Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - NHỚ BÓNG MAI XƯA

20 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 128783)
Diệp Hoàng Mai - NHỚ BÓNG MAI XƯA

NHỚ BÓNG MAI XƯA

chin_en_xuan_0

 

1. Má tôi yêu nhất loài hoa mai. Yêu đến đỗi, má biến mảnh sân nhà thành vườn mai giữa phố. Má nói, Mai được xếp bậc thứ nhất trong “ tứ hữu” Mai – Lan – Cúc – Trúc. Bậc Thánh thơ ca Cao Bá Quát, người anh hùng chống chế độ phong kiến bạo tàn, bình sinh tâm đắc hai câu đối:

 Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,

 Nhất sinh đê thủ bái mai hoa…

 (Mười năm bàn đạo giao du khó như tìm gươm cổ,

 Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai)

Má tôi bảo, ông này là người có lý tưởng sâu sắc, nhân cách sống cao thượng và chí khí quật cường. Cả cuộc đời, ông chỉ chịu cúi đầu khuất phục hoa mai. Chưa hết, má còn thi vị hoa mai bằng câu ca dao…

Bông mai vàng,

thuở nàng còn trẻ.

trên lối đi về,

Lắm kẻ đợi mong.

Bây giờ,

Tình đã sang sông.

Anh trèo cây khế,

Ngó mong đất trời.

Bớ em ơi!

Sao chẳng nói một lời…

Hiếm hoi lắm, má mới có chút thì giờ an nhiên như vậy. Công việc hàng ngày gần như nuốt chững má tôi. Bốn giờ khuya, má lẳng lặng ra đi khi các con chưa thức giấc. Nửa đêm má trở về nhà, các con say ngủ mất rồi. Sống chung nhà, mà ít khi tôi… gặp má. Vì vậy hôm nào má bệnh nằm nhà, tôi lẩn quẩn bên má hỏi han đủ chuyện. Nhưng vừa gượng dậy, má lại kéo tôi ra vườn chăm bẳm mấy gốc hoa mai:

- Chỉ cần một chậu mai ngày Tết, người ta đã có cả mùa xuân rồi. Nhà mình có cả vườn mai, con thích hôn?

Má càng “say” hoa mai, tôi càng tức tối nên hay phản đối:

- Con thấy bông thọ đẹp hơn!...

Má xoa đầu tôi, cười xòa:

- Bông tên thọ, nhưng bông không sống được lâu…

Tôi tự ái trẻ con, không bảy tỏ với má rằng tôi cần má. Tôi thích má quan tâm chỉ mỗi mình tôi. Tôi thèm kể kể má nghe, chuyện cô khen tôi làm luận văn giỏi. Hay chuyện thằng Tí xóm Chùa đạp xe lọc cọc đòi chở tôi về. Chà chà, bao nhiêu là chuyện con gái muốn kể má nghe. Vậy mà, má không quan tâm đến nỗi lòng con gái… Dần dà tôi đâm ra ghét hoa mai, ghét thậm tệ, ghét cực kỳ!... Lòng ghen tị khiến xui tôi hành động điên rồ. Rình rình cả nhà đi vắng, tôi lần lượt tạt… nước sôi luộc mấy gốc mai. “Thiên bất dung gian”, thiệt hỏng sai. Anh của tôi bất chợt về nhà, bắt quả tang tôi đang nghịch dại. Khỏi phải nói, tôi bị trận đòn đau quắn đít, nhưng bụng dạ tôi rất hả hê. Mùa xuân năm đó, mấy gốc mai bị tưới nước sôi… nụ đơm đầy đặc. Để sáng mùng một Tết, hoa nở vàng tươi rừng rực khắp sân nhà… Thiệt là, ông Trời hỏng chịu chiều lòng tôi tí tẹo nào…

Ông ngoại của tôi nhìn tướng đoán người không sai. Ba tôi quá đỗi hào hoa, nên ngay khi má sinh con đầu lòng, ba tôi có duyên tình mới. Ba vẫn về thăm nhà, vẫn đều đặn “gửi” má thêm mầm sống. Thế nhưng mười lần như một, từ lúc cưu mang đến khi sinh nở, má tôi chỉ có một mình. Con cái cả bầy, ba tôi chỉ nhớ tên đứa đầu tiên. Số đông còn lại, nhìn khuôn mặt giống đứa con đầu, ba tôi sẽ biết đứa đó con mình.

Chiều 30 tháng chạp hàng năm, cả nhà tôi đợi ba về cùng đón giao thừa. Sáng mùng một Tết, anh chị em tôi dậy sớm, quần áo tinh tươm… Đây là ngày duy nhất trong năm, gia đình tôi có đủ đầy quân số. Chúng tôi bắt chước ba má, nghiêm trang đốt nhang cúng bái tổ tiên. Lễ xong cả đám chen chúc xếp hàng, chờ ba phát phong bì lì xì màu đỏ, mà tối hôm qua má tôi xếp sẵn. Bữa cơm đoàn tụ năm mới qua nhanh, chúng tôi ì xèo gầy tụ đánh bài, không bị má la rầy chi hết. Má còn mang thức ăn, nước uống tiếp tế “cho mấy cha con có sức… ngồi sòng”. Má tất ba tất bật, nhưng khuôn mặt má rạng ngời khi nhìn cảnh cả nhà sum họp đông vui. Sang mùng hai Tết, khi chúng tôi còn say ngủ, thì ba tôi đã bỏ đi rồi.

Trong hoàn cảnh đó, má xoay trở đủ nghề nuôi con ăn học. Lúc con còn nhỏ, má đóng xe bán bánh mì gà ngay trước cổng. Khi chị của tôi có thể trông giữ các em, má tôi quyết định chuyển nghề buôn bán cây rừng. Lên rừng đủ thứ hiểm nguy, bệnh sốt rét rừng ai trải qua đều khiếp sợ. Kế đến, phải nộp thuế “hai đầu”: vô rừng mua cây phải “lo lót” cho VC, về thành bán cây thì “mãi lộ” kiểm lâm. Vẫn chưa hết, một phụ nữ nhan sắc như má tôi, rất vất vả đối phó với đám đàn ông xa vợ dài ngày. Má đã từng đành lòng bỏ những chuyến cây rừng quí hiếm, để giữ tròn đức hạnh của một phụ nữ Á đông. Trong giới làm ăn thuở đó, má tôi nổi tiếng khéo léo giỏi giang. Làm cái nghề mà ngay đến đàn ông còn kiêng dè, nhưng một tiểu thư “vóc hạc xương mai” như má tôi lại vô cùng thành đạt. Hồi đó tôi chưa biết ăn diện, nên vẫn là con ngoan của má. Chứ anh chị em tôi, bị má rầy hoài về tội tiêu hoang. Hàng tháng, má còn chu cấp tiền cho ba nuôi con của … vợ bé. Anh chị tôi bực tức cằn nhằn, má nhẹ nhàng giải thích:

- Người dưng má còn giúp được, huống chi tụi nó là con của… ba bây!

 

2. Mười tám tuổi, tôi đến nước Mỹ. Những tưởng, tôi chỉ tạm đi lánh nạn vài tuần. Nào ngờ thời cuộc đổi thay, tôi như cánh chim lạc mất đường về. Tự dưng sống không có má, tôi chơi vơi hụt hẫng tột cùng. Ở bên nhà, tôi đi học về có cơm canh dọn sẵn. Áo quần tôi mặc, có người giúp việc giặt ủi tinh tươm. Má hay cho tiền, và tôi mua sắm thoải mái những gì tôi thích.

Sang bên Mỹ, tôi đơn độc. Nhu cầu đời sống, tôi chỉ trông cậy vào đồng lương tháng ít oi. Ngôn ngữ Mỹ chưa thông, tôi đã lao đi tìm “job”. Quanh năm suốt tháng, tôi xoay tròn trong cái vòng lẩn quẩn “jobs và bills”. Ở nước Mỹ, tìm “job” và mất “job” đều… dễ ẹc. Và ai cũng nơm nớp nỗi lo thất nghiệp, vì thất nghiệp ở Mỹ thì sống cũng như… “chết mà biết thở” vậy thôi! Tôi trở thành nô lệ của chính mình trên đất khách. Tôi không có quyền ban phát thời gian cho tôi theo ý muốn chính mình. Ở xứ này, phải “ăn tốc hành, nói tốc độ, đi tốc … váy”, khó có chỗ cho “hồn thơ lai láng” chen chân.

Họa hoằn lắm, tôi mới gửi thư về quê thăm má. Biết má không vui và cũng chẳng cần, nhưng tôi chỉ biết gửi cho má những đồng dollars như phần nào chuộc lỗi. Má tôi là là một phụ nữ rất giỏi xoay sở, có bao giờ má cam chịu lâm cảnh túng thiếu đâu mà tôi lại gửi tiền? Tôi thương má, nhớ má nhiều lắm! Nhưng thời gian ngủ nghỉ lấy sức “đi cày” tôi còn chưa đủ, làm sao tôi có thể kể lể má nghe những chuyện tôi chắc má rất đau lòng? Mà thôi, má đừng biết chi nhiều về cuộc sống tha hương của con nghe má! Má không biết đâu, nhiều lúc con thèm có một buổi sáng thong dong trong vườn mai của má. Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai. Tôi sẽ lắng nghe má ngợi ca, về loài hoa từng làm đắm say tâm hồn của má. Rồi một ngày tôi nhận hung tin, má tôi qua đời sau cơn bạo bệnh. Tôi nghe chừng mặt đất sụp đổ ngay dưới chân mình. Thời gian đó, người Việt tha hương chưa được phép về lại quê hương. Tôi bật khóc tức tưởi, hệt đứa trẻ thơ uất ức đòi sữa mẹ…

Ngày cuối tuần, tôi đến chùa cầu siêu cho má. Tôi không thể tìm được một nhánh mai vàng. Quỳ bên chân Phật, tôi bồi hồi chiêm nghiệm về má, về hoa. Giờ đây tôi mới hiểu, tại sao má yêu thương loài hoa ấy. Là một phụ nữ nhân hậu, tâm hồn má đong đầy khát vọng yêu thương. Má vỗ về trái tim nhạy cảm của mình, bằng cách trải lòng nhân với mọi người. Nương tựa hồn mai, bởi tâm hồn má cô đơn quá! Một bầy con nhỏ, một gánh âu lo, một thân cò vạc… Má tôi kiên cường vượt qua số phận, không một lời trách phận than thân.

Phải đến mùa xuân thứ 28 ở Mỹ, tôi mới có được cành mai ngày Tết. Lần đầu đến xứ lạ, cánh mai gầy guộc mong manh. Bắt chước má, tôi chiết nhánh mai trồng ở sân nhà. Suốt mùa đông, mai âm thầm chịu đựng rét mướt. Để bước sang xuân, mai bất ngờ hóa thân mạnh mẽ, rực rỡ vàng tươi một cách diệu kỳ… Tôi giải thích với các con tôi: “Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…” Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…

Ngày muộn, mẹ già hong tóc nắng,

Khác nào mây níu đỉnh Trường Sơn.

Mẹ ơi, giữ lấy vườn mai nhé!

Cho trải vàng xuân, đẹp bước con…

(trích thơ)

 

DIỆP HOÀNG MAI

04 Tháng Hai 2009(Xem: 47250)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82062)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37873)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73751)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77556)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36162)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40415)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75541)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39216)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34085)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36931)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69186)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39331)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80590)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74054)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65718)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33863)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42932)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38608)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46395)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71772)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34548)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78505)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68809)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66893)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76235)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38747)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81473)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )