Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - TỪ TÂM GỬI LẠI VÔ THƯỜNG.

13 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 142631)
Nguyễn Thị Minh Thủy - TỪ TÂM GỬI LẠI VÔ THƯỜNG.

TỪ TÂM GỬI LẠI VÔ THƯỜNG

 (gửi hương hồn Võ Thị Tuyết Mai)

 

20080928-img_0014-content


Cho dù đã được Ngọc Dung, cách đây vài hôm, báo tin qua e-mail rằng Dung phải hủy bỏ dự định tham dự buổi họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền tại San Jose vì cần qua Utah để nhìn mặt em gái mình lần cuối. Cho dù từng nhắc nhở bạn trong thư hồi đáp rằng “có buồn thương cũng đừng nên bi lụy thái quá nghe Dung”. Vậy mà khi mở e-mail, đọc được dòng tin cho hay Tuyết Mai vừa từ trần, tôi không khỏi lặng người thương cảm.

Mở phần “cáo phó và phân ưu” của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền đọc vội, tôi không ngăn được nước mắt khi trông thấy khuôn mặt tươi tắn dịu dàng của Mai với làn tóc mây xõa mềm phất bay theo gió. Tôi để ý đến mái tóc của em không phải chỉ vì đó là một thành phần ngoại hình làm tôn lên nét đẹp của người phụ nữ. Ở Mai, câu chuyện về mái tóc lại gói ghém cả một tấm lòng. Trời ơi, có mấy ai hiện diện trong buổi họp mặt năm ngoái, “55 Năm Ngày Thành Lập Ngô Quyền”, hoặc có bao nhiêu người xem video về buổi văn nghệ ấy, biết được rằng người nữ ca sĩ (cựu) học trò đó đã trình diễn hoạt cảnh “Tình Đầu Một Thời Áo Trắng” trong bộ tóc giả trùm đầu vì tóc thật của nàng đã tuôn rơi thê thảm sau những lần hóa trị, xạ trị với sức tác hại kinh hồn. Có mấy ai biết được rằng Mai, với tình thương và sự trợ lực của gia đình, đã trải nhiều khó khăn mới có thể từ Utah qua California, bước lên góp tiếng để rồi phải vội vã về sớm hơn dự định vì bệnh tình trở nặng và trên đường về nhà, Mai đã gần như kiệt sức hoàn toàn đến nỗi phải dùng đến bình dưỡng khí để tiếp hơi.

Tôi từng biết Tuyết Mai đã chống chỏi với bệnh ung thư từ nhiều năm nay. Tôi từng nghe Mai, qua điện thoại, đã tự hào một cách dễ thương về đức tính chịu đựng gan lì và bền bỉ của mình. Vì thế tôi tin (hay thầm mong thì đúng hơn) là Mai rồi sẽ vượt qua, như bao nhiêu lần trước đã vượt qua. Tôi làm sao ngờ được Mai đã say sưa cất cao tiếng hát như một niềm hạnh phúc khó tả, bất kể bệnh hoạn, bất kể mệt nhọc, vì em đã sớm có linh cảm rằng đây là lần cuối trong đời được đứng hát trên sân khấu trường nhà!

Hôm ấy, tha thướt trong tấm áo dài trắng nữ sinh, Mai vẫn xinh đẹp tuy hơi xanh. Nhớ ngày nào còn học dưới mái trường Ngô Quyền, giọng hát ngọt ngào cùng vóc dáng cân đối và khuôn mặt dễ nhìn của Mai đã từng làm rung động bao chàng. Là em kế của Ngọc Dung, Mai học sau tụi tôi một lớp. Hồi xưa, mỗi lần tới nhà Dung chơi, gặp Mai tôi chỉ nói chuyện qua loa thôi vì nghĩ “dân văn nghệ” như Mai chắc không ưa tuýp cù lần như tôi. Mãi về sau Dung mới “bật mí” cho tôi biết “Mai nó ‘thần tượng’ tụi mình lắm vì ‘chỉ’ cũng khoái viết lách nữa”. Hèn chi lúc tôi từ Mỹ trở về Việt Nam thăm nhà lần đầu tiên sau 12 năm xa xứ, cầm quà của má Dung nhờ mang về dùm để bổ sung cho tiệm cho thuê áo cưới của Mai, tôi đã được Mai đối xử thật thân tình. Sau đó, Mai có tới nhà thăm trước khi tôi lên đường và chuyện trò tâm sự khá lâu. Tôi còn nhớ Mai đã may tặng cho tôi một cái quần trắng để mặc với áo dài có viền đăng ten do chính Mai thêu.

Lần đó Mai làm tôi khá ngạc nhiên khi nghe em nói “Trong gia đình, ai cũng tưởng em cứng cỏi khô khan lắm, ai cũng tưởng chỉ có chị Dung là tình cảm vì chị ấy biết làm văn làm thơ, chứ đâu có ai biết em rất là mềm yếu, em dễ khóc lắm. Bây giờ cả nhà đi Mỹ hết rồi, còn có một mình em ở lại, tuy là có chồng con bên cạnh nhưng em cũng buồn, cũng tủi thân lắm chứ chị...” Lúc đó là năm 1990. Nhiều năm sau, nghe tin tiểu gia đình của Mai được đoàn viên với đại gia đình đầy đủ ba má anh chị em ở Mỹ, tôi mừng Mai đã có “happy ending”. Nhưng định mệnh không ngưng thử thách người thiếu phụ năng động và đa cảm ấy. Qua Dung tôi biết Mai bị bệnh nan y, đã được điều trị khá hiệu quả nhưng vẫn không hết hẳn. Thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại thăm Mai, không biết nói gì hơn ngoài an ủi, khích lệ tinh thần.

Với thói quen ngồi yên một chỗ trong suốt buổi tiệc, tôi chỉ vẫy tay chào khi thấy Mai từ xa. Chưa kịp tới hỏi thăm thì Mai đã tìm tới bàn tôi sau khi em hát xong. Câu chuyện hàn huyên chưa được bao lăm lại bị cắt đứt nửa chừng vì tôi phải bận bịu tiếp chuyện một người quen cũ vừa nhận ra nhau. Mai đứng dậy chào từ biệt. Tôi định bụng sẽ tới bàn Mai, hay ít nhất cũng sẽ điện thoại tới nhà Dung để han hỏi nhiều hơn. Ai ngờ Mai lên đường trở lại Utah quá sớm và phải nhập viện ngay sau đó. Hỏi thăm Dung thì được biết má của Mai luôn túc trực bên con để chăm sóc. Nóng ruột con, bà muốn hạn chế những cú điện thoại thăm hỏi của những người không phải cật ruột để bảo vệ sức khỏe của Mai (vì theo lời Dung kể, Mai rất thích tiếp chuyện với tất cả mọi người dù không đủ sức để nói nhiều nữa). Nghe vậy tôi cũng ngại gọi cho Mai và chỉ gửi lời thăm hỏi qua Ngọc Dung, hy vọng khi nào Mai khỏe hơn thì sẽ nói chuyện trực tiếp.

Ngày đi đêm tới, lật bật một năm trôi qua nhanh như cơn gió, tôi vẫn chưa có dịp nói chuyện lại với Mai. Ai có ngờ đúng ngày Họp Mặt Truyền Thống Ngô Quyền một năm sau đó, ngày 7 tháng 7, lại là ngày Mai được đặt trong áo quan để những người thân lần lượt viếng thăm. Năm nay vì bận việc, tôi không tham dự tiệc hội ngộ được, nhưng tôi bỗng mường tượng ra nếu tôi đang ngồi đâu đó trong bữa tiệc ấy, biết đâu sẽ có dáng Mai khẽ khàng ngồi xuống chào tôi “Chị Minh Thủy”. Sự quý mến của Mai dành cho tôi qua câu chuyện hàn huyên năm ngoái vẫn còn làm lâng lâng trái tim tôi mỗi lần nhớ lại. Bữa đó, vừa ngồi vào bàn, Mai đã ngắm tôi và nói thật hồn nhiên: “Chị mới cắt tóc hả? Em có một bộ tóc giả demi-garcon y như kiểu tóc của chị vậy đó. Ngày hôm qua em đội tóc đó đi dợt nhạc. Tiếc ghê, phải em biết trước, em cũng đội bộ tóc đó bữa nay cho giống chị.” Chỉ lên đầu, Mai nói tiếp “Tóc này cũng là tóc giả đó. Bây giờ em toàn là đội tóc giả chị ơi, tóc thiệt rụng hết rồi còn đâu…” Câu nói thật lòng của em đã làm tôi bồi hồi xúc cảm với những buồn vui lẫn lộn. Hình như tôi vừa thương cảm cho bệnh tình của Mai mà vừa mừng vì có người đồng điệu. Thú thật, từ lúc quyết định cắt tóc thật ngắn, xem đó như một dấu mốc cho sự chuyển hướng đời mình, là cố gắng tu tập, là bớt chú trọng ngoại hình càng nhiều càng tốt, hình như tôi chỉ nhận được những lời nhận xét tiêu cực mà thôi. Ngoài chồng tôi là người đã biểu đồng tình ngay từ khởi thủy việc cắt tóc này, hầu như ai trông thấy mái tóc mới của tôi cũng đều tỏ vẻ… thất vọng. Dù không mấy bận tâm đến những lời bình phẩm của người chung quanh, có lẽ tôi cũng chưa đủ “đạo lực” để dứt bỏ lục dục thất tình, cho nên khi gặp Mai, người đầu tiên và duy nhất không những không “chê” mà còn bảo muốn để tóc giống tôi, làm sao tôi không ấm lòng và thầm nghĩ mơ hồ, “biết đâu chừng đây cũng là một cái duyên tu?”

Tôi nhớ có lần đã đọc được ở đâu đó ý tưởng này, “sự bắt chước chính là lời khen lớn lao và thành thật nhất”. Nhưng ngẫm lại, câu nói của Mai cũng không hẳn nằm trong phạm trù khen/chê, rằng cái này đẹp hay xấu, rằng cái kia hợp hay không hợp. Dường như nó đã vượt lên trên để từ trái tim đi thẳng đến trái tim, để chỉ gửi đi một niềm thông cảm và nhận lại một sự cảm thông. Một biểu tỏ tự nhiên mà chan chứa chân tình, một hé lộ nhỏ bé mà đầy ắp lòng thương quý. Câu nói ấy của Mai không phải ai cũng thốt lên được nếu tâm người đó chưa hề rộng mở. Cho nên, Mai ơi, dù đời luôn vô thường, ngăn tim của chị sẽ cất giữ mãi sự tỏ bày yêu thương mà em dành cho trong lần gặp cuối. Cầu mong sao với tâm từ sẵn có ấy, một khi đã trút bỏ xác thân tứ đại vay mượn này, em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.


-thuy_2011-2-content 

Nguyễn Thị Minh Thủy

(July 9, 2012)



12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79983)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91496)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97279)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67372)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82056)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91531)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94692)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210350)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100424)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100898)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96012)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69578)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71390)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66985)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68802)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68130)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69555)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68967)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65686)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73202)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82431)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66332)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87561)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34754)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 66848)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 69971)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69173)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66561)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.