Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nghiêm Thái Bình - TỈNH LẠI... CU BƯỞI ƠI!

07 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 46233)
Nghiêm Thái Bình - TỈNH LẠI... CU BƯỞI ƠI!


TỈNH LẠI... CU BƯỞI ƠI!


tinh_lai-large-content

 

 Bạn tôi có tên họ trong khai sinh cũng hay hay, cũng trầm cũng bổng, cũng có trắc có bằng đầy đủ, âm điệu lên lên xuống xuống hẳn hòi, mà sao mỗi lần nói chuyện riêng với bạn, tôi quên bẵng cái tên này, vẫn thường gọi bạn bằng Cu Bưởi. Tôi quen miệng đã lâu, bạn tôi có trách cũng khó sửa ngay được, ngược lại, Cu Bưởi còn có vẻ ưa ưa điều này, tôi thấy ngồ ngộ, hỏi ý, anh ta bảo chỉ thích riêng tôi gọi như thế! Cu Bưởi cảm thấy ấm áp, thân mật lạ lùng. Có lẽ chính nhờ cái tình thời bé tí, nhà chúng tôi nằm trên hai con đường kế cạnh nhau. Bắt đầu biết đi, biết chạy, biết đi chơi một mình, buổi chiều nào hầu như hai đứa đều có mặt ở sân banh để nhảy nhót, vui đùa cùng nhiều đứa trẻ trang lứa khác. Thảm cỏ xanh này nằm lọt thỏm giữa hai con đường chúng tôi ở, đong đầy cùng tôi một Trời kỷ niệm. Tôi quen bạn từ lúc đó, nghe bạn xóm ỉ oi gọi Cu Bưởi, thì tôi cũng... Cu Bưởi theo. Tên nghe hơi kỳ kỳ, tôi cứ mãi gọi mà chưa khi nào có ý thắc mắc? (sau này, thì ra nhà bạn tôi làm nghề "vựa bưởi" ngoài chợ, đã mấy đời). Đến tuổi đi học, tôi và Cu Bưởi cùng chung lớp ba năm liền ở trường sơ cấp Nguyễn khắc Hiếu, sáng gặp trong trường, trong lớp, chiều lại gặp nhau ở sân banh. Cái điệp khúc này chỉ bị ngắt khoảng một phần là lúc thời gian chúng tôi chuyển lên trường Nguyễn Du học tiếp bậc tiểu học, vị chi cũng mất vài năm hai đứa phải học khác lớp nhau. Duyên phận lại đưa lại đẩy khi cả hai đậu vào trường trung học Ngô-Quyền. Tôi và Cu Bưởi một lần nữa lại ngồi chung lớp. Lần này thì lâu hơn, kéo dài đến bảy năm Trời. Tình bạn học thời gian này thấm đậm, nẩy nở thêm và có vô số chuyện để kể, để nhắc hơn thuở xa xưa rất nhiều.

 Năm thất, lục, trong lớp, tôi và Cu Bưởi ngồi cách xa vài bàn, hai đứa chỉ cảm thấy thân thân là lúc thỉnh thoảng rủ nhau tan học về cuốc bộ tán gẫu, cà kê dê ngỗng suốt đoạn đường về hướng chợ Biên-Hòa. Cu Bưởi ít nói, chỉ thích nghe tôi "ba đía" mà thôi! Nghe lọt tai điều chi vừa ý, Cu Bưởi cười khoái trá thật to, lộ hàm răng trăng trắng, thấp thoáng một chiếc hơi hơi khênh khểnh, nhìn anh ta cười ai ai cũng phải chú ý đến cái nốt ruồi đậm đặc nằm chếch trên khóe môi phải. Theo sách xem tướng, người có nốt ruồi 'tọa lạc" như vậy, tánh tình họ thế nào tôi không biết? Chứ Cu Bưởi nhà ta kỹ tính lắm, dè dặt từng lời nói, ít bộc lộ tình cảm, trái ngược hẳn tánh tôi, gan ruột lòi hết cả ra ngoài.

 Bước qua năm đệ ngũ, thầy hướng dẫn lớp chúng tôi, đầu niên học sắp đặt chỗ ngồi cho học trò, ưu tiên số một là theo "yêu cầu", miễn là hai người xin xỏ có chiều cao tầm tầm ngang nhau. Tôi và Cu Bưởi cũng đều xấp xỉ cái mức 1m60, nên chúng tôi được Thầy đồng ý ngay. Thế là chúng tôi toại nguyện niềm mơ ước "sát cánh cùng nhau", bàn ngồi thuộc dãy ba bên phải lớp, tôi phía ngoài cùng, sát kề cửa sổ nhìn ra sân cột cờ, đến Cu Bưởi rồi còn hai bạn nữa.

 Niên học đó tôi đã để ý ngay từ đầu năm học, Cu Bưởi khác lạ, có vẻ yêu đời và nói cười nhiều hơn, anh ta hay làm dáng vuốt vuốt mái tóc thường xuyên, lại có lúc, cứ đợi chuông reo báo hiệu giờ ra chơi là vội lấy chiếc khăn mui-xoa để sẵn trong túi, cột chặt ngang thái dương lại. Thấy lạ, tôi hỏi để làm gì? Cu Bưởi nói trống không: "Tóc chia chỉa, cột cho ép lại". Tôi vô tư chỉ nghĩ điều đơn giản nhất: mình thua Cu Bưởi một tuổi, năm sau mới đến phiên mình "thập lục", ông bà nói giai đoạn dậy thì của con trai bắt đầu từ tuổi này, tôi tự nhủ mai mốt tới lượt mình, quyết không đỏm dáng như anh chàng Cu Bưởi xí xọn, yếu đuối kia. Tôi chỉ mơ hồ nghi nghi Cu Bưởi đã biết yêu và để ý nàng nào đó trong trường, nghi nhất là trong lớp đệ ngũ nữ nằm ở cuối dãy. Cũng bởi, bao nhiêu tuần liền, cứ đúng sáng thứ ba, lớp nữ này có giờ tập thể dục ở sân cột cờ là Cu Bưởi nói tôi vô ngồi phía trong, đổi chỗ cho anh ta. Thầy cô giảng bài, Cu Bưởi vừa ghi vừa liếc mắt ra ngoài cửa sổ liên tục, hình như muôn muốn tìm kiếm ai đó. Tôi theo dõi sát hơn, sao cũng chưa thấy Cu Bưởi bộc lộ thêm cử chỉ, hành động nào để củng cố niềm hồ nghi của mình. Tan học Cu Bưởi vẫn song hành với tôi, chiều đến hai đứa lại... sân banh.

 Thấm thoát gần giữa niên học, ngồi gần Cu Bưởi tôi khám phá thêm nhiều điều ở anh ta. Cu Bưởi khoe tôi quyển sổ tiết kiệm "con gà đẻ trứng vàng", rồi hay nói chuyện ấp ủ về tương lai đậm sắc xanh hồng. Nghe Cu Bưởi hoạch định, tôi thầm phục bạn mình sâu sắc, biết lo xa và đầu óc non nớt của tôi bị cuốn hút theo, cứ ngỡ giòng suối đời sẽ mãi mãi êm đềm chảy nhẹ như ru. Cu Bưởi nói với tôi mình ráng học, chứ thực ra tôi thấy Cu Bưởi hay lơ đãng, mất tập trung lúc thầy cô giảng bài hơn xưa. Cu Bưởi hay thụt ra thụt vào một gói gì đó lấy ra từ ngăn cặp, mở ra, dòm dòm ngó ngó rồi cất lại vào. Nhiều lần bắt gặp, nhưng biết tánh Cu Bưởi tôi nào dám hỏi, chỉ thỉnh thoảng bóng gió nhắc nhở lại quyết tâm của anh ta nói với tôi ngày nào: mình ráng học. Cu Bưởi nghe, có vẻ suy nghĩ và... lặng thinh. 

 Một lần Cu Bưởi đang lôi gói trăng trắng gì đó từ trong cặp, tôi nghĩ ngay, lại tính dòm dòm ngó ngó nữa chứ gì? Thầy dạy toán hình như nhìn thấy anh ta lui hui liền gọi lên bảng giải bài tập thầy vừa giảng. Cu Bưởi lính qua lính quýnh không kịp cất vào ngăn kéo cặp như mọi lần, để vội ở mé ngoài hộc bàn. Đợi Cu Bưởi quay qua hí hoáy viết trên bảng theo lệnh Thầy, tôi thò tay sang bốc gói trăng trắng ra xem và lật đật để lại chỗ cũ. Thì ra là chiếc khăn tay trắng mỏng, trong đó gói gọn lẫn lộn móng tay móng chân và một lọn tóc nhỏ. Cu Bưởi về lại chỗ ngồi, cũng may hai bài tập thầy cho, vớt vát giải được một bài nên thầy chỉ nhắc nhở anh ta sơ sơ.

 Trưa tan học, định chạy vù qua xe lam dành chỗ, Cu Bưởi rủ tôi đi bộ về. Hai đứa tà tà đến cuối dốc, đoạn Biên Hùng, Cu Bưởi kéo tôi qua và nói kiếm nước uống chơi, tôi ngạc nhiên cực độ bởi biết bao lần tôi rủ Cu Bưởi ghé quán ghé xá đều bị anh ta lắc đầu nguầy nguậy, nói kiểu như "Mình bây giờ có tiền ráng để dành, lát về nhà uống nước lọc cho nó đã", tôi định lập lại câu nói đó để trả thù, nhưng nể nể, nên thôi!

 Hai đứa tôi tắp vào xe sinh tố trước rạp hát, tìm bàn vắng ngồi xuống. Nước uống chưa kịp bưng ra, Cu Bưởi mở cặp lấy gói "trăng trắng" ban sáng, tôi hơi giật mình, chắc hắn biết rồi! rủi bắt thường mình làm rớt mấy cái móng tay móng chân thì chết cha! Kiếm đâu mà ra? Nhưng không! Cu Bưởi vẫn vui vui "Của bồ tao tặng đó!T ao biết sáng nay mày giở ra coi rồi!" Anh ta còn nói không giận gì tôi, chỉ bắt tôi cam đoan không nói với ai hết mà thôi! Mừng quá!T ôi giả lả quay sang hút một hơi sạch ly sinh tố mãng cầu. Cu Bưởi bắt đầu kể tôi nghe những lãng mạn đêm hè vừa qua bên giếng nước công cộng gần nhà, chàng và nàng lời qua tiếng lại cho vui rồi mến nhau lúc nào không biết, về nhà là nhung nhung nhớ nhớ từng câu nói từng cử chỉ của nàng. Ba tháng nghỉ hè, ba mùa trăng sáng là những kỷ niệm thú vị tuyệt vời khó quên của Cu Bưởi (ngày ấy trong xóm đèn đuốc ít ỏi, chỉ những đêm san sát ngày rằm người ta mới gánh nước vào buổi tối). Chàng đã gửi thư tỏ tình ngay mùa trăng sáng đầu tiên, nàng hồi âm đáp lại tấm chân tình. Cu Bưởi còn nói những lá thư cất dấu kỹ không dám để trong cặp, sợ bà má bắt gặp, chửi chết! Tôi đùa "Cho tao coi được không?" Cu Bưởi đáp "Không bao giờ!", rồi triết lý "Người mình yêu nhất là người ít kể trước mặt mọi người nhất". Bởi vậy anh ta còn nói, kể tôi nghe lần này là duy nhất và cuối cùng. Tình yêu của Cu Bưởi chắc chắn thánh thiện và cuồng si, tôi thầm nghĩ thế! bạn tôi mà, tôi rõ tâm tính của anh ta chứ! Một lát sau, Cu Bưởi mở rộng chiếc khăn tay trắng chỉ vào bên góc "Cái này mới ngon lành, chắc sáng mày chưa kịp thấy?".Tôi nhìn kỹ lại chiếc khăn. Ồ!Đẹp quá! Hình trái bưởi màu xanh, cuống bưởi được thay thế bằng một bông hồng đỏ chót, cắm thẳng đứng trông ngạo nghễ, kiêu sa, đài các, nằm choáng hẳn một góc khăn."Bồ tao thức đêm thêu đó!". Tôi chực nhớ lại Cu Bưởi lúc rảnh trong lớp thường hay hí hoáy vẽ đầy tập, cũng tô trái bưởi màu xanh, cũng bông hồng đỏ thắm. Bạn tôi có hoa tay, vẽ nhanh và đẹp. Lúc đó, tôi lại cứ nghĩ đơn giản nghề bưởi gia truyền, anh ta bị ám ảnh nên vẽ cho vui. Tôi chỉ vào hình thêu "Bưởi là tao biết mày rồi! Bông hồng? Bồ mày tên Hồng phải không?". Cu Bưởi đáp gọn lỏn "Không". Tôi tiếp"Vậy tên Bông?".Anh ta cười cười "Đồng nghĩa khác âm". Ngẫm nghĩ một hồi, tôi im lặng không hỏi thêm, nhưng trong thâm tâm đã... hiểu rồi! hiểu rồi! Cu Bưởi kêu tính tiền, hai chúng tôi đứng dậy ra về.

 Suốt dọc đường trở về nhà, hai đứa chúng tôi chỉ hỏi đáp bâng quơ những chuyện trên Trời dưới đất và tuyệt nhiên tôi không hỏi thêm câu nào về mối tình nghe rất du dương và lãng mạn này. Cầu mong bạn tôi hạnh phúc, tôi thương Cu Bưởi thật tình! Nhưng tận đáy lòng, tôi vẫn cảm thấy mơ mơ hồ hồ... một điều gì.

 Câu chuyện về những mối tình đầu nào khởi đầu mà chẳng hay, chẳng đẹp, chẳng tình tứ, chẳng lãng mạn, chẳng thơm tho. Còn đoạn giữa kể lể dài dòng lắm, cũng hẹn hò, cũng rong chơi, cũng thề thốt, cũng nũng nịu giận hờn, cũng làm lành... v.v... đại khái na ná như nhau. Ăn thua đoạn cuối cuộc tình, cái có hậu, cái tan vỡ, cái bi thảm, có cái cũng tan... nhưng lại không... vỡ, mà là biến hẳn khỏi cuộc đời người trong cuộc. Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.

 Tuần qua tôi lại ghé Cu Bưởi. Chị Hai ra mở cửa nói nhỏ nhỏ vừa đủ tôi nghe "Nó bây giờ như điên điên". Tôi bước vào, Cu Bưởi đang thả mình trên ghế dựa ngoài sân, hai tay choàng vắt vẻo trên đỉnh đầu, thấy tôi cũng không nhúc nhích. Tôi tự động nhắc ghế lại gần, "Sao khỏe không mày?" "Muốn chết mẹ cho rồi!". Tôi biết hỏi gì hơn, lặng thinh một hồi, điệp khúc tôi nghe mãi đến chán ngấy lại vang lên, nào là bây giờ không nhà không cửa phải kéo cả vợ chồng, con cái tá túc nhà chị Hai, nào con trai có vợ vẫn ham chơi quậy tới bến, nào là bạn bè đứa bét nhất cũng hơn anh ta...v.v... Biết tánh Cu Bưởi tôi không ngắt ngang, cũng không ý kiến. Nói một thôi một hồi cũng như mấy lần trước, anh ta cũng quay qua chì chiết bà vợ, không biết dạy con, không biết làm ăn, gây nợ gây nần phải bán nhà bán cửa v.v... Đúng y chang như tôi nghĩ, lại tới màn tiếc nuối mối tình đầu. Ngày đó không chịu học, để rớt tú tài hai, sanh ra mặc cảm, chứ không bây giờ đâu đến nỗi. Lần này hơi khác mấy lần trước, Cu Bưởi quên câu "... duy nhất và cuối cùng" nói với tôi năm nào, quên cả triết lý tình yêu của anh ta. Cu Bưởi buột miệng kể cho tôi nghe rất nhiều kỷ niệm với cô nàng "bông hồng đỏ thắm, ngạo nghễ, kiêu sa, đài các". Tôi nghe là nghe cho Cu Bưởi vui, chứ trong lòng không cảm nhận tí gì du dương thơ mộng cả! Đợi Cu Bưởi ngừng nói tôi chen vào "Thôi! bây giờ già rồi, biến đau thương thành cái gối nhung, kê mái đầu bạc cho êm êm mà thôi! Mày dằn vặt làm gì, không tốt cho sức khỏe". Chỉ vậy thôi Cu Bưởi hét lên toáng lên "Mày về đi! Để tao chết! Tao thề với mày tao không còn nhớ ai nữa, chỉ nhắc lại mày nghe thôi!". Tôi chưa biết xử lý tình huống này như thế nào? Chị Hai trong nhà chạy ra kéo tôi nói "Về đi, hôm nào nó ổn ổn, báo em lên chơi." Tôi dắt xe ra về, không giận, thấy thương thương Cu Bưởi quá chừng!

 Hai hôm sau, chị Hai gọi điện báo tôi "Tối qua nó thức vẽ tới khuya, nó nói em nhờ, sáng nay nó than nhức đầu, rồi nói năng lảm nhảm, nhà đưa nó lên bệnh viện tâm thần khám rồi, không biết có nhập viện không nữa?". Tôi vội phóng xe chạy lên, chị Hai vẫn ở nhà. Thấy tôi chị vào phòng lấy tờ giấy trắng cuộn lại ra cổng đưa "Nó nói xong rồi, gửi em dùm", tôi cầm lấy hỏi "Có ai ở bệnh viện với nó vậy chị?" "Vợ nó", "Em lên xem sao nha chị!". Chị Hai quay vào nhà, tôi mở tấm giấy trắng ra coi, lại hình bưởi, bông hồng, lại tô xanh tô đỏ, bông hồng vẫn ngạo nghễ kiêu sa, đài các, nhưng khác, lần này đâm xuyên ngang quả bưởi, ở đó rỉ ra vài giọt máu cũng màu đỏ thẫm.

 Tôi cuốn tròn bức vẽ lại, quay xe chạy về hướng bệnh viện tâm thần mà nước mắt tuôn rơi. Mày tỉnh lại Cu Bưởi ơi!

 

 Nghiêm thái Bình

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73075)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73811)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73908)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72638)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81025)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71983)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73830)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75306)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75507)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74187)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80485)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74043)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75821)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69299)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69074)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73707)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71383)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69321)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66483)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36035)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72056)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34787)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70157)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74341)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73042)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42136)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65400)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73658)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.