Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ - Phần 1

16 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 127851)
Nguyễn Anh Tuấn - NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ - Phần 1


blank

Ngày Hội Ngộ 2012 - Japan


NHẬT BẢN KHUNG TRỜI THƯƠNG NHỚ

Nguyễn Anh Tuấn - Phần 1


“Some people come into our lives and quickly go.
Some stay for awhile and leave footprints on our hearts.
And we are never, ever the same.”

 


Sau gần 2 tuần bên nhau ở Kobe, ở Kurashiki, ở Hiroshima, ở Iwakuni, Kyoto, Takayama, Kusatsu onsen, rồi cũng đến ngày xa nhau. Tôi rời Tokyo trong một ngày nắng đẹp và lạnh của ngày cuối thu, đầu đông với lá vàng nở rực ở Shinagawa. Chuyến xe bus "Airport Limousine" đưa nhiều anh chị dự ngày hội ngộ đến phi trường Narita. Trên chuyến bay UA 838 về San Francisco có anh Quang, chị Nhẫn, Khải Tú, Cảnh Hân, Sanh Dung và tôi. Trên chuyến bay gần 10 ngàn dặm, tôi hầu như không ngũ được. Tôi hình dung lại, nhớ lại những người bạn cũ, có những người đã không gặp lại từ khi tôi đi trường như Ngô Hải Kiệt. Tôi không gặp Kiệt từ năm 1970. Kiệt cũng là exryu 70, sau khi nhường lại geshuku ở Sendagaya cho Kiệt, cho Lâm Văn Hải, cho Huê, cho Khúc Minh, khi tôi, Nguyễn Văn Tú, Thái Văn Quang về Kansai. Năm đó Kiệt học Nhật Ngữ. 42 năm sau gặp lại trong đêm Sayonara 2012, tôi lúng túng, phải mất vài phút để adjust lại hình ảnh qua 42 năm, Ngô Hải Kiệt của 1970 và Ngô Hải Kiệt của 2012. 42 năm qua, nhìn lại nhau ngày hôm nay, ai cũng có những vết nhăn trên vành tráng. Một tuổi thanh xuân ngày nào đã đi qua, nghe như một tiếng thở dài nuốt tiếc. Kiệt ít gặp người Việt, nên tiếng Việt nghe lơ lớ. Masako, cô gái nhỏ ngày nào mà nhà ở kế bên geshuku của chúng tôi ở Sendagaya, nay là bà xã của Kiệt. Ngoài ra, tôi cũng gặp Triết, người đã cho nhiều exryu "gác thùng" khi đánh pachinko. Cũng có dịp biết thêm người mới như Nhân, chị Hảo (người cùng năm với Hạnh, em tôi). Khi chia tay, Kiệt ôm lấy tôi mà khóc và nói "Kore ga saigo kamoshirenai. Aeru koto wa nai kamo shirenai". Tôi nói với Kiệt bằng tiếng Việt "Đừng nói như vậy". Tôi không dám nói tiếp và không dám hỏi khi thấy những giọt nước mắt chảy dài trên hai gò má của Kiệt. Tôi cầu mong mọi an lành đến với Kiệt và tất cả exryu chúng ta.

blank

Trong những này rong chơi trên quê hương thứ hai nầy, tôi có dịp share chung phòng với Tòng, Lữ Hùng (tour NCA) (và sau đó có thêm Đoàn Hùng ở tour của BTC), chúng tôi có dịp tâm sự và tôi có cơ hội hiểu thêm về hai ông bạn nầy. Tòng và Hùng rất lễ phép và dể thương. Chúng tôi đã trở thành bạn thân và "lập" ra một đạo mới. Người Nhật có phong tục là khi đi chơi chung với nhau, thì thường đàn ông ở chung với nhau, đàn bà ở chung với nhau vì nó tạo ra những thông cảm, tạo nên cơ hội để hiểu nhau và họ trở thành những người bạn thân trong hãng cũng như ngoài xã hội. Họ "bond" với nhau như người trong gia đình. Do đó chúng ta cũng không lấy làm lạ tại sao người Nhật có giúp đỡ với nhau thật tận tình. Trong exryu chúng ta có những anh chị có được điều nầy như anh Giang, chị Dung, anh Bích, chị Nga, sẳn sàng ở phòng share với các anh chị khác.

Dĩ nhiên, một mặt khác là tôi phải chấp nhận để nghe ban "đại hòa tấu" trình diễn khi trời về khuya. Vì không có nhạc trưởng, nên mạnh ai nấy đờn. Có khi đang đờn, tiếng "đờn" chợt im, làm tôi sợ không biết anh còn thở hay không, phải thức dậy, để tay sát lỗ mũi để check hơi thở của anh. Ở đời đâu có bao giờ chúng ta được tất cả, được cái nầy thì phải mất cái kia. Nhưng được tình bạn thì cao quý hơn và đâu phải ai cũng có được. Ngoài những việc "đờn xướng" như vậy, Tòng và Hùng lúc nào cũng vui và nở những nụ cười suốt ngày. Có lần Tòng nói với tôi khi về Tokyo (lúc đó mọi người booked phòng riêng), "anh Tuấn ơi, ngũ chung nhau cả tuần nay, nhớ tiếng "đờn", như thiếu một cái gì, bây giờ giờ lại ngũ không được vì thiếu nó. Nói về Tòng, tôi có dịp làm việc chung với Tòng gần một năm nay khi tôi bắt đầu làm co- ordinator tour Kobe, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi cho các anh chị Bắc Cali từ tháng 11, 2011. Sau khi booked vé máy bay xong (mạnh ai nấy booked on line), Tòng và tôi bắt đầu làm việc trên chuyến đi mà tôi đã hoạch định : đi ở đâu, ngũ ở chỗ nào. Khi thì email, khi thì nói chuyện qua skype. Với giá $500.00, mà chúng tôi đòi hỏi khá nhiều, nào là khách sạn phải 3 sao trở lên, nào là phải là phòng 2 pax, hành lý mang theo phải theo tiêu chuẩn của Mỹ, đồ ăn phải có cả Nhật, và non-Japanese foods. Tòng làm việc không ngừng nghĩ với JTB (Japan Travel Bureau) vừa đòi hỏi, vừa năn nĩ cho NCA tour. Tòng không muốn các anh chị trả thêm tiền. Đôi khi không thấy Tòng trả lời email tôi gởi 2-3 ngày trước, tôi lại email "xài xễ", sao không hồi âm. Tôi không chịu nghĩ là Tòng có business để làm, để kiếm sống, như mọi người khác vậy. Thế mà Tòng vẫn vui vẽ, chịu khó, nhẫn nại, làm việc và trả lời cho tôi. Nhìn lại đoạn đường đi qua, tôi cảm thấy mình bất công với Tòng quá. Một niềm ăn năn chạy dài trong tôi. Tòng là người Bình Định, xứ của dừa, như Bến tre ở miền Nam. Bình Định là quê hương của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, của Trần Quang Diệu (một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn), của Bùi Thị Xuân (vợ ông Trần Quang Diệu), của Tăng Bạt Hổ, của Hàn Mặc Tử. Quê hương của Tòng còn có thành Đồ Bàn, có bãi biển Quy Nhơn với cát trắng chạy dài mà tôi được thấy trong hình postcard khi tôi học lớp đệ thất (hơn 50 năm trước). Có lẽ với tính chất của người Bình Định, Tòng rất chịu khó, nhẫn nại, hòa nhã (tôi chưa bao giờ thấy Tòng giận hay lớn tiếng). Sau một năm làm việc với Tòng, tôi đã và đang học cái chịu khó, cái nhẫn nại và cái hòa nhã của Tòng. Cám ơn Tòng đã cho tôi có cơ hội được làm việc với Tòng, có cơ hội học hỏi thêm cái tính tình dể thương đó. Không có Tòng giúp, tôi đoan chắc là chúng ta sẽ không có những tiện nghi và chuyến đi vui như thế.

Trước khi đến Kobe để gặp các anh chị đi tour của NCA, tôi đến Kyoto, cố đô của Nhật Bản hơn 1000 năm (794- 1868). Tôi đã đến Kyoto nhiều lần trong những ngày còn đi học ở Himeji. Tôi đã đến Arashiyama, ngồi bên bờ sông "Ooi" nhìn hoa anh đào nở rộ bên cầu "Togetsu Kyo, Moon Crossing Bridge", đã từng say mê đi dọc theo "Chikurin no Michi" (Bamboo Forest), để nhìn hàng tre cao vút, để thấy lá tre đong đưa trong gió, trong bầu trời xanh thẳm khi mùa thu đến. Tôi cũng đã từng đi qua Kyomizu-zaka vào Kyomizudera, hay thả bộ từ Yasaka -jinja đi qua Ninen-zaka, Sannen-zaka vào chùa Kyomizudera. Hình như có một kỷ niệm nào đó, nho nhỏ đủ để cho người ta nhớ hoài như một kỷ niệm của thời mới lớn. Lần nầy tôi ghé Kyoto để đi cho biết "Tetsugaku no Michi" mà ông bạn Lê Viết Chung nói về con đường thơ mộng nầy khi mùa thu và mùa xuân đến. Người ta đi ngắm "momiji" dọc theo hai bên bờ con suối đông như ngày lễ hội. Người ta cũng vào mấy nhà ăn nhỏ dưới chiếc dù đỏ, uống một tách trà nóng và ăn dango, daifuku hay anpan và ngắm momiji. Cái thú nhìn mùa thu của người Nhật thật tao nhả. Tôi đi đến "Nyaku Oji Hashi" (cạnh Kumano Nyaku Oji Hashi) là hết đoạn đường "Tetsugaku no Michi". Tôi khởi hành từ "Ginkaku -ji" đến "Nyaku Oji Hashi" mất khoảng 1 tiếng vừa nhìn momiji, vừa chụp hình. Tôi rời "Tetsugaku no Michi", đi bộ khoảng 10 phút đến "Eikan-do". Nơi đây cả một rừng momiji. Tôi say sưa ngắm nhìn lá vàng mùa thu. Mùa thu Kyoto thật đẹp. Một cành momiji bên cạnh mái một góc chùa. Hình ảnh thật mộc mạt, nhưng Kyoto đã vẽ riêng cho cố đô một sắc thái của mùa thu mà không nơi nào có.

blank


blank


blank


blank


Rời Kyoto, tôi đáp tàu Shin kaisoku đi Kobe. Nhớ ngày xưa, đáp tàu shin kaisoku đi Kyoto đó. Bây giờ ngồi lại con tàu năm xưa, sao trong lòng đầy xúc động. Tàu chạy đến Sumiyoshi, tôi đổi qua Rokko Liner đi về Sheraton Kobe Bay & Towers hotel. Đi bộ một đoạn ngắn trong tòa building còn mới, tôi lên escalator đi lên front desk, thì có một cô chạy đến, nắm lấy va li tôi đẩy vào chổ check in. Sau khi ký tên xong, anh chàng ở front desk, tên Akimoto, trao chìa khóa cho cô và cô đẩy va li tôi lên phòng. Phòng 1317. Mở cửa đẩy vào.. wow, phòng lớn và rộng quá. Cô cho biết là tôi lucky được upgrade phòng lên suite. Phòng có 2 giường lớn, một salon tiếp khách, 1 bàn làm việc. Còn phòng tắm thì có 1 bathtub, 1 shower room separate from the bathtub. Tôi chưa bao giờ ở hotel có phòng to như thế, nên hơi bị.. choáng váng. Nhà quê thật. Phòng nhìn ra, bên trái là vịnh Kobe, bên phải là Rokko-zan. Tôi cám ơn và cho cô tiền tip, nhưng cô không nhận. Cô hỏi tôi có cần gì nữa không cho cô biết. Tôi trả không và cám ơn cô. Trước khi đi ra, cô lễ phép cúi đầu, đi ra và quay mặt về phía tôi, cúi đầu một lần nữa và đóng cửa lại. Người Nhật thật lễ phép và hiếu khách. Tôi sẽ nói về chuyện nầy ở đoạn sau khi chúng tôi đến Hiroshima. Tối đêm đó, chúng tôi đi bộ đến một quán nhỏ cạnh bờ biển để ăn thịt bò Kobe do Viên san phụ trách. Được biết Viên, Tín và Holly đã đi chợ ngày hôm đó cho chúng ta. Đây là lần đầu tiên, tôi mới thấy thịt bò Kobe còn sống, có những làn mở trắng trong thịt bò. Lần đầu tôi được ăn thịt bò Kobe, không phải ở Nhật mà là ở Mỹ, Alexander Beef Steak House in Cupertino, Cali, khi tôi làm việc cho Applied Materials và được VP dẫn đi ăn chung với customers người Nhật. Lúc đó tôi không thấy thịt sống,nên không thấy những làn mở. Khi họ đem ra là "sực" ngay, không có dịp "xem xét" hình dạng thịt bò Kobe ra sao. So sánh với thịt bò Kobe mà lần đầu tiên tôi được ăn với lần nầy ở Kobe, sao thịt bò kỳ nầy ngon quá, có phải vì tôi đang ở Kobe, có phải vì tôi được ăn "hon mono", the real one? Tôi không biết, hay tại vì tôi đang chung vui với bạn bè. Cám ơn Viên, cám ơn Tín, cám ơn Holly.

blank

Sáng ngày 27 tháng 11, khi tôi bước vào phòng ăn sáng ở Sheraton, tôi hỏi anh supervisor làm việc ở Sheraton giúp cho ăn Japanese breakfast cho đúng cách. Vì thường, thì tôi lấy một chén cơm, 1 chén miso, 1 cái trứng, 1,2 miếng cá, vài miếng tsukemono, bỏ vào dĩa. Ở đây, anh chỉ cho tôi chọn 3, 4 cái chum nhỏ, 1 cái dĩa lớn, xong, chọn món ăn cho vào mấy cái chum nhỏ (bây giờ thì tôi quên.. mất rồi. Tiếc quá, sáng hôm đó không có đem camera theo. Anh lấy cho tôi 1 chén cơm, 1 chén miso, 1 cái trứng, 1 hợp natto (bỏ vào đó 1 chút mustard, 1 chút dầu + soyu). Natto là món tôi hơi.. ngần ngại ăn lúc còn đi học ở Nhật, nhưng hôm đó, tôi làm tàng, ăn luôn. Mà lạ nhĩ, thấy nó ngon quá, hay là natto ngày nay làm khác natto ngày xưa. Tôi cũng tự hỏi tôi và dĩ nhiên, tôi không có câu trả lời. Khi tôi về bàn ăn, anh đến hỏi tôi ăn được không? Tôi nói ngon lắm. Anh cho tôi business card của anh. Lúc đó tôi mới biết anh là người Malaysia. Mặc dù tôi hơi nghi anh không phải là người Nhật vì anh hơi đen. Tên anh là Muhammad Dzaki Bin Hassim, Chef Garden Cafe. Anh nói tiếng Nhật lưu loát như người Nhật. Anh hỏi tôi, hôm nay tôi đi chơi ở đâu. Tôi nói đi Okayama. Anh bảo tôi ăn thêm cho phần trưa đi. Tôi bèn làm thêm một tô cereal, và crossant. Tới giờ lên phòng để check out. Tôi trả tiền và cám ơn Hassim. Anh chạy theo đưa cho tôi 1 nylon bag trong đó có vài crossant, vài trái cam, ổ bánh mì baguette (small), và butter. Anh bảo đem theo trên đường đi chơi. Khi tôi check out, anh chàng Akimoto ở front desk bảo tôi gởi 2 luggage ở Sheraton họ giữ cho. Tôi mừng quá, gởi liền. Dân Kobe tử tế như vậy thì làm sao tôi không mến Kobe được. Oki ni Kobe.

blank

Xe bus khởi hành hơi trể vì hành lý hơi... nhiều, và chỗ ngồi hơi bị.. thiếu, vì số người đông hơn trong list. Nhưng đâu cũng vào đó. Anh tài xế tên Yamamoto, còn cô "gai đồ" tên Odaguchi. Trên đường đi, cô giới thiệu về Kobe, về Rokko. Tòng và tôi thay phiên nhau dịch lại.

Chặng đầu tiên là chúng tôi ghé Akashi để tập làm "Takoyaki". Ai nấy háo hức, đánh trứng, bỏ tako vào, rồi đỗ lên khuôn. Cái khó là làm sao vít lên để cho mặt sau vào khuôn mà khi bị nát. Hình như Sơn Oanh làm giỏi nhất. Rất tiếc là các anh chị mới ăn sáng xong, nên rất nhiều anh chị bỏ lại, không ăn hết takoyaki mà mình làm. Riêng tôi, nếu mình không ăn, thấy tội nghiệp họ quá, nên sực ráo.

blank

Trên đường đi Okayama, xe ngừng ở Tatsuno. Tôi nhớ đến thầy Sekiguchi của tôi. Ông quê ở đây. Năm đầu tiên ở đại học, khi xuân về tết đến, ông mời tôi đến nhà ông ăn tết. Ông kêu bà vợ ông và đứa con gái ra chào. Năm 2004, khi tôi về thăm lại Himeji, ông có nhắn thầy shido sensei của tôi là Komatsu sensei, liên lạc với ông. Đêm đó tôi nhậu với mấy đứa bạn, về khuya quá, nên không gọi điện thoại cho ông. Hôm sau, phải về lại Osaka sớm để cùng các anh chị Bắc Cali đi Tokyo, nên không có dịp liên lạc với Sekiguchi sensei. Ít lâu sau, nghe tin thầy qua đời. Tôi ân hận mãi cho đến ngày hôm nay. Tatsuno cũng là quê hương của ông Miki Rofu, người sáng tác bản nhạc "Akatombo" mà ai trong chúng ta cũng biết.

blank

Korakoen, Okayama, 1 trong ba Japanese Garden nổi tiếng nhất của Nhật Bản, còn hai cái kia là Kenrokuen ở Kanazawa, Ishikawa-ken và Kairakuen ở Mito, Ibaraki-ken. Okayama castle nằm kế bên Korakuen va` có hai đám cưới khi exryu thăm viếng. Nên có vài exryu đã chụp được cô dâu và chú rễ.

blank


blank


Rời Okayama city, chúng tôi lên đường đi Kurashiki, nơi có những building với tường trắng, ngói đen, nơi là nhà kho dưới thời Edo. Những con đường ở Kurashiki được còn giữ lại với những ngọn đèn thắp ban đêm như thời Minh Trị Thiên Hoàng. Đêm hôm đó, các exryu rũ nhau đi ăn "Hishio Ramen". Tiệm thì nhỏ, có thể chứa khoảng 10 người, mà exryu đến khoảng 20, nên một nhóm đứng phía sau "dòm miệng" mấy người ngồi ghế ăn phía trước, còn một số khác phải đi kiếm tiệm khác hay lang thang đi chụp ảnh, xong rồi trở lại như tôi. Tiệm nầy đặc biệt là ramen cá, đặc biệt của "Shoudojima" (小豆島) nằm ở Seto Naikai. Trực-san là người đớp 3 tô. Tôi cũng làm thử 1 tô, ăn cho biết. Nhìn qua, nhìn lại, định mời Cảnh Hân 5 tô, nhưng không biết chạy trốn đâu mất.

blank


blank


blank


blank


blank


blank


Sáng hôm sau, thức dậy ra "Family Mart" đã thấy exryu nghẹt trong đó để mua... "Curry Ramen" (cup) ăn sáng. Mà "Curry Ramen" ngon thiệt. Ở "Family Mart" hay 1 cái là mình mua ramen cup xong, ở chỗ cashier có bình nước sôi, chế nước sôi xong rồi, họ tape lại để khỏi đỗ ra ngoài. Đem về phòng ăn sáng thoải mái. Tòng, Lữ Hùng và tôi, 3 đứa làm 4 cup (không biết ai ăn 2 cup?).

Xe bus lên đường vào đường cao tốc Chugoku Kosokudoro đi thăm cầu "Kintaikyo" ở Iwakuni, Yamaguchi-ken. Điều mà tôi ngạc nhiên là dưới chân cầu có một cây liễu với một tấm bảng tên là "Ganryu Yukari No Yanagi", ghi lại, là theo tiểu thuyết của Yoshikawa Eiji, Sasaki Kojiro được sanh ra ở Iwakuni, người nổi tiếng với kiếm pháp "Tsubame Gaeshi" or"Turning Swallow Cut" (ông có thể giết một con chim én bay qua bằng chiếc kiếm dài của ông, long katana, a blade-length of over 90 cm (2 feet, 11.5 inches), người đã thư hùng với Miyamoto Musashi ở Ganryu-jima (giữa Shimonoseki và Kokura (Kyushu). Nơi đây, tại cây liễu nầy, ông rèn luyện kiếm pháp "Tsubame Gaeshi”.

blank


blank


blank


blank


Rời Iwakuni, chúng tôi lên đường đi Miyajima, Hiroshima. Miyajima hay Itsukushima vì có Itsukushima jinja. Miyajima là một trong ba nơi cảnh đẹp nhất nước Nhật gọi là Nihon-sankei. Theo lịch sử, Miyajima là nơi thánh địa của Shinto. Thuở xưa phái nữ không được vào Miyajima, và những người sắp chết phải dời đi nơi khác. Theo cô guide, các mộ phần cũng không được phép xây cất ở Miyajima, mà phải làm ở 1 thành phố kế bên (quên mất tên rồi?). Itsukushima-jinja có lẽ được khởi công xây cất từ thế kỷ thứ 6, nhưng bị phá hủy nhiều lần bởi chiến tranh. Itsukushima-jinja hiện nay, là được xây cất lại giữa thế kỷ thứ 16 theo design (thế kỷ thứ 12) đã được Taira No Kiyomori, 1 lãnh chúa/samurai cuối thời đại Heian, chấp nhận và giúp đỡ tài chánh. Cũng theo cô guide, NHK sắp sữa cho ra taiga drama tên là "Taira No Kiyomori" nói về ông nầy. Ở đây người ta cũng thấy nhiều con nai đi "thảnh thơi" vì theo shinto, nai là sứ giả của Gods.

blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


blank


Đêm nay, chúng tôi ngũ ở Hiroshima Hokke Hotel. Hotel năm ngay trung tâm thành phố, gần 1 công viên trang hoàng Christmas thật đẹp.Trời vào đêm, đẹp quá. Khoảng gần 30 người rũ nhau đi ăn, nhưng khi đi qua công viên, ai cũng bận chụp hình Christmas ở đây, lạc hết. Group tôi thì có được 9 người. Đi bộ xuống downtown, lấy Sogo depato làm tiêu chuẩn. Vô mấy tiệm soba, thì thấy lạ quá, mỗi người ngồi quay mặt vô một cái cửa sổ nhỏ, giống như chuồng chim, nhà hàng bưng tô ramen ra, mình ăn và nhìn qua cửa sổ. Không có bàn ngồi chung. Nếu 9 exryu vô, là 9 người sẽ phải quay mặt vào 9 cửa sổ. Chúng tôi tìm một tiệm khác. Lần nầy Khải-san trổ tài, hỏi được 1 cô, ở đây tiệm ramen nào ngon nhất. Cô cũng không rành, dẩn một đám đi hỏi người khác, rồi đi bộ, băng qua đường,hỏi như vậy khoảng 3 lần, mới tìm ra tiệm ramen nổi tiếng đó. Chúng tôi mời cô ở lại ăn ramen với chúng tôi, nhưng cô nói là cô phải đi làm. Cô từ giả và chạy đi, sợ trể giờ làm. Cô không nói được tiếng anh, nhưng sao mà tử tế và hiếu khách vô cùng. Làm chúng tôi rất cảm động. Tôi cũng nghe một vài thân hữu cũng có những câu chuyện tương tự. Người Nhật đã hoàn toàn chiếm lấy lòng chúng tôi.

blank


blank


blank


blank


blank


blank

Sáng ngày 29 tháng 11, chúng tôi đi thăm "Heiwa Koen" (Peace Memorial Park). Ở đây, chúng tôi có gặp một nhóm HS students đi field trip. Họ đến từ Iwate, một tỉnh trong vùng Tohoku, nơi đã bị động đất và tsunami tàn phá 2 năm trước. Họ làm lễ cầu nguyện tập thể. Được hỏi lý do tại sao họ chọn Hiroshima là nơi thăm viếng, 1 vị giáo sư trả lời là "để không bao giờ quên những người đã chết, và cũng không quên cầu nguyện cho hòa bình thế giới". Khi quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8, 1945, lúc 8:15 AM, đã có 124,000 người chết.

blank


blank


blank


blank


blank


blank

Sau đó chúng tôi đi đến một restaurant để học làm "Okonomiyaki", món đặc sản của Hiroshima. Ông master dạy chúng tôi rất dể thương. Người xuất sắc nhất là Tòng-san. Chúng tôi tự làm, và dùng cơm trưa món mình làm. Người ăn ít nhất là chị Hòa, bà xã Trực, vì tôi thấy chị "len lén" thả thức ăn cho ông Dương-sama, mà hồi nảy khi làm thức ăn, chị "dành" đồ ăn với tôi.

blank

Sau khi thăm viếng "Heiwa Koen", chúng tôi giả từ Hiroshima đi thăm "Shizutani Gakko". Đây là 1 trường học, nói nôm na theo tiếng Việt, là trường bình dân giáo dục, được xây cất vào khoảng năm 1666 bởi lãnh chúa Ikeda Mistumasa của xứ Bizen (nay là 1 phần của Okayama) cho các thành phần như nông dân, thương nhân, giai cấp thấp trong xã hội bấy giờ. "Shizutani" có nghĩa là một thung lũng im lặng/ bình an. Người Nhật tự hào đây là trường học bình dân giáo dục xưa nhất của thế giới.

Trời đã về chiều, chúng tôi vội vã lên xe bus đi về "Yu no Onsen". Đêm nay chúng tôi sẽ được đi onsen. Vừa check in xong, Tòng, Lữ Hùng và tôi, vội thay đồ ra, mặc yukata, và đi xuống phòng tắm. Sau khi tắm shower xong cho sạch, chúng tôi đi vào onsen, ngâm người vào. Một cảm giác dể chịu, và một kỷ niệm nào trong tiềm thức như vọng về, những ngày cầm thao, xà bông, khăn, đi tắm sento, trong cái lạnh của mùa đông. Cái cảm giác ấm áp sau khi ngâm mình vào nước nóng của ngày xưa,sao làm tôi nhớ hoài như một vết chàm ăn sâu vào da thịt. Đêm hôm nay, tôi được đi về với kỷ niệm đó. Nó đơn sơ như thế, một chiếc ghế ngồi tắm, một cái thao, một cái khăn nhỏ, mà là một kho tàng kỷ niệm của tôi. Sau khi tắm onsen xong, chúng tôi dùng cơm tối tập thể. Ai cũng xúng xính trong cái áo yukata, tôi thấy vài chị đỗ sake cho các anh như các nàng geisha, như chị Dung cho anh Sanh, chị Nga cho anh Bích. Shiawase da na !!

Ăn xong, tôi đi xuống lobby cho window shopping. Đột nhiên, tôi thấy có một bức tranh vẽ Miyamoto Mushashi và Otsu. Tôi tưởng mình lầm, nhưng rõ thật đây là bức tranh nói về nàng Otsu đợi Mushashi 3 năm trên cầu "Hanada Hashi". Câu chuyện mà tôi kể cho các anh nghe trên xe bus ngày hôm qua. Sao trùng hợp quá. Sao hay quá. Tôi hỏi cô guide, thì cô nói Miyamoto Mushashi được sanh ra ở chốn nầy. Nhìn Otsu trong tranh thật đẹp, và thật lãng mạn. Tôi đọc hàng chữ viết như sau :" Khánh Trường 9-nen (1604)" "Himeji, Hanada Hashi no wakare". Thì ra, bức tranh nầy vẽ lại cuộc chia ly giữa Otsu và Mushashi. Sau khi Mushashi bị sư Takuan bắt nhốt ở Himeji castle, vị sư đã dạy Mushashi về Phật Học và đạo làm người. Mấy năm sau, vị sư cho Mushashi xuống núi. Trước khi rời thành Himeji, Mushashi có hỏi vị sư cho gặp Otsu, nhưng vị sư nói nếu có duyên thì sẽ có ngày gặp lại Otsu. Khi Otsu nghe Mushashi được thả, nàng đi tìm Mushashi. Hai người gặp nhau trên cầu Hanada, tưởng như châu về hợp phố, Otsu xin được đi theo Mushashi dù cho đến chân trời góc biển. Otsu đã mòn mõi đợi chờ ba năm qua. Nhưng Mushashi cảm thấy mình chưa hoàn tất công danh, sự nghiệp, giả từ Otsu trên cầu Hanada. Tôi rất thích đọc sử Nhật Bản vì có lẽ nhờ NHK cho lên những "taiga drama", từ Takeda Shingen (một phần tôi học ở Yamanashi Daigaku. Ngày xưa Yamanashi gọi là "Kai No Kuni". Quê hương và là xứ sở của Takeda Shingen), đến Saigo Takamori (The Last Samurai, thời Minh Trị Duy Tân), và bây giờ là "Miyamoto Mushashi" (ông "bị nhốt" ở Himeji-castle 3 năm, còn tôi thì "bị nhốt" ở Himeji Kodai 4 năm). Miyamoto Mushashi là một kiếm sĩ trong lịch sử nước Nhật. Ông nổi tiếng với lối dùng 2 kiếm cùng một lúc. Cùng thời với ông có một người khác cũng rất nổi tiếng tên là Sasaki Kojiro (nói ở trên, xem phần đi Iwakuni) với kiểm pháp gọi là "Tsubame Gaeshi" (Turning Swallow Cut). Ông đã cùng Sasaki Kojiro đấu một trận để đời trong lịch sử nước Nhật vào thời Chiến Quốc ở Ganryujima (hòn đảo nhỏ ở giữa Shimonoseki (Yamaguchi-ken) và Kokura (Kyushu). Ông không những là kiếm sĩ, mà còn là một triết gia, họa sĩ. Ông có viết một quyển sách rất nổi tiếng mà còn tồn tại đến ngày hôm nay, the Book of Five Rings (五輪の書 Go Rin No Sho), nói về chiến lược, chiến thuật va` triết lý.

blank

Tôi cảm thấy mình may mắn được đi thăm và biết quê hương của hai nhân vật lịch sử của nước Nhật trong kỳ đi tour NCA, được thấy bức tranh thật đẹp nói về mối tình thật lãng mạn của nàng Otsu trên cầu Hanada. Sao ngày xưa đi học ở Himeji, tôi không đọc sử Nhật Bản để đi tìm Hanada Hashi.

Xe bus trên đường về Kobe, ghé qua Himeji castle, nơi Miyamoto Mushashi bị giữ trong đó 3 năm. Himeji cũng là nơi mà phim "The Last Samurai" được quay ở đó. Rất tiếc Himeji -jo đang sữa chữa (renovation), nên không thấy được cảnh hùng vĩ của nó. Himeji-jo cũng còn được gọi là "Shirasagi-jo" (White Heron castle), vì nó được sơn màu trắng và như con chim đang xòe cánh ra bay.

blank


blank

Sau cùng chúng tôi ghé đến thăm một chùa cũng gần Himeji. Chùa có tên gọi là "Nenbutsushu". Chùa mới thành lập khoảng 10 năm nay. Chùa nằm trong một vùng bao quang bởi đồi núi. Chùa rất vĩ đại và rộng trên 180 hec. Muốn vào chùa, Tòng đã phải xin phép trước. Lý do khi được hỏi sau khi chúng tôi vào chùa, họ trả lời là họ không muốn người ta vào đây coi như là cảnh để chụp hình, thay vì lễ Phật. Họ cũng không muốn quấy động cảnh trang nghiêm và sạch sẽ của chùa. Mà chùa sạch thật, không một cọng rát. Khi chúng tôi đến, có một vị sư nói được tiếng anh, hướng dẩn và giải thích cho chúng tôi. Tôi thích nhất là tiếng chuông, tiếng đại hồng chung, vang lên, và ngân vọng tiếng thanh cao trong cảnh núi đồi tịch mịch.Tâm hồn mình như quyện vào không gian và nghe lòng đầy thanh thảng.

blank


blank


blank


Về đến Kobe, trời đã sụp tối. Chúng tôi sữa soạn đến quán Mekong của Tòng. Tòng-san khoản đãi các anh chị exryu đêm nay. Nhớ tiếng hoạt náo của Tấn, của Lữ Hùng. Tấn vui tánh, hát tiếng Việt, tiếng Nhật rất hay và diểu thì.. cười bể bụng. Có một chị ngồi phía trên xe bus, nói với tôi "ảnh làm tôi cười té... đái". Cám ơn Tấn, cám ơn Lữ Hùng. Oki ni.

Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.

Nguyễn Anh Tuấn (Exryu 69 - Yamnashi-dai)

Xem tiếp : Phần 2






09 Tháng Ba 2024(Xem: 2027)
Sau bao năm thăng trầm trong cuộc đời có nhiều mất mát có nhiều thay đổi nhưng tình yêu âm nhạc trong anh vẫn sống mãi. Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn ...
08 Tháng Ba 2024(Xem: 2640)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
24 Tháng Hai 2024(Xem: 3661)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1198)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2845)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
21 Tháng Bảy 2023(Xem: 3818)
Rủ nhau về lại "NGÔ QUYỀN" Gặp thầy, gặp bạn huyên thuyên nói cười "TRƯỜNG XƯA" in dấu trong tôi DIAMOND SEAFOOD đón mời thân thương
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5656)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 6491)
Bầu trời tháng Bảy đẹp như mơ Sinh Nhật 6 nàng tặng rổ…thơ HOÀI NIỆM, NGUYÊN NHUNG tài khó đoán TƯỞNG DUNG, PHƯƠNG THUÝ giỏi không ngờ!
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 5490)
Ai có quay về chốn cố hương Xa xôi cách trở mấy cung đường Hỏi giùm: "Người cũ còn nhung nhớ?" Đất khách bôn ba đời lữ thứ Quê người lận đận kiếp phong sương Nhắn hộ: "Tình xưa vẫn vấn vương"
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5787)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 6387)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6423)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 6800)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 6286)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
22 Tháng Giêng 2023(Xem: 10665)
vẽ trái tim tôi mầu đỏ nhạt, hay hồng… đã từ lâu, tôi nghĩ tim. chỉ để yêu thôi thỉnh thoảng. để giận hờn… nay. sao tim bối rối?*
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 7913)
Đang vào những ngày đầu năm Dương lịch và tiếp đến sẽ là một cái Tết cổ truyền thiêng liêng rộn rã... . Xin có vài dòng ghi lại buổi họp mặt “ Cựu học sinh Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa “
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6318)
World Cup 2022 khép lại với trận chung kết có nước mắt nhiều hơn nụ cười, chỉ có 45 triệu người (Argentina) vui, mà có đến 65 triệu người (Pháp) buồn.
17 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 7477)
Suốt cả cuộc đời Voi hoạt bát chỉ chuyên tâm tu học, hết lòng phụng sự Thiên Chúa và luôn Giúp ích cho đời. Tưởng chừng gieo nhiều hạt tốt sẽ gặt lắm quả lành,
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6282)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
01 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 7266)
Một cuốn sách, đọc, sẽ làm phấn khởi một số rất lớn người trong chúng ta, vì qua những gì đọc được. Cuối cùng cái chiến thắng trông chờ lâu nay, sẽ chắc chắn hiện hình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 7233)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
01 Tháng Chín 2022(Xem: 16922)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 2022(Xem: 8011)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
29 Tháng Bảy 2022(Xem: 8083)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
28 Tháng Sáu 2022(Xem: 10526)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!