Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM

29 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 51538)
Nguyễn Thị Thêm - NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM

NGÔ QUYỀN VÀ KỶ NIỆM


truongxua-large-content

 

Tháng 7 về rồi, ngoài trời nóng hầm hập, trong nhà mở máy lạnh mà vẫn nghe cái nóng chạy vào phòng.

Tôi ngồi trước máy bâng khuâng, tự dưng thật buồn.

 

Mùa hè có lẽ là mùa chia tay. Ngày xưa, khi hoa phương vĩ rừng rực đỏ trên cành thì nhóm học trò lại xôn xao. Những tờ báo hè ra đời, những mối tình học trò chớm nở hay chuẩn bị kết thúc. Có người bâng khuâng từ giã tuổi hồng để cất bước theo chồng. Có người giã biệt trường xưa bạn cũ để bước chân vào lính. Có người bôn ba ghi tên học thêm hay chọn ngành nghề để vào Đại Học.

Gì thì gì, mùa hè cũng báo hiệu chia ly.

 

Ngồi bâng khuâng nhớ lại những mùa hè trong đời mình mà thương quá đổi.

Mùa hè năm tôi còn bé xíu thì vui lắm được nghỉ học ở nhà không đi học. Được tự do chạy nhảy, đá cầu, thảy lỗ, u mọi, tắm suối hay vào rừng cao su lượm hột hoặc vào rừng hái măng nhổ nấm. Như con sóc nhỏ tung tăng mùa hè thật tuyệt cho những đứa con nít vùng quê.

 

Lớn hơn một chút, mùa hè là mùa ôn thi Tiểu học, thi tuyển Đệ Thất, thi Trung học, thi Tú tài. Mỗi năm lớn lên mùa hè nặng nề hơn một chút, lo lắng hơn và trách nhiệm hơn.

 

Mùa hè cuối cùng thời Trung Học mà tôi nhớ nhất là rời khung cửa trường Trung Học Ngô Quyền để làm người lớn. Kỷ niệm in đậm trong tôi là nước mắt nhiều người trong đó có tôi.

 

Ngày tôi khăn gói quả mướp lên Sài gòn để thi Tú tài một. Nhỏ Thủy bảo tôi lên Biên Hòa sớm để cùng lên nhà ba và dì ghẻ nó ở vì hôm sau hai đứa cùng ngồi chung một phòng thi. Nó nói chắc như đinh đóng cột "Tao xin ba tao rồi, có phòng riêng cho hai đứa mình học ôn thi. Trưa ba tao chở mình lên Sài Gòn, tới phòng thi cho mình coi chỗ rồi về nhà. Sáng ngày thi ba tao sẽ chở hai đứa mình đi thi. Đừng lo." 

Thế nhưng khi tôi đón chuyến xe lô đầu tiên lên nhà nó thì hỡi ơi ba nó đã chở nó đi từ sáng sớm tinh mơ. Tôi đứng như trời trồng, nước mắt không ngừng tuôn ra. Tôi không dám quay về lại nhà vì không kịp. Tôi cũng sợ ba tôi đánh đòn, vì tộì đã cải lời ông nghe theo bạn bè. Cái va li quần áo và sách vở bấy giờ nó nặng vô cùng. Tôi lếch thếch đón xe đi Sài Gòn mà đầu óc rối bời. Lần đầu tiên tôi đi thành phố một mình không có ba tôi. Tôi chỉ nhớ mang máng anh Tám tôi dạy học ở tư thục Văn Lang hay Đạt Đức gì đó. Còn nhà anh trọ ở sau nhà thờ Tân Định với gia đình người bạn tên Năm. Ngồi trên xe đò tôi nhấp nhỏm không yên, cứ khều chú lơ mà hỏi "Tới nhà thờ Tân Định chưa chú?". Hỏi mãi chú phải bực mình trả lời gắt gỏng "Chưa tới".

 

Xe ngừng lại chú lơ chỉ hướng tới nhà thờ và nhìn tôi với cặp mắt dò hỏi . Chắc chú tưởng lầm tôi bỏ nhà tính đi vào dòng tu. Tôi lếch thếch xách vali tìm nhà. Tôi đi hỏi từng nhà, nước mắt lưng tròng cứ chực muốn khóc. Một người trong xóm dẫn tôi tới trước nhà và nói "Đây là nhà thầy Năm đó cô". Cũng may chẳng ai hỏi tôi về thầy Năm vì thật sự ra tôi chỉ nghe chứ chưa hề biết mặt. Một bà khá lớn tuổi trong nhà bước ra hỏi tôi là ai. Tìm thầy Năm có việc gì? Tôi òa lên khóc tức tưởi, bao nhiêu ẩn ức tràn ra . Tôi vừa khóc vừa kể tiếng được, tiếng mất. Chừng hiểu ra bác kêu tôi vào nhà, nói cở xế chiều anh tôi sẽ đi dạy về.

 

Thật bất ngờ đi dạy về anh tôi thấy tôi trong nhà và buổi chiều anh chở tôi đi tìm phòng, tìm chỗ ngồi trong phiếu báo danh. Ngày thi thứ nhất tôi làm bài tốt. Chiều về, tôi đang ngồi ôn thi thì có người lính vào nhà báo tin anh Tư, anh trai của anh Năm đã tử trận ngoài chiến trường, ngày mai xác sẽ đem về nhà. Mọi người òa khóc. Không khí thê lương bao trùm khắp mọi nơi. Chỗ nào cũng nước mắt và lời kể lễ. Tôi sống trong một không gian bi thương và chết chóc. Bài vở như xa lạ, nuốt không vô. Tôi không biết phải nói lời gì để an ủi và an ủi thế nào. Mọi người đều xa lạ với tôi kể cả người chết. 

 

Ngày thứ hai đi thi về thì trong nhà đã vang lên tiếng kèn nhị đám ma và chiêng, trống cúng bái. Tiếng than khóc của mẹ anh Tư nghẹn ngào, đứt ruột. Tôi lên nhà, đốt một nén hương cho người chết rồi rút về phòng. Ôi cảnh tử biệt sinh ly sao mà não lòng như vậy. Tôi như thấy mình bềnh bồng trong hình ảnh người lính trận bỏ xác trên chiến trường và người mẹ ôm quan tài và tấm thẻ bài khóc cho con ra đi khi còn quá trẻ. Bài vở tôi không cách gì nhét vào đầu mình. Sáng hôm sau, tôi uể oải vào phòng thi vì mất ngủ và mệt mõi. Vậy mà có lẽ anh Tư đã phò hộ. Kỳ thi đó tôi đã đậu dù chỉ là đậu hạng thứ tôi cũng mừng vô cùng. Tôi đã rời trường Trung Học Ngô Quyền từ dạo đó.

 

Năm nay hơn 40 năm đã qua, sắp đến ngày hội ngộ Ngô Quyền, tôi lại nhớ về kỷ niệm cũ. Thủy cũng đã mất từ lâu, một số bạn cũng đã nằm xuống. Trong niềm vui háo hức cho ngày họp mặt, cả trường lại ngậm ngùi khi hay tin cô Phan Thị Lệ Hoa, một cô giáo Tiểu học của rất nhiều cựu học sinh Ngô Quyền đã ra đi. Năm ngoái Tuyết Mai cũng ra đi vào tháng 7. Em không thể về dự họp mặt để cất tiếng hát và nụ cười làm mát dịu lòng người. Tôi xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ và nguyện mười phương Tam Bảo gia hộ cho Tuyết Mai và Cô Lệ Hoa.

 

Mùa hè ở miền Nam Cali rất nóng. Những trận cháy rừng hàng năm làm Cali ngùn ngụt lửa. Ngọn lửa của mùa hè và nước mắt chia ly làm người ta xót xa, nhưng niềm vui hội ngộ làm nao nức lòng những đứa con Ngô Quyền.

.

Miền Nam Cali không có phượng vĩ đỏ rực đầu cành, chỉ có màu hoa học trò trong trái tim những người con xa xứ. Hãy về đây các bạn ơi! hãy cho nhau niềm vui vì không biết ngày mai ta có còn gặp lại nhau không? Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.

 

Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.

Chúc ngày hội lớn thành công tốt đẹp.

 

Nguyễn thị Thêm (Khóa 6 NQ)

28/6/13

 

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72765)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72948)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72373)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70023)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72285)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72324)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72130)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71879)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32813)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80375)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72905)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35432)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81569)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76774)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76735)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76237)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76551)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24415)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38032)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90904)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39381)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87980)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35483)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75340)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39800)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40965)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83608)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47230)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.