Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - CÁM ƠN NƯỚC MỸ

24 Tháng Ba 20238:28 CH(Xem: 3795)
Nguyễn thị Thêm - CÁM ƠN NƯỚC MỸ
CÁM ƠN NƯỚC MỸ 2 NTT

 

Không phải đợi đến bây giờ tôi mới cám ơn nước Mỹ. Tôi cám ơn nước Mỹ từ khi tôi quyết định đi Mỹ định cư.

Thật lòng mà nói lúc ấy tôi rất phân vân không biết có nên bỏ tất cả để ra đi không? Tôi yêu căn nhà và mảnh vườn này lắm vì đó là kỷ niệm, là  công sức và mồ hôi. Từng viên gạch, từng chút xi măng vợ chồng tôi tiết kiệm để xây dựng nên. Những đêm trời có trăng chúng tôi hì hục khiêng đất đắp nền.

Căn nhà do hai vợ chồng tôi thiết kế. Thợ, vật liệu xây dựng do nông trường cung cấp và thầu đứng ra thực hiện. Đó là chương trình xây nhà cấp bốn cho công nhân. Chúng tôi trả thêm tiền thợ và mua thêm vật tư để làm theo bảng vẽ của mình. Tôi xin ba tôi một cây sắt dài để giữ độ cân bằng chắc chắn khi làm thêm một tầng gác cho con. Tôi xin được một cây cao su già thanh lý, mướn thợ xẻ ra, tẩm dầu pha nhớt mấy dạo để giữ cho gỗ không bị mọt dùng để làm sàn gác. Từng chút, từng chút như con chim tha rác về xây tổ, chúng tôi tạo một tổ ấm cho các con. Bao nhiêu năm mất sạch vì chiến tranh, vợ chồng ly tán, con cái đói khổ, chúng tôi khao khát có một mái nhà và một mảnh vườn riêng.

Ngoài đất nhà do nông trường cấp, tôi mua thêm một ít đất ruộng tư nhân sát đó dự định sẽ trồng dừa, sầu riêng và chôm chôm để tạo lập một mảnh vườn. Tôi đã bỏ hết thời gian miệt mài trên từng luống rau, tấc đất. Cũng may nhờ mấy năm gian khổ ở hợp tác xã nông nghiệp Hải Lăng- Quảng Trị tôi đã biết chút ít về trồng trọt. Hai bàn tay chai cứng khô cằn đã giúp tôi miệt mài lao động mà không sợ xấu, sợ dơ.

 

Tôi đã từng cương quyết sẽ không làm hồ sơ đi Mỹ. Tôi ở lại VN để lo cho mẹ vì má tôi chỉ có mình tôi là con gái. Bây giờ má tôi đã mất, tôi có đủ điều kiện mà mọi người mơ ước tại sao tôi lại không ra đi. Dưới sự bưng bít thông tin vào thời bao cấp của CS, tôi hoàn toàn mù tịt về một nước Mỹ tự do và quyền lợi của người di dân tị nạn Cộng Sản. Tôi luôn lo lắng "Mình lớn tuổi rồi, mẹ già con dại ở xứ người làm sao để sống".  Nhưng nhìn chồng mất phương hướng, nhìn con với lý lịch ngụy to tổ bố chận đứng  tương lai, nhìn lại mình không giống ai trong xã hội đặt đường lối chính trị làm đầu mà mình thì quyết định không bao giờ làm một đảng viên CS.

Thú thật ngày còn đi học tôi rất ghét Mỹ. Lý do là có một lần ở Biên Hòa đi học thêm Pháp văn ở nhà thầy Thạc, trên đường đi về tôi đã bị một tên Mỹ đen say rượu từ trong quán bar đi ra rượt tôi chạy có cờ, kẹp tóc văng mất tiêu tôi cũng không dám quay lại lượm. Trong xóm tôi ở trọ có bà mẹ bỏ bê con, đi làm sở Mỹ ăn mặc diêm dúa về nhà lên mặt coi thường chồng. Đứa con gái mới lớn lên đã bị mẹ trang điểm lòe loẹt đem vào sở Mỹ để làm tiền. Đồng tiền đô xanh đỏ đã khiến xã hội suy đồi. Đã khiến những cô gái chân quê thay đổi con người lẫn tính nết đi  bán bar, làm điếm, làm gái bao của Mỹ.

Cho nên dưới mắt tôi lúc ấy lính Mỹ là nguyên nhân để Việt Cộng tuyên truyền lôi kéo dân chúng, khiến người dân ở ba gọng kìm Việt Cộng, Quốc Gia và Lính Mỹ. Rồi cũng chính Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để Cộng Sản chiếm trọn miền Nam một cách uất ức. Chính Mỹ đã khiến mọi người dân miền Nam sống dở, chết dở với chính sách cai trị của CS: Đổi tiền, cướp nhà, quản lý hộ khẩu, ngăn sông cấm chợ, tem phiếu, đày đọa khủng bố tinh thần thể xác tù cải tạo. Như vậy qua Mỹ mình làm gì  để sống, Người Mỹ, chính quyền Mỹ tốt hay xấu, họ có giúp mình xây dựng lại cuộc sống tự do không? Đó là câu hỏi luôn hiện lên trong đầu tôi một cách ngu xuẩn.

Con nhỏ bạn thân từ hồi còn tắm mưa giờ làm giám đốc nông trường nó kéo tôi vào văn phòng:

- Đi Mỹ làm gì? Tuổi này qua Mỹ làm gì để sống. Tao không ký đơn, mày ở lại với tao đừng đi đâu hết.

Anh chàng đảng viên chủ tịch Đoàn Thanh Niên CS HCM nông Trường lại kéo tôi ra sau nói nhỏ:

- Chị đủ điều kiện thì hãy đi đi, đừng nghe lời ai hết. Chị đừng rút đơn lại. Hãy đi cho tương lai các cháu.

Xung quanh tôi giấc mộng đi Mỹ là ước mơ tối thượng của mọi người dân VN. Người ta liều chết để vượt biên. Mình đủ điều kiện sao lại lo lắng chi những gì chưa tới. Chồng tôi, con tôi cần một chân trời mới để thở và được sống tự do.

Viết bài này, tôi lục lại giấy tờ còn lưu trữ đã cất hơn 32 năm. Giấy tờ úa vàng đã rách vì giấy lúc đó rất xấu. Hình ảnh tôi, chồng và các con ốm đói hốc hác không giống tôi bây giờ chút nào. Các giấy tờ với mẫu in sẵn các mộc đỏ lòm còn giữ lại:

- Bảng khai xin đi nước ngoài (Lý lịch cá nhân, gia đình ba đời)

- Hộ khẩu

- Khai sinh cá nhân, chồng, con

- Giấy hôn thú

- Quyết định nghỉ việc nông trường

- Giấy xác nhận không thiếu nợ ngân hàng.

-Giấy chứng nhận không còn liên quan đến nhà đất

- Giấy ra trại cải tạo của chồng và tất cả các giấy tờ liên quan đến lý lịch của chồng, mẹ chồng và các con ...

Tội nghiệp con gái tôi, từ bé đến giờ vẫn nghĩ tôi là mẹ ruột, bây giờ kinh tế gia đình khó khăn, chúng tôi không đủ tiền để nộp đơn theo hồ sơ HO. Chúng tôi đành phải chọn đi theo dạng con lai để được sự giúp đỡ của Mỹ trong thủ tục xuất ngoại. Tôi không hề biết cha của con tôi họ tên gì, thuộc binh chủng nào nên đành phải đem giấy cho con của mẹ ruột cháu làm bằng chứng con nuôi. Ôm đứa con gái đã 23 tuổi vào lòng, tôi nói thật với con, xin lỗi nó và đón nhận những giọt nước mắt tủi thân lẫn cám ơn của con bé. Đây là lúc con tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Hồ sơ đi Mỹ của gia đình tôi được phái đoàn chấp thuận nhanh chóng nhờ tờ giấy ra tù Cộng Sản của chồng và khai sinh con gái nuôi "tàn dư đế quốc". Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với nhân viên của cơ quan nhà nước Mỹ. Một ông Mỹ đẹp trai, hiền hậu, vui vẻ nói tiếng VN rành rẽ. Ông không hỏi gì nhiều, bắt tay chồng tôi, hai thằng nhóc và nói lời chúc mừng hồ sơ đã được chấp thuận. Cả nhà 7 người đều được đi hết kể cả mẹ chồng. Nhưng với hồ sơ này, gia đình tôi không được trực tiếp đến Hoa Kỳ mà phải qua Phi Luật Tân 6 tháng để học cách hội nhập vào nước Mỹ. Mọi chi phí đều do chính phủ Hoa Kỳ đài thọ. Chúng tôi chỉ phải trả tiền máy bay từ VN qua Hoa Kỳ,  trả dần trong vòng 10 năm (nếu tôi nhớ không lầm)

Ngày giỗ đầu của má tôi là ngày tôi nhận được giấy báo lịch trình bay. Đó cũng là ngày em trai tôi lần đầu tiên về nước sau 16 năm di tản ra xứ người. Còn con heo cuối cùng trong chuồng, tôi cho làm thịt để đãi em,  chia tay gia đình, bạn bè và mừng mình sắp xuất ngoại.

Trong khi chờ đợi chuyến bay, phái đoàn Mỹ sắp xếp cho gia đình tôi tạm trú tại trung tâm Đầm Sen mười ngày. Tại đây có xe đưa rước để chúng tôi hoàn tất mọi thủ tục hành chánh cũng như khám sức khỏe theo quy định. Gia đình tôi được ở trong một căn phòng khang trang, có giường ngủ chăn êm nệm ấm, ăn ngày ba bữa với cơm trắng phục vụ tận tình. Khi đi khám bệnh hay làm giấy tờ cần thiết, các nhân viên rất lịch sự, nhẫn nại, giúp đỡ hết lòng với một nụ cười thông cảm. Khác với nhà nước ta phải đút lót cán bộ và nhận những câu nói hách dịch, dọa dẫm  như xuất ngoại theo chính sách là tội ác ngập đầu. Những mũi kim chích ngừa của Mỹ nhỏ xíu ít đau, chích xong quăng ngay vào thùng rác chứ không như ở bệnh xá một mũi kim dùng cho bao nhiêu người mà còn phải mài lại mới có thể chích được.

Căn nhà vườn tược tôi phải sang tên cho gia đình một công nhân khác theo đúng quy chế nhà nước để nhận một số tiền ít ỏi chi dụng ở Phi. Hành trang đem theo chỉ là quần áo, mỗi người một túi xách cá nhân. Tất cả đồ đạc đều bỏ lại VN như bỏ lại tất cả những gì mình yêu thương và trân quý. Lên tới phi trường cô nhân viên hải quan trề môi khinh bỉ: "Vậy mà cũng đi Mỹ!"  khi nhìn thùng hành lý gửi đi toàn là mì gói và ít vật dụng làm bếp. Nhìn lại mình chúng tôi đúng là dân tị nạn trắng tay.

Rất sợ sự trấn lột của hải quan VN, tôi chia mỗi người giữ một chỉ vàng, em tôi có cho chị 100 dollars, tôi dấu dưới vớ của thằng út. Đó là tài sản của 7 mạng người khi sống 6 tháng ở trại Bataan Phi luật Tân.

Máy bay lên cao rời khỏi Việt Nam để bay qua Manila, tôi rưng rưng nước mắt, nghìn trùng xa cách không biết mình có còn cơ hội trở về thăm. Lòng lo sợ không biết mình qua Mỹ không tiền, không một nghề chuyên môn  làm gì để sống với mẹ già con dại, tuổi đời đã quá 40.

Ở trại Bataan mọi người đều được đi học theo số tuổi và khả năng Anh Ngữ của mình. 6 tháng học về văn hóa và đời sống Mỹ chúng tôi dần dần hiểu được quyền lợi được hưởng, những văn minh trong cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. Các con tôi sẽ được đến trường mà không tốn một đồng nào. Chúng tôi sẽ được giúp đỡ những bước đầu để hội nhập và sinh sống. Chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở vật chất này với nhà cửa, bệnh viện, đội ngũ giáo viên, bác sĩ, y tá, thức ăn và nhiều nhu cầu thiết yếu khác. Tất cả đều làm việc hết sức lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng tự do, bình đẳng để mọi người dễ dàng hội nhập với đời sống mới ở Mỹ.

Điều đặc biệt và bất trắc trong thời gian chúng tôi ở Phi là cơn bão kéo về đúng lúc núi lửa Pinatubo phun trào. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là động đất và bão cát. Trời ban trưa mà tối sầm như đêm đen, gió thổi, cát bay, nhà rung lắc. Bảy người chúng tôi nằm ôm nhau trên chiếc phản gỗ nhắm mắt chờ chết. Bão tan, cả trại tị nạn bao trùm toàn cát. Cây ngã hàng loạt, những cây xoài lâu năm ngã rạp, tét nhánh nằm vắt trên mái tôn. Mọi người trèo lên nóc nhà cào cát xuống, thu dọn cây cối và dọn dẹp nhà cửa. Nước không có nên trại phải chở nước đến cho mọi người dùng. Phải một thời gian dài mọi việc mới ổn định lại, cũng là lúc chúng tôi hoàn tất khóa học, chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để ra trại và đi Mỹ.

Tôi rời VN vào tháng 3/1991. Tháng 9 chúng tôi hoàn tất các khóa học, khám sức khỏe tốt và được lên danh sách chuyến bay đến Mỹ. Máy bay rời khỏi Manila đến Honolulu Hawaii. Tại đây gia đình tôi chính thức làm giấy tờ nhập cảnh. Con gái lớn tôi vì đã 23 tuổi được tách ra một form riêng độc lập. Mẹ chồng tôi cũng một form riêng. Vợ chồng tôi và ba con nhỏ được xếp vào gia đình có con nhỏ dưới 18 tuổi  được trợ cấp theo tiêu chuẩn tị nạn. Tại phi trường Hawaii chúng tôi được chụp hình, lăn tay để làm thẻ An Sinh Xã Hội ( Social  security). Thẻ sẽ gửi về địa chỉ nhà em tôi đã mướn dùm.

Sau khi thủ tục nhập cảnh hoàn tất, chúng tôi lên chuyến bay thứ nhì về phi trường John Wayne ở Santa Ana, California. Tại đây em trai tôi đã chờ sẵn để đón gia đình chị. Trước khi về nhà, chúng tôi đi ăn tối tại tiệm Mỹ Nguyên, một nhà hàng VN quen thuộc ở Orange County. Tại đây bất ngờ tôi gặp được một người quen gần nhà đã đi Mỹ trước tôi vài tháng. Mừng quá là mừng gặp nhau ngay ngày đầu tiên tới Mỹ. Xe trên đường về Riverside trời đã tối, những cầu xa lộ, phố xá hai bên với ánh đèn điện sáng choang lấp lánh làm gia đình tôi trố mắt nhìn ngưỡng mộ. Khâm phục vì đẹp và văn minh quá chưa bao giờ thấy trong đời.

Căn nhà em tôi mướn dùm gồm 4 phòng ngủ rất khang trang sạch sẽ, thơm lừng.  Giá thuê là 750$ nhưng nếu trả tiền nhà trước ngày 5 tây hàng tháng, ông chủ nhà sẽ bớt 25$. (Khi tôi có lịch bay em tôi đã mướn căn nhà này vì rất gần trường tiểu học và trung học cho các con tôi). Giường, nệm các phòng đều tinh tươm sạch sẽ. Một số đồ đạc em tôi và hội bảo trợ đã chuẩn bị sẵn. Lần đầu trong đời tôi ngủ không giăng mùng mà không có một con muỗi nào bay đến vo ve. Quá mệt mỏi trong suốt chuyến bay, cả nhà tôi ngủ một giấc thật ngon đêm đầu tiên ở  Mỹ.


Ngày hôm sau em tôi chở gia đình tôi đi làm các thủ tục phải có. Làm thẻ xanh cho người lớn, làm giấy tờ nhập học cho trẻ con, các hồ sơ cần thiết để được hưởng trợ cấp ban đầu...

 

Đến lúc này tôi thật sự an tâm, cám ơn người dân Mỹ, nước Mỹ tận đáy lòng. Tôi không còn sợ chết đói, sợ sống không nhà, sợ con cái thất học. Nước Mỹ đã cho gia đình tôi một cuộc sống ổn định và an toàn. Con tôi đến trường bình đẵng như mọi đứa trẻ tóc vàng mắt xanh da trắng ở xứ sở này. Mẹ chồng tôi ở Mỹ vài tháng là đủ 65 tuổi, bà được hưởng quyền lợi người già mà tôi không thể tưởng tượng được bà sẽ có. Con gái tôi được hưởng trợ cấp mấy tháng theo quy định để tìm việc làm. Hai vợ chồng tôi có con nhỏ nên được hưởng trợ cấp con nhỏ và nhận thêm foodstamp để mua thức ăn.
Cứ mỗi lần đi chợ là tôi lại xé tiền trong tập phiếu thực phẩm để trả cho người thu ngân. Hai vợ chồng ghi tên học ESL và được nhận thẻ đi xe bus miễn phí. Tiền trợ cấp chỉ đủ trả tiền nhà và chi tiêu lặt vặt. Foodstamp cũng chỉ đủ ăn nên chưa bao giờ tôi dám mua tôm hay thịt bò. Cứ mua thịt gà hết kho lại rim mặn. Rau lúc đó cũng không rẻ nên thường là ăn bắp cải, cà rốt và khoai lang tây. Mì tại chợ Mỹ 1 đồng 10 gói vừa ngon, vừa rẻ nên tôi ăn thường xuyên đến nỗi mập đến không ngờ. Bà bác sĩ gia đình bảo phải ngưng ăn vì có quá nhiều tinh bột. Lúc đó tôi không có khái niệm nhiều về ăn uống, chỉ cần rẻ là tốt.

Tuy vậy chưa có khi nào chúng tôi sống vui như thế. Buổi tối gia đình đoàn viên ăn cơm sum họp rồi cùng ngồi học bài với nhau. Một người quen của em trai tôi cho một cái TV và một đầu máy đã cũ. Thế là cứ cuối tuần là vợ chồng, con cái lên xe bus đi thư viện mượn sách và DVD về xem. Bộ phim đám cưới cổ tích của công nương Diana chúng tôi coi không biết bao nhiêu lần. Các con tôi được xem các phim hoạt hình sau giờ học. Những ngày con cái còn nhỏ là những ngày hạnh phúc nhất trong gia đình tôi.

Thời gian trôi qua, các con tôi đều đã lên đại học, con gái lớn có chồng, có con. Chúng tôi đã già và mẹ chồng tôi sống những ngày cuối đời bình an trên đất Mỹ. Nước Mỹ đã cho chúng tôi nhiều thứ mà đất nước tôi khước từ. Sự tự do, bình đẳng và tôn trọng nhân phẩm con người. Chúng tôi đến Mỹ muộn màng không đóng góp được gì nhiều để đền ơn đáp nghĩa. Các con tôi đã thay cha mẹ làm những người lính để phục vụ đất nước này.

Mỗi năm nước Mỹ có ngày lễ Thanksgiving, tôi thường đùa nói với các con tôi: " Người Mỹ là những người từng vượt biên như VN ta. Họ là những boat people đầu tiên hiện diện trên đất nước non trẻ này" Cho nên những người VN "Ô Đi Ghe" chỉ là tái hiện lại một hành trình đi tìm đất sống như họ. Người Mỹ tổ chức lễ Thanksgiving cám ơn những người thổ dân đã giúp họ những ngày đầu tiên lập quốc. Người VN mình cũng phải biết cám ơn người Mỹ vì đã đưa bàn tay cứu vớt những người tị nạn lưu vong.

 

Nước Mỹ là một nước hợp chủng quốc, có đủ mọi sắc dân, nói đủ thứ tiếng và ban đầu người di dân nào mới đến cũng dùng động từ "To Quơ" để nói chuyện. Mỗi sắc dân đến đây mang theo phong tục tập quán riêng. Theo thời gian họ cộng hưởng nền văn minh của Mỹ để hoàn thiện một nền văn minh mới, vừa không phản bội cha ông vừa làm giàu làm đẹp bản sắc dân tộc mình.

 

Người Việt mình đến đây nhiều nhất sau 1975  khi nước Việt Nam thay đổi màu cờ. Những ngày đầu người Việt chưa đông như bây giờ. Có những thức ăn người VN rất thích mà người Mỹ lại chê. Thí dụ như lòng gà, lòng vịt, lòng heo, chân gà, móng heo... Bây giờ mấy thứ đó lại khá mắc vì đó là những món ăn khoái khẩu dùng để ...nhậu. Như ngày xưa làm gì có bán giá, rau muống, nước mắm, mắm nêm, mắm ruốc và ...ôi thôi những món mà bây giờ Mỹ không chê mà Mễ rất mê.

 

Hiện tại tiệm phở, tiệm bánh mì, bánh ngọt, bánh ướt, bún bò Huế, bò bảy món, lẩu đồ biển của người Việt nam có mặt trên khắp các tiểu bang của nước Mỹ. Thật lòng người VN mình cũng góp phần không nhỏ trong văn hóa ẩm thực lẫn đời sống của người Mỹ và các nước trên thế giới. Miền Nam Cali, khu vực Little Sài Gòn số lượng người Việt lấn áp người bản xứ. Con cái người Việt đều được cha mẹ cho vào đại học và có công ăn việc làm đời sống ổn định. Số người VN giàu có và trung lưu đã tăng lên thấy rõ.

 

Tất cả sự thay đổi đó phần lớn là do sự giáo dục từ gia đình. Không có người VN nào qua đây mà không mong ước cho con học tới nơi tới chốn. Người Mỹ nuôi con tới 18 tuổi thì "Mặc kệ bây" nhưng người Việt ta làm hai ba job để cho con tốt nghiệp đại học, tạo cơ hội cho con phát triển sự nghiệp. Khi con đã ổn định có gia đình cha mẹ sẵn sàng chở dùm cháu đi học hay ở nhà giữ cháu cho con đỡ tốn tiền gửi trẻ.

 

Cuối tháng 3/1975 Đà Nẵng trong cơn sốt. Tôi đã chứng kiến một Đà Nẵng mất mát, xe "Phe thắng trận" tiến vào thành phố. Tháng 3/1991 tôi rời VN lên máy bay đi tị nạn CS. Máy bay đáp xuống Phi Luật Tân và tôi lưu vong từ lúc đó.

 

Hôm nay cũng cuối tháng ba, tôi ngồi trước máy computer viết bài này. Ngoài trời mưa vẫn rơi không dứt. Mưa suốt 3 ngày đêm cho miền Nam Cali no nước. Tôi đã bước qua tuổi 75 có còn gì để mất hay còn. 48 năm miền Nam VN đã thay cờ đổi chính thể. Một quê hương xa nửa vòng trái đất để tôi thương nhớ và ngậm ngùi. Có ai trong chúng ta không hoài niệm quê nhà, cha mẹ, anh em. Trong tôi ngập tràn nỗi nhớ, càng già càng nhớ nhiều để đêm mưa trăn trở không ngủ được.

 

Đã 32 năm tôi chọn nước Mỹ làm quê hương. Mẹ chồng tôi đã mất, tro cốt được đem về an táng tại quê bà. Chồng tôi chọn theo gió và nhờ sóng biển đi khắp muôn nơi. Tôi cũng vậy, cuộc sống vô thường, mạng sống nhỏ nhoi này nguyện một ngày cũng theo gió về với hư không.

 

Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời. Mỗi ngày đi bộ một vòng trong xóm tôi thấy được cái đẹp bình yên của xứ sở này. Tôi thấy mình được nhiều phước báo và tôi cầu nguyện cho mọi người trên thế giới đều bình yên no đủ, được an lạc hít thở không khí tự do.

Nguyễn thị Thêm 

23/3/2023

 

 

 

13 Tháng Năm 202312:17 SA(Xem: 4074)
Còn Mẹ còn chốn đi về Mẹ không còn nữa đỏ lề nhớ thương Trần gian mưa nắng nhịn nhường Chấp mê bất ngộ chọn đường đạo nhân.
12 Tháng Năm 20232:06 CH(Xem: 4343)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: Ca khúc: MẸ ƠI CON NHỚ - Thơ: phamphanlang Nhạc: Mai Hoài Thu - Ca sĩ: Đông Nguyễn Hòa âm: Đông Nguyễn Music Studio.
09 Tháng Năm 20239:02 SA(Xem: 3246)
Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân, con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị. Như vậy con sông đời chị thật thoải mái hòa nhập vào hư không để giữ lại niềm vui và một nụ cười.
09 Tháng Năm 20233:28 SA(Xem: 4483)
Chương Trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề "Công Ơn Cha Mẹ" của Như Hương và bạn hữu tổ chức tại Herndon, Virginia ngày thứ Bảy April 29, 2023, do chị Kiều Oanh chuyển.
09 Tháng Năm 20233:01 SA(Xem: 2994)
Tọa lạc gần thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, tòa nhà Thư Viện một tẩng, khiêm tốn nằm giữa một khu rừng tươi xanh, mát mắt.
08 Tháng Năm 202310:34 CH(Xem: 4128)
Vĩnh biệt đau lòng con hiếu thảo Phân ly xót dạ vợ ngoan hiền Nguyện Cầu TỪ PHỤ DI ĐÀ đón Một Đóa Sen vào cõi tịnh yên
08 Tháng Năm 202310:02 CH(Xem: 3004)
Tôi vẽ lại những ước muốn cho tương lai của chúng tôi : được sống trên một đất nưóc tự do, được đi học thành tài, đi làm và sẽ có những đứa con xinh xắn . . .
08 Tháng Năm 20232:07 SA(Xem: 2879)
Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp đẽ nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động
08 Tháng Năm 20231:07 SA(Xem: 4296)
Chào ga Sài Gòn, chào tàu Nam Bắc, Chào lán trại tù rừng núi nơi xa, Hôm nay người tù đã trở về nhà, Dù thế nào còn chút tình vẫn đợi.
05 Tháng Năm 20235:53 CH(Xem: 4940)
Hướng về Quê Mẹ thiết tha! Mong sao đất nước đảo xa vẹn toàn! Tự do hạnh phúc huy hoàng Thoát qua nghèo khó an nhàn ấm no!
04 Tháng Năm 20239:59 CH(Xem: 4217)
Anh xin tặng em lá cờ vàng Lớp lớp anh hùng đã cưu mang Phất phới tung bay hồn dân tộc Cờ vàng – màu nắng ấm xuân sang.
04 Tháng Năm 20239:24 CH(Xem: 4627)
Vĩnh biệt Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải Yên nghỉ đi anh nợ nước xong rồi Bùi Cửu Viên đại tá của chúng tôi Đã thanh thản về hưởng nhan Thánh Chúa.
30 Tháng Tư 20231:29 SA(Xem: 3457)
Ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc,
29 Tháng Tư 20237:13 CH(Xem: 4350)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hải Ngoại Thương Ca" NS Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Kim Phụng Hòa âm: Ngô Nguyên "Kiếp Tha Hương"--NS Lam Phương Đèo Văn Sách Hòa âm:Trần K. Bài
29 Tháng Tư 202312:16 SA(Xem: 4445)
Tháng Tư đen. Hỡi nước non Bao vành tang trắng quấn tròn quê hương Tháng Tư đen. Nỗi hận trường Tháng Tư từ đó tha phương xứ người
28 Tháng Tư 20239:40 CH(Xem: 3395)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi hy sinh cho người mình yêu thương.
28 Tháng Tư 202312:02 SA(Xem: 3965)
Như đồng cảm với chúng tôi, ngày 30 tháng 4 hàng năm, giữa mùa Xuân ở Mỹ, mà trời vẫn đầy mây xám. Và nỗi đau năm xưa vẫn nhói lên ngút ngàn, chất ngất.....
27 Tháng Tư 202310:48 CH(Xem: 2984)
Câu chuyện vượt biên, đến trại tỵ nạn, qua bao nhiêu năm, tôi chưa bao giờ kể lại. Những tưởng là ký ức đa vùi sâu dưới lớp bụi mờ, bỗng trở về trong tháng 4 như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.
27 Tháng Tư 202310:45 CH(Xem: 4169)
Tôi vẫn hỏi tôi vì sao, vì sao như thế? Đồi núi hoang vu im tiếng muôn đời. Sẽ nói với em như một điều chia sẻ Giá như loài người đều biết lỗi-tại-tôi!
27 Tháng Tư 20239:29 CH(Xem: 3500)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."
27 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 4527)
Tháng tư những giọt lệ buồn Khóc cho đất nước, khóc thương quê nhà Khóc cho mẹ, khóc cho cha Khóc cho bụng đói xót xa tháng ngày
23 Tháng Tư 20233:53 CH(Xem: 4766)
Ta ở nơi đây, cũng lạc loài Vẫn còn khổ lụy cõi trần ai Tự Do với phận người Vong Quốc Rồi sẽ vào chung giấc ngủ dài !
22 Tháng Tư 20233:03 SA(Xem: 3513)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
22 Tháng Tư 20231:34 SA(Xem: 2528)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
20 Tháng Tư 20232:50 SA(Xem: 4224)
Mênh Mông trời nước bao la Ta người thua cuộc chạy qua xứ người 48 năm vẫn chưa nguôi Lâu lâu nhớ lại ngậm ngùi riêng Tôi
20 Tháng Tư 20231:33 SA(Xem: 2047)
Trong khi tôi đứng trước gương nghĩ về cái lẽ được mất của cuộc sống thì con sơn ca vẫn hát. Tiếng hát càng nghe càng thấy vui. Tôi tò mò muốn biết con chim hiện ở nơi đâu?
20 Tháng Tư 20231:17 SA(Xem: 4928)
Xa lộ dài trong cơn xoáy lốc Người di tản buồn lần lượt rũ ra đi. Sáng 30, đoàn xe tiếp nối Lính lạc đàn áo bạc quần thâm Đài phát thanh vang lời trăn trối Sài Gòn ơi xương cốt đau thầm...
20 Tháng Tư 20231:04 SA(Xem: 2687)
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
18 Tháng Tư 20235:16 CH(Xem: 4998)
Từ hạ ấy, quê hương trùm tang tóc Lũ vô thần dày xéo dãy non sông Khắp thành thị, thôn quê đầy gian tặc Ta bắt đầu lạc bước kiếp lưu vong. Chuyện tháng hạ ngày xưa ta đã kể Bài học này, em có nhớ hay không?
16 Tháng Tư 20234:43 CH(Xem: 3700)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
16 Tháng Tư 20234:38 CH(Xem: 4203)
Hoa đào vẫn còn nở Theo gió hoa chưa rơi Mà sao anh đã vội Bỏ em lại trên đời. Chiều buồn Hoa Thịnh Đốn Nắng yếu ớt chân trời Làm sao em không khóc Em nhớ anh... lệ rơi.
12 Tháng Tư 20235:28 CH(Xem: 4958)
Nghìn sau Xuân vẫn hiền hòa Dáng Xuân em vẫn kiêu sa trang đài Ru em suốt những năm dài Trên miền Cực Lạc hương bay Vĩnh Hằng.
11 Tháng Tư 20231:31 SA(Xem: 3761)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 20231:26 SA(Xem: 5270)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 20231:12 SA(Xem: 5053)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 202310:03 CH(Xem: 3506)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
09 Tháng Tư 20235:32 CH(Xem: 4391)
Hãy ngủ yên đi anh Khép lại trang chiến sử Thời liệt oanh bất tử Của những người anh hùng. Tháng tư lệ rưng rưng Đốt nén hương tưởng niệm
09 Tháng Tư 20232:30 SA(Xem: 4376)
Đặng Mai Lan đã đem một quá khứ rất xa, rất đẹp, điều. tưởng như bụi thời gian đã xóa mờ, bỗng sống lại. trân trọng. xót xa… đau đớn…
08 Tháng Tư 20232:10 SA(Xem: 2343)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải Tiếng hát: Hà Thanh
08 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 2461)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
08 Tháng Tư 202312:24 SA(Xem: 4257)
Tháng tư thành xưa tan tác Người về lạc bước chân xiêu Em tôi nụ cười héo hắt Buồn như, chim vịt kêu chiều. Tặng em một cành phượng đỏ Thẹn thùng e ấp cầm tay
07 Tháng Tư 20234:53 CH(Xem: 4747)
in bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: ÁO TRẮNG NGÀY XƯA - Thơ & Nhạc Bảo Định - Trình bày Thứ Nữ Huyền Tôn Nữ Quý Hương
02 Tháng Tư 20232:29 SA(Xem: 3855)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 20231:47 SA(Xem: 3911)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
01 Tháng Tư 202310:53 CH(Xem: 4667)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HOÀNG DUNG TỰ TÌNH - Lời Thy Lệ Trang - Nhạc Lê Hữu Nghĩa Tiếng hát Lê Thu Hà - Nhóm bè Cadillac Bản phối & video : Sonar Production
01 Tháng Tư 20232:23 SA(Xem: 4629)
Anh dặn hoài phải cất kỹ mùi hương Để nhớ Má khi em vào trong bếp Mùi quen xưa không bao giờ quên được Dù anh xa quê hai mấy năm rồi
31 Tháng Ba 20231:28 SA(Xem: 4703)
Này những Cô Gái Việt Nam ơi Trung trinh tiết liệt ở trên đời Ta muốn kết hoa thành vương miện Tặng em người phụ nữ sáng ngời. Tặng em người dâu thảo hiền ngoan Thay chồng gánh vác những lo toan
31 Tháng Ba 202312:37 SA(Xem: 2511)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
31 Tháng Ba 202312:19 SA(Xem: 3750)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
30 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 4300)
Cho nhau lời cuối đăng trình Mai này dứt lửa chiến chinh ngạo cuồng Thôi đành tay bỏ tay buông Tháng Tư Tắt Nắng trên đường chinh nhân...
30 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 1923)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
29 Tháng Ba 20231:21 SA(Xem: 4384)
Bên ni là em Mắt cận tóc dài răng khểnh Cùng vạt hoa thạch thảo nhuộm thắm nắng vàng Bên nớ là anh Thả những giọt đàn lên tàng sa kê lộng gió
24 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4849)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI NGUYỆN CẦU CHO QUÊ HƯƠNG - Sáng tác: Linh Mục Văn Chi Tiếng hát Kim Phụng
23 Tháng Ba 20239:35 CH(Xem: 5205)
Bốn mươi tám năm giấc mơ chưa tỉnh Tháng tư về vẫn ray rứt khôn nguôi Người đã đi xa bóng xế chiều rồi Mặt trời lặn bên đây trời nhung nhớ.
21 Tháng Ba 202311:38 CH(Xem: 3917)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
21 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 2509)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
20 Tháng Ba 202311:13 CH(Xem: 6383)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
20 Tháng Ba 202310:48 CH(Xem: 7301)
Trao tặng đàn anh Nguyễn Đức Hiền Kỷ yếu SBTT của gia đình, trái tim thương tật của Voi Trầm Tĩnh bất chợt rưng rưng vì hạnh phúc.
20 Tháng Ba 202312:43 SA(Xem: 4769)
Về lại đây, uống hết mấy giọt tình Tình bằng hữu, tình đất nước quê hương son sắt Trên đất lạ phảng phất mang theo Đến phút cuối, Ta còn mang trên vai nặng trĩu.
19 Tháng Ba 202311:14 CH(Xem: 2065)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
19 Tháng Ba 20231:24 SA(Xem: 5574)
Ta thức giấc nặng nề say gối mộng Mưa tạnh rồi, mây gió đã về đâu? Vầng thái dương còn đi xa, chưa đến Hồn ơi! mau tắm vội bến U Sầu.
13 Tháng Ba 20233:21 SA(Xem: 4278)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4393)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 20231:06 SA(Xem: 2257)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
12 Tháng Ba 20239:48 CH(Xem: 3476)
Một trong những phát minh đó là chiếc máy STORMS Radar phát hiện tín hiệu sự sống từ nhịp đập của trái tim, của hơi thở và xác định được vị trí
12 Tháng Ba 20233:37 CH(Xem: 5784)
Trong mưa ta thấy mình song bước Tình yêu đầu ghi khắc trong lòng. Tình yêu ta gửi người muôn dặm Mấy chục năm rồi ta lặng căm Tháng ba sinh nhật ta chợt nhớ Ta nhớ người, người nhớ ta không?
12 Tháng Ba 20233:11 CH(Xem: 3652)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 202310:43 CH(Xem: 2141)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BUỒN - Thơ Nhạc Chương Hà Tiếng Hát Đông Nguyễn Thu & Hoà Âm Đông Nguyễn Studio PPS Nhật Thụy Vi
11 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 3538)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 202311:45 CH(Xem: 3860)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
10 Tháng Ba 202311:00 CH(Xem: 5481)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN NỚ BÊN NI - Thơ Hà Thu Thủy Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải
04 Tháng Ba 202312:14 SA(Xem: 6418)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
03 Tháng Ba 202311:28 CH(Xem: 2497)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: SỢI NHỚ - Nhạc Nguyên Phan - Trình bày Thanh Hiếu
03 Tháng Ba 202311:20 CH(Xem: 2660)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
03 Tháng Ba 20239:07 CH(Xem: 6137)
Con biết không? Vòng tròn bất biến Một ngày kia Con cũng sẽ già Sẽ ngồi buồn Nhớ lại ngày qua Và sẽ thấy Người già tội lắm.
03 Tháng Ba 202312:32 SA(Xem: 5572)
Cuối cùng của lửa là những tro tàn âm ỉ. Cuối cùng của tôi là những ngậm ngùi câm
03 Tháng Ba 202312:28 SA(Xem: 8493)
“Nếu có thương ai (?!...) thì hãy thương ngay bây giờ. Đừng đợi ngày mai, đến lúc ai xa đời…” Bỗng dưng tôi thương thương quá, thầy cô giáo cũ của mái trường xưa…
02 Tháng Ba 202310:47 CH(Xem: 6602)
Nắng lên sáng nửa vòng cầu Em đem tóc rối lên lầu ngồi hóng Ô hay ! Tóc đẹp vô cùng Trải ra phổ nhạc tao phùng mười năm
02 Tháng Ba 202312:25 SA(Xem: 5511)
Uống chung nước một dòng sông Quê em lúa trổ cánh đồng bờ xa Anh về Gọi Nắng Tháng Ba Năm mươi năm có đủ là nhớ thương...
01 Tháng Ba 202311:58 CH(Xem: 2305)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
22 Tháng Hai 202311:23 CH(Xem: 3611)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 202310:44 CH(Xem: 5016)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 202310:58 CH(Xem: 8964)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
19 Tháng Hai 20239:56 CH(Xem: 4781)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 20238:43 CH(Xem: 6793)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 20237:32 CH(Xem: 5680)
Hình như nắng vẫy tay chào Áo em thấp thoáng ngõ vào tương tư Mùa đông em bắt ta chờ Sang xuân ta lại làm thơ đợi người. Hình như nắng đến đây rồi Để em thôi khóc sụt sùi đêm mưa
19 Tháng Hai 202312:39 SA(Xem: 5128)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 202312:36 SA(Xem: 5826)
Làm sao dám thắp đèn... Dù đã tối Sợ thấy bóng mình hiu hắt liêu xiêu Anh là kiếp chim rừng bay lạc lối Đường thiên di quên mất chốn quay về.
19 Tháng Hai 202312:22 SA(Xem: 3970)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 202311:42 CH(Xem: 3901)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
14 Tháng Hai 202310:00 CH(Xem: 2678)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
13 Tháng Hai 202312:16 SA(Xem: 7109)
Những dòng chữ này tôi xin tiễn biệt thầy xưa Trần Văn Lộc, vị giáo sư đầu tiên – cũng là cây đại thụ cuối cùng –
12 Tháng Hai 202311:47 CH(Xem: 4398)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
12 Tháng Hai 202310:48 CH(Xem: 5306)
Em đợi chờ anh mang đến bó hoa, Ngày lễ Tình Yêu cho đời thêm đẹp, Hoa mới nở trong vườn nhà buổi sáng, Hay hoa bày trong chợ đợi người mua.
11 Tháng Hai 20236:13 CH(Xem: 5322)
Tháng giêng mỏi cánh hoa tàn Cành trơ cuống lá đài trang ngậm ngùi Mai đây XUÂN đã qua rồi Ta nghiêng mình xuống, tuổi đời lên cao.
11 Tháng Hai 20235:26 CH(Xem: 5469)
Và em cứ đi bên lề kể lể Mà tôi sẽ không năn nỉ tiếng ru vờ Có lẽ mùa d8o6ng rồi cũng buồn như thế Buộc lại tà dương chờ mãi những bâng quơ
10 Tháng Hai 202311:53 CH(Xem: 4405)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 202311:22 CH(Xem: 2834)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
10 Tháng Hai 202311:14 CH(Xem: 5351)
Tình Nhân Lễ Hội xuân nhường Em ra đầu ngõ chở buồn dạo chơi Nằm mơ anh hái sao trời Sao em đi vắng tim tôi phập phồng.
10 Tháng Hai 202312:03 SA(Xem: 6278)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!