Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh Trịnh - MÙA ĐÔNG ẤM LÒNG TÔ CHÁO NÓNG

23 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 96306)
Kiều Oanh Trịnh - MÙA ĐÔNG ẤM LÒNG TÔ CHÁO NÓNG

Mùa Đông--Ấm Lòng Tô Cháo Nóng

 

chao_ga-large-content

 

Trời Virginia đang vào Đông, hàng cây trụi lá đứng bơ vơ lặng lẽ hai bên đường, mưa lất phất bay, mây trời xám ngắt, sương mù tỏa lan như làn khói mờ, rất khó nhìn đường lái xe, nên thiên hạ chạy thật chậm làm đường phố kẹt cứng. Mưa càng rơi, trời càng lạnh, ai nấy co ro, áo đơn, áo kép. Thời tiết thay đổi bất thường, khiến ta dễ nhuốm bịnh, các cơn cảm, cúm thừa dịp xâm nhập vào cơ thể rất nhanh. Năm nay dịch cúm hoành hành mạnh trên khắp các tiểu bang nước Mỹ, hắt hơi, sổ mũi liên miên, thật khó chịu, những hôm trời lạnh sụt sùi như thế này, ước gì có được một tô cháo nóng hổi, khói bay nghi ngút thì thật là tuyệt diệu.

Cháo là một món ăn nhẹ, thông dụng và dễ tiêu, nhất là cho trẻ em, người già, người bệnh, v.v... Nhớ ngày xưa, mỗi khi chị em tôi bị cảm, Mẹ hay nấu cho chúng tôi món cháo cảm. Ngon nhất là món cháo tía tô, hột gà của Mẹ. Mẹ có bí quyết nấu cháo rất ngon: gạo vo thật sạch để ráo, mẹ nấu nước trong một cái nồi nhỏ, canh vừa đủ một tô cháo, đợi nước sôi Mẹ mới bỏ gạo vào, Mẹ bảo như thế cháo sẽ không bị dính đáy nồi, khi hột gạo nở bùng, mẹ vặn lửa riu riu cho cháo nhừ tự nhiên, nhớ kỹ là không được quậy cháo.

Khi cháo cạn nước, từ từ sánh lại, Mẹ đập hột gà vào 1 cái tô đã để sẵn rau tía tô, gừng và hành lá sắt nhuyễn, đánh đều, xong mẹ múc cháo nóng đổ vào tô gia vị, nêm chút nước mắm, hay muối cho vừa ăn, quậy đều, trên mặt tô mẹ rắc tiêu say nhuyễn, thế là được một tô cháo cảm rất đẹp mắt, màu xanh của hành, chen màu tim tím lá tía tô, trắng vàng của hột gà và gừng, cháo nóng thật ngon, lại bổ… với mùi vị béo ngậy trứng gà, cay cay gừng, hạt tiêu và thơm phức mùi gia vị, ăn xong tô cháo này, người sẽ toát mồ hôi, lau khô, thay quần áo sạch lên giường ngủ một giấc ngon lành, thức dậy ta sẽ thấy khỏe ngay.

Món cháo thịt bò giải cảm cũng ngon không kém. Me lựa một miếng thịt phi lê, thật mềm, không mỡ to khoảng bằng bàn tay. Mẹ bằm nhuyễn thịt bò với 1 củ tỏi tươi, ít phần trắng của đầu hành lá, rắc chút tiêu muối ướp vào thịt, nhắc chảo lên bỏ chút dầu, đổ thịt ướp vào xào cho thấm gia vị, rồi đổ vào nồi cháo trắng đã được mẹ nấu sẵn, khuấy đều, nêm nếm cho vừa, múc ra tô rắc hành ngò và cho thật nhiều gừng thái chỉ vào tô cháo. Cứ thế vừa húp vừa suýt soa thưởng thức mùi vị thơm, cay nóng hổi.

Ngày còn ở Hà Nội, mỗi sáng Mùa Đông, khi Trời se sắt lạnh, chị em tôi thích nhất là món cháo lòng gà của ông Tàu đẩy xe bán trước cửa nhà. Món cháo thật đặc biệt mà mấy chục năm nay tôi chưa hề được nếm lại. Ông Tàu đẩy cái xe, trên có một nồi cháo nóng đặt trên 1 cái lò đang âm ỷ với vài nắm than quả bàng. Cháo đã nấu và nêm nếm sẵn, khi có người mua ông mới cắt lòng, mề, gan gà thật nhuyễn bỏ vào cháo, thêm vào ít huyết gà luộc, hành ngò, dầu cháo quẩy cắt nhỏ, rắc hạt tiêu trắng xay nhuyễn thơm lừng lên mặt tô, thế là xong một tô cháo nóng, cay ngon, không biết gọi là cháo gì, mà chỉ nghe ông rao “Chí Hùng Chúc”.

Ở chợ Biên Hòa, cuối hàng rau, trước cửa tiệm Chạp Phô của Chú Mười Chiêm có hàng bán mì, hủ tiếu, cháo của một ông Tiều... khi trong người khó chịu, tôi hay ra xe của ông mua một tô cháo nóng, ông cũng có một nồi cháo trắng thật to, khi có người mua, ông mới bắt đầu xào hành tỏi, thịt nạc bằm, tôm, mực, gan, lòng, nêm nếm gia vị cho vừa rồi ông múc một muỗng cháo trắng đổ vào chảo thịt, thêm 1 muỗng nước lèo ở cái nồi kế bên cho cháo sánh lại là vừa, ông đổ ra tô thêm gừng, hành ngò và rắc thật nhiều tiêu, vừa ăn, vừa thưởng thức, vị nóng hổi của tô cháo ngon và ấm vô cùng. Bây giờ những món ăn thanh tao đầy hương vị ngày xưa không còn nữa, những hôm lạnh lẽo Mùa Đông hay mỗi lần thèm cháo nóng thì tôi phải tự mình nấu, và món cháo thông thường nhất trong gia đình tôi là món cháo gà.

Cháo gà là một món ăn không lạ gì với tất cả chúng ta, nhưng cũng không dễ nấu, vì gà ở đây thường là gà đông lạnh, nên chất ngon, vị ngọt rất kém gà của ta ngày xưa.chaoga-large-content

Cháo gà nấu theo kiểu mẹ tôi thật là cầu kỳ, 1 con gà, nửa chén gạo tẻ, nửa chén gạo nếp, hành, tiêu, muối, bột nêm. Rửa gà cho thật sạch để ráo, bắc nước lên nấu sôi, bỏ gà vào luộc, khoảng 30 phút thì tắt lửa để nguyên con gà trong nồi đậy nắp kín khoảng 10 phút vớt gà nhúng vào một thau nước lạnh thêm vào vài cục đá cho thịt gà săn lại, đợi gà nguội, Mẹ lấy cây cọ làm bếp nhúng vào dầu mè, thoa đều lên da gà rồi lấy giấy plastic bọc kín bỏ vào tủ lạnh vài giờ trước khi ăn, thịt gà sẽ không đen và da không khô. Vo gạo cho sạch, bỏ vào soong nước luộc gà, sôi khỏang 15-20 phút, khi cháo sanh sánh thì xé thịt gà từng miếng nhỏ vừa ăn bỏ vào nồi cháo đang nấu. Chờ cháo sôi bùng, nêm nếm cho vừa. Khi ăn, múc ra tô rắc gừng gọt vỏ thái chỉ, hành ngò lên cháo cho thơm, thêm tí tiêu.

Bí quyết cháo ngon là gạo phải nở. Nhìn tô cháo hấp dẫn với màu vàng của mỡ gà, trắng tinh của gạo, xanh xanh của hành, ngò và mùi thơm của thịt gà. Đó là món cháo gà thuần túy, hương vị quê hương, thật ngọt ngào, đầy chất bổ. 

ga_lachanh_1-large-contentMẹ tôi khéo lắm, chỉ một con gà luộc thôi, mẹ có thể chia ra làm 3-4 món ăn cho cả gia đình, mẹ xé 1/4 con gà bỏ vào nồi cháo, 1/4 còn lại mẹ thái bắp cải thật nhuyễn, trộn gà chung với rau răm, hành củ ngâm dấm, đường, muối, ớt, rắc đậu phọng rang đâm dầm dập thành một món gỏi gà tuyệt vời, nửa con còn lại, Mẹ chặt theo hình quân cờ, xếp vào đĩa úp da ngược lên trên mặt dĩa, rồi mẹ lấy 6-7 lá chanh hình số 8 (loại chanh chỉ ăn lá, nên không có trái, lá chanh này rất thơm), rửa sạch cắt nhuyễn rắc lên trên mặt đĩa thịt gà, cứ thế mà gắp thịt gà quyện lá chánh chấm muối tiêu chanh ớt, ngon sao là ngon! Mùi thơm từ lá chanh quyến vị béo ngọt của gà, nhai tới đâu ngọt đầu môi tới đó. Thịt gà luộc xếp đầy chặt đĩa với lá chanh xanh trên mặt trông hấp dẫn vô cùng.

Trong dân gian cũng đã có những câu ca dao ví von từng món ăn khi nấu phải đúng gia vị, hợp khẩu mới ngon, mà món gà rắc lá chanh được xếp vào hàng đầu :

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Cho ta biết khi nấu ăn thịt gà thường dùng lá chanh, thịt heo cần có hành, thịt chó phải có củ riềng mới đúng vị (tôi chưa bao giờ dám ăn thịt chú cẩu), và món thịt cò nữa, một món ăn rất hiếm vì thịt cò không bán ở chợ, không mấy ai đã được thưởng thức món thịt cò này, nhưng có câu ca dao về cách nấu thịt cò như sau:

 

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tối có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 

Như vậy thì thịt cò thường xáo măng, tức là canh măng và nước lèo phải thật trong thì mới ngon và đúng vị, phải không?

Cuối cùng, món cháo kỷ niệm khiến tôi nhớ hoài, nhớ mãi là món cháo bồ câu. Ngày còn mài đũng quần trên ghế trường NQ, tôi cùng các bạn Dung, Bích, Mỹ Quế, Hồng Nga đã tự biên, tự nấu món cháo bồ câu tại căn nhà nhỏ của Lê T. Dung ở gần khu Dưỡng trí Viện Biên Hòa. Năm đó chúng tôi đang sửa soạn TT I và thường hay rủ nhau đến đây học chung, căn nhà tuy nhỏ nhưng ấm cúng, yên tĩnh, không khí thoáng mát, có bụi tre vi vu theo gió, và hàng phượng vĩ đỏ thắm, rộn ràng tiếng ve vào mỗi buổi trưa Hè.

Nhiều hôm trời mưa, ngồi học mà tiếng mưa rơi tí tách trên mái tôn nghe hắt hiu làm sao! Nhưng rất là thơ mộng, mỗi khi đến học chung, chúng tôi đều mang theo một vài món ăn để cùng nhau nhâm nhi cho vui miệng, có hôm chúng tôi hùn tiền mua gia vị về nấu ăn trong căn bếp nhỏ nhà Dung, tíu tít vui lắm. Nhà Bích nuôi rất nhiều chim bồ câu, sáng sáng bồ câu gọi nhau ra âu yếm trước cửa chuồng, nhờ bồ câu sinh sản nhiều, nên Bích được Ba cho một cặp bồ câu ra ràng, thế là chúng tôi rủ nhau đến nhà Dung Lê, nàng Bích trổ tài nấu cháo cho mọi người thưởng thức, hôm đó hình như có các Thầy Phan V. Dật; Nguyễn T. Văn hay thầy Nguyễn T. Hiệp, lâu rồi tôi cũng không nhớ rõ, chính nhờ một trong các Thầy đã ra tay phóng sinh cho cặp bồ câu, chứ cả bọn chúng tôi không nàng nào đành lòng cả.

Bích thật khéo, có lẽ, đã quen cách nấu nướng và ướp thịt bồ câu rồi, nên cô nàng xung phong làm đầu bếp, nấu món cháo bồ câu để đãi mọi người. Chúng tôi thì lo phần đi mua gia vị, đậu xanh, hạt sen để nấu cháo.

Bích rửa bồ câu sạch sẽ để ráo nước, cho lên bếp than nướng qua cho có mùi thơm, sau đó lọc phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim bằm nhỏ ướp tiêu, hành muối để riêng, gạo, hột sen, đậu xanh vo sạch cho vào nồi nấu cho nở rồi cho xương bồ câu vào hầm chung cho có vị ngọt. Khi cháo chín Bích vớt bỏ xương, lấy phần thịt bồ câu đã băm nhỏ bỏ vào nấu chung với cháo. Vớt hạt sen ra giã nhỏ bỏ trở lại nồi cháo quậy đều cho sánh, nêm nếm vừa vặn, tắt lửa múc cháo ra chén, rắc hành ngò, hành phi, thêm tí gừng thái chỉ và ớt bằm nhuyễn. Mưa rơi rả rích, gió thổi lành lạnh, mỗi người một chén cháo nóng cùng nhau sì sụp húp, ngon sao là ngon!

Sau bữa cháo bồ câu, ấm tình thầy trò, bằng hữu thì chúng tôi lại vùi đầu vào mùa thi. Thi xong, mỗi người một ngả, kẻ theo chồng, người học tiếp hoặc đi làm, v.v... Còn các thầy, có thầy vẫn tiếp tục dạy học tại NQ, thầy thì đổi về Sàigòn hay tỉnh khác... Chia tay nhau từ dạo ấy, chúng tôi không còn dịp cùng nhau vui hưởng những giây phút êm đềm của tuổi học trò nữa. Ngày tháng dần trôi, mỗi người một bổn phận, lo toan trong cuộc sống, bao nhiêu kỷ niệm đong đưa, tàn dần theo năm tháng.

Bây giờ thì kẻ Nam người Bắc, mỗi người một phương, một cuộc sống riêng biệt, nhớ nhau chỉ biết tìm về kỷ niệm... Bạn tôi (MQ, Dung, Bích), hãy còn ở quê nhà, tôi thì dun rủi nơi đây. Ba mươi mấy năm trên quê hương người, những ngày bôn ba, cơm áo gạo tiền lo cho con cái vừa xong thì tóc đã ngả màu. Hướng về bên kia bờ đại dương, nơi đó vẫn còn những người bạn thân thương thời thơ ấu của tôi đang sinh sống, rất may nhờ mạng lưới internet này mà chúng tôi đã tìm và liên lạc được với nhau, để biết rằng bạn bè mình vẫn còn vui khỏe, đó là niềm hạnh phúc vô biên.

Chẳng còn bao lâu nữa là hết một năm. Nơi quê nhà, thiên hạ đang rộn ràng đón Xuân trong không khí tưng bừng mùa Tết, bánh chưng xanh, dưa hành, thịt mỡ, hoa quả, trái cây tươi. Trẻ con nô nức chưng diện quần áo mới đi chúc thọ ông bà để nhận bao lì xì. Các nàng thiếu nữ xuân xanh thướt tha trong tà áo lụa là đi lễ, hái lộc đầu năm, mong sao sang năm mới tình xuân tươi thắm.

Hồi tưởng lại khung cảnh tưng bừng của những mùa Xuân năm xưa, lòng tôi không khỏi bùi ngùi, nhớ những ngày cùng Mẹ lo sắm sửa, trang hoàng nhà cửa ăn Tết, những buổi chợ cuối năm đi tiệm sách lựa từng tấm thiệp Xuân nho nhỏ gửi chúc bạn bè, nhớ cành mai búp nụ, mua về đốt gốc cắm trong cái lọ lục bình cổ mà Ba Mẹ đã đem từ ngoài Bắc vào Nam. Năm nào nhà tôi cũng phải mua cho bằng được môt cành hoa mai tươi thắm để cắm vào chiếc lục bình cổ này. Ôi nhớ sao là nhớ! Nhớ mênh mông, nhớ ray rứt và nhớ hoài kỷ niệm. Biết đến bao giờ mới tìm lại được những ngày vui khi xưa?

Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối. Một cơn gió lạnh thoáng lùa qua khe cửa, khiến tôi rùng mình, múc chén cháo gà ra bàn ngồi nhâm nhi, húp từ từ từng muỗng cháo nóng, khói bay nghi ngút, ngạt ngào mùi thơm gạo, thịt, tiêu hành, v.v... Lòng bâng khuâng hướng về quê cũ, ao ước nhìn thấy quê hương, thanh bình no ấm, để chúng tôi những cánh én đang lưu lạc khắp bốn phương trời¾được cùng về xây đắp, vun trồng cho đất nước yên vui, người người hạnh phúc. Mong quê hương hòa đồng thịnh vượng, không còn những kẻ giàu sang sung sướng, vung vãi tiền bạc nơi thị thành xa hoa, trong khi nơi miền quê xa vẫn còn những người nghèo khó, bần hàn đang sống cuộc đời cơ cực lầm than... Ước mơ ngày mai tươi sáng sẽ chan hòa trên giải đất thân yêu hình chữ S của chúng ta, và dòng Đồng Nai hiền hòa vẫn mãi mãi trong xanh, lững lờ trôi, mang theo những cánh lục bình tim tím, bềnh bồng xuôi theo những chiếc thuyền nan chập chùng trên sông, nghe âm vang “tình yêu quê hương nồng nàn, quyến luyến!”


Nhân Mùa Xuân Quý Tỵ, thân chúc quí Thầy Cô và quí vị đồng hương một mùa Xuân mới ấm êm, thịnh vượng.

Gia đình Kiều Oanh thân chúc

January 20, 2013


Mùa Đông--Ấm Lòng Tô Cháo Nóng

Trời Virginia đang vào Đông, hàng cây trụi lá đứng bơ vơ lặng lẽ hai bên đường, mưa lất phất bay, mây trời xám ngắt, sương mù tỏa lan như làn khói mờ, rất khó nhìn đường lái xe, nên thiên hạ chạy thật chậm làm đường phố kẹt cứng. Mưa càng rơi, trời càng lạnh, ai nấy co ro, áo đơn, áo kép. Thời tiết thay đổi bất thường, khiến ta dễ nhuốm bịnh, các cơn cảm, cúm thừa dịp xâm nhập vào cơ thể rất nhanh. Năm nay dịch cúm hoành hành mạnh trên khắp các tiểu bang nước Mỹ, hắt hơi, sổ mũi liên miên, thật khó chịu, những hôm trời lạnh sụt sùi như thế này, ước gì có được một tô cháo nóng hổi, khói bay nghi ngút thì thật là tuyệt diệu.

Cháo là một món ăn nhẹ, thông dụng và dễ tiêu, nhất là cho trẻ em, người già, người bệnh, v.v... Nhớ ngày xưa, mỗi khi chị em tôi bị cảm, Mẹ hay nấu cho chúng tôi món cháo cảm. Ngon nhất là món cháo tía tô, hột gà của Mẹ. Mẹ có bí quyết nấu cháo rất ngon: gạo vo thật sạch để ráo, mẹ nấu nước trong một cái nồi nhỏ, canh vừa đủ một tô cháo, đợi nước sôi Mẹ mới bỏ gạo vào, Mẹ bảo như thế cháo sẽ không bị dính đáy nồi, khi hột gạo nở bùng, mẹ vặn lửa riu riu cho cháo nhừ tự nhiên, nhớ kỹ là không được quậy cháo.

Khi cháo cạn nước, từ từ sánh lại, Mẹ đập hột gà vào 1 cái tô đã để sẵn rau tía tô, gừng và hành lá sắt nhuyễn, đánh đều, xong mẹ múc cháo nóng đổ vào tô gia vị, nêm chút nước mắm, hay muối cho vừa ăn, quậy đều, trên mặt tô mẹ rắc tiêu say nhuyễn, thế là được một tô cháo cảm rất đẹp mắt, màu xanh của hành, chen màu tim tím lá tía tô, trắng vàng của hột gà và gừng, cháo nóng thật ngon, lại bổ… với mùi vị béo ngậy trứng gà, cay cay gừng, hạt tiêu và thơm phức mùi gia vị, ăn xong tô cháo này, người sẽ toát mồ hôi, lau khô, thay quần áo sạch lên giường ngủ một giấc ngon lành, thức dậy ta sẽ thấy khỏe ngay.

Món cháo thịt bò giải cảm cũng ngon không kém. Me lựa một miếng thịt phi lê, thật mềm, không mỡ to khoảng bằng bàn tay. Mẹ bằm nhuyễn thịt bò với 1 củ tỏi tươi, ít phần trắng của đầu hành lá, rắc chút tiêu muối ướp vào thịt, nhắc chảo lên bỏ chút dầu, đổ thịt ướp vào xào cho thấm gia vị, rồi đổ vào nồi cháo trắng đã được mẹ nấu sẵn, khuấy đều, nêm nếm cho vừa, múc ra tô rắc hành ngò và cho thật nhiều gừng thái chỉ vào tô cháo. Cứ thế vừa húp vừa suýt soa thưởng thức mùi vị thơm, cay nóng hổi.

Ngày còn ở Hà Nội, mỗi sáng Mùa Đông, khi Trời se sắt lạnh, chị em tôi thích nhất là món cháo lòng gà của ông Tàu đẩy xe bán trước cửa nhà. Món cháo thật đặc biệt mà mấy chục năm nay tôi chưa hề được nếm lại. Ông Tàu đẩy cái xe, trên có một nồi cháo nóng đặt trên 1 cái lò đang âm ỷ với vài nắm than quả bàng. Cháo đã nấu và nêm nếm sẵn, khi có người mua ông mới cắt lòng, mề, gan gà thật nhuyễn bỏ vào cháo, thêm vào ít huyết gà luộc, hành ngò, dầu cháo quẩy cắt nhỏ, rắc hạt tiêu trắng xay nhuyễn thơm lừng lên mặt tô, thế là xong một tô cháo nóng, cay ngon, không biết gọi là cháo gì, mà chỉ nghe ông rao “Chí Hùng Chúc”.

Ở chợ Biên Hòa, cuối hàng rau, trước cửa tiệm Chạp Phô của Chú Mười Chiêm có hàng bán mì, hủ tiếu, cháo của một ông Tiều... khi trong người khó chịu, tôi hay ra xe của ông mua một tô cháo nóng, ông cũng có một nồi cháo trắng thật to, khi có người mua, ông mới bắt đầu xào hành tỏi, thịt nạc bằm, tôm, mực, gan, lòng, nêm nếm gia vị cho vừa rồi ông múc một muỗng cháo trắng đổ vào chảo thịt, thêm 1 muỗng nước lèo ở cái nồi kế bên cho cháo sánh lại là vừa, ông đổ ra tô thêm gừng, hành ngò và rắc thật nhiều tiêu, vừa ăn, vừa thưởng thức, vị nóng hổi của tô cháo ngon và ấm vô cùng. Bây giờ những món ăn thanh tao đầy hương vị ngày xưa không còn nữa, những hôm lạnh lẽo Mùa Đông hay mỗi lần thèm cháo nóng thì tôi phải tự mình nấu, và món cháo thông thường nhất trong gia đình tôi là món cháo gà.

Cháo gà là một món ăn không lạ gì với tất cả chúng ta, nhưng cũng không dễ nấu, vì gà ở đây thường là gà đông lạnh, nên chất ngon, vị ngọt rất kém gà của ta ngày xưa.

Cháo gà nấu theo kiểu mẹ tôi thật là cầu kỳ, 1 con gà, nửa chén gạo tẻ, nửa chén gạo nếp, hành, tiêu, muối, bột nêm. Rửa gà cho thật sạch để ráo, bắc nước lên nấu sôi, bỏ gà vào luộc, khoảng 30 phút thì tắt lửa để nguyên con gà trong nồi đậy nắp kín khoảng 10 phút vớt gà nhúng vào một thau nước lạnh thêm vào vài cục đá cho thịt gà săn lại, đợi gà nguội, Mẹ lấy cây cọ làm bếp nhúng vào dầu mè, thoa đều lên da gà rồi lấy giấy plastic bọc kín bỏ vào tủ lạnh vài giờ trước khi ăn, thịt gà sẽ không đen và da không khô. Vo gạo cho sạch, bỏ vào soong nước luộc gà, sôi khỏang 15-20 phút, khi cháo sanh sánh thì xé thịt gà từng miếng nhỏ vừa ăn bỏ vào nồi cháo đang nấu. Chờ cháo sôi bùng, nêm nếm cho vừa. Khi ăn, múc ra tô rắc gừng gọt vỏ thái chỉ, hành ngò lên cháo cho thơm, thêm tí tiêu.

Bí quyết cháo ngon là gạo phải nở. Nhìn tô cháo hấp dẫn với màu vàng của mỡ gà, trắng tinh của gạo, xanh xanh của hành, ngò và mùi thơm của thịt gà. Đó là món cháo gà thuần túy, hương vị quê hương, thật ngọt ngào, đầy chất bổ. blank

photoMẹ tôi khéo lắm, chỉ một con gà luộc thôi, mẹ có thể chia ra làm 3-4 món ăn cho cả gia đình, mẹ xé 1/4 con gà bỏ vào nồi cháo, 1/4 còn lại mẹ thái bắp cải thật nhuyễn, trộn gà chung với rau răm, hành củ ngâm dấm, đường, muối, ớt, rắc đậu phọng rang đâm dầm dập thành một món gỏi gà tuyệt vời, nửa con còn lại, Mẹ chặt theo hình quân cờ, xếp vào đĩa úp da ngược lên trên mặt dĩa, rồi mẹ lấy 6-7 lá chanh hình số 8 (loại chanh chỉ ăn lá, nên không có trái, lá chanh này rất thơm), rửa sạch cắt nhuyễn rắc lên trên mặt đĩa thịt gà, cứ thế mà gắp thịt gà quyện lá chánh chấm muối tiêu chanh ớt, ngon sao là ngon! Mùi thơm từ lá chanh quyến vị béo ngọt của gà, nhai tới đâu ngọt đầu môi tới đó. Thịt gà luộc xếp đầy chặt đĩa với lá chanh xanh trên mặt trông hấp dẫn vô cùng.

Trong dân gian cũng đã có những câu ca dao ví von từng món ăn khi nấu phải đúng gia vị, hợp khẩu mới ngon, mà món gà rắc lá chanh được xếp vào hàng đầu :

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Cho ta biết khi nấu ăn thịt gà thường dùng lá chanh, thịt heo cần có hành, thịt chó phải có củ riềng mới đúng vị (tôi chưa bao giờ dám ăn thịt chú cẩu), và món thịt cò nữa, một món ăn rất hiếm vì thịt cò không bán ở chợ, không mấy ai đã được thưởng thức món thịt cò này, nhưng có câu ca dao về cách nấu thịt cò như sau:

 

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tối có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 

Như vậy thì thịt cò thường xáo măng, tức là canh măng và nước lèo phải thật trong thì mới ngon và đúng vị, phải không?

Cuối cùng, món cháo kỷ niệm khiến tôi nhớ hoài, nhớ mãi là món cháo bồ câu. Ngày còn mài đũng quần trên ghế trường NQ, tôi cùng các bạn Dung, Bích, Mỹ Quế, Hồng Nga đã tự biên, tự nấu món cháo bồ câu tại căn nhà nhỏ của Lê T. Dung ở gần khu Dưỡng trí Viện Biên Hòa. Năm đó chúng tôi đang sửa soạn TT I và thường hay rủ nhau đến đây học chung, căn nhà tuy nhỏ nhưng ấm cúng, yên tĩnh, không khí thoáng mát, có bụi tre vi vu theo gió, và hàng phượng vĩ đỏ thắm, rộn ràng tiếng ve vào mỗi buổi trưa Hè.

Nhiều hôm trời mưa, ngồi học mà tiếng mưa rơi tí tách trên mái tôn nghe hắt hiu làm sao! Nhưng rất là thơ mộng, mỗi khi đến học chung, chúng tôi đều mang theo một vài món ăn để cùng nhau nhâm nhi cho vui miệng, có hôm chúng tôi hùn tiền mua gia vị về nấu ăn trong căn bếp nhỏ nhà Dung, tíu tít vui lắm. Nhà Bích nuôi rất nhiều chim bồ câu, sáng sáng bồ câu gọi nhau ra âu yếm trước cửa chuồng, nhờ bồ câu sinh sản nhiều, nên Bích được Ba cho một cặp bồ câu ra ràng, thế là chúng tôi rủ nhau đến nhà Dung Lê, nàng Bích trổ tài nấu cháo cho mọi người thưởng thức, hôm đó hình như có các Thầy Phan V. Dật; Nguyễn T. Văn hay thầy Nguyễn T. Hiệp, lâu rồi tôi cũng không nhớ rõ, chính nhờ một trong các Thầy đã ra tay phóng sinh cho cặp bồ câu, chứ cả bọn chúng tôi không nàng nào đành lòng cả.

Bích thật khéo, có lẽ, đã quen cách nấu nướng và ướp thịt bồ câu rồi, nên cô nàng xung phong làm đầu bếp, nấu món cháo bồ câu để đãi mọi người. Chúng tôi thì lo phần đi mua gia vị, đậu xanh, hạt sen để nấu cháo.

Bích rửa bồ câu sạch sẽ để ráo nước, cho lên bếp than nướng qua cho có mùi thơm, sau đó lọc phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim bằm nhỏ ướp tiêu, hành muối để riêng, gạo, hột sen, đậu xanh vo sạch cho vào nồi nấu cho nở rồi cho xương bồ câu vào hầm chung cho có vị ngọt. Khi cháo chín Bích vớt bỏ xương, lấy phần thịt bồ câu đã băm nhỏ bỏ vào nấu chung với cháo. Vớt hạt sen ra giã nhỏ bỏ trở lại nồi cháo quậy đều cho sánh, nêm nếm vừa vặn, tắt lửa múc cháo ra chén, rắc hành ngò, hành phi, thêm tí gừng thái chỉ và ớt bằm nhuyễn. Mưa rơi rả rích, gió thổi lành lạnh, mỗi người một chén cháo nóng cùng nhau sì sụp húp, ngon sao là ngon!

Sau bữa cháo bồ câu, ấm tình thầy trò, bằng hữu thì chúng tôi lại vùi đầu vào mùa thi. Thi xong, mỗi người một ngả, kẻ theo chồng, người học tiếp hoặc đi làm, v.v... Còn các thầy, có thầy vẫn tiếp tục dạy học tại NQ, thầy thì đổi về Sàigòn hay tỉnh khác... Chia tay nhau từ dạo ấy, chúng tôi không còn dịp cùng nhau vui hưởng những giây phút êm đềm của tuổi học trò nữa. Ngày tháng dần trôi, mỗi người một bổn phận, lo toan trong cuộc sống, bao nhiêu kỷ niệm đong đưa, tàn dần theo năm tháng.

Bây giờ thì kẻ Nam người Bắc, mỗi người một phương, một cuộc sống riêng biệt, nhớ nhau chỉ biết tìm về kỷ niệm... Bạn tôi (MQ, Dung, Bích), hãy còn ở quê nhà, tôi thì dun rủi nơi đây. Ba mươi mấy năm trên quê hương người, những ngày bôn ba, cơm áo gạo tiền lo cho con cái vừa xong thì tóc đã ngả màu. Hướng về bên kia bờ đại dương, nơi đó vẫn còn những người bạn thân thương thời thơ ấu của tôi đang sinh sống, rất may nhờ mạng lưới internet này mà chúng tôi đã tìm và liên lạc được với nhau, để biết rằng bạn bè mình vẫn còn vui khỏe, đó là niềm hạnh phúc vô biên.

Chẳng còn bao lâu nữa là hết một năm. Nơi quê nhà, thiên hạ đang rộn ràng đón Xuân trong không khí tưng bừng mùa Tết, bánh chưng xanh, dưa hành, thịt mỡ, hoa quả, trái cây tươi. Trẻ con nô nức chưng diện quần áo mới đi chúc thọ ông bà để nhận bao lì xì. Các nàng thiếu nữ xuân xanh thướt tha trong tà áo lụa là đi lễ, hái lộc đầu năm, mong sao sang năm mới tình xuân tươi thắm.

Hồi tưởng lại khung cảnh tưng bừng của những mùa Xuân năm xưa, lòng tôi không khỏi bùi ngùi, nhớ những ngày cùng Mẹ lo sắm sửa, trang hoàng nhà cửa ăn Tết, những buổi chợ cuối năm đi tiệm sách lựa từng tấm thiệp Xuân nho nhỏ gửi chúc bạn bè, nhớ cành mai búp nụ, mua về đốt gốc cắm trong cái lọ lục bình cổ mà Ba Mẹ đã đem từ ngoài Bắc vào Nam. Năm nào nhà tôi cũng phải mua cho bằng được môt cành hoa mai tươi thắm để cắm vào chiếc lục bình cổ này. Ôi nhớ sao là nhớ! Nhớ mênh mông, nhớ ray rứt và nhớ hoài kỷ niệm. Biết đến bao giờ mới tìm lại được những ngày vui khi xưa?

Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối. Một cơn gió lạnh thoáng lùa qua khe cửa, khiến tôi rùng mình, múc chén cháo gà ra bàn ngồi nhâm nhi, húp từ từ từng muỗng cháo nóng, khói bay nghi ngút, ngạt ngào mùi thơm gạo, thịt, tiêu hành, v.v... Lòng bâng khuâng hướng về quê cũ, ao ước nhìn thấy quê hương, thanh bình no ấm, để chúng tôi¾những cánh én đang lưu lạc khắp bốn phương trời¾được cùng về xây đắp, vun trồng cho đất nước yên vui, người người hạnh phúc. Mong quê hương hòa đồng thịnh vượng, không còn những kẻ giàu sang sung sướng, vung vãi tiền bạc nơi thị thành xa hoa, trong khi¾nơi miền quê xa vẫn còn những người nghèo khó, bần hàn đang sống cuộc đời cơ cực lầm than... Ước mơ ngày mai tươi sáng sẽ chan hòa trên giải đất thân yêu hình chữ S của chúng ta, và dòng Đồng Nai hiền hòa vẫn mãi mãi trong xanh, lững lờ trôi, mang theo những cánh lục bình tim tím, bềnh bồng xuôi theo những chiếc thuyền nan chập chùng trên sông, nghe âm vang “tình yêu quê hương nồng nàn, quyến luyến!”

Nhân Mùa Xuân Quý Tỵ, thân chúc qúy vị đồng hương một mùa Xuân mới ấm êm, thịnh vượng.

Gia đình Kiều Oanh thân chúc

January 20, 2013

04 Tháng Hai 2009(Xem: 47371)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82221)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37979)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73919)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77627)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36260)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40573)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75721)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39365)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34198)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 37076)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69350)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39490)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80787)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74252)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65816)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34024)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 43092)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38766)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46559)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71951)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34705)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78676)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68882)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66972)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76292)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38806)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81557)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )