Nhìn hàng cây rụng lá, những hạt mưa lạnh thấu xương chợt thương cảm cho những người nghèo khó, run rẩy trong gió rét vì không đủ quần áo che chở cho ấm thân.

Nhớ về căn nhà lầu be bé của gia đình tôi trên phố Gia Ngư ngày xưa trước 1954, đêm Đông cứ nằm trên gác mà nghe văng vẳng tiếng rao quà bánh ở dưới đường thật vui tai, đủ các loại hàng quà, hàng bánh: bánh khúc, bánh chưng, bánh rợm, bánh giò, mì, phở, v.v. Tối nào Mẹ tôi cũng cho chị em chúng tôi mỗi đưa 5 hào để ăn qùa tối. Chị, em gái của tôi, người thì ăn chè mè đen, chè đậu xanh, kẻ thì ăn mì hay cháo nóng, riêng tôi, ngày nào cũng thế, tôi cứ chờ đến khi nghe được tiếng rao khàn khàn “phát sa nóng dòn” tức là món lạc (đậu phọng) rang do ông già người Tàu mặc bộ đồ đen bán, ông hay khoác một chiếc áo tơi đan bằng lá, đầu đội cái nón chóp nhọn, rộng vành kiểu các dân quê bên Tàu hay đội khi ra đồng làm ruộng.

Lạc rang của Ông Tàu đặc biệt và rất ngon… Ông rang lạc với húng lìu (ngũ vị hương), muối, đường, ông đựng lạc trong cái thùng nho nhỏ--làm bằng thiếc hay đóng bằng gỗ, phía trong lót một lần vải, trong lần vải hình như có nhồi bông gòn để giữ cho độ ấm của những hạt lạc, vì thế mà lạc bán cho đến lúc hết vẫn còn nóng và dòn tan, ông làm 1 sợi giây thật dài đóng chặt vào hai bên thùng như cái quai, rồi choàng dây qua cổ đeo thùng lạc trang trước bụng. Mỗi tối, cứ đúng 8:00 giờ thì ông đi ngang khu phố nhà tôi, với 5 hào thì tôi mua được 2 gói lạc rang…. ông thò tay vào trong túi áo đen đựng đầy những tờ giấy báo đã được cắt vuông vức, ông lấy ra một mảnh, cuốn lại thành hình cái phễu (quặng), rồi dùng 1 cái ly nhỏ xíu như ly uống rượu đế múc đầy một ly đổ những hạt đậu phộng vào phễu giấy rồi gói lại.

Những hạt đậu phộng còn nóng nguyên, thơm phức, bỏ vào miệng nhai vị bùi bùi, mằn mặn, mùi thơm húng lìu, béo, ngọt của đậu, muối đường như quyện vào đầu lưỡi, nuốt rồi mà vẫn còn vương vấn, thèm thuồng. Tôi nằm trong chăn, thỉnh thoảng lại bóc một hột đậu ra nhâm nhi, xuýt xoa tận hưởng, vị thơm ngon đậm đà này ghi mãi lòng tôi, nghe ấm cúng làm sao!

Ngoài kia, trên con đường Gia Ngư trước mặt, từng cơn mưa phùn bay lất phất, pha ánh đèn đường mờ mờ, bóng dáng những người bán quà đêm đang tất bật run rẩy trong cơn lạnh, chắt chiu kiếm sống, tôi chạnh lòng thương cảm cho cuộc sống cơ hàn của họ. Khi chúng tôi ấm êm trên căn gác lầu, sưởi ấm trong chăn, nhâm nhi những món ăn mà chỉ cần có tiền là mua được, thì trong cơn gió rét, mưa tuôn của một mùa Đông xứ Bắc… đang có những người khốn khổ vì sinh kế phải dầm mình dưới làn sương tuyết. Thương cho đời bất công, cũng cùng một kiếp người, kẻ thì sung sướng, cơm no, áo ấm trong khi người lại nhọc nhằn, khốn khó…Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương, tuyết lạnh trong những đêm mùa Đông gió bấc như thế này nữa. Văng vẳng bên tai, tiếng nhạc trầm buồn của cô ca sĩ đang réo rắt:


Ai đi ngoài sương gió tả tơi chớ buồn vì mưa

Ai đi ngoài sương gió chớ nức nở nhạc sầu

Ai đi ngoài sương gió hỡi ai xóa nổi niềm đau

Ai ơi mộng tàn xưa không vương lụy thời gian.

 

Ngoài trời mưa rơi rơi, mà hồn ai chơi vơi

Sao nhớ nhung hoài, từng giọt mưa rơi rơi

Là lời ca xa xôi, thắm thiết thương ai

Bước đi ngoài mưa...

 

Kiều Oanh

Virginia ngày lập Đông

 


 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:

DƯ ÂM MÙA GIÁNG SINH - Nhạc Ngân Giang - Khánh Ly trình bày

Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube

 

 


04 Tháng Hai 2009(Xem: 47242)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82044)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37860)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73725)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77539)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36150)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40398)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75524)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39210)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34079)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36926)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69163)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39324)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80558)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74023)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65709)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33848)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42903)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38600)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46369)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71749)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34537)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78478)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68781)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66859)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76204)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38737)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81444)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )