Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - HOA TÍM NGÀY XƯA.

17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 121158)
H.V.H - HOA TÍM NGÀY XƯA.

 

   HOA TÍM NGÀY XƯA


hoa_mong_tay

 

 

 

 Nói đến màu tím, ai lại không nhớ đến hoa sim, nhớ đến những ngọn đồi tím chiều hoang biền biệt… Riêng với Hưng, trong hoài niệm xa xưa còn có một màu hoa tím không thể nào quên được!.

 Ngày đó, chỉ qua tuổi đôi mươi, tốt nghiệp một học viện duy nhất thuộc nghành nông nghiệp ở Sài Gòn, Hưng và một số bạn cùng khóa đã được nhanh chóng nhận vào làm việc ở Nha Kinh Tế Nông Nghiệp cùng với một số tân kỹ sư của đại học Cần Thơ. Ngay trong những ngày đầu của tháng thứ hai hưởng lương tập sự, cả nhóm được phân đi công tác các tỉnh để chứng tỏ năng lực, bản lĩnh (?) của mỗi người. Và điểm đến của Hưng là một tỉnh duyên hải miền Trung, có thùy dương cát trắng, có tên trong thơ ca, có thành phố mang tên là lạ nhưng lại nghe thân quen: Nha Trang.

 Vé máy bay khứ hồi đã được phòng hành chánh lo xong, lúc đó tháng lương tập sự của mỗi người vừa đủ tấm vé này. Nhưng tất nhiên tiền vé được trả bằng công quỹ.

 Đến nơi Hưng và người bạn đồng hành - học ở Cần Thơ - được người đại diện của Nha tại địa phương ra đón, sau đó đưa về một biệt thự cổ từ thời Pháp để lại. Được biết đây là ty… Thuế vụ, vì rộng rãi và khá tiện nghi nên chúng tôi được gởi đến ở nhờ trong thời gian công tác. Điều thích thú nhất ở đây là con đường rộng từ cổng vào, hai bên hai hàng hoa sao nháy trồng dày đặc, đang trổ hoa vàng rực, khiến con dường như… sáng lên, dù trời đang sắp về chiều. Nhưng vào đến sát nhà, màu sắc chuyển “tông” êm dịu ngay, viền theo chân tường chung quanh nhà toàn hoa móng tay đủ màu, nhưng đa số là màu tím và trắng, chen lẫn một ít có màu đỏ, hồng. Tất cả cùng hòa quyện trong đám lá hình như lúc nào cũng có một màu xanh non. Ngôi biệt thự lại không xa biển, tưởng chừng như chỉ vài mươi bước chân là đã đến con đường ven biển, với những hàng thùy dương, có tán lá được cắt tỉa vuông vuông xinh xắn(*), chỉ cao đến dưới vai người lớn… .

 Sáng hôm sau, cả hai người chia làm hai hướng cho công việc được nhanh, để khi về còn… tắm biển. Qua đến ngày thứ hai, anh Nam - công tác chung - có lẽ mới vừa về trước, khi Hưng vừa bước vào nhà, Nam lên tiếng ngay:

- Có bình hoa móng tai đẹp quá, anh kiếm ra hồi nào vậy?. – Ngạc nhiên, Hưng bước lại gần nhìn kỹ, cái bình nhỏ, bằng thủy tinh trong suốt được chưng toàn hoa móng tay màu tím, dưới bình hoa có dằn môt tờ giấy học trò xếp làm tư cẩn thận.

- Đâu phải tôi, lúc sáng tôi đi ra sau anh có mấy phút thôi, nhưng mà mình có… thông điệp đây! – Hưng cầm miếng giấy lên và trả lời, sau đó mở tờ giấy ra đọc:

- “Hoa màu tím đẹp nhưng buồn quá, anh Hưng là kỹ sư có cách nào làm hoa trở nên tím nhạt hơn không?Cám ơn trước. Em gái Hoa Tím”. Anh Nam cười ha hả:

- Anh bị… chiếu tướng rồi! Chuyến đi này có kỷ niệm khó quên rồi đó!

 Hưng cười… đau khổ, ở trường học đến năm thứ ba thì đi qua chuyên khoa kinh tế nông nghiệp. Tuy trường học đã lường hết các tình huống,(như sinh viên súc khoa vẫn được học nhẹ vài môn cơ bản về canh nông, về thủy lâm và ngược lại… ) để khi ra đi làm có phần nào đủ kiến thức nói chuyện với người dân. Nhưng cách lai tạo thế nào cho giảm màu tím của hoa thì đành thua, đối với các bạn chuyên nghành canh nông thì có thể họ cũng còn phải… khó khăn, huống chi là Hưng! Vì đây có thể là một đề tài lớn để làm luận trình tốt nghiệp, thậm chí làm… luận án tiến sĩ! (??) Nhưng nếu làm thinh thì lại mất mặt… kỹ sư quá, cũng phải tìm cách nào thôi. Hỏi anh Nam, anh chàng cho biết luận trình tốt nghiệp – cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên khi sinh viên tốt nghiệp - của anh ấy là “Lai tạo giống lúa”, còn cây hoa móng tay thân mềm, không có vỏ cứng như cây cam, bưởi, xoài… làm sao ghép được để tận dụng được những “gen” trội, hầu tạo ra “ưu thế lai” ?! Hơn nữa đây là công việc cần rất nhiều thời gian, tiền bạc lẫn trí tuệ, chớ không hề… đơn giản, và hoa móng tay lại đâu có giá trị kinh tế cao!!

 Qua tìm hiểu tại chỗ, Hưng được biết ông trưởng ty thuế vụ gốc người Huế – có dáng vẻ xuất thân từ một gia đình phong lưu - học đại học trên mình cũng khá lâu, khu biệt thự quá rộng, ông ở luôn tại đây. Vừa qua, cô em gái út mới đậu tú tài phần hai, chuẩn bị thi đại học thì bị tai nạn xe, vỡ xương đầu gối, đang điều trị, phải ngồi xe lăn. Mẹ ông tuy ở khá xa nhưng cũng phải đến đây để chăm sóc cô con gái duy nhất của mình. Người con gái có cái tên … dễ nhớ: Khánh Hòa, và cả hai chàng trai trẻ đều chưa ai biết mặt một người đã biết đầy đủ tên, tuổi, gốc gác của họ! (Cũng dễ hiểu thôi, khi đến đây theo nguyên tắc, họ phải trình “Sự vụ lệnh” về chuyến công tác để được… ở nhờ)

 Tối hôm đó Hưng không sao ngủ được, không biết có phải tại lúc chiều, sau khi tắm biển lên có uống với vị trưởng ty mấy chung trà B’Lao, hay là vì những lời viết trong mảnh giấy học trò? Cuối cùng, Hưng ngồi dậy, mở ngọn đèn bàn, lấy tờ báo che bớt ánh sáng lại, và ngồi xuống... .

 Nhớ lại ở trường, trong bài giảng về di truyền, vị Giáo Sư có nhắc qua một thực tế: “Ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã biết ghép mắt cây mảng cầu xiêm vào gốc cây bình bát, cây sống khỏe và chịu mặn tốt hơn, nhưng ăn trái mảng cầu của cây ghép nếu tinh ý sẽ thoáng có mùi trái … bình bát”. Vậy cũng tương đối khá đủ để sáng tỏ thêm cho vấn đề cần giải quyết, thêm vào đó có lần vào thư viện trường, Hưng tình cờ đọc được tài liệu hướng dẫn cách ghép hai cây thân mềm, không có vỏ cứng với nhau. Đến đây Hưng lấy ra tờ giấy học trò và bắt đầu viết mà không để ý trên lầu bên kia cũng có một phòng vừa sáng đèn: “ Nha Trang, ngày… tháng 12 năm 1974. Gởi HoaTím( Khánh Hòa). Để giảm màu tím của hoa móng tay là công việc phức tạp, cần nhiều thời gian, nhưng kết quả… chưa biết thế nào!? Vài ngày nữa chúng tôi phải trở về SG, có chút hiểu biết viết ra để Hoa Tím thực hiện thử xem sao?Trước hết chọn hai cây hoa đồng đều, mọc gần sát nhau (nếu không có, phải dời), một cây màu trắng (Tr) và một cây màu tím(Ti). Sau đó,dùng dao bén và sạch cắt cây (Tr) sâu 2/3 thân, nghiêng từ trên xuống một góc 45 độ so với chiều thẳng đứng, đến cây(Ti) cắt gần giống như vậy, nhưng từ dưới lên trên (xem hình vẽ). Xong mở miệng vết cắt, ghép hai thân cây lại với nhau, bó vết cắt và che chắn thật cẩn thận, tránh nước mưa, nước tưới cây lọt vào. Khoảng hơn hai tuần sau, vết ghép lành (hai cây vẫn bình thường) ta cắt ngọn cây (Tr) và gốc cây (Ti). Bây giờ ta có một cây khá… xấu xí, gốc là cây trắng, ngọn là cây tím. Chờ cây có hoa xem thế nào, sau đó dùng hạt tiếp tục gieo, nếu tính di truyền ổn định coi như đã có… kết quả ( Nếu không cũng xin… chớ buồn! ). Cám ơn những đóa hoa tím, chúc mau chóng bình phục để tiếp tục con đường học vấn. Tạm biệt. H và N”

 Xong đâu đó, Hưng xếp tờ giấy làm tư, dằn dưới bình hoa, gởi theo cách “bình hoa tím” mà mình đã nhận được! Biết chắc rằng anh của Khánh Hòa – một người có trình độ đại học- , nếu không trực tiếp, thế nào cũng nhờ người giúp cô em mình, Hưng “liều” viết hướng dẫn như thế, kèm theo hình vẽ nên cũng … dễ hiểu và cũng không vượt quá kiến thức môn vạn vật của một người vừa thi đậu tú tài phần hai hạng bình! Thêm một điều nữa, Hưng muốn cho cô gái biết rằng mình cũng đã biết tên thật, hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe của cô ấy! Đối với những người lâm vào hoàn cảnh như thế này, họ sẽ luôn thấy buồn và trống vắng, chính vì vậy, thật lòng Hưng chỉ muốn giúp Khánh Hòa phần nào … được khuây khỏa mà thôi! Hơn nữa, còn một lý do quan trọng là có lẽ vì trong lòng Hưng đã chớm tơ vương bóng hình một người con gái học cùng trường rồi chăng!?

 Mấy ngày sau đến lúc hai người trở về SG, Hưng và anh bạn mỗi người được cô gái tặng một gói mè xửng đặc sản miền Trung – cũng theo cách … “bình hoa tím” - được gói rất cẩn thận. Đó là chưa kể vào đêm trước đó, họ được thưởng thức tiếng đàn piano từ trên lầu bên kia vọng xuống, dìu dặt, nghẹn ngào bài “ Roméo Juliette” rồi tha thiết, mãnh liệt bài “Love Story”, rồi đến “Diễm Xưa” rồi “Bến Xuân”... .Dù người đánh đàn đương nhiên không phải là nhạc sĩ nhà nghề, nhưng cả hai được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc miễn phí, bên bờ biển hiền hòa lộng gió, dưới một bầu trời trong vàng ánh trăng thì còn gì bằng !?. Hôm sau lúc rời ngôi biệt thự, Hưng còn nhìn lại và thấy Khánh Hòa (Đến bây giờ mới được biết mặt!) ngồi trong nhà để xe, trên một chiếc xe lăn, gương mặt trái xoan, nước da trắng của một người ít đi ra ngoài trời, đôi mắt đen buồn như ẩn chứa biết bao điều ?! Khi cả hai ra đến cổng, chợt cô gái hơi nhìn xuống, ánh mắt tư lự hướng về nơi nào đó xa xăm, cánh tay nhấc lên vẫy nhè nhẹ, trong tay là mấy cành hoa màu tím!

 Về nhà Hưng mới biết trong gói mè xửng Khánh Hòa có viết cho mình mấy dòng, cám ơn việc Hưng đã làm và cho biết qua tháng sau sẽ vô SG, vào bệnh viện Grall để phẫu thuật đầu gối, khi bình phục sẽ đến thăm nơi… Hưng làm việc (!?)

 Những tháng đầu năm 75, thời cuộc đã có những chuyển biến lớn lao mang tầm vóc lịch sử, ảnh hưởng đến cả một dân tộc.Những đổi thay tất yếu không thể nào dừng lại được, vì vậy chuyện hợp tan, ly tán cũng là lẽ đương nhiên! Từ đó đến nay, nhìn lại thoắt đã mấy mươi năm, những con người năm xưa giờ tóc đã điểm sương. Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?

 H.V.H ( 7-2010)

 

Ghi chú: (*)Hiện nay những hàng thùy dương này vẫn còn trên đường có tên mới là Trần Phú và đã trở thành… cỗ thụ!

09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55599)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54750)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105684)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126124)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125872)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125150)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112524)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62878)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43596)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121657)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47784)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124638)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125066)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122957)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120228)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124923)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64400)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135159)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48837)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117078)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118683)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116174)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124471)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281458)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112424)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57893)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi