Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tưởng Dung - THOÁNG HƯƠNG NGÀY CŨ

07 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 75287)
Tưởng Dung - THOÁNG HƯƠNG NGÀY CŨ


THOÁNG HƯƠNG NGÀY CŨ

67__tdung-content

 

T. thân yêu,

“Thời gian từ bao giờ vẫn là tiếng hỏi han vô tình”. Câu nói của ai đó bỗng chợt về khiến em chùng lòng, quay quắt. Hôm qua, dọn dẹp lại các thùng sách vở, giấy tờ dưới garage, tình cờ lá thư của T. gửi cho em trong những ngày còn ở trại tị nạn nằm trong quyển sách cũ bỗng rơi ra. Cả một quá khứ thời học trò kéo nhau về, bềnh bồng trong trí tưởng. Thoắt đó mà đã mấy mươi năm. Biết bao điều thay đổi. Những buổi sáng thức dậy ở đây, cho đến bây giờ đôi lúc em vẫn còn lạ lẫm với những điều mình đang sống, đang có. Hạnh phúc hay khổ đau? Nụ cười hay nước mắt? Dường như em đã nhận đầy đủ cả từ ngày xa nhà, cất bước ly hương. Một cuộc chia lìa không ai định trước. Và từ đó chúng ta đã nghìn trùng xa cách.

Nhớ những ngày giữa tháng Ba năm nào, lênh đênh trên biển chỉ thấy trùng dương gió lộng, mây nước mịt mùng. Trước ngày đi, không gặp được T. để từ giã. Đến nhà T. trọ lần cuối, cửa đóng im lìm, biết rằng chúng ta sẽ chẳng còn cơ hội để gặp nhau trong cõi đời này nhưng em đã không khóc, dù lòng buồn tơi tả… Nhét vội lá thư vào khe cửa, em thì thầm: “T. ơi! Xin giã biệt!” rồi vội vã bước đi sau một hồi lâu đứng chờ mong phép lạ, cánh cửa kia bật mở, gương mặt với nụ cười và chiếc răng khểnh của T. xuất hiện. Nước mắt sẽ rơi và em sẽ không đi nữa… Nhưng tất cả chỉ là mơ!

Những ngày trên biển, có hôm ngồi trên khoang tàu nhìn mặt biển phẳng lặng như mặt nước hồ thu, em ngạc nhiên không nghĩ là mình đang ở trong một cuộc hành trình đầy hiểm nguy, gian khổ như đã từng nghe kể mà là đang dạo thuyền trên sóng nước cô đơn, lẻ loi giữa đất trời xa lạ. Chợt nhớ tiếng đàn, giọng hát của T. trong buổi họp mặt cuối cùng của nhóm bạn bè xưa… thiết tha, ray rức. Ước gì có T. bên cạnh với cây đàn, em sẽ hát cho quên đời, quên nỗi xót xa.

Lá thư của T. đến khi chỉ còn 2 tháng nữa là em sẽ rời trại để đi định cư. Lá thư mang quá khứ ùa về, đưa em đi rất xa để tìm lại những ngày thương yêu cũ.

D. thương yêu,

Cho tới lúc này, những nốt nhạc mở đầu cho Sonate 14 (Ánh Trăng) vẫn còn chập chùng, chới với trong anh. Những âm điệu mỗi lúc chùng xuống, thêm… thêm nữa… rồi trở về đoạn đầu… dìu dặt.

Những người xưa, khi rời xa người yêu họ như thế nào D. nhỉ? Beethoven đã không từng đi lang thang suốt mấy ngày ở trong rừng đó sao? Nghe Julietta trở lại và ông đã biến nỗi đau xót đó trở thành bài Sonate tuyệt diệu, để Frank Lizt ví von: “Một bông hoa nở giữa hai vực thẳm không đáy.”

D. ơi,

Anh có thể ngồi hàng giờ đọc, nghiền ngẫm sự chia xa. D. vừa đi, D. đi rồi, em đã đi… Em… Em… chứ không thể trải hoặc biến hết những gì có trong anh kể từ lúc biết D. đã đi. Hỏi anh như thế nào từ lúc em đi? Nắng như thiêu… nóng khủng khiếp. Ừ, thì anh trả lời D. đây: Vui, vui lắm. Niềm vui này Đinh Hùng đã thét:

“Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khóe mắt…” Tóc anh ngắn không đủ dài để rũ và mắt của ta cũng đâu đủ buồn để ngậm ngùi in được những thanh âm.

Ừ, thì vui lắm, ta đã nhìn thấy họ vui ở đâu đó. Như trong “Love Story” khi nói “Cười đi, cười đi…Keep smile!”. Và sau đó thì “Tôi òa khóc” (nguyên văn). Kể từ lúc D. đi, mỗi ngày đi lại trên những con đường cũ, mỗi bước, mỗi bước… là một an ủi, vỗ về: “D. đi, đi rồi, thôi thì ngày mai, ước mong trời lại sáng tươi. Hãy chịu đựng, gìn giữ nỗi đau này như một món quà của Thượng đế ban tặng để cho ngày mai chúng ta sống tốt đẹp và xứng đáng hơn”.

Bây giờ, nơi D. ở, trời xanh lắm không? Chắc là có mưa. Mưa giữa thu… và khi mưa mau, em có đi trong mưa và nhớ đến những ngày tháng cũ ở nơi này?

Ở nơi chốn mới đó, có thi sĩ đã mô tả như là: “cái sa mạc máy móc, trơ lạnh và cô đơn”. Nhưng nhớ đến nhau, tin tưởng nhau sa mạc sẽ biến mất, phải không D.?

Vậy thì: “Hỡi chim! Chim của ta ơi. Đừng khép cánh ngừng bay chim nhé”.

Đừng để cho tình yêu tan biến vì người ta bảo rằng: “Sa mạc cấu thành nơi nào tình yêu tan biến”. Giờ thì chỉ mới là chia xa, và khởi đầu…

D. thương nhớ,

Hãy gắng vui lên D. nhé! Hãy biến mất mát này thành may mắn cho nhau. Anh vẫn còn đây và luôn cầu nguyện cho D. cho hai chúng ta sẽ có ngày gặp lại.”


Đọc xong lá thư, em ngỡ như vừa uống cạn ly rượu mạnh, men đắng cay lúc mới chạm môi bỗng tỏa thành hương ấm áp lan tràn trong cơ thể. Lá thư đầu tiên thay cho lời bày tỏ lại đến với em trong khoảng không gian giữa chúng ta đã được đo bằng khoảng cách là hai bờ đại dương xa thẳm, làm sao để em không chua xót, ngỡ ngàng. Nhưng từ thâm sâu tận đáy tim niềm hân hoan cũng bắt đầu vỡ òa như thác đổ để rồi từ đó T. dù rất xa xôi nhưng lại là bạn đồng hành luôn bên cạnh, là sức mạnh, niềm tin nâng đỡ, vực em đứng lên để bước tới trong mọi cảnh đời.

Những ngày đầu tiên theo đám bạn đến nhà xin T. dạy thêm Toán Lý Hóa cho kỳ thi Tú tài II, em đã thấy được sự ân cần, chăm sóc của T., một người bạn, người anh đầy tình thân ái. Cũng xuất thân và ra trường vài năm trước đó từ NQ, nên T. xem các cô học trò nhỏ như những cô em gái và ngược lại cả bọn cũng xem T. như một người anh hơn là người Thầy. Không có chuyện gì khác hơn nếu không có một ngày, đám bạn trong nhóm khám phá ra trên quyển lưu bút chuyền tay cuối niên học của em với những lời nhắn nhủ rất dịu dàng của của T. và hai chữ “Thương em,” ở dòng cuối cùng trước chữ ký của người viết. L. đã rú lên như bắt được… quả tang:

- Trời ơi, tình ghê chưa?

Cả nhóm xôn xao:

- Đâu đâu, chuyện gì vậy?

Thế là, cả bọn chúi đầu vào quyển Lưu Bút theo ngón tay chỉ của L. Nhỏ M. láu lỉnh:

- Đúng rồi, vậy là hai người “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, đó nha.

Em đỏ mặt vội chống chế:

- Thì đứa nào anh T. cũng coi như nhau mà.

L. lườm em với ánh mắt sắc như dao:

- Như nhau sao được, anh T. đâu có viết chữ “Thương em” trong lưu bút của tụi tao như của mày đâu. Thôi đừng có chối mày ơi!

Em vừa mắc cở vừa tức vì không cãi lại mấy cái miệng của đám bạn đang đồng tình tấn công tới tấp, chỉ biết dọa sẽ mách lại với T để mong chúng im miệng.


Dọa thì mạnh vậy mà đến lúc gặp T. em đã phải cắn môi mấy lần mới nói được thành câu:

- Sao T. viết chữ “thương em” trong Lưu Bút làm chi cho tụi nó chọc D. quá chừng đi.

Lần đầu tiên em thấy T. nhìn em với đôi mắt rất lạ, giọng T. trầm ấm:

- Thì có sao đâu, ai nói gì kệ họ, cứ nói đến hỏi anh đây này.


Lúc đó, lòng em bỗng nhiên nhẹ nhỏm dù câu trả lời cũng chưa giải thích được gì. Nhưng em vẫn không dám hỏi thêm gì hơn. Hôm sau gặp tụi bạn. Em bảo ngay:

- Anh T. nói đứa nào có thắc mắc thì cứ gặp anh ấy mà hỏi đi nhé.

Cả bọn nhìn nhau, L. thì bĩu môi:

- Dại gì, cho người ta nói mình… tò mò, tọc mạch sao.

Thế là câu chuyện được chấm dứt ở đó, xem ra bọn này vẫn còn sợ oai “ông Thầy” lắm đấy chứ!

 

Ngày cuối của nhóm học luyện thi, mới biết T. đàn và hát thật hay. Không hiểu sao T. lại hát “Bài không tên số 2” của Vũ Thành An. Tiếng hát T. nồng nàn, ấm áp hòa quyện với tiếng đàn trầm buồn, ray rức làm cả đám con gái vốn liếng thoắng, nói cười giờ như lịm người, tan biến.

“Lòng người như lá úa, trong cơn mê chiều
Nhiều cơn gió cuốn, xoay xoay trong hồn
Và cơn mê này, vẫn còn đây …

Kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chiều
Tình yêu đã hết, xót xa đã nhiều
Đời thôi sẽ còn mai sau…

Thôi em đừng xót thương
Rồi ngày tháng phai đi.
Thôi cuộc tình đó tan rồi
Không còn gì nữa, tiếc mà chi.

Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều,
Trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng
Chỉ còn mối tình mang theo..."

 

Riêng em, lòng như nốt nhạc vừa được khảy lên với những âm thanh mới, rung động, ngân nga… kể từ sau tiếng đàn và lời hát như ru của T. hôm ấy.

Bẵng đi một tháng, sau những ngày vật vã với học hành, thi cử, không ngờ T. lại là người đầu tiên đến chúc mừng em thi đỗ Tú tài II. Buổi chiều hôm đó, T. đến thăm, bất ngờ như một cơn bão lạ, khiến em ngạc nhiên đến sững sờ. Vì chưa bao giờ T. hỏi hoặc đến nhà em trong suốt thời gian dạy thêm. Vậy mà giờ đây, T. sừng sững trước mặt như đã quen thuộc, đã đến rất nhiều lần.

Không ngờ T. cũng rất “sính” thơ, đưa cho em bài thơ Vườn Xưa của Tế Hanh đã chép sẵn trên trang vở học trò trước khi từ giã với lời nhắn nhủ: “Tình cờ đọc được bài thơ này, thấy hay chép ra tặng cho D. đấy”. Bài thơ với những câu nhẹ nhàng mà ray rức.

Vườn Xưa

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao hôm sao mai không cùng ở
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?

Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em theo chim đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua

Một ngày xuân em trở lại nhà
Nghe mẹ nói anh có về hái ổi
Em nhìn lên vòm cây gió thổi
Lá như môi thầm thì gọi anh về

Lần sau anh trở lại một ngày hè
Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

 

Bất ngờ và xúc động, em đứng lặng người, không hiểu T. muốn bày tỏ điều gì khi gửi cho em bài thơ ấy? nhất là hình ảnh “hai ta” đã làm lòng em… ngây ngất. Lại thêm sự so sánh “ngày nắng / ngày mưa”; “mặt trăng/mặt trời”“sao hôm/sao mai” nữa là sao? Câu hỏi vẫn làm em thắc mắc mãi đến bây giờ vì dù đã quen nhau một thời gian dài nhưng mỗi lần hỏi T. chỉ trả lời bằng ánh mắt nhìn em lặng lẽ, không nói thêm lời nào và cứ hẹn lại những lần sau.

 

T. thân yêu,

Thế rồi chúng ta đã không bao giờ có lần sau nữa vì em và T. đã thực sự trở thành “sao hôm và sao mai” sau lần em đến tìm T. để giã từ mà không gặp.

Lá thư duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng T. đã viết cho em là một “bản tình ca” tuyệt vời nhất mà em không thể có được bản thứ hai trong suốt quãng đời đã qua và còn lại. Vì sau nhiều lần tìm cách liên lạc với T. lúc đã ổn định cuộc sống ở quê người, em mới biết đó là điều vô vọng. Tin T. mất tích sau vài lần vượt thoát không thành công từ những người bạn ở quê nhà đã khiến em bàng hoàng, chết lặng.


Để hôm nay ngồi đọc lại những giòng thư T. đã viết ngày xưa, cho em thầm mơ có một ngày thấy T. ôm đàn hát giữa bạn bè những Bài Không Tên… nồng nàn, thiết tha như những ngày vui năm cũ.


Tưởng Dung

Cuối Tháng 5, 2011

thu-tinh-1-content

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73096)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73832)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73929)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72671)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81049)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72012)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73862)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75332)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75536)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74213)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75836)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69323)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69095)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73733)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71408)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69339)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66514)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36051)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72083)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34805)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70178)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74364)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42155)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65424)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73674)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.