Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục -CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦI VÀ ĐẦY BẤT TRẮC của con gái đầu của Lê Duẩn với Bảy Vân: Lê Vũ Anh (1950-1981).

02 Tháng Mười Hai 202212:07 SA(Xem: 6357)
GS. Nguyễn Văn Lục -CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦI VÀ ĐẦY BẤT TRẮC của con gái đầu của Lê Duẩn với Bảy Vân: Lê Vũ Anh (1950-1981).


Cuộc đời ngắn ngủi và đầy bất trắc của con gái đầu
của Lê Duẩn với Bảy Vân: Lê Vũ Anh (1950-1981).


Nguyễn Văn Lục


Vox Populi, Vox Dei(1)

Tác phẩm này là tâm sự của tôi. Tôi đã cố gắng truyền tải những sự kiện và những cuộc trò chuyện một cách trung thực, nhưng tôi vẫn không biết điều gì ẩn giấu đằng sau chúng.

Victor Maslov, Daring to touch Radha



Nhiều người rất dị ứng với chế độ độc tài – dù là của một cá nhân độc tài hay độc tài đảng trị. Việt Nam hiện là bị cai trị bằng một trong những chế độ độc tài ấy mà chính ông Lê Duẩn (1907 – 1986) đã tỏ ra là một người sắt máu với dân miền Nam. Như nhiều người miền Nam, tôi rất dị ứng với ông và những người cộng sản khác khác như Trường Chinh, Đỗ Mười, v.v. Nhiều người vì ông Duẩn mà phải bỏ nước ra đi. Sự hận oán là không tả xiết. Cuộc đời chính trị của ông đã là một lẽ, Lê Vũ Anh, con gái gái đầu lòng với bà vợ thứ hai – bà Bảy Vân (Nguyễn Thụy Nga) – phải chăng cũng mang một phần cái nghiệp của cha theo cách mà người đời thường nói. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.


blank
Con gái Lê Duẩn Lê Vũ Anh (1950-1981)
Ảnh: RIA Novosti, từ kho lưu trữ cá nhân của V. Maslov. 
Có lẽ, mọi chuyện đã có thể khác đi nếu ngay từ đầu tôi biết Lê Vũ Anh con gái của ai. Khi sự thật được phơi bày thì đã quá muộn. Tôi đã yêu điên cuồng và không thể từ chối nó. Nguồn: https://7days.ru/

Tôi hy vọng mong manh là không phải như vậy. Tội tình gì mà con cái ông phải gánh cái hệ lụy ấy chứ?

Phải thú thật rằng TBT đảng cộng sản như Lê Duẩn – quyền năng có thể nói là bao trùm thiên hạ một cách tuyệt đối như một ông Trời – thì những gì thuộc gia đình ấy, dù là con cái, những tình cảm riêng tư, cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình đều không còn thuộc về họ.

Vì lợi ích chính trị, vì quyền thế, nhân danh tiếng nói của dân tộc, tiếng nói của TBT trở thành tiếng nói tuyệt đối của một thứ ông Trời con (“tiếng nói của người dân là tiếng nói của Thượng đế”.Tiếng nói của Ông Trời con có quyền tuyệt đối, sinh sát tất cả, tha ai thì người đó được tha, cầm tù, hay giết ai thì chỉ là số phận của họ.

Nhưng ngày nay, người ta nhận thức rõ ra được rằng, ngay cả những ông trùm cộng sản như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, đến Hồ Chí Minh, Lê Duẩn họ trở thành nạn nhân của chính họ, nạn nhân của cái guồng máy đảng mà họ dựng lên.

Cái chính là guồng máy đảng, là cỗ máy nghiền mà chính họ không thể thoát ra được.

Tuy nhiên, phải thấy rằng quyền lực có cái quyến rũ đến độ con người như những con thiêu thân lao vào ánh sáng, vì những đặc quyền trước mặt. Cho nên, trong một chế độ độc tài cá nhân hay độc tài đảng trị thì chuyện con cái họ được ưu đãi cách này khác là một việc rất bình thường đến hiển nhiên. Không được ưu đãi mới là điều bất thường.

Nhưng còn có mặt trái của chiếc mề đai. Con cái của một người độc tài được ưu đãi đặc quyền vị tất đã là điều hay. Đôi khi họ trở thành nạn nhân của chính cái quyền uy ấy. Phải chăng Bà Lê Vũ Anh nằm trong số nạn nhân ấy, nạn nhân của cái quyền uy của chính cha mình?

Cái mâu thuẫn của người viết là có phần oán giận Lê Duẩn, giận oán cái guồng máy ấy, nhưng càng giận bao nhiêu lại càng thương cho số phận vắn vỏi và cuộc đời đầy bất trắc của bà Lê Vũ Anh. Hận một phần mà thương thì đến hai ba phần. Đấy cũng là cái điểm nhược của những người Quốc gia miền Nam. Vì thế mà có bài viết này như nhắc lại số phận mong manh của một người phụ nữ thay vì phê phán một chế độ độc tài.

Đã thế, trong những tình trạng chiến tranh hoặc hoàn cảnh chính trị cực đoan, khắc nghiệt nói chung, phần thiệt thòi không hẳn chỉ người dân mà cái phần lớn vẫn là phụ nữ, những người gánh chịu nhiều hơn cả. Điều ấy xưa nay thường thấy trong thời chinh chiến; khi chồng xông pha nơi lằn tên lửa đạn, thì người ở lại trong khung cửa lo lắng trông chờ khổ cả trăm bề.

Nỗi khổ ấy đã để lại trong văn chương như trong Chinh Phụ Ngâm, trong Cung Oán ngâm khúc và trong cả truyện Kiều.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại; qua câu chuyện bà Lê Vũ Anh, ngoài con cái của Lê Duẩn, còn có con cái của Võ Nguyên Giáp, và con của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Họ đều là những kiều nữ đều được ân điển, đều được gửi sang học ở bên Nga. Nhưng xem ra số phận của họ có phần may mắn hơn bà Lê Vũ Anh, dù cũng có chung một hoàn cảnh xã hội, chung một thế hệ và cùng theo học dưới mái trường ở Liên Xô.

Nói như thế là đổ thừa cho số phận rồi và như thế thì trách ai bây giờ.

Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công. Lê Duẩn, dù là cộng sản thứ thiệt, cả đời vẫn dành những gì tốt nhất, an toàn nhất cho con. Ý hướng tốt đẹp ấy tại sao trở thành nỗi bất hạnh? Có thể, nếu làm trái ý của cha sẽ là điều không thể tha thứ chăng? Như một cái vòng luẩn quẩn của một guồng máy không có lối thoát. 

Đây có thể là mấu chốt của vấn đề và cần tìm ra được câu trả lời thích đáng và công bằng nhất.

Được biết sau ngày quy định di chuyển của dân hai miền theo của Hiệp Định Genève, Lê Duẩn đã quyết định ở lại miền Nam chiến đấu. Nhưng ông vẫn cẩn thận gửi vợ con ra Bắc. Sự an toàn của vợ con ông đã được cân nhắc kỹ càng và chu đáo.

 Nhưng lúc mà Trung Hoa và Việt Nam còn thuận hảo thì Vũ Anh và bà mẹ, vốn gốc Tàu, được gửi sang Bắc Kinh để ăn học.

Vũ Anh đã sống nhiều năm bên Tàu cho đến khi tình hình căng thẳng giữa Trung Hoa với Việt Nam.

blank
Victor Maslov, Dám chạm vào Radha
Nguồn: Категория: lịch sử của tôi
Maslov viết “Truyện trinh thám thường mô tả các sự kiện và cuộc trò chuyện, và người ta chỉ biết được suy nghĩ của các anh hùng ở cuối truyện. Tác phẩm này là tâm sự của tôi. Tôi đã cố gắng truyền tải những sự kiện và những cuộc trò chuyện một cách trung thực, nhưng tôi vẫn không biết điều gì ẩn giấu đằng sau chúng. Vì vậy, sẽ không có giải pháp cho bí ẩn ở cuối sách. Tôi đã cố gắng trích dẫn lời nói trực tiếp một cách chính xác. Có lẽ tôi đã quên điều gì đó, trình bày một câu chuyện lộn xộn hoặc bỏ sót một số dữ kiện, nhưng xác suất như thế không cao lắm. Sẽ rất thú vị nếu so sánh truyện của tôi với bản ghi âm các cuộc trò chuyện được thực hiện vào thời điểm đó.” 

Tài liệu tham khảo là Hồi Ký của Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn do Phan Độc Lập dịch. Từ đây sẽ gọi là Hồi ký.

Người viết xin chép sơ lược phần tài liệu và góp phần giải thích bằng vài nhận xét cá nhân nhằm làm sáng tỏ những khúc mắc.

 Hồi Ký này được coi như tài liệu khả tín nhất về bà Lê Vũ Anh. Vì hơn ai hết Maslov là người thân nhất, gần kề nhất với bà. Maslov (15 tháng 6, 1930, hiện 92 tuổi) (2) viết về nguồn gốc của bà Bảy Vân, vốn được dấu kín:

blank
Bà Bảy Vân (Thụy Nga), mẹ của Lê Vũ Anh. Nguồn: https://7days.ru/

Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể không chỉ dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa. Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã dấu kín mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung Quốc. Bạn thân của nàng là con gái Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số hai dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng đã quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao.



Năm 1964, bà Bảy Vân (Thụy Nga) quyết định trở về miền Nam nên giao con gái cho em của Lê Duẩn. Bà Vũ Anh lúc bấy giờ 14 tuổi, là học sinh giỏi miền Bắc và được kết nạp Đảng từ năm lớp 10. Tới năm 1973, 23 tuổi bà Vũ Anh mới gặp lại mẹ mình ở Moskva.

Sau đó bà được gửi sang Moskva, bà theo học ngành toán vật lý ở khoa Vật lý, đại học Tổng hợp Lomonosov. Cùng khoa này còn có Võ Hạnh Phúc, con gái tướng Võ Nguyên Giáp.

Theo Maslov, bà Lê Vũ Anh say mê toán và có tham dự một lớp chuyên đề do Viktor Maslov trực tiếp giảng; khi những sinh viên khác bỏ học hết thì cuối cùng chỉ còn hai người thảo luận với nhau. Khởi đầu của mối tình Thầy-Trò đuổi bắt-trốn chạy lúc ban đầu cũng là lẽ thường tình, theo Maslov:

Khi nàng ở lại một mình với tôi, nàng luôn luôn khiêm tốn, giữ khoảng cách và giữ mình rất đúng mực, nhưng tôi có cảm giác nàng đang phải đấu tranh dữ lắm với những cảm xúc của mình. Có một lần trong buổi hẹn hò định kỳ ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi, suýt chút nữa thì nàng đã không làm chủ được mình.

Tôi không thể biết được, kết quả sau đó sẽ ra sao khi chúng tôi quấn chặt lấy nhau với những nụ hôn sâu đặm nồng nàn nếu như không có tiếng chuông gọi cửa bất ngờ vang lên của người hàng xóm. Tôi ra và nói chuyện ngoài cổng với người hàng xóm chỉ khoảng 5 phút không hơn, lúc quay lại thì phòng trống không. Nàng đã vọt ra ngoài qua cửa sổ, thức tỉnh từ sự quyến rũ của tình yêu và bỏ chạy về nhà.

Tôi hiểu, nàng đã phải trải qua thử thách quá lớn như thế nào khi tìm và đạt bằng được tình yêu của mình với một người đàn ông Âu Châu. 


Lê Vũ Anh cho thấy đã say mê cuồng nhiệt lao vào cuộc tình bất kể các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống kéo dài hàng thế kỷ, cũng dẫm đạp lên kỷ luật nội bộ trong Đảng và các mối quan hệ quốc tế của cha.

Đúng như nhận xét của Maslov:

Tình yêu của chúng tôi có thể làm tổn thương đến ba của nàng, trở thành con át chủ bài của các đối thủ trong cuộc đấu đá quyền lực. Phía sau lưng ông là Trường Chinh, đối thủ chính trị cạnh tranh đã từng là Tổng Bí Thư trước ông. Lê Duẩn định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình Liên Xô, còn Trường Chinh muốn theo mô hình của Trung Quốc. Nàng tính toán rằng, Việt Nam sẽ sụp đổ nếu đối thủ của ba nàng giành được quyền lực. Và Liên Xô cũng mong muốn điều đó xảy ra.


Nhưng rồi thực tế cái gì phải đến, sẽ đến, Maslov đề nghị làm đám cưới. Vũ Anh từ chối viện cớ rằng hai nước đã có thỏa thuận ngăn cấm công dân Xô Viết và Việt nam cưới nhau. Sau đó Lê Vũ Anh đã trốn biệt khi kỳ nghỉ hè bắt đầu. Cuộc trốn-đuổi vẫn tiếp tục mà nhiều phần gạo đã thành cơm. Maslov đã không đủ kiên nhẫn, nhất quyết truy tìm nàng. Ông viết:

Tôi không thể chịu đựng được nữa và quyết định gọi điện thoại tới bà Trưởng Khoa quản lý sinh viên nước ngoài:

 Bà có thể cho tôi biết sinh viên Lê Vũ Anh hiện đang ở đâu không ạ? Cô ấy ở Khoa chúng tôi và cô ấy đã đạt được nhiều kết quả tốt.

– Vũ Anh đã lấy chồng là đồng hương; cậu ấy cũng là sinh viên của trường ta; cô ấy đã về nước. Tên cậu sinh viên ấy là Văn. Họ sẽ trở lại cuối tháng này cùng với ba của cô ấy. Ông ấy sẽ gặp Brezhnev, bà trưởng khoa khẽ trả lời.

Tôi gần như ngã quỵ khi nghe điều này. Gặp gỡ với Brezhnev cuối tháng này ư? Chắc chắn phải là Lê Duẩn.


Biết là mình đang đùa với lửa, nhưng Maslov vẫn tiến tới, một cuộc dàn cảnh với sự có mặt của Phúc làm trung gian. Sau đó, Maslov đã thuyết phục được nàng đến nhà nghỉ ngoại ô của ông cùng với Phúc. Rồi còn thuyết phục được nàng ly dị với chồng để hai người có thể kết hôn.

Đây là một cuộc săn đuổi ngoạn mục, đầy đam mê và quyến rũ giữa một người đàn ông dạn dầy kiến thức, lại đầy quyền lực, giao du rộng rãi, quen đủ giới thượng lưu trí thức, giới chính trị gia và một người con gái mà tuổi đời mới chập chững còn rất nhiều non nớt.

Sự áp đảo ấy mấy ai có thể trốn tránh được.

Hồi ký của Maslov cho thấy rằng ông đã tìm đủ mọi cách bằng sự quảng giao để giữ và bảo vệ Lê Vũ Anh và con của hai người sau này bằng mọi giá.

Điều này nếu xét về quy luật thiên nhiên giữa muôn loài là điều hiểu được. Các con đực thường khỏe mạnh, sức vóc to lớn đế chế ngự và bảo vệ các con cái. Nhiều loài chim trống còn có giọng hát hay hoặc vẻ ngoài lộng lẫy sắc mầu như loài công thường có bộ cánh tuyệt đẹp để quyến rũ những con công mái.

Nó như thể cái yếu và cái mạnh là một bù trừ và một hấp lực hút vào nhau. Hiểu như thế, có thể hiểu được mối liên hệ giữa Maslov và Vũ Anh. Maslov cao lớn còn Vũ Anh thân hình bé bỏng, cân nặng chỉ trên 30 kí lô. Đừng coi thường sự khác biệt bề ngoài ấy. Bởi vì, chính sự khác biệt ấy lại cái cớ chính đáng để bù trừ cho nhau. Maslov có đủ điều kiện để lấy những cô gái Nga xinh đẹp, thân hình nảy nở chứ?

Vậy mà họ đã quấn lấy nhau, thể hiện điều mà quy luật thiên nhiên đã quy định.

Ở đây, có một vài chi tiết cần nói rõ thêm về cá tính của Maslov. Ông là người dị thường, một người không có khuynh hướng chấp nhận cuộc sống bình thường. Nhưng Maslov đẩy cái đam mê tình ái ấy đến cái ham muốn cái lạ, tìm đến một cái gout exotique nơi một xứ sở xa xôi nào đó.

Maslov viết trong hồi ký:

Thành thật mà nói, tôi thường thích phụ nữ phương Đông. Một trong những người bạn tôi nói đùa ‘Maslov của chúng ta là một nhà Đông phương học lớn.’ Ở Khoa Vật lý cũng có nhiều sinh viên Việt Nam, tôi nhanh chóng kết bạn với họ, đặc biệt với hai cô gái Phúc và Tình. Phúc là con gái của nhà quân sự chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng bộ Quốc phòng, còn Tình là con gái của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Cả hai cô gái đều giấu giếm bố mình là ai cũng như các sinh viên Việt Nam khác xuất thân từ giới quý tộc Việt Nam, họ đề phòng lộ diện để tránh các mưu đồ và hành động khiêu khích chính trị từ chính quyền Xô Viết.


Maslov viết tiếp về trường hợp Phúc-con gái Võ Nguyên Giáp:

Tôi thích Phúc, tôi giúp đỡ cô ấy học tốt môn toán, tôi không chỉ một lần mời cô ấy đến nhà chơi, lúc thì một mình, lúc thì chơi với các bạn. Cô gái Việt Nam dễ thương tránh tôi chỗ đông người như tránh lửa vậy. Có một lần tôi dẫn Phúc đến gặp và làm quen với nhân viên đánh máy để giúp cô bản bá cáo khoa học, sau đó cả hai cùng nhau ra về. Đi cùng tôi trên đường phố Moskva nhộn nhịp, cô thể hiện như một nữ du kích trong hậu phương của địch: tỏ vẻ sợ sệt và suốt thời gian luôn cảnh giác quan sát tứ phía. Đặc biệt giao thông công cộng làm cô mất bình tĩnh. Chẳng hạn tại bến đỗ, xe buýt hoặc xe buýt điện vừa đến, cô đã nhanh chóng ẩn mình vào trong xe ngay.

– Chuyện gì đã xảy ra vậy, tôi hỏi, em sợ gì chứ.

– Anh nhìn xem, đằng kia hình như có người Việt Nam.

– Có gì đáng sợ ở đây.

– Nếu họ nhìn thấy em đi với người Nga, em sẽ gặp rắc rối lớn.”


Cái rủi hay phải chăng là cái may cho Phúc là không rơi vào lưới tình của MaslovGiả dụ rủi do duyên phận thì cuộc đời Phúc sẽ ra sao. Nào ai biết được?

Và thật đến kinh ngạc, hai người có một mối chân tình sâu đậm đến như thế. Và mỗi bước đi của thời gian là một lấn sâu không gỡ ra được. Họ đã phải lòng nhau. Không lạ gì, trước khi đưa bé Lena, con của hai người, đã bị ốm và phải nhập viện. Nàng đã viết cho Maslov một bản tuyên bố chính thức như sau :

Nếu tôi bị bắt mang đi một mình hoặc cùng con gái và đưa đến Đại sứ quán Việt Nam, mọi người cần phải biết, điều này được thực hiện bằng võ lực, trái với ý muốn của tôi, bất cứ điều gì do người thân trong gia đình tôi hoặc Đại sứ quán phát ngôn đều không giá trị. Tôi muốn sống với chồng Viktor Maslov ở Liên Xô, và tôi muốn chồng tôi nuôi dưỡng con gái của chúng tôi trưởng thành và thấm nhuần nền văn hóa Nga.

Tôi cho cất giữ tờ giấy này vào một nơi an toàn.”


Thật tuyệt vời và không còn lời lẽ nào quý giá và trân trọng hơn nữa. Sự gắn kết đến hầu như tuyệt đối theo nghĩa từ tôn giáo: “Điều gì mà Thiên Chúa ràng buộc, con người không thể tháo gỡ ra được.”

Và cũng người con gái ấy vẫn đến trường Đại Học Tổng Hợp Moskva, cố gắng hoàn thành chương trình nghiên cứu sau đại học. Và Maslov đã bộc lộ:

Nàng có khả năng làm việc tốt hơn nhiều so với tôi, và nếu nàng tham gia vào nghiên cứu khoa học, tất cả mọi thứ hóa ra không đến nỗi quá phức tạp như tôi tưởng. Nàng đã bảo vệ luận án thành công và trở thành phó tiến sỹ khoa học và vật lý và toán học. 


Chỉ còn một vướng mắc không nhỏ như cái sà ngàn cân đang lơ lửng trên đầu họ. Đó là yếu tố phân biệt chủng tộc và chính trị của chính quyền cộng sản miền Bắc đã gây ra rắc rối chính trị không tháo gỡ được mà Vũ Anh trở thành nạn nhân của chính cha mình và của chế độ.

Vì thế, thoạt đầu, bà Lê Vũ Anh đã muốn trốn thoát, đã về nước lập gia đình với một sinh viên người Việt cùng trường đại học và muốn ở lại Việt Nam để quên đi mối tình với Maslov. Tuy nhiên, cô ta bị cha bắt buộc trở lại Nga để hoàn thành khóa học.

Khi trở lại Moskva, Vũ Anh mới biết là mình không yêu chồng mình và không thể quên được người tình.

Bà quyết định sống ly thân với chồng và tiếp tục qua lại với người hướng dẫn khoa học của mình là Maslov.

 

Sau khi có thai lần thứ nhì, lần đầu bị sảy thai, Vũ Anh đã có đủ nghị lực để xin ly hôn với chồng để có thể làm hôn thú (không cho gia đình biết) với Maslov. Hai mươi bảy tuổi, Vũ Anh sinh con gái đầu lòng vào ngày 31 tháng 10 năm 1977 tên là Elena và con gái kế là Tatyana, 1979, cuối cùng là người con trai, Anton, 1981, rồi qua đời.

blank
Hôn lễ bí mật của Lê Vũ Anh và Viktor Pavlovich Maslov, 1975 tại Troitsk. Nguồn: https://7days.ru/


Gặp cha tình cờ khi sang Nga công tác, Vũ Anh đã thú nhận mọi chuyện tình cảm của mình. Ông Lê Duẩn đã không chấp nhận việc đó, cho người theo dõi và tìm cách dụ con về nước.

Theo Maslov, liên quan đến cuộc hôn nhân, Lê Duẩn từng sỉ nhục bà Vũ Anh vì dòng máu người Hoa bên ngoại của bà.

Tuy nhiên, dần dần, Vũ Anh đã hòa giải được với gia đình. Lê Duẩn trong những lần đi Moskva, lúc nào cũng muốn gặp đươc cháu ngoại Lena, nhưng ông lại không muốn gặp Maslov. Vũ Anh sau khi tâm sự với chị Muội, một người chị thân thiết nhất của Vũ Anh. Chị Muội cho biết, Lê Duẩn bị sốc khi được tin con gái có cháu ngoại, ông mất ngủ. Nhưng Vũ Anh đã quyết định đưa cháu gái đến gặp cha cho thấy tình cảm cha-con sâu đậm như thế nào. Maslov viết:

Khi Lê Duẩn đến Moskva lần sau đó, nàng đem theo Lena đến gặp ông. Ông ngay lập tức yêu cháu. Ông đề nghị để Vũ Anh và cháu ở lại cùng ông cho đến khi ông về nước. Lúc đầu cháu bé còn lạ, nhưng dần quyến luyến với ông ngoại. Ông chú ý giấu tất cả chuối trong nhà để tự mình đãi Lena- mong chiếm được cảm tình của đứa cháu.

Lê Duẩn luôn yêu cầu đưa Lena đến gặp ông mỗi lần đến Moskva. Còn gặp tôi thì dứt khoát không muốn.

Có lần Lê Duẩn đưa Lena và Vũ anh đi xem xiếc rồi đưa họ đi theo dự khai mạc Olympic Moskva. Con bé lên cơn đỏng đảnh đúng lúc long trọng nhất kêu to, “Mẹ ơi, con muốn đi đái.”


Ôi dễ thương làm sao. Sự ngây thơ của cháu bé hóa giải được tất cả những bất đồng của hai cha con.

Sau khi sinh Tania, 1979, bà Vũ Anh tiếp tục sinh thêm một cậu con trai là Anton, nhưng bà đã qua đời ngay khi sinh vì bị băng huyết vào năm 1981.

Thi thể bà được hỏa táng; bình tro được bà Bảy Vân đem về Việt Nam. Trong dịp này, bà Bảy Vân cũng tha thiết để mang được cháu trai Anton vừa lọt lòng đã trở thành đứa trẻ mồ côi mẹ. Bà đã hết lòng nuông chiều cháu, đó là lý do cháu được đưa về Việt Nam cho đến lúc nó được cứng cáp. Năm Anton được 4 tuổi, 1985, bà Bảy Vân đã sang Moskva vào giao Anton lại cho bố nó.

Cho nên, dù sao đi nữa thì cái hệ lụy ấy nếu đã xảy ra thì cả hai đều phải chung vai gánh vác không thể đổ cho ai được. Cùng chia xẻ hạnh phúc và cùng cam khổ chịu đựng nếu xảy ra điều bất hạnh. Hình như số phận họ đã gắn kết với nhau như một thứ duyên tiền định mà kết cục là cái chết bi thảm của Vũ Anh khi sinh Anton.

Đọc Mastov mà thấy buồn và xúc động cho mối tình oan nghiệt. Tại sao Vũ Anh lại có thể chết trẻ và lãng xẹt như thế. Oan ức quá, ông Trời ơi. Nhưng tình lụy bao giờ cũng là thứ tình đẹp nhất trên đời này mà dân gian thường ngưỡng mộ. 

Nếu mọi chuyện đều bằng phẳng thì chẳng có chuyện gì để nói. Như Phúc, như Muội, như Tình và nhiều người khác.

Vì thế, sau này có người cho rằng, chuyện tình Nga-Việt là cảm động nhất thời Sô Viết. Có người nói đến cuộc tình xuyên biên giới.

Vài nhận xét của Lê Kiên Thành, em trai của Vũ Anh. 

Tôi thiển nghĩ đưa ra một vài nhận xét của Lê Kiên Thành về chị mình cũng là một góc nhìn khác.

Dưới con mắt của Lê Kiên Thành về Maslov, về Lê Vũ Anh và về cha mình TBT Lê Duẩn cho thấy:

Lê Vũ Anh – Lê Kiên Thành -Lê Kiên Trung – năm 1968  

“Về Maslov và về Vũ Anh | Chính cái vẻ vừa thiên tài, vừa lập dị của Maslov đã lôi cuốn chị Vũ Anh và khiến chị mê đắm. Vì chị Vũ Anh cũng là người tự trong sâu thẳm, luôn cất giấu sự nổi loạn ngấm ngầm. Chị tôi hiểu hoàn cảnh của mình, hiểu xuất thân của mình, nên đã tìm mọi cách để cưỡng lại tình yêu đó, thậm chí là cả việc kết hôn với một người bạn học vốn chị không yêu.

Nhưng cuối cùng chị tôi vẫn đi theo tiếng gọi của trái tim. Chị ly dị một cách bí mật với người chồng đầu tiên, bí mật có con, bí mật đăng ký kết hôn với Maslov rồi mới báo tin cho ba tôi biết. Dĩ nhiên ba tôi giận dữ. Dĩ nhiên là ba tôi phản đối cuộc hôn nhân đó.

Về Lê Duẩn | Khi chị Muội (con gái của Lê Duẩn và bà Lê Thị Sương, người vợ đầu của Lê Duẩn) yêu và muốn kết hôn với một gia đình có xuất thân là quan lại triều Nguyễn, cơ quan nơi chị công tác đã đề xuất phản đối cuộc hôn nhân đó, lại là ba tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn để xin cho chị Muội được phép kết hôn với người mình yêu.

Nhưng chuyện hôn nhân của chị Vũ Anh là một chuyện hoàn toàn khác. Ba tôi chưa từng hình dung ông sẽ có một người con rể nước ngoài, và sẽ có những đứa cháu chỉ có dòng máu có một nửa Việt Nam. Tôi nhớ có lần, nhìn con tôi và con chị Vũ Anh chơi đùa với nhau, tôi chợt nghe ông nói một mình: “Người Việt Nam đẹp thật.

Tôi hiểu ông và thấy nhói đau một tình yêu với ông và cả với chị mình.

Tôi vẫn nhớ năm 1977, tôi gặp Ba khi ông từ Moskva về Hà Nội sau khi chị Vũ Anh thông báo kết hôn, ông chỉ nói: Có lẽ phải chờ 5, 10 năm nữa, người ta mới chấp nhận cuộc hôn nhân của chị con. Đó cũng là năm mà mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu căng thẳng. Mỗi khi gặp ba tôi luôn luôn cảm nhận được những gánh nặng khủng khiếp đang đè lên vai ông.

Và cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh với Maslov, vào đúng thời điểm đó cũng gây cho ba nhiều khó khăn và áp lực. Một số người có suy nghĩ không tốt đã nói rằng: “Ông Lê Duẩn vì muốn kết thân với Liên Xô mà bán con gái mình, để con gái mình kết hôn với người nước ngoài.”

Thật là bất công nếu ai đó nghĩ rằng một người cha có thể làm điều gì ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, dù là vì lý do gì chăng nữa. Sự thật rất đơn giản: chị tôi đã qua đời vì băng huyết, ngay khi sinh hạ người con thứ ba Anton. Chị tôi qua đời vì không một bác sĩ nào ở bệnh viện khi đó dám mạo hiểm quyết định việc phẫu thuật cho chị, bởi vì họ đều biết chị tôi là con gái của Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Lúc chị tôi rơi vào tình trạng hiểm nghèo, người ta đã gọi các bác sĩ đầu ngành đến bệnh viện nơi chị tôi đang nằm cấp cứu sau sinh để hội chẩn. Nhưng chị Vũ Anh đã qua đời trước khi họ kịp đến. Chị tôi qua đời vì sự cẩn trọng thái quá của những người biết chị tôi là ai, chứ không phải vì bất cứ âm mưu chính trị nào đằng sau đó.”

Sơ lược báo Công An Nhân Dân Online, ngày thứ sáu 26-08-2016


Về cái chết bi thảm của Vũ Anh khi sinh Anton

Theo như lời kể lại của Maslov:

Ở đây các bác sĩ lập tức khám và nói, tất cả đều ổn, quá trình sinh nở bình thường. Tôi chuẩn bị ngồi chờ ở phòng tiếp nhận. Vào lúc bảy giờ sáng, Vũ Anh sinh bé trai. Người ta gọi điện cho tôi từ nhà hộ sinh thông báo điều đó, tôi hỏi tình trạng của người mẹ ra sao, đầu giây bên kia im lặng. Sau một khoảng im lặng dài, họ đề nghị tôi nói chuyện với bác sĩ. Ở Moskva tôi được biết rằng Vũ Anh bị chảy máu rất nhiều, chưa cầm được.

Chúng tôi làm tất cả những gì có thể. Bác sĩ nói- Sắp tới họ chuyển máu tới. Ông tốt nhất nên quay về nhà. Đợi ở đây là vô nghĩa.’ 

Tôi chạy đến các bác sĩ quen để hỏi ý kiến. Họ không vui, nói rằng trong trường hợp như vậy, phải lập tức cắt bỏ tử cung. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ lãnh về mình trách nhiệm đó, bệnh nhân không phải nhân vật bình thường.

Tôi quay về nhà hộ sinh. Lúc ấy người ta đã phẫu thuật cho Vũ Anh. Bác sĩ phãu thuật chính của Cục 4 được mời đến xử lý cho nàng. Khi ông vừa ra khỏi phòng mổ, tôi lao đến:

– Cô ấy sẽ không chết. Cơ thể trẻ trung. Chúng ta hi vọng vào điều tốt nhất.

Vài tiếng sau, Vũ Anh qua đời. Người ta cho phép tôi vào phòng bệnh. Vũ Anh nằm trên giường, phủ tấm ra- trông nàng xinh đẹp làm sao, như đang ngủ. Một cục gì chẹn lấy cổ họng tôi, tôi quỳ xuống, hôn tay người tôi yêu dấu. Tấm ra phủ di chuyển, hé lộ thân thể vợ tôi, phủ đầy các vết xanh-đỏ. Tôi kêu lên vì sợ hãi. Mọi người chạy đến bên, đỡ lấy tôi và đưa ra hành lang.

– Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Vũ Anh là ở chỗ hỏa táng- mười ngày sau đó. Quyết định hỏa táng không phải do tôi đưa ra. Nói chung không ai hỏi ý kiến tôi muốn an táng vợ mình ra sao.Tại sao phải đợi lâu thế vẫn mãi là câu hỏi. Có thể Lê Duẩn đã bí mật đến Moskva. Tôi không gặp ông, còn bà mẹ thì bay sang ngay. Tro cốt cúa Vũ Anh được đưa về Việt Nam, bình tro được giữ ở nhà bà Bảy Vân, trong một căn phòng riêng.

– Còn tôi trong thời gian đầu rơi vào một trạng thái quên lãng, mù mờ sao đó. Trí nhớ của tôi từ chối tin vào những gì vừa xảy ra..Một lần tôi tỉnh dạy giữa đêm trong hoảng hốt. Trái tim bóp nghẹt trong lồng ngực. Tôi mơ thấy một luồng sáng: Người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia xẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng.”


Những lời trần tình của Maslov trong lúc mê xảng không lấy gì làm thuyết phục về một âm mưu đầu độc. Mà ai đầu độc. Và đầu độc đạt được ích gì. Về tình nghĩa cha con, liệu Lê Duẩn có đủ đảm và nhẫn tâm đầu độc con mình hay không? Và làm sao ông có thể có những quyết định như thế và thuyết phục được giới bác sĩ tuân thủ. Mà bác sĩ nào dám làm điều ấy?

Thật ra về mặt y học, sản phụ bị xuất huyết là điều có thể xảy ra. Hoặc phải nạo thai, lấy hết nhau còn sót lại trong tử cung. Hoặc phải buộc tử cung để cầm máu. Trong trường vỡ tử cung thì phải cắt bỏ tử cung.

Maslov ghi nhận tiếp diễn tiến về âm mưu đầu độc như sau:

Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch, tôi quan sát thấy người ta đã tiêm Heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu. Và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: Việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn.

Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con(3) và muốn giúp đỡ tôi, đưa bọn trẻ về Việt Nam.”


Cái chết của Lê Vũ Anh còn trở nên bi kịch của Maslov với con gái Lena. Maslov đã phải nói dối con như sau:

Tôi nói với Lena là Vũ Anh ở trong bệnh viện, và sau đó, rằng mẹ đã đi có việc, nhưng con bé cũng hiểu hết. Một lần nó kéo tôi ra bên và thì thầm hỏi tôi:

Bố ơi, người ta chôn mẹ rồi phải không?’

Lena luôn than thở về nỗi buồn vắng mẹ, nó khóc.

Bố hãy đi Việt Nam, mua mẹ cho con.’

 
Về những gì Maslov bày tỏ, tôi chỉ biết im lặng trước những nỗi đau tận cùng của ông. Nhưng tôi vẫn tin rằng tình cha con và cháu mà ông vô cùng thương tiếc, ông đã không đủ đảm lược và ra tay ám hại con mình.

Cuộc đời còn lại của Maslov và các con của ông

Viktor Maslov ở nhà tại Troitsk. Nguồn: “ЗАПРЕТНАЯ ЛЮБОВЬ”


Tôi thật không thể ngờ được cuộc đấu tranh của Maslov để bảo vệ các con bên mình. Nhất là Anton. Khi ở Việt Nam, họ đã đổi tên Anton Maslov mà thành Nguyễn An Hoàn với sổ thông hành Việt Nam. 

Maslov ghi lại: 

Lê Duẩn không có ý định trao cháu cho tôi. Ngược lại, ông hy vọng sẽ mang luôn cả các cháu gái về.

Con trai không nói được tiếng Nga, nó lạ tôi và không rời bà bảo mẫu người Việt nuôi cháu từ trứng nước. Ở Việt Nam Anton thực sự là hoàng tử: nó được ở cả một tầng nhà.

Bắt cóc Anton thật vô nghĩa: cháu là công dân Việt Nam và họ sẽ ngay lập tức đưa cháu đi khỏi nhà tôi.

Nhưng tôi không có ý định đầu hàng. Bấy giờ là thời của Gorbachev, tôi đã viết đơn đi khắp nơi. Một chị bạn tôi đã gợi ý nên cầu cứu Anatoly Gromykocon trai Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Andrei Andreyevich Gromyko .

Gromyko con tỏ ra chia xẻ và nói:

Anh hãy viết đơn cho chính Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận và sẽ đọc. Nhớ kèm theo cả những búc ảnh, đặc biệt bức chụp cùng bọn trẻ này. Nó mạnh hơn bất kỳ bức thư nào.

Kết quả không đi đến đâu. Bạn bè Maslov đã tìm được một ngôi nhà ở Belorussia. Maslov viết:

Trong vòng bán kính 5 kilômét quanh đó không có ai cả. Chúng tôi ở đó chừng vài tháng-Lenia,Tania, Anton, bà bảo mẫu của chúng. Pussia quả thật là một chốn thiên đường. Lũ trẻ đến giờ còn còn nhớ khu rừng nguyên thủy, những bãi cỏ đầy nấm và quả rừng, có thể sờ tay vào lũ thú rừng và chim chóc. Lũ hươu kéo đến tận nhà, làm bà bảo mẫu sợ chết khiếp. Lũ bò rừng nhởn nhơ đi lại đằng xa. Anton trở thành một đứa trẻ khác hẳn khi ở Belorussia, chơi với các chị và bắt đầu nói một ít tiếng Nga.”

Sau đó, cái may đã đến. Một người bạn thân với gia đình của Vũ Anh cho biết:

Nếu cha chúng nó yêu chúng như vậy, thì cứ để chúng sông với anh ta.

Có vẻ hai nước đã có một nhận thức chung về chuyện này, Gorbachev và Lê Duẩn đã thỏa thuận để gia đình chúng tôi được yên. Sự đau khổ của tôi kết thúc. Mấy năm sau Lê Duẩn từ trần.”

Viktor Maslov và 3 con. Nguồn: https://www.kommersant.ru/doc/2286094


Đôi dòng kết thúc

Và cuối những năm 80-90, Maslov thường đi giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới như ở Mỹ, Anh, Pháp để kiếm thêm tiền để nuôi dạy các con. Mỗi lần như thế, ông thường dẫn đám trẻ đi theo. Trong dịp này, một biến cố lớn đã xảy ra trong cuộc của đời bốn cha con. Theo Maslov:

Nhưng năm 1991, ông cưới Irina mà ông quen biết đã lâu, từ khi Vũ Anh còn sống. Cô ấy cùng tuổi với Vũ Anh. Ira là một nhà ngôn ngữ, phó tiến sĩ khoa học. Sau khi Vũ Anh mất, giống như nhiều bạn bè và người thân của tôi, cô ấy đã giúp tôi trông nom bọn trẻ. Đối với tôi, mối quan hệ của cô với chúng cũng quan trọng không kém tình cảm giữa chúng tôi.

Irina là một phụ nữ đáng kinh ngạc. Sau khi cưới, cô ấy quyết định không sinh thêm một đứa con nữa, đứa con chung của chúng tôi, để không phải làm dì ghẻ, mà hoàn toàn thay Vũ Anh làm mẹ của Lena,Tania và Anton.”


Câu chuyện là các con của Maslov thoạt đầu đều theo học tại MGU mà không phải một trường học Tây Phương nào cả. Nhưng tình cờ xảy ra sự kiện hiểu lầm theo lời kể của Maslov:

Về sau có nhiều dòng người từ Châu Á tràn vào Moskva và bắt đầu nảy sinh các vấn đề. Một nhân viên cảnh sát đến Datra nơi Tania theo học. Nhân viên này nhìn thấy cháu và cho rằng đây là một người di cư bất hợp pháp đến từ Trung Á, và suýt nữa tôi bị cáo buộc vào tội “che dấu”.

Chúng tôi họp gia đình và quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu đưa lũ trẻ sang Châu Âu, ở đó đã quen với việc có nhiều sắc tộc. Kết quả là Tania và Anton sang sinh sống ở Anh, còn chị cả Lenaở Hà Lan. Cháu lấy chồng là người Hà Lan xuất thân từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ lâu đời. Chồng cháu làm nghề phân tích nghiệp vụ và có thời gian là khách hàng của một hãng máy tính của Anh, nơi Lena làm việc. Mối tình bắt đầu ở nước Anh. Lena có một con nhỏcháu sinh con gái Anna năm ngoái.

Phần Tania chuyển nghề làm lập trình, sống với chồng là người Anh ở thị trấn ngoại ô Bristol.

Còn Anton, tốt nghiệp MVK, khoa toán học tính toán và điều khiển học ở MGU. Cháu cũng làm việc không xa chỗ chị gái. Cậu chàng chưa có vợ, và tôi sợ sẽ còn lâu. Có vẻ cháu giống tính tôi.”


Maslov thú nhận:

Khi làm việc, tôi luôn luôn cảm thấy Vũ Anh đang nhìn mình. Trong phòng làm việc đã nhiều năm vẫn treo bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi cảm thấy Vũ Anh hài lòng về cuộc sống của các con chúng tôi, có nét tán đồng. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.

 Vũ Anh giao phó cho tôi các con của chúng tôi. Không có Irina, tôi không thể thực hiện được sự ủy thác của nàng. Cái chính là bọn trẻ không lúc nào cảm thấy chúng là trẻ mồ côi.”


Người viết bài này thấy đủ và không cần phải viết thêm một dòng nào nữa.

© 2022 DCVOnline

 


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập, trình bày và chú thích.

Tài liệu tham khảo: Hồi ký của Viện sỹ viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viktor Maslov, con rể Lê Duẩn. Dịch giả Phan Độc Lập. 17-5-2016. Nguồn: Đông tác Giao Lưu.

Chú thích:

 (1) Vox Populi, Vox Dei là tựa đề của một tuyên ngôn năm 1709 của Whig — một phe chính trị và sau đó trở thành một chính đảng trong Quốc hội England, Scotland, Ireland, Great Britain and the United Kingdom —  theo một nhóm chữ tiếng Latinh có nghĩa là “tiếng nói của người dân là tiếng nói của Thượng đế”. Tuyên ngôn này được khai triển vào năm 1710 và sau đó được tái bản với tên gọi Sự phán xét của toàn bộ Vương quốc và Quốc gia: Liên quan đến Quyền, Quyền lực và Đặc quyền của các vị vua, và Quyền, Đặc quyền và Tài sản của Nhân dân. Không rõ tác giả nhưng có lẽ là Robert Ferguson hoặc Thomas Harrison. [William Gibson. Enlightenment Prelate: Benjamin Hoadly, 1676-1761, 2004, p.90. “Hoadly’s assize sermons had a strong influence, and provided the foundation for Whigs like Thomas Harrison, the probable author of the 1709 tract Vox Populi Vox Dei: or True Maxims of Government, which was reprinted eight times in the first ..”][J. P. Kenyon. Revolution Principles: The Politics of Party 1689-1720, 1990, p.209. “The author of Vox Populi Vox Dei is unknown. Some nineteenth-century bibliographers gave the honour to Somers, others to Defoe, but neither attribution is very plausible. …It was signed ‘R. F.’, and there seems no reason to challenge the accepted attribution to Robert Ferguson. But long before 1709 Ferguson had turned Jacobite, and it is unlikely that he turned back. As for Political Aphorisms, this was signed …Thomas Harrison.”] Không có bằng chứng nào cho thấy Daniel Defoe hoặc John Somers là tác giả.

 (2) Viktor Pavlovich Maslov (tiếng Nga: Виктор Павлович Маслов; sinh ngày 15 tháng 6 năm 1930, tại Moskva) là một chuyên gia toán vật lý người Nga. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Maslov lấy bằng tiến sĩ về khoa học toán vật vật lý năm 1957.

(3) Theo Hoàng Ngân Thương viết trên trang Google.tienlang “Rất tiếc là một số trang web/blog đã đăng bản dịch, dù ghi rõ tên dịch giả Phan Doc Lap nhưng nội dung lại tự ý “thêm mắm dặm muối”, không đúng với bản dịch của dịch giả. Trang Đông tác giao lưu, trang Ba Sàm, trang  Kim Dung (của nhà báo Kỳ Duyên) … là những trang như vậy.” Ví dụ như, “Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con(3) và muốn giúp đỡ tôi, đưa bọn trẻ về Việt Nam.”

 

14 Tháng Tám 20152:53 SA(Xem: 27512)
Nhớ ai như nhớ thuốc lào, Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên, ...
13 Tháng Tám 20152:17 SA(Xem: 26267)
Mưa rơi thêm nỗi âu sầu Cánh chim vẫn còn lẩn khuất Xa xôi núi rừng giăng mắc Nhớ nhung chẳng biết đường về…
13 Tháng Tám 20151:33 SA(Xem: 28560)
Bốn mươi năm trăn trở Lá rụng cuối mùa thu Hoa vàng xưa mấy độ Sương giăng trắng mịt mù.
13 Tháng Tám 20151:13 SA(Xem: 26319)
Em tóc dài huyền thoại, Tôi một sớm trông ai, Nghe tơ lòng chùng lại, Trong một buổi sớm mai.
12 Tháng Tám 20156:01 CH(Xem: 22370)
Mùa Hạ lúc nào cũng là mùa Hạ, nhưng vì lòng người sôi động nên mới cảm thấy có lúc vui lúc buồn,..
08 Tháng Tám 20153:06 SA(Xem: 37492)
Tình cờ ta gặp em đây Xuân xanh rớt phủ vai gầy áo ai Bây giờ nước mắt phân hai Nửa chăn gối lẽ, nửa dài nhớ mong.
08 Tháng Tám 20152:02 SA(Xem: 26203)
… Bằng tinh thần “sắp sẵn” của một cựu hướng đạo sinh, chính Luân đã “giúp ích” tinh thần anh chị em trong gia đình cựu HĐS.NQBH nhà mình mỗi lúc một vững vàng hơn.
07 Tháng Tám 201510:48 CH(Xem: 28214)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ, nhưng thật ra, không có gì là tình cờ cả.
07 Tháng Tám 201510:05 CH(Xem: 24140)
Tui vui lắm, lòng nôn nao muốn gặp lại thằng em. Không biết nó mày râu nhẳn nhụi hay rậm rạp như mấy ông Á rập. Nó mập hay ốm và gương mặt thay đổi thế nào.
07 Tháng Tám 20152:23 SA(Xem: 29520)
Bao đêm dài như thế Nhìn bóng mình lặng câm ? Cuộc đời đầy dâu bể Phiến đá buồn trăm năm
07 Tháng Tám 201512:34 SA(Xem: 27811)
Có những niềm riêng từ lâu khép kín Chôn thật sâu vào mãi tận đáy tim Rồi âm thầm, ôm lòng đau câm nín Cố quên đi để “Chẳng phải bận lòng”
07 Tháng Tám 201512:24 SA(Xem: 27425)
Chẳng bận lòng chi, chuyện nghiệp duyên Bao nhiêu lo lắng chỉ thêm phiền Thuyền thơ lặng lẽ xuôi dòng chảy Ngày tháng không dài cứ thản nhiên.
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 36535)
Chiếc cặp cô đơn chở gió lộng một chiều Em mơ ước con chữ đừng chết đuối Như con cá vẫy đuôi, tìm cách lội Chữ trở về sống lại với bảng đen
01 Tháng Tám 20151:48 SA(Xem: 24937)
Thời gian đã 50 năm, bạn bè dù chia xa nhưng vẫn gần nhau. Một nén nhang cho bạn bè đi trước là tình cảm của người ở lại. Luật tuần hoàn sinh tử không ai tránh khỏi.
31 Tháng Bảy 201511:49 CH(Xem: 24720)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
31 Tháng Bảy 20157:19 CH(Xem: 27423)
Một chương dài hơn 40 năm lại vừa được viết thêm một trang nửa. Khiết Tâm. Đó chỉ là một tên gọi thôi mà, phải không? Nhưng sao lại lay động vô cùng, khi tiếng lòng tôi gọi khẻ.
31 Tháng Bảy 20151:16 SA(Xem: 27154)
Mới tinh mơ em đã choàng thức dậy Ánh nắng vàng ghé cửa sổ gọi tên Giàn tigôn hoa mỉm cười tay vẫy Chủ nhật hồng cho môi mắt thêm duyên
31 Tháng Bảy 201512:04 SA(Xem: 24476)
Em cúi xuống chân quỳ lên sỏi đá Buồn vô cùng trong khoảng trống ưu tư Nghe yêu thương trôi về miền xa lạ Và môi hôn đành buông tiếng tạ từ.
30 Tháng Bảy 201511:34 CH(Xem: 24993)
Nếu lỡ ngày mai chị đi xa Bỏ lại cuộc vui, bỏ bạn bè Bỏ Vầng Dương vẫn còn soi sáng Nhớ Ánh Nguyệt vàng mà xót xa
30 Tháng Bảy 201511:26 CH(Xem: 26701)
Bây giờ tay nắm tay Ngày qua ngày bao lượt Dìu nhau qua cầu vượt Sao sợ mình xa nhau.
25 Tháng Bảy 20151:18 SA(Xem: 29302)
Nếu thật là tôi lánh cuộc đời Xin đừng nhỏ lệ khóc thương tôi Bụi trần rũ sạch tâm thanh thoát Cực lạc ngàn thu giữa cõi trời.
24 Tháng Bảy 201511:33 CH(Xem: 28348)
Mong một ngày mưa ướt lại tuổi thơ ngây Mưa cầm tay, mưa quàng vai chung nón Lạ lùng thay Mưa Học Trò vẫm ấm Tiếc mình lớn rồi quên ấm những giọt mưa!
24 Tháng Bảy 20156:43 SA(Xem: 26882)
bằng một sự trân trọng không quên tri ơn quý Thầy Cô nhất là thầy Hiệu Trưởng Lê Hoàng Yến đã hun đúc nên những con người nhân ái
24 Tháng Bảy 201512:25 SA(Xem: 23680)
Dù tuổi già nhưng hãy làm một bà già vui vẻ, hoạt bát và yêu đời. Nếu được chọn, bà sẽ chọn làm một ánh nắng chiều thật đẹp có ích cho mọi người được an vui trong một ngày hạnh phúc.
24 Tháng Bảy 201512:13 SA(Xem: 25019)
Khi ánh trăng nghiêng mình nghe tiếng đàn Khi em cất tiếng hát, giọng ca cao vút ca ngợi tình yêu. Ánh trăng nhảy múa ung linh soi mình dười nước
23 Tháng Bảy 20153:17 SA(Xem: 31270)
Bây giờ trời vẫn đổ mưa Đâu còn em để cười đùa mộng mơ Anh ngồi chiếc bóng bơ vơ Đèn đêm vàng úa hững hờ bước mau. Mưa buồn tháng bảy nhớ nhau Tìm em giữa cõi trăng sao nghìn trùng...
23 Tháng Bảy 20153:03 SA(Xem: 28458)
Và ngồi đây thơ nói hộ vu vơ Để anh mãi mơ khung trời sắc thắm Phượng vẫn hồng, mùa hạ lại khô ran mà tình tôi ướt đẫm Ai phơi giùm nhung nhớ của tôi đây
23 Tháng Bảy 20152:45 SA(Xem: 33841)
Đường em về sao lung linh dẫn lối Gió lao xao ru lá nhỏ say nồng Ngủ đi nhé !Con đường me gió lộng Chờ ngày mai âu yếm nắng lên vàng.
18 Tháng Bảy 20151:18 SA(Xem: 35095)
Cuộc đời đứa nào giờ cũng trãi biết bao cung bậc vui buồn lẫn đắng cay, nên tuổi xế chiều hai đứa khuyên nhau, hãy xem những chướng ngại còn lại trong đời tựa cơn gió thoảng.
17 Tháng Bảy 20159:35 CH(Xem: 26811)
Biết đâu một ngày nào đó sẽ lại có một dự án san bằng ngọn núi Bửu Long hay núi Châu Thới để xây dựng một công trình thế kỷ, thì Đồng Nai ơi xin hãy nén cơn đau mà xuôi dòng như vẫn tự bao giờ...
17 Tháng Bảy 20152:42 SA(Xem: 26596)
Người cứ đi xa, ta ở lại Người theo ngọn sóng cõi phù sinh Đời ta trơ bến sông mùa hạ Gởi hết hồn theo những dấu chân !
17 Tháng Bảy 20151:58 SA(Xem: 25809)
Bài thơ viết muộn tặng em Đem ru giấc ngủ đêm đêm nhạt nhoà. Tình anh đầy ấp trong quà, Bao nhiêu nước mắt em hòa gió mây!
17 Tháng Bảy 20151:41 SA(Xem: 38612)
...Đêm về không gian yên ắng, nỗi buồn nhè nhẹ, miên man hay hoài niệm, yêu dấu, nhớ về quê mẹ một Biên Hoà hiền hòa nơi mình lớn lên chỉ có hai mùa mưa-nắng.
17 Tháng Bảy 20151:35 SA(Xem: 31541)
Bài thơ này ta viết cho em một bài thơ kể về lưu bút khi nỗi nhớ trong lòng da diết cuốn lưu bút sẽ hoá thành thơ
17 Tháng Bảy 201512:21 SA(Xem: 29121)
Gọi TRĂNG mà gọi cả EM Thôi ta gọi thế cho êm tai người... Trong TRĂNG, EM có nụ cười Trong EM, TA có cuộc đời đắng cay!
15 Tháng Bảy 201511:23 CH(Xem: 24437)
Mai nầy Cúc về lại Massachusets, chắc hẳn sẽ nhớ hoài kỹ niệm mùa hè năm 2015. Và tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
15 Tháng Bảy 201511:15 CH(Xem: 30004)
Như đã hẹn trước, sáng nay, thứ hai 13/7/2015, bạn bè ở BH tổ chức buổi cà-phê sáng với bạn Nguyễn Thị Cúc, Thy Lệ Trang, để tuần sau bạn rời BH về với gia đình.
11 Tháng Bảy 201512:33 SA(Xem: 27798)
Đội bóng đá nữ Hoa kỳ đoạt chức vô địch thế giới hôm Chủ Nhật 5-7-2015. Sau đây là các hướng nhìn từ các nhà bình luận bóng đá.
11 Tháng Bảy 201512:18 SA(Xem: 27015)
Trường ơi giã biệt - Phố Biên Hòa Trở lại xứ người lòng thiết tha Ngày mai THẦY, BẠN vui NGÀY HỘI Dưới mái trường yêu... Rộn tiếng ca!....
10 Tháng Bảy 201511:44 CH(Xem: 28150)
Vây quanh chúng tôi là những chàng trai NGÔ QUYỀN, bây giờ là những đức lang quân, vỗ tay chúc tụng tình bạn Ngô-Quyền/Khiết-Tâm, hòa nhịp cảm thông với niềm vui bất tận của ngày hội ngộ.
10 Tháng Bảy 20154:38 CH(Xem: 14950)
Ngã mũ kính phục những anh chị NQ có lòng với trường xưa, bạn cũ. Tổ chức một buổi họp mặt như vậy đòi hỏi nhiều bàn tay và nhất là tấm lòng. Biết tìm đâu ra một cặp vợ chồng có tấm lòng như anh chị Kiệt &Chung
10 Tháng Bảy 20155:04 SA(Xem: 25476)
Xin cám ơn anh Đỗ Hữu Phương, bạn Hoàng Duy Liệu, bạn Nguyễn Thị Hồng, bạn Nguyệt Ánh, bạn Bùi Thị Lợi, và thân hữu Khiết Tâm đã cung cấp hình ảnh nhanh nhất cho bài viết thêm sinh động.
10 Tháng Bảy 20154:57 SA(Xem: 26020)
Kể từ ngày nghe tin các bạn đồng nghiệp cùng dạy ở NGÔ QUYỀN B.H. cùng các Em CHSNQBH sẽ tổ chức "NGÀY HỘI NGỘ", Thày như trẻ lại và yêu đời hơn, bớt cô đơn và lạc lõng nơi quê người...
10 Tháng Bảy 20154:37 SA(Xem: 33162)
Đi một bữa dự ngày Hội Ngộ. Chàng giận em chàng chẳng chịu nhìn. Em về chào, chàng nghiêm mặt làm thinh. Môi trễ xuống, chàng nhìn em ...thấy sợ.
09 Tháng Bảy 20159:04 CH(Xem: 26691)
Ta đến đây, đường nhân gian đã hết Cõi trần ai ta nếm đủ đau buồn Hẹn ngày kia, em hãy cùng ta chết Để cùng nhau về thế giới yêu thương
08 Tháng Bảy 20155:19 SA(Xem: 28449)
Chiều ơi chiều,sao chiều tàn quá vội, Để lòng tôi ở lại bến sông xưa. Ai có nhớ người bạn thời thơ ấu, Mùa hoa phượng , tôi lại ngóng trông ai.
04 Tháng Bảy 201512:58 SA(Xem: 23385)
Đưọc cả 3 yếu tố thiên thời địa lợi và nhân hoà mà nếu kỳ này Hội Tuyển Mỹ không đoạt cúp vàng thì kể như " hết chổ nói " .
04 Tháng Bảy 201512:09 SA(Xem: 28420)
May là nhờ sự hợp tác của các Em CHSNQBH với sự cổ võ của các Thày, Cô... chúng ta THÀY TRÒ LAI CÓ NGÀY "Hội ngộ hàng năm'' Niềm thương, nỗi nhớ, mòn mỏi chờ mong cũng đã vơi dần..
03 Tháng Bảy 20153:57 CH(Xem: 28145)
Một trận đấu đẹp không chỉ là đá hay mà còn phải có kỹ thuật và tình người. Tôi đã thấy tình người trên sân cỏ hôm nay khi những cô gái vội vàng dìu đở hay săn sóc đối thủ của mình.
03 Tháng Bảy 20152:44 CH(Xem: 27937)
Thắng Đức, một đội được đánh giá mạnh hơn, Mỹ vào chung kết giải World Women Soccer với cup vô đich bóng tròn nữ lần thứ 3 trong tầm tay với.
03 Tháng Bảy 20157:28 SA(Xem: 28184)
Ngô Quyền ơi! Tưng bừng ngày hội ngộ.Bạn bè vui mừng gặp lại Thầy Cô,. Nghe rộn ràng lòng hân hoan hớn hở Vẳng đâu đây vang tiếng gọi trong mơ
03 Tháng Bảy 20157:25 SA(Xem: 22044)
Cali nắng ấm không em !!! Mừng ngày hội ngộ Ngô Quyền đẹp tươi Niềm vui rạng rỡ tiếng cười Câu chào, tiếng nói, gọi mời hân hoan.
03 Tháng Bảy 201512:45 SA(Xem: 26761)
Gặp nhau mừng chỉ trong giây phút Thương nhớ mai nầy chắc chẳng nguôi Như nhánh rong trôi dòng sóng nước Buồn về theo tận cuối đời thôi !
03 Tháng Bảy 201512:34 SA(Xem: 28196)
Đời không như sách vở Chữ nghĩa chẳng no lòng Em nhìn thầy rưng lệ Thầy nhìn em ngại ngùng
01 Tháng Bảy 20152:52 CH(Xem: 27936)
Nhỡ mai nầy bốn ngăn tim ngừng đập Xin dấu yêu đừng nhòa nhạt sương mờ Hãy nương theo mây trời bay lãng đãng Vào muôn trùng hòa thành nhạc thành thơ.
27 Tháng Sáu 20152:51 SA(Xem: 27569)
Chiến thắng 1-0 trước đội Tàu đủ để "dạy quân áo đỏ" một bài học về tham vọng đặt không đúng chỗ, và đưa đội Mỹ vào bán kết, gặp đội Đức ở Montreal vào thứ ba tới.
27 Tháng Sáu 20151:34 SA(Xem: 27272)
Hôm nay chỉ còn hơn một tuần là ngày họp mặt Ngô Quyền hàng năm. Tôi ngồi bên bàn máy, bên cạnh ông chồng già nằm ngáy pho pho. Tôi lại nhớ đến bạn bè xưa một thời áo trắng.
27 Tháng Sáu 20151:31 SA(Xem: 25959)
Mong sao quý Thầy Cô và quý anh chị luôn sức khỏe và luôn có nụ cười. “ Đường còn dài, nhưng chân cứng đá mềm”
27 Tháng Sáu 20151:30 SA(Xem: 21263)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thứcMột Thoáng Thầy Trò tại Falls Church, Virginia (May 9, 2015) Kiều Oanh thân tặng Ngô Quyền mừng ngày Hội Ngộ (July 4) Virginia, June 26, 2015
27 Tháng Sáu 20151:22 SA(Xem: 25359)
Mùa World Cup, tháng sáu lễ cha sắp hết. Con làm thơ đá banh mà nước mắt con rơi. Nhớ ba của con, nhiều lắm Ba ơi! Trận đấu kết thúc, con còn ngồi con khóc.
27 Tháng Sáu 20151:11 SA(Xem: 25857)
Xe lăn bánh phủ bụi đường Đưa em về lại phố phường chiều xa Dặm dài khúc hát thương ca Trăm năm tình vẫn tím tà áo em...
26 Tháng Sáu 20152:07 CH(Xem: 32844)
Đường đời khúc khuỷu nhiêu khê Nẻo đi rắc rối, nẻo về phân vân Tưởng xa lại hóa ra gần Tưởng gần mà lại vô ngần xa xôi
26 Tháng Sáu 201512:59 CH(Xem: 28339)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Thơ Phạm thiên Thư - Phạm Duy phổ nhạc - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
26 Tháng Sáu 20153:08 SA(Xem: 29072)
Con về, Ba chắc .... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
21 Tháng Sáu 201512:49 SA(Xem: 27204)
Năm chín năm, tuổi của ngôi trường Bao lớp học trò như khói sương Bảy năm ấp ủ bao niềm nhớ Ngô Quyền ơi, tiếng gọi thân thương.
20 Tháng Sáu 20153:19 SA(Xem: 32346)
Vàng phai áo lạnh mấy mùa Và ta từ đó lạc loài viễn phương... Đêm về, Tiếc nụ quỳnh hương Hồn tương tư chết... trong vườn tình em!...
20 Tháng Sáu 20151:51 SA(Xem: 13543)
“Nếu không có người cha sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không có người cha tù đày, không có người mẹ khốn khó sẽ không có Ngọc Hiếu ngày hôm nay".
19 Tháng Sáu 201511:02 CH(Xem: 29333)
Tháng sáu về, có ngày mừng “Hiền Phụ” Mà mắt con chìm dòng lệ rưng rưng Nhớ về Ba, xin gửi lời thương mến Đọc tâm kinh, con kính nguyện cha già.
19 Tháng Sáu 201510:53 CH(Xem: 18791)
"Em ước mơ những gì tuổi 12 tuổi 13". Tôi nhớ âm điệu bài hát này và thấy rất đúng với lứa tuổi của cháu tôi. Mời thưởng thức: Nhạc Phẩm "Tuổi Mộng Mơ" Phạm Duy - Trình bày Thái Hiền
18 Tháng Sáu 20153:47 CH(Xem: 17850)
Tất cả bàn ghế, giường tủ cũng chẳng còn thứ nào bỏ lại. Mặc dù nơi cư trú của anh ngày trước thật sự chẳng rộng lớn gì, nhưng sao bỗng dưng trở thành một khoảng trống mênh mông đến thế.
18 Tháng Sáu 20152:21 CH(Xem: 29033)
tôi cảm thấy vui thích với những gì Ba tôi đã giáo huấn và trui rèn tôi trong suốt cả cuộc đời, tôi đã lần lượt được áp dụng và tôi luôn rất lấy làm hãnh diện vì ''tôi là tôi của Ba tôi''
16 Tháng Sáu 20156:11 CH(Xem: 25050)
Bây giờ có con, con mới biết ngày xưa Daddy cực nhọc với con biết là chừng nào! Cực nhọc gấp đôi con bây giờ vì Daddy đơn thân nuôi con mọn, vừa làm Cha vừa làm Mẹ.
16 Tháng Sáu 20155:55 CH(Xem: 25848)
Tàu tách bến, nghẹn ngào không dám khóc Mây xám đen bao phủ cả bầu trời Lệ đoanh tròng, nhìn anh khuất ngoài khơi Phong kín thư phòng, mong tròn ước hẹn…
15 Tháng Sáu 20158:44 SA(Xem: 25475)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước, dân tộc, và gia đình, cũng để nói lên tình yêu thương vô vàn, lòng tôn kính không cùng của anh em chúng tôi đối với Cha Tôi.
13 Tháng Sáu 20155:13 SA(Xem: 18505)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
13 Tháng Sáu 20154:46 SA(Xem: 38879)
Vườn ta xưa, có chim Oanh bay đến Hót líu lo trên cành bưởi, cành cam Hoàng hôn rơi, tiếng chim kêu quyến luyến Đêm dần khuya, giọng hót thoảng mơ màng
13 Tháng Sáu 20154:32 SA(Xem: 20066)
Đấy là lý do các anh chị khóa 1,2,3... đăng ký nhanh chóng để dự ngày họp mặt. Thời gian không chờ đợi một ai. Buồn trông ghế trống vắng ai ngồi.
13 Tháng Sáu 20154:03 SA(Xem: 34144)
Xa nhau ba tháng hè dài Biết mai còn gặp cho hoài nhớ thương? Ve ơi đừng hát ven đường Hạ ơi đừng khép cổng trường thân yêu
13 Tháng Sáu 20153:45 SA(Xem: 24495)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng.
13 Tháng Sáu 20153:36 SA(Xem: 27098)
Nguyễn thị Thêm Tặng Tường Vi Con dù bao nhiêu tuổi. Mồ côi vẫn thiệt thòi. Hãy mau mau tỉnh lại. Cha ơi! Đừng đi xa.
13 Tháng Sáu 20153:36 SA(Xem: 25350)
Thời thế bão giông làm ngăn lối Nhũng cánh chim bay lạc cuối trời Bạn và tôi trùng khơi vời vợi Quê nhà, bằng hữu-áng mây trôi.
13 Tháng Sáu 20153:29 SA(Xem: 26762)
hế mà, khoảng chừng một tháng sau, sáng sớm nào quanh Hồ Con Rùa cũng có hai chiếc xe Vélo Solex và Vespa dựng cạnh nhau, còn phía bờ hồ thì có một đôi trai gái ngồi kề nhau, nói cười khúc khích...
13 Tháng Sáu 20153:05 SA(Xem: 26587)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới CON ĐƯỜNG CÓ HÀNG PHƯỢNG TÍM - Sáng tác Thanh Trang - Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
11 Tháng Sáu 20158:29 CH(Xem: 28629)
Tháng sáu trời mưa như một lời than vãn Kỷ niệm trong mưa một thoáng mủi lòng Vai gầy nhỏ cô đơn cùng sách vở Chữ nghĩa nhạt nhòa tình có cũng như không
06 Tháng Sáu 20151:00 SA(Xem: 27253)
Mong rằng những bạn Tam C ngày đó đọc được bài này, để bắt cầu nối với nhau. Mong các bạn rủ nhau về họp mặt trong ngày July 4/ 2015 tại miền Nam Cali.
06 Tháng Sáu 201512:50 SA(Xem: 29177)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HẠT MƯA VÀ NỖI NHỚ - Nhạc Quốc Dũng - Trình bày: Tấn Phước
05 Tháng Sáu 20153:10 CH(Xem: 29843)
Xin mãi là anh em, xin mãi, bạn bè. hoa mãi nở, trên ven đường, tôi đến... cho tôi, không bao giờ, lạc mất lối đi. quen...
05 Tháng Sáu 20151:22 SA(Xem: 41552)
Bốn năm chim trắng bay xa Chiều đông nước mắt nhạt nhòa máu tim Buồn nghe khúc hát ru im Mất cha, vắng mẹ, biết tìm nơi đâu.
04 Tháng Sáu 20159:08 CH(Xem: 30118)
Ngày mai Mẹ tiễn con đi Biết bao lâu mới trở về nhà xưa Mùa mưa lại đổ cơn mưa Mưa hay nước mắt Mẹ chờ mong con
04 Tháng Sáu 20153:36 CH(Xem: 28407)
PHƯỢNG HỒNG - Thơ Đỗ Trung Quân - Vũ Hoàng phổ nhạc - Vũ Khanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20152:39 SA(Xem: 28263)
Vì có người ra đi Nên có người ở lại Nhân gian này mới hiểu Thế nào là… chia ly!
03 Tháng Sáu 20151:47 CH(Xem: 27214)
Ngô Quyền trường cũ trong mơ,. Thày yêu, bạn mến tuổl thơ tuyệt vời. Lang thang phieu bạt khắp trời , Thày, Cô, bạn học, suốt đời mến thương.
31 Tháng Năm 201512:43 SA(Xem: 43202)
Chờ tan trận gió mưa dông Quay đầu nhìn lại tóc không đậm đầy. Mưa buồn gợi nhớ nhung ai, Gởi em ánh mắt u hoài tiếc thương....
31 Tháng Năm 201512:07 SA(Xem: 29802)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức VẪN NỢ CUỘC ĐỜI - Nhạc Nguyễn Nhất Huy - Trình bày: Tấn Phước
30 Tháng Năm 201511:58 CH(Xem: 27977)
Giơ tay ra, Cầm lấy mọi vô thường. Ai vẫn đợi, Một ngày vui trần thế, Đêm hỡi đêm , Sao vẫn dài vô tận, Để ta mơ một giấc ngủ thiên đường
30 Tháng Năm 201511:50 CH(Xem: 25319)
Người đã chết vì hòa bình thế kỹ, Hãy ngủ yên chúng tôi vẫn nhớ anh. Gương kiêu hùng lịch sữ sẽ ghi danh Ngàn năm vẫn sáng ngời gương trung, liệt.
30 Tháng Năm 20152:14 CH(Xem: 19929)
Anh Hoan hãy gói ghém mùa hè phố Biên cùng thân tình bè bạn mang theo về Mỹ. Đó sẽ là liều thuốc nhiệm mầu, là niềm vui bất tận cho anh khi cần đến.
30 Tháng Năm 20152:03 CH(Xem: 26535)
Vạt nắng xôn xao hồn kẻ đợi Đường trăng e ấp dáng em chờ Nửa đời mãi nhớ mùa hoa cũ Hạ cũng tan dần theo giấc mơ!
30 Tháng Năm 20158:40 SA(Xem: 23748)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
28 Tháng Năm 20151:47 SA(Xem: 26518)
Mẹ đi mang cả quê hương Là vườn rau nhỏ dễ thương sau nhà Có giàn bầu mới ra hoa. Khổ qua, đậu đủa, cây cà chua con