Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - NHÁNH CÂY LIÊM SỈ

06 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 152151)
Huỳnh Văn Huê - NHÁNH CÂY LIÊM SỈ

 

 NHÁNH CÂY LIÊM SỈ

 

 sa_bo_che-large-content

 Cái tin Dì Hai Sang qua đời không làm cho ai trong cái xóm nhỏ này ngạc nhiên. Dì sống đã qua tuổi tám mươi, lại không nghe lời bác sĩ chuyển từ ăn uống chay lạt sang “ăn mặn” như mọi người cho cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn… . Nghe đâu tuy đã yếu nhiều, nhưng Dì vẫn nhất mực không chịu ăn mặn dù rằng ai cũng biết Dì vốn không phải là một bậc xuất gia, tu hành.

 Theo lẽ thường tình, sau khi đến viếng thăm và phúng điếu xong, khách thân tình phải nên nán lại ngồi chuyện trò cùng tang quyến. Có người khách, trước kia cũng sinh ra và lớn lên nơi xóm nhỏ này, nay sinh sống nơi khác, giờ trở về phúng viếng. Nhìn chăm chăm vào tấm di ảnh của Dì Hai, một cụ bà hiền lành, gương mặt hơi gầy nhưng đầy phúc hậu. Khách chợt như quay trở về thuở nào, về cái thời thơ ấu đã trôi qua của chính mình… .

 * * *

 Ngày đó nơi xóm nhỏ này nhà cửa còn thưa thớt. Vì vậy đương nhiên cây xanh lẫn cỏ dại, rồi đến vườn tược gần như phủ kín khắp nơi. Vào một sáng sớm tinh mơ cuối năm, thật sớm đến mức còn thấy vài ngôi sao lấp lánh, như còn lưu luyến màn đêm xuất hiện trên bầu trời. Qua ánh đèn dầu leo lét, trong không khí âm u hòa quyện giữa bầu trời tối đen của ngày cuối tháng. H

Người ta thấy có hai đứa bé, đứa trai là anh, đứa nhỏ là em hãy còn học tiểu học, đứa lớn chỉ hơn em mình vài tuổi thôi. Hai đứa nhỏ làm gì vào cái giờ này? Cái thời khắc mà vào tuổi này tụi nó chỉ nên trùm mền ngủ thật kỹ? Chúng nó đi “mót” trái sa bô chê của vườn nhà Dì Hai Sang… .

 Mon men theo con đường nhỏ, uốn lượn theo bờ con sông , chúng nép sát vào nhau, một phần vì gió lạnh, một phần chắc chắn đúng hơn là… vì sợ. Khi ngang qua cây đọt sộp cổ thụ với những cành lá lòa xòa cùng những rể phụ lòng thòng phất phơ hay xoắn vào nhau tạo nên những hình thù kỳ dị. Ban ngày ban mặt đi ngang qua đây đã thấy rờn rợn, huống gì bây giờ trời còn tối đen… . Đứa nhỏ chợt như muốn rú lên, nắm chặc cánh tay anh nó khiến ngọn đèn chao đảo. Có mấy con dơi đen xì, no nê sau chuyến ăn đêm, hình như đập cánh nghe thật rõ (?) có con còn áp sát, lướt qua trên đầu nó! Cái không gian đông đặc, thời gian kéo dài như vô tận rồi cũng đi qua, chúng cũng đã lần mò đến được ranh vườn . Vào thời này thật yên ả thanh bình làm sao, vườn tược đầy ắp cây trái như vậy nhưng vườn Dì Hai tuyệt nhiên không cần rào giậu gì hết… . Vô trong vườn rồi bọn trẻ nhanh chóng bắt tay vào việc, đi một vòng qua các gốc cây sum suê những trái là trái. Nằm lăn lóc rải rác dưới gốc cây, những trái sa bô chê rơi rụng được mấy đứa nhỏ lượm hết cho ngay vào cái túi đệm. Có những trái đã chín tới ngon lành, nhưng phải chịu có mấy dấu răng dơi thật rõ. Rồi những trái rụng cũng hết… . Còn lại trên cành cây là những chùm trái lòa xòa, đu đưa ngang đầu tụi nhỏ như trêu như ghẹo. Hai đứa đưa mắt nhìn nhau dưới ánh đèn dầu vàng vọt, như muốn ngầm hỏi nhau một điều gì… . Rồi như cùng quyết tâm, chúng nắm chặt tay nhau, cùng quay vào hàng hiên trước nhà Dì Hai ngồi tránh gió cho đỡ lạnh. Đứa anh lên tiếng như để xóa tan một suy nghĩ không “tốt” vừa thoáng qua đầu:

Thôi mình vô đây ngồi chờ chút coi có trái nào rụng nữa không, bây giờ trời cũng còn sớm… .

 Tội nghiệp, hai đứa nhỏ gầy gò, tuy đã đỡ sợ bóng đêm, nhưng một lần nữa chúng lại nép sát vào nhau cho đỡ… lạnh! Vào mùa này trời đã hết mưa từ lâu, ban ngày chúng cũng đã bắt gặp trên đường những con trùn đất bò lên để rồi làm mồi cho không lũ gà cũng lũ kiến… . Người lớn trong xóm nói vậy là “mùa lạnh” đã về… .Trước nhà Dì Hai lại là mặt sông rộng, nên dù tuy có khoảng cách khá xa nhưng gió sông cũng góp thêm phần làm se sắt làn da bọn trẻ… . Trong mấy con gà ngủ đêm trên những cành sa bô chê thấp là đà gần mặt đất, con trống đầu đàn đã cất tiếng gáy đầu tiên để đón chào bình minh . Chân trời phía đông đã chớm rạng ánh hồng. Trời sắp sáng rồi.

 Trong nhà, sau lưng bọn trẻ chợt có tiếng mở cửa… . Dì Hai đã thức giấc, tay cầm cây đèn “hột vịt” – loại đèn dầu nhỏ khi xưa người ta “chong” suốt đêm cho đỡ… hao dầu – Dì Hai cất tiếng hỏi:

Mấy đứa làm gì thức dậy sớm quá vậy? – Chỉ hơi rụt rè chớ không hề ấp úng, đứa lớn trả lời:

Dạ, tụi con đi “mót” trái sa bô chê. – Vừa nghe nói lại vừa nhìn thấy cái giỏ đệm tụi nhỏ mang theo, Dì hiểu tất cả. Người đàn bà tốt bụng cất giọng cảm thương:

Mấy đứa còn nhỏ lo ở nhà… ngủ, thức dậy sớm làm chi rủi bệnh hoạn làm ba, má buồn. Để Dì đi lấy cho một mớ… . – Dì Hai quay vào trong nhà cũng là lúc người chồng xuất hiện. Nhìn bọn trẻ với ánh mắt nghi ngờ, ông ra lệnh tụi nó trút tất cả các thứ trong túi đệm ra!... . Những trái sa bô chê đủ cỡ còn dính đầy đất cát nằm lăn lóc, tuyệt nhiên không có trái nào trên cuống còn dính lấy một chút nhựa trắng, thứ nhựa này sẽ chứng tỏ đó là trái đã được mới hái từ trên cây, là thứ trái bị hái trộm!... .Lúc này Dì Hai đã quay ra trên tay còn cầm cái rổ nhỏ với một mớ trái sa bô chê ngon lành, nhìn thấy cảnh tượng Dì hiểu tất cả. Ôn tồn, hồn hậu Dì nói:

Dì cho hai đứa một mớ nè, bỏ hết vô túi đệm đi, trời cũng sáng rồi lo về để còn đi học.

Hai đứa nhỏ nhìn Dì ngần ngại chưa động tĩnh gì hết. Hiểu ý Dì thúc giục lần nữa. Lần này sau khi nhìn Dì bằng ánh mắt biết ơn và… cảm kích – chỉ duy nhất với Dì thôi – rồi chúng ngoan ngoãn vâng lời. Khi chúng đi khỏi khoảng sân vườn, Dì quay sang nhẹ nhàng nói với người chồng:

Ông biểu tụi nó trút ra làm chi, rủi tụi nó nhỏ dại, lỡ hái một hai trái trên cây thì tụi nó mắc cỡ tội nghiệp… .

 

 Lòng nhân hậu của Dì như thế đó, đơn sơ, bình dị nhưng thắm đẵm tình người. Dì vốn là con gái duy nhất của đôi vợ chồng có thể gọi là… phú nông, thuộc một trong mấy dòng họ tên tuổi có công khai phá vùng đất này. Cũng ít ai biết Dì học hết bậc tiểu học thời Pháp và có thể giao tiếp bằng tiếng Pháp với mọi người. Về sau này, tất cả con cái Dì đều từng bước lớn khôn vào sau những năm “lịch sử sang trang”, tất nhiên trong hoàn cảnh “khó khăn chung” như của tất cả mọi người. Dì thường tâm sự với chung quanh, các con của Dì tuy không làm ông này bà nọ, nhưng được cái tụi nó hiền lành, sống được nhờ vào đôi tay khối óc của mình chớ không như những người tự nhiên trở nên vô cùng giàu có nhờ vào công sức của… người khác !!!

* * *

 Vào một buổi sáng, cái thời khắc người già hay ra trước sân để đón nhận những tia nắng ấm … .Dì Hai đang đứng với đứa cháu nội bên một gốc sa bô chê, thoạt nhìn qua ai cũng thấy có một nhánh kém xanh tốt hơn các nhánh cây còn lại. Người khách đến thăm nhà vốn là… một trong hai cậu bé năm nào đã từng thắp đèn dầu đến cái sân này vào lúc chưa mờ sáng để mót trái rụng. Qua câu chuyện của hai bà cháu,không biết thế nào mà khách chưa vội ra về, nán lại đứng nghe. Dì Hai nhìn khách, cười cười rồi tiếp tục giảng giải cho đứa cháu về cây sa bô chê:

Con biết không, nhánh cây này đang tươi tốt mấy ngày trước, giờ trở thành vàng vọt như vầy là vì con bù-sè(*) nó ăn ruồng bên trong. – Dì Hai gọi cháu nội của mình cũng là con - Xong Dì quay sang khách mĩm cười hỏi thăm mấy lời về chuyện học hành ở Sài Gòn rồi tiếp tục bài “nói chuyện” dường như không chỉ riêng với cháu của Dì!

Nhưng cái nhánh cây này cũng… hay lắm. Sau khi chảy nhựa để “trị” con sâu không được, nó sẽ chịu… chết (cùng với con sâu quái ác). Nhánh cây sẽ gãy! Thà hy sinh phần nhánh này để cứu cả thảy thân cây. – Dì một lần nữa nhìn khách, cười nhè nhẹ một nụ cười… buồn:

Cái nhánh cây còn như thế! Nó biết… “từ chức” làm… nhánh cây để cứu cả thân cây! Còn ngoài đời có nhiều người quyền cao chức trọng, làm hư việc ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người khác nhưng không hề biết… từ chức là gì!! Rõ ràng không bằng một nhánh cây. Nhánh cây này vậy mà còn biết… liêm sỉ !

 Đến đây sau cùng người khách cũng ra về. Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai. Một phụ nữ nông thôn bình thường, trình độ và hiểu biết không có gì cao thâm, hoàn toàn không có quyền hành chức vụ gì… . Thế mà người phụ nữ này đã nói lên một suy nghĩ, một nhận định dù đượm đầy vị đắng cay, chua chát nhưng đáng để cho mọi người phải suy ngẫm… ./.

 

 HUỲNH VĂN HUÊ ( 5-2012 )

_________________________

Ghi chú: (*) Bù-sè: Tên địa phương của một loài sâu đục thân cây.

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76798)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73115)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73846)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73941)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72685)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81072)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72024)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73883)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75360)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75560)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74240)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80513)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74107)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75856)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69352)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69108)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73759)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71433)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69357)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66526)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36073)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72106)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34819)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70195)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74380)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73080)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42162)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65437)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...