Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - TỪ CẦM PHẤN VIẾT BẢNG ĐẾN CẦM BÚT VIẾT VĂN

02 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 25465)
GS. Nguyễn Văn Lục - TỪ CẦM PHẤN VIẾT BẢNG ĐẾN CẦM BÚT VIẾT VĂN

Từ cầm phấn viết bảng đến cầm bút viết văn –

Kinh nghiệm cầm bút

 

27_1_tucamphan-thay_nvluc--large-content

GS Nguyễn Văn Lục


Cách đây khoảng trên mười năm, tôi có viết một bài về giới y sĩ cầm bút, đăng trong một tập san y sĩ. Bài viết đưa ra nhận định không mấy lạc quan về giới cầm bút trong y giới. Đặc biệt có đề cập đến giáo sư Trần Ngọc Ninh - một trí thức hàng đầu trong y giới và có thể trong cả văn giới - về khả năng viết nhiều, đa dạng trải dài trong nhiều lãnh vực của ông. Tôi có cho rằng giáo sư Trần Ngọc Ninh tham bác nhiều lãnh vực quá sẽ loãng, sẽ khó nắm bắt hế; sau này không biết xếp ông vào loại nào - nhà văn, nhà khảo cứu, nhà Phật học hay nhà ngôn ngữ học?

Tôi được nghe kể lại về ông khi còn là sinh viên nội trú, ông đã đọc hết sách về nội trú, khi làm giáo sư thì cũng vậy. Ông bèn quay sang giải phẫu tiểu nhi, trở thành một trong những người đi tiên phong ở Việt Nam trong lãnh vực này. Nhưng biết hết rồi thì chán quá, phải đi tìm cái khác, ông bèn nhảy sang lãnh vực văn học, triết học, Phật học, xã hội học, phê bình Kiều và nhất là trong lãnh vực ngôn ngữ học. Hình như ở trong lãnh vực nào, ông cũng muốn là người khai phá, trổi bật! Dù tuổi đã chín muồi. Khát vọng đọc cũng không nguôi. Ông có thể bỏ ra hai tiếng đồng hồ qua điện thoại nói về một đề tài ông thích thú!

Dù là những nhận xét nhẹ nhàng, tôi cũng có mặc cảm có lỗi của một người cầm bút đối với một bậc tiền bối! Phải chăng đó là sự trót dại của “tuổi trẻ” hay sự háo thắng của người cầm bút?

Nhưng đằng khác lại nghĩ rằng cầm bút mà thiếu lòng tự hào thì thà buông bút! Kinh nghiệm như thế để nhớ đừng chê ai viết dở. “Văn mình, vợ người”, các cụ thường dạy như thế ! Tự hào là đặc sủng của một người cầm bút.

Tôi còn có “trót dại” nữa khi nhận xét thêm rằng có sự nghèo nàn và hiếm hoi trong giới y sĩ khi đi vào văn học bằng cửa chính. Ít có nhà văn, nhà khảo cứu nào trong y giới đáng nể!

Điểm mặt thế hệ cựu trào thì có một số bác sĩ cầm bút như các bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đình Cát, Nguyễn Trần Huân. Tiếp theo có các bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Văn Ba. Tính cách nghiệp dư nơi họ khá rõ.

Đến lượt các bác sĩ như Nguyễn Hữu Phiếm, Nguyễn Tuấn Phát, Trần Ngọc Ninh, Trần Long Hồ, Trang Châu, Ngô Thế Vinh thì đã chuyên sâu hơn và bước hẳn vào mảnh đất văn học.

Sau này, sau 1975, ở hải ngoại thì nở rộ có nhiều người viết theo tình hình chung của văn học hải ngoại. Chúng ta có các bác sĩ như Trần Văn Tích, Lê Văn Lân, Hồ Văn Châm, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Hữu Trác, Huỳnh Hữu Cửu, Hoàng Văn Đức, Thân Trọng An, Trần Mộng Lâm v.v…

Nhưng nhận xét làm nhiều người cảm thấy khó chịu khi tôi có sự so sánh một cách “ấn tượng” là: Xem ra việc cầm phấn viết bảng chuyển sang cầm bút vẫn dễ hơn từ cầm ống nghe hay dao kéo sang cầm bút.

Chính tôi cũng không lý giải được minh bạch là tại sao người cầm phấn viết bảng - nghĩa là giới nhà giáo - khi chuyển sang cầm ngòi bút vẫn có sự chuyển nghiệp tương đối không mấy khó khăn và thành công hơn?

Tuy là một nhận xét trung thực dựa trên sự thực nhưng cũng đã làm một vài vị Tu bíp ngứa ngáy khó chịu viết bài phản bác trong số báo y sĩ kế tiếp. Tôi đọc và chỉ cười. Chỉ có một điều tôi khá ân hận như đã nói ở trên là việc phê phán giáo sư Ninh mà đáng nhẽ tôi không nên viết như thế. Sau này, có dịp gặp gỡ và điện thoại trao đổi với ông nhiều lần, ông không hề nhắc nhở và để tâm đến bài viết ấy. Phải chăng đó cũng là sự cao ngạo quen thuộc của giới cầm bút!

Trở lại chủ đề của bài viết này là: Từ cầm phấn viết bảng sang cầm bút viết văn. Câu hỏi đặt ra là tại sao có nhiều người từ bục giảng trở thành nhà phê bình, nhà văn, nhà nghiên cứu?

Hiện tượng xã hội văn học đó hình như không phổ biến nơi các nước tiên tiến như Pháp, Anh, Mỹ. Nhà văn, nhà báo Mỹ rất chuyên nghiệp và là một ngành nghề mà sự chọn lựa không đến từ ngành giáo dục? Các nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu các nước Tây Phương là những người sinh ra để làm nhà văn ngay từ đầu. Họa chăng có những trường hợp họ là nhà báo sau này trở thành những người viết sử như rất nhiều nhà báo đã có mặt trong chiến tranh Việt Nam viết sách như Stanley Karnov, Bernard Fall, Jean Larteguy. Hoặc họ là giáo sư đại học chuyên môn về sử, chính trị như Arthur J. Dommen, Seth Jacop, Sergei Blagov v.v…

Về phía miền Nam, mặc dầu không có thống kê và cũng chẳng có ai rách việc ngồi đếm xem có bao nhiêu người đứng trên bục giảng đồng thời là người cầm bút. Nhưng tôi có thể chắc một điều là đa số người cầm bút xuất thân từ môi trường giáo dục - kể cả trung học và đại học. Điều này chỉ đúng ở miền Nam từ 1955-1975 mà không đúng ở các giai đoạn trước đó.

Thật vậy, nhìn lại giai đoạn tiền chiến thì lại khác hẳn. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Thạch Lam, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Tú Mỡ, Văn Cao, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nam Cao, Nguyên Hồng, Huy Cận, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Bính, Trần Tiêu, Tô Hoài đều là những nhà văn, nhà báo, nhà phê bình chuyên nghiệp. Họ chọn đi vào viết văn, làm thơ, làm báo với tính cách chuyên nghiệp- nghĩa là sống bằng ngòi bút. Vì thế khi viết về dòng văn học này, tôi đã không ngần ngại gọi là văn học thế hệ 1932-1945 là thế hệ tiểu thuyết.

Tình hình sinh hoạt trong Nam khác hẳn giai đoạn đi trước nó. Nó có đặc trưng nổi bật như một hiện tượng xã hội văn học là người cầm phấn rồi cầm bút phần đông sống bằng đồng lương dạy học, hay công chức mà viết chỉ là nghề tay trái có tính cách “nghiệp dư”.

Tất cả những vị có tên dưới đây đều sống bằng nghề dạy học và không mấy ai có thể sống bằng nghề cầm bút. Phải chăng lý do tài chánh cắt nghĩa được phần nào hiện tượng cầm phấn và cầm bút cùng một lúc? Nó phơi bày ra phần nào tính cách khắc nghiệt của nghiệp cầm bút trước 1975 và bây giờ ở hải ngoại?

Khi người cầm bút không thể tự nuôi sống mình bằng ngòi bút thì hãy khoan nói tới một nền văn học hay một mảng văn học! Những mơ ước của người cầm bút trong tình trạng hiện nay ở hải ngoại là mơ ước hão huyền chỉ cho thấy hiện tượng lão hóa trong giới nhà văn, lão hóa đề tài chẳng khác gì như dòng suối khô cạn trong sinh hoạt văn hóa, văn học, báo chí hiện nay. Nó bày ra cảnh nhu cầu của một số người viết thì có, nhưng nhu cầu người đọc không có. Viết cho ai là một câu hỏi gay gắt đối với người cầm bút bây giờ. Sinh hoạt văn học như những căn phố đìu hiu hay như buổi chợ chiều miền quê một thuở nào!!

Văn học miền Nam trước 1975 sở dĩ tồn tại và phát triển được là nghề cầm phấn hay nghề cạo giấy nuôi nghề cầm bút như anh què cõng anh mù tựa nhau mà sống. Đó là một nền văn học “khuyết tật” trong đó mối tương tác chênh lệch giữa người đọc, người viết, nhu cầu đọc viết và thị trường sách vở.

Mặc dầu vậy, nghĩ lại thời điểm trước 1975, nó cũng không khỏi làm chúng ta đã một thời cảm thấy hãnh diện vì xem ra nó vẫn phong phú, đa đạng, trù phú, sinh động, tươi mát, phủ bóng mát của những giây phút thoải mái và tự do.

Đó là một nền văn học đủ lý lẽ để đáng tồn tại và đem lại món ăn tinh thần cho dân miền Nam. Công ấy, bất đắc dĩ, ngoài ý muốn phải dành cho những ai đã từng đứng trên bục giảng.

Họ là yếu tố tác thành dòng chảy văn học miền Nam trong suốt gần 20 năm. Họ chẳng những là những ngôn sứ đi rao giảng hạt giống giáo dục nhân bản, tự do và khai phóng cho toàn miền Nam họ mà còn là thày dạy của nhiều thế hệ bằng ngòi bút của họ.

Họ là những ai, kể ra sao hết! Hãy kể tên một số vị tiêu biểu như một lời tri ân.

Tỉ như các cụ Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Nguyễn Đăng Thục, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Lý, Võ Hồng, Nguyễn Duy Cần, Cung Giữ Nguyên, Vũ Hoàng Chương, Vũ Ký, Phan Khoang, Phạm Hoàng Hộ, Trần Văn Khê, Tăng Xuân An. Tuyền những “đỉnh cao trí tuệ”, có chỗ ngồi trên chiếu văn học! Giới tu bíp ở trên không sánh kịp!

Dưới thì có các cụ trẻ hơn như Nguyên Sa Trần Bích Lan, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Nam Châu, Vũ Khắc Khoan, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định, Lê Thành Trị, Lê Huy Oanh, Trần Văn Toàn, Nguyễn Khắc Hoạch, Hoàng Khắc Thành, Võ Thu Tịnh, Thanh Lãng, Lê Hữu Mục, Bửu Cầm, Phạm Văn Diêu, Thái Văn Kiểm, Võ Long Tê, Trương Bá Cần, Đỗ Trọng Huề, Phạm Cao Dương, Nguyễn Sỹ Tế, Lê Huy Oanh, Doãn Quốc Sỹ , Nguyễn Ngọc Lan, Đặng Phương Nghi v.v… Đây là những nhà giáo, nhà trí thức, nhà phê bình, nhà lý luận, nhà sử tiêu biểu, sinh động và có tầm ảnh hưởng nhất định trên sinh hoạt văn học của dân đô thị miền Nam.

Tiếp nối họ là những người đàn em, trẻ hơn một chút và nghiêng hẳn về phạm vi văn học!

Và nay, đâu đây có thêm tiếng the thé âm sắc phụ nữ chen vào tiếng ồ ồ của đám đàn ông! Đó là những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sư như Nguyễn Mộng Giác, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Trọng Văn, Lê Thanh Hoàng Dân, Nguyễn Nhã, Quách Thanh Tâm, Nguyễn Khắc Ngữ, Trương Bá Phát, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Văn Xuân, Trần Đăng Đại, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Phú Minh, Nguyễn Khắc Cung v.v…

Xét ở bình diện của một lớp sinh viên Triết mà tôi theo học. Anh em cũng đếm ra được có bảy người trên tổng số 30 người có đeo theo bên mình nghiệp cầm bút. Tỉ lệ 25% là một tỉ lệ lớn lắm. Phần tôi ráng chen chân vào trong số đó. Nhưng như bất cứ chuyện gì trong đời sống, tiền là yếu tố quyết định. Nợ cơm áo trả cho xong rồi mới đến nợ nhà, nợ văn chương chữ nghĩa.

Từ người đứng trên bục giảng như một người thày đến việc cầm bút. Niềm hãnh diện ngang nhau.

Tôi nghiệm ra rằng ngoài chút năng khiếu viết, người cầm bút phải đọc rất nhiều. Vốn đọc đi đôi với vốn viết. Không thể có thiên tài nếu không có tiền bối.

Điều thứ hai tối quan trọng, nếu không tôn trọng sự thật và đi tìm và bảo vệ sự thật thì tốt hơn hết không nên cầm bút. Trong cái nguyên tắc trên, mỗi người cầm bút có những “trăn trở” riêng. Nhu cầu viết của tôi có một “ám ảnh bệnh hoạn” là viết lại, sửa lưng những cái gì người ta viết sai hoặc cố tình ác ý viết sai.

Trở lại vai trò của người cầm bút trong giai đoạn này thì nét đặc trưng của họ là tinh thần dân tộc trong những nhức nhối của cuộc chiến, nhưng cũng không thiếu nét khai phá và tìm tòi. Từ nay văn học đã nay đã đổi mầu. Nó không còn là mầu hồng, nhưng có bi kịch suy nghĩ, có dấn thân, có khắc khoải.

Cường độ chiến tranh gia tăng thì văn học đổi theo. Vai trò các nhà giáo trong vai trò nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu xem ra không thích ứng kịp với khủng hoảng chính trị quân sự đang xảy ra từng ngày. Vai trò nhà giáo-nhà văn dần lu mờ.

Thay vào đó là lớp trẻ, sinh viên - không tên tuổi, không thành tích, ngay cả không giỏi nghề viết lách - xuất hiện. Họ làm thơ viết văn không phải để giải trí – Mà họ coi văn học như thứ văn nghệ đen, nói lên tiếng nói bất lực, chán nản, mệt mỏi và mất hy vọng. Đó là giai đoạn chót của cuộc chiến trước 1975.

Viết phác họa lại một vài nét của nhà giáo cầm phấn trên bục giảng và rồi cầm bút viết văn, người viết bài này thấy rằng đó vẫn là những vai trò cao quý nhất mà một xã hội cần phải có ở thời điểm 20 năm miền Nam và cả bây giờ.

 27_2_tucamphanviet-thaynvl-large

Thầy Cô và ChsNQ tham dự buổi ra mắt sách của Thầy NVL tại Cali tháng 8, 2010

 

 

04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54725)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105644)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125887)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125708)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125111)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112143)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62832)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43569)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121606)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47742)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124590)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125010)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122926)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120198)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124889)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64347)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135120)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48816)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117030)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118655)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116155)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124452)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281403)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112389)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57873)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
22 Tháng Mười 2010(Xem: 112475)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu