Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - HỒ SƠ VỀ LỤC CHÂU HỌC – TÌM HIỄU CON NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT MỚI của Nguyễn Văn Trung (Kết)

11 Tháng Mười Một 202212:56 SA(Xem: 5126)
GS. Nguyễn Văn Lục - HỒ SƠ VỀ LỤC CHÂU HỌC – TÌM HIỄU CON NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT MỚI của Nguyễn Văn Trung (Kết)

Hồ Sơ Về Lục Châu Học 
Tìm hiểu con người ở vùng đất mới của Nguyễn Văn Trung (Kết)

Nguyễn Văn Lục

 

 

Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ – khác người khác – mà người ta quen gọi là văn minh miệt vườn. Và nói như Nguyễn Văn Trung thì có một nền văn hóa ở Hà Nội và cũng có một nền văn hóa ở Sài gòn.

 

Nhìn lại sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Văn Trung nhân đọc cuốn “Hồ sơ Lục Châu Học – Tìmhiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930”

(Tiếp theo phần I)

 

 

Làm báo Hành Trình, Đất Nước

Hai tập san này có mặt là do nhu cầu của thời cuộc. Đó là thời điểm tháng 10, 1964. Tình hình đã có nhiều dấu hiệu bất ổn. Lòng người không yên. Người trí thức thấy phải làm một cái gì. Nguyễn Văn Trung chủ trương tờ Hành Trình, ông làm chủ nhiệm, Trịnh Viết Đức thư ký tòa soạn. Xin ghi lại đây mấy dòng của tờ Hành Trình gói ghém tất cả hiện trạng miền Nam lúc bấy giờ:

Sau khi đã tranh đấu – đã cách mạng – đã biểu tình – đã đảo chánh – đã lật đổ – đã hành quân – đã thuyết pháp – đã cầu nguyện – đã hội thảo – đã thụt két – đã hành lạc – đã đập phá – đã đau khổ – đã hy sinh.. và đang mỏi mệt…

Hành Trình đóng cửa thì Đất Nước tiếp nối Hành Trình vào tháng 11, 1967, trong một khuôn khổ rộng lớn hơn cả về in ấn đến số người cộng tác. Đất Nước có thêm các mục văn chươnng, nghệ thuật. Chủ nhiệm vẫn là Nguyễn Văn Trung, thư từ bài vở là Thế Nguyên.

Ngay trong số đầu đã đặt câu hỏi: Làm được gì? Được làm gì? Và làm gì được?

Lần này có thêm Nguyên Sa nhập cuộc với lời tuyên bố Phải rời bỏ nền văn chương trú ẩn, tháp ngà!

Trong số những người cộng tác với Hành Trình, Đất Nước, có một số nhỏ đã chọn con đường theo cộng sản như Thế Nguyên (Trần Trọng Phủ), Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Ngô Kha, Ngụy Ngữ, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Đình Hòe (Trương Cẩm Xuyên).

Còn người chủ bút Nguyễn Văn Trung thì sao? Ông vẫn đứng bên này bờ sông Bến Hải nhìn sang bờ phía Bắc.

Nhân tiện đây, tôi xin được trích hai thư của hai sinh viên tranh đấu thời đó và sau cả hai người đều theo cộng sản. Đó là các thư của các ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi cho ông Trung liên quan đến tờ Hành Trình như một tài liệu.


image001

Thư Hoàng Phủ Ngọc Tường và thư Nguyễn Đắc Xuân gởi Nguyễn Văn Trung tháng 11, 1965. Nguồn: Tư liệu NVL – “Những chặng đường đã qua, 1955-1995”, bản thảo của Nguyễn Văn Trung

Giai đoạn sau 1975: Viết mà không in, không được xuất bản

Cũng như phần đông các người cầm bút trước 1975, ông bị đi tù 6 tháng biệt giam và coi như đứt phim. Theo tôi nhớ thì trong giai đoạn đầu này chỉ có một số nhỏ người cầm bút được tiếp tục cầm bút như trước. Đó là trường hợp Nguyễn Trọng Văn, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Vương Hồng Sển, Sơn Nam và Nguyễn Hiến Lê. Và một số nhà báo trong nhóm Tin Sáng như Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận và Dương Văn Ba.

Khi đi tù về, giấy thả ngày 21 tháng 12 năm 1978 do Trưởng Phòng Chấp Pháp Ngô Văn Dần ký.(7) Trường hợp Nguyễn Văn Trung có hơi khác người khác là ông nhận được ‘đơn đặt hàng’, đúng ra là hình thức chỉ thị viết.

1. Tài liệu đầu tiên người ta yêu cầu ông viết là về Triết học hiện sinh ở miền Nam với lời dặn là cứ viết theo quan điểm của tác giả.

Đây là một công trình sưu tập khá đầy đủ của ông Trung. Ông đã sưu tập hầu như không thiếu một tác giả nào cũng không thiếu một bài viết nào có liên quan đến triết hiện sinh. Sau đó ông đã xếp từng loại, từng tác giả kỹ càng cũng như đánh giá ảnh hưởng của Sartre về phạm vi triết học cũng như chính trị.

Nhan đề công trình sưu khảo này là J.P. Sartre trong khuôn khổ chủ nghĩa Marx.Nhưng vấn đề chính vẫn là Triết học hiện sinh ở miền Nam.

Viết xong, nhà nước xếp vào một xó.

2. Năm 1981, có sự lời qua tiếng lại giữa Chế Lan Viên và Hoàng Ngọc Hiến liên quan đến triết học Hiện sinh. Họ lại mời Nguyễn Văn Trung viết phát biểu. Hiện bài viết này tôi chưa kiếm ra được.

3. Năm 1988, ông Nguyễn Khắc Viện phụ trách Nhà xuất bản ngoại văn của tạp chí Nghiên cứu Việt Nam ( Etudes Vietnamiensnes) có yêu cầu ông Nguyễn Văn Trung viết bài nhan đề Nhìn lại những chặng đường đã qua. Viết xong, khoảng vài chục trang gửi ra Hà Nội, nhưng không được đăng.

Sau này ra hải ngoại, ông viết lại đề tài này – không phải vài chục trang – mà dài khoảng 600 trang. Tuy nhiên, để có thể in lại tập tài liệu này, cần phải sắp xếp lại dàn bài. Nay ông không còn minh mẫn nữa; ai làm được việc này?

4. Năm 1991, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng cho ra cuốn sách Địa chí văn Hóa TP Hồ Chí Minhcó yêu cầu Nguyễn Văn Trung viết về Hiện Sinh, đã trả tiền nhuận bút xong xuôi. Nhưng cũng không đăng. Ông Trung chỉ đóng góp một phần trong chương Văn Học chữ Quốc ngữ ở Sài Gòn – Gia Định cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong đó đề tên ba tác giả là Tầm Vu – Nguyễn Văn Trung – Nguyễn Văn Y.(8)

Đặc biệt trong tập tài liệu này cho biết có khoảng 1000 nhà văn nhà thơ miền Nam. Con số thật đáng kể!

Tuy nhiên vì được viết theo lối liệt kê tài liệu nên đọc rất là nản.

Sự đóng góp của ông Trung được kể như không đáng kể và cũng không rõ ông đóng góp phần nào? Cuốn sách vì cố lồng thứ văn học yêu nước, văn học kháng chiến nên nó lủng củng làm sao ấy.

5. Ông Nguyễn Linh, nhà xuất bản Sự Thật cũng có yêu cầu ông Nguyễn Văn Trung viết về công giáo. Ông Trung đã nhận lời và viết xong cuốn sách nhan đề Vấn đề công giáo đặt cho dân tộc. Bản thảo tài liệu được duyệt tới, duyệt lui được gửi ra Hà Nội cho ông Hoàng Tùng. Ủy viên Trung ương Đảng thông qua. Ông Hoàng Tùng đẩy cho nhà xuất bản Đồng Nai in. Nhà Đồng Nai nhận in thì có biến cố Đông Âu xảy ra. Công an nội vụ đến nhà in tịch thu bản thảo tại nhà in. Sau đó tác giả còn bị kêu lên Công An “làm việc” nhiều lần. Tác giả được tổ chức France, Liberté của bà Tổng thống Mitterand và của Đại Học Louvai mời sang thuyết trình về một số vấn đề tôn giáo. Hộ chiếu cũng bị tich thu và cấm xuất ngoại.

Nói chung, Nguyễn Văn Trung sau 1975 có viết theo yêu cầu của Hà Nội. Nhưng viết mà không được in.(9)

6. Chúng tôi có sưu tập được tập tài liệu này nhan đề Vấn đề công giáo đặt cho dân tộc. Tài liệu đã bỏ tên tác giả và được ghi Tài liệu nội bộ của nhà xuất bản Sự Thật

Thật là một sự ăn cướp trắng trợn, giữa ban ngày, ban mặt.

Về trường hợp cuốn Lục Châu Học



image004

Nguyễn Văn Trung: Hồ sơ về Lục châu học Tìm hiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn, sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam
từ 1865-1930. Nguồn: NXB Trẻ. Tháng 1, 2015.


Cuốn sách này được viết xong từ năm 1986. Nhưng không có cơ hội xuất bản. Và phải chờ đến 29 năm sau mới được xuất bản. Giả dụ giá nó được viết trước 1975 thì sách đã có mặt từ lâu

Nhưng mặc dầu vậy. 30 năm sau, việc tìm hiểu văn học miền Nam vẫn là mảnh đất bỏ trống.

Vì thế, cuốn sách Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung, dù xuất hiện muộn màng vẫn giữ được giá trị khám phá và vẫ giữ được tính thời sự của nó.

Nó không mất thời gian tính.

Dĩ nhiên trong khoảng thời gian đó cũng có một số nhà biên khảo đả cho xuất bản một số biên khảo về Văn học miền Nam.

Trong số ấy có một số người như các ông Huỳnh Văn Tòng, Lê Ngọc Trụ Nguyễn Văn Hầu và Bằng Giang.

Ông Huỳnh Văn Tòng là tác giả sớm nhất với cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930, Sài Gòn,1973.

Nhưng năm 1966, nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ có soạn thảo một Mục lục báo chí Việt Ngữ 1865 – 1965 (kỷ niệm 100 năm báo chí Việt ngữ). Và trong cuộc triển lãm đã trưng bày được 400 tờ báo. Con số trên thực tế là có cả ngàn tờ.(10)

Tiếp đến có ông Nguyễn Văn Hầu là tác giả bộ sách Diện mạo Văn học dân gian Nam bộ ( hai cuốn), viết từ năm 1974. Ông lại chỉ chú trọng khai thác về mặt tục ngữ, ca dao, câu đố và truyện cổ. Nhìn phần thư mục tài liệu tham khảo thì thấy ít ỏi và nghèo nàn lắm.(11) Mà nói cho cùng, đấy chỉ là những mảnh vụn văn học chưa được sắp xếp, hệ thống hóa đầy đủ.

Người nữa là ông Bằng Giang, tác giả cuốn Văn Học Quốc Ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, TP Hồ Chí Minh, nxb Trẻ 1992. Ông cũng còn là tác giả cuốn Sương mù trên tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, nxb Văn Học 1994.

Ngoài ra, cuốn sách của ông Phan Cư Đệ – một trong những nhà viết phê bình văn học có uy tín của miền Bắc với khoảng hơn 20 tác phẩm về Văn Học. Vậy mà trong cuốn sách Tiểu thuyết Việt Nam Hiện Đại, được xuất bản năm 2000 của nxb Giáo Dục, in lần thứ hai, hầu như ông đã không theo dõi những khám phá về Văn học miền Nam? Và vì thế trong mấy trang đầu của cuốn sách, ông vẫn khẳng định từ năm 1925, bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.(12) Cuốn sách này dùng hai chữ Hiện Đại thì không hiểu hai chữ Hiện Đại tính từ thời điểm nào?

Ngoài ra, tôi cũng có đọc được bốn bài viết phê khác nhau về cuốn Lục Châu Học. Cả bốn bài nói chung đều có những lời khen và trân trọng đói với cuốn Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung. Một bài của tác giả Phạm Hoàng Quân, đăng trên Tuổi Trẻ. Hai là của tác giả Trần Văn Chánh, tạp chí Xưa & Nay, xuân Ất Mùi, tháng 2, 2015 và được đăng lại trên trang Nam Kỳ Lục tỉnh , hải ngoại. Bài khác của Nguyễn Quang Diệu đang trên Sách Hay và bài của Trần Hoàng Nhân trên Thể Thao & Văn Hóa.

Nội dung các bài viết đều cho đây là một cuốn sách với một công trình sưu tầm tài liệu quý hiếm, một thái độ làm việc khoa học, cẩn trọng, khách quan.

Tuy nhiên, tôi muốn bổ túc thêm để độc giả biết đợc do đâu mà tác giả Nguyễn Văn Trung có được nguồn tài liệu vừa quý hiếm vừa phong phú như thế để xử dụng?

Sự đóng góp này giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề tài liệu.

Đúng ra, nếu không có Chính sách truy lùng văn hóa phản động và đồi trụy thì có thể giáo sư Trung đã không có cơ hội có những tài liệu này.

Chúng ta cứ tự hỏi xem: Làm sao tác giả có được các số báo Nam Kỳ Địa phận từ năm 1908 đến 1945? Và hằng trăm tài liệu khác? Làm sao có được bản Sấm Truyền Ca, năm 1670 do cha sở nhà in Tân Định cung cấp bản đã dịch từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ sau mấy thế kỷ bị chôn vùi? Làm sao có được truyện thầy Lazarô Phiền do cụ Vương Hồng Sển trao cho? Và hằng trăm tài liệu đủ loại khác.

Nếu quay lại cái thời kỳ truy lùng sách báo “Ngụy”, tôi có thể khẳng định một vài điều sau đây:

Các nhà văn, các nhà nghiên cứu miền Bắc – dù có thiện chí sưu tầm cách mấy đi nữa – cũng chỉ mua được hay tịch thu được những sách xuất bản ở miền Nam trong giai đoạn 1954–1975 lúc bấy giờ còn bầy bán ở các vỉa hè. Chẳng hạn những người như ông Mai Quốc Liên vào miền Nam sục sạo để kiếm tài liệu thu tập được gì?. Những sách quý ông Nguyễn Văn Trung thu thập được phải tính từ những thập niên 1930 trở về trước.

Những sách này không nằm trong các thư viện công.

Những báo chí như tờ Nông Cổ Mín Đàm 1910, gồm 200 số, Gia Định Báo, 1882, có ít số, Nam Kỳ Nhật Trình, 1897, có 120 số.

Nó không phải là thứ tài liệu chạy rông ngoài đường cho ai nhặt được rồi lấy về làm của riêng.

Vậy bằng cách nào, ông Trung có được những tài liệu hiếm quý ấy? Chúng ta cần nhớ rằng, người đã có sách quý như thế thì cũng là người biết giữ sách. Họ không dễ dàng giao cho bất cứ ai. Và ngay cả trong những thư viện công những sách như thế cũng không có được.

Họ sẽ phải tìm những tác giả có uy tín trong giới cầm bút, những người mà họ có thể tin cậy được, trao sách cho đúng người. Phải chăng đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Trung?

Theo ông Nguyễn Văn Trung, các sách báo về nhà đạo như báo Nam Kỳ địa phận thì còn tồn trữ ở nhà sách Tân Định của địa phận Sài Gòn. Lúc bấy giờ do L.m. Thăm trông coi.(13) Theo ông Trung còn nhớ được, ông đã kiếm một bản chính của cuốn Sấm truyền ca năm 1670, của Lữ Y Đoan tại đây và có phần bị mối mọt và nay còn mang được sang Canada phóng ảnh cuốn sách này. Cuốn Truyện thầy Lazaro Phiền, 1887 cũng là bản được chụp từ bản chính(14). Cuốn sách này nguyên bản ở thư viện Vương Hồng Sển. Ông Nguyễn Văn Trung được cụ Vương Hồng Sển trao cho bản photocopy tài liệu này. Ông Nguyễn Trọng Quản lấy con gái Trương Vĩnh Ký là bà Trương Thị Tự. Một thời ông đã du học ở bên Algerie, vì thế cuốn sách ông viết ra đã được đề tặng cho những người bạn học đồng thời với ông, trong đó có ông Diệp Văn Cương.

Các sách khác thuộc nhà đạo cũng theo ông Trung; ông đã được phép Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cho vào lấy hoặc mượn ngay thư viện tòa Tổng Giám Mục, hoặc tại thư viện Chủng Viện Sài Gòn hoặc tại Trung Tâm Công Giáo do L.m. Trọng quản lý.

Còn các loại sách khác, các loại tiểu thuyết đủ loại, ông Nguyễn Văn Trung có được là tại một thư viện tư nhân của một người đại phú ở Sài Gòn. Ông này chỉ là người thừa hưởng các sách và tài liệu do gia đình để lại và đã sẵn lòng cho ông Nguyễn Văn Trung giữ luôn, mang sang Canada cũng được. Cũng theo ông Trung, ông đã đến đây nhiều lần để thu thập dần.

Rất tiếc, ông đã không thể nào nhớ tên vị đại gia này.

Điều viết ra đây cũng phải kể là một cái duyên.

Ông Nguyễn Văn Trung có may mắn là khi bị bắt giam tù ngày 14/6/1978 – thời gian mà ông đã thu thập được khá đầy đủ tài liệu để viết cuốn Hồ sơ về Lục Châu Học, công an đã đến lục soát tại số 57 đường Duy Tân và chỉ tịch thu một cuốn sách: cuốn Đảng Cần Lao và một số tài liệu viết tay và cắt máy đánh chữ.

Nhưng ngày hôm sau, theo lời bà Trung kể lại, có 6 người công an đi một xe Camion đến nhà để chở tất cả số sách của ông Trung. Cũng theo lời bà Trung, bà đã nói với các viên chức công an: Kho sách nảy không phải riêng của nhà tôi mà còn cả sách của trường Văn Khoa mượn về đọc, còn những tài liệu, đó là công trình nhà tôi viết ra từ nhiều năm, rất quý những tài liệu đó, nếu các ông muốn lấy đi, cần có giấy ghi nhận.

Cuối cùng, họ quuyết định không lấy và còn hứa sẽ trả lại tài liệu lấy hôm trước.

Như vậy kho sách của ông Trung còn nguyên vẹn với lời ghi chú như sau trong biên bản “Kho sách trên sân thượng là của chung nghiên cứu của trường Đại Học Văn Khoa, trong đó có của Lý Chánh Trung.”(15)

Nếu họ chở đi hết thì nay làm gì còn cuốn Lục Châu Học.

Cái may mắn nữa là những người trách nhiệm chấp pháp thẩm vấn ông Nguyễn Văn Trung đều là những người tốt và có lòng. Hai trong số đó là ông Nguyễn Gia Chiến và nhất là ông Ngô Văn Dần. Họ dặn dò nhân viên dành mọi sự dễ dãi cho người nhà ông Trung vào thăm khi ông còn ở trong tù.

Thứ nữa, khi viết xong tập bản thảo Hồ sơ về Lục Châu Học, ông Trung có ý định giới thiệu cho công chúng một số tài liệu mà ông đã thu thập được. Đặc biệt giới thiệu Truyện ngắn Thầy Lazarô Phiền.

Theo Nguyễn Vy Khanh, “Miền Nam Khai Phóng” (1996) thì giáo sư Bùi Đức Tịnh, một nhà biên khảo, từ năm 1974 đã là người đầu tiên đánh giá lại nền văn học sử trong Nam.

“Bùi Đc Tnh là nhà nghiên cu đu tiên chng minh giá tr ca tp truyn này [Thy Lazarô Phin – NVL] trong Phần Đóng Góp Của Văn học Miền Nam: Những Bước Đầu Của Báo Chí, Tiểu Thuyết Và Thơ Mới, xut bn ti Sài Gòn tháng 1-1975 nhưng có l vì biến c 30-4, sách ca ông đã không được ph biến.



“Năm 1992, nhà xut bn Thành ph H Chí Minh tái bn vi ta mi Những Bước Đầu Của Báo Chí Tiểu Thuyết và Thơ Mới. 286 tr.”

Trong buổi nói chuyện này có một ký giả đã đến dự, sau đó mượn Ông Nguyễn Văn Trung tập truyện ngắn này và ông ký giả vội ngồi ghi chép tóm tắt câu chuyện. Sau đó, ký giả này đã đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 30/11/1986 như thể chính ông là người tìm kiếm ra tài liệu này. Bài viết của ông nhan đề Bản truyện ngắn đầu tiên ra đời cách đây 100: truyện thầy Lazaro Phiền. Ngoài bìa cuốn sách có ghi:


“Truyn

Thy Lazaro

Phin

ca

P.J.B. Nguyn Trng Qun

Làm ra

Saigon J. Linage Libraire-Éditeur

Rue Catinat

1887

Tous droits reservés”


Ông Trung đọc được bài báo này đã viết thư đi một số nơi liên hệ và mong rằng trong tương lai người ta không xử dụng bài viết trên như một tài liệu gốc.

Câu chuyện cũng chưa chấm dứt ở đây. Trong một dịp khác tại CLB của Thư Viện Phú Nhuận lại mở ra một buổi tọa đàm về tác phẩm này. Ông Trung lại yêu cầu Ban tổ chức trách nhiệm là anh Nguyên Hùng, giới thiệu xuất xứ tác phẩm. Cuối cùng thì lại có vị khác là ông Trần Thanh Địch viết bài về Công trình sưu tầm này như thể chính ông là người có tài liệu văn Bản truyện ngắn đó trong tay.

Tôi ghi lại mấy chi tiết này như một chứng cớ văn học. Và nay ai phổ biến thì đều không quan trọng và điều hữu ích cả.

Còn việc phổ biến cuốn sách Lục Châu Học do nhà xuất bản Trẻ đã in ra thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Về Nội Dung cuốn Lục Châu Học


image005

Hồ sơ Lục Châu học, gáy và bìa sau. Nguồn NXB Trẻ, tháng 1, 2015

Nguyễn Văn Trung, trong việc biên tập cuốn sách này – cuốn Lục Châu Học – như một cơ may hiếm có. Ông đã có dịp phối hợp để xử được tất cả khả năng về triết học, xã hội học, về lý luận văn học, khả năng tri thức luận, sự khách quan trong tương đối luận, nhất là khả năng tổng hợp cộng với khả năng ngôn ngữ để làm nên cuồn sách này.

Khi định viết bài về cuốn Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung, mối băn khoăn của chúng tôi là liệu tài liệu gốc của cuốn sách có bị cắt xén, đục bỏ do kiểm duyệt không?

Nếu là sách in ở hải ngoại thì không có vấn đề gì.

Sách in ở trong nước thì cần phải xem xét cho kỹ. Kinh nghiệm trước đây cho thấy cuốn Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê do Nhà xuất bản Văn Học đã cắt xén khá tàn bạo khi in lại, ngay cả khi ông đã mất. Trong khi đó, bản in Hồi ký Nguyễn Hiến Lê in ở hải ngoại thì được dể nguyên vẹn. Các cuốn Hồi ký của Lý Quý Chung cũng bị cắt xén nhiều chỗ như thế trước khi được in ra.

Riêng nhả xuất bản Trẻ từng in nhiều sách của nhà văn Sơn Nam, nhà văn Nguyễn Văn Hầu, chúng tôi hy vọng là điều này tránh được trong trường hợp cuốn sách Lục Châu Học.

Mặc dầu vậy, chúng tôi cũng tìm lại bản chính của Lục Châu Học để so với bản in trong sách. Kết quả là không có cắt xén, sửa chữa. Tuy nhiên, do cẩn trọng, chúng tôi cũng viết thư hỏi nhà xuất bản trẻ ở Sài Gòn. Nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được thư trả lời.

Vì thế, tạm thời chúng tôi tiếp tục nhận xét về cuốn Lục Châu Học của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Nhận xét thứ nhất của chúng tôi là phải nhìn nhận những sỡ hữu chủ các tập tài liệu quý hiếm này là những người miền Nam hào hiệp và rộng lượng. Theo ông Trung, một người giầu có ở Sài Gòn mà ông hoàn toàn quên tên có một thư viện chứa không biết bao nhiêu là sách báo cũ. Ông này nói với ông Trung là ông cứ thong thả xem xét, có sách báo nào ông cần thì cứ lấy về. Và cuối cùng ông còn bằng lòng cho ông Trung lấy luôn những tài liệu sách báo đó mang ra hải ngoại. Đó cũng là trường hợp của cụ Vương Hồng Sển là sở hữu chủ cuốn truyện thầy Lazaro Phiền. Tính Cụ Sển theo như cụ viết trong cuốn Nửa Đời Hư là ở đời có hai cái dại không nên làm là “cho mượn sách và vợ”. Vậy mà cụ cũng do quý mến ong Trung cho mượn sách quý của cụ. Không có những tấm lòng đó, đôi khi sách vẫn để mục ra và tiêu hủy đi theo thời gian.

Việc làm của ông Trung trong Lục Châu Học là dùng tài liệu địa phương có tại chỗ để đả phá những cái nhìn thiên kiến không đễ gì đả phá và chứng minh một cách thuyết phục.

Chính tài liệu và chỉ tài liệu hiếm quý sưu tập được làm nên cuốn Lục Châu Học.

Nhưng để làm việc đó, ông hơn một số người đi trước là biết hệ thống hóa các tài liệu có được và ông đưa ra một số chủ đề từ đó dùng tài liệu chứng minh như:

“Một mảng văn học bị bỏ qua, bỏ quên. Nho Học ở vùng đất mới. Diễn tiến truyện văn xuôi chữ Quốc Ngữ. Lịch sử Việt Nam nhìn từ miền Nam. Buổi sơ khởi đạo Thiên Chúa ở miền Nam. Đạo Cao Đài ở vùng đất ới. Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam. Báo chí văn xuôi và lý luận.Một vài quy luật về sinh hoạt văn hóa ở vùng đất mới. Chính sách văn hóa của người Pháp và ảnh hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam thời kỳ đầu thuộc địa. Và cuối cùng là vấn đề tiểu sử các tác giả và đời sống viết văn viết báo, tình hình ấn loát–phát hành.”

Khi đưa ra một dàn bài như thế mà mỗi chương là một cái thème hay một chủ đề. Tác giả sẽ tập trung các tài liệu xoay quanh các chủ để ấy, chú trọng tất cả vào chủ đề. Việc khảo cứu như vậy sẽ được phân định rõ ràng và giúp độc giả đọc một cách hăng say, phấn khởi, không rơi vào sự nhàm chán, hoặc mất hướng vì thiếu dàn bài như khi tôi đọc các tác giả như cụ Nguyễn Văn Hầu.

Đó là những ưu diểm của tác phẩm.

Nếu có đề nghị gì thì tôi nghĩ chương “Chính sách văn Hóa của người Pháp và ảnh hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam thời kỳ đầu thuộc địa” nên để ở chương thứ hai của tác phẩm.

Qua các tài liệu vừa trích dẫn ở trên, chúng ta được biết suốt từ khi Pháp chiếm Nam Kỳ, năm 1865 sang đến thời cộng hòa. Miền Nam có khoảng một ngàn tờ báo đủ loại và trên 500 nhà văn nhà thơ.

Làm thế nào để có thu tập tài liệu, vừa soạn thảo, thải loại và cuối cùng có đuợc cái nhìn tổng quan về Văn học Lục Châu Học? Đấy là cả một quá trình làm việc lâu dài trong suốt gần 10 năm.

Nếu tóm lực công trình biên khảo trong Lục Châu Học, có một số câu hỏi được đặt ra ở đây là:

  • Liệu cuốn sách này có thể giải tỏa được sai lầm, những ngộ nhận của giới nghiên cứu miền Bắc không mỗi khi đánh giá về mảng văn học mà Nguyễn Văn Trung dùng hai chữ hoặc “bỏ quên” hoặc “bỏ qua”?
  • Liệu có thể thuyết phục được mọi người không?


Tôi nghĩ là cho đến nay, chưa có một phê bình chính thức nào lên tiếng phản bác những luận điểm của ông Nguyễn Văn Trung trong Lục Châu Học. Nó cũng bắt buộc các tác giả miền Bắc phải có một thái độ xét lại quan điểm của mình.

Điểm thứ hai, tài liệu đủ loại chứng minh có cho phép nói tới một nền văn học đúng nghĩa qua báo chí, tiểu thuyết không? Ở đây đặt ra vấn đề phẩm chất, giá trị, cái hay của văn học.

Trong cuốn “Lục Châu Học”, rõ ràng tác không muốn có một so sánh nào kiểu đó. Một so sánh không cần thiết. Nó cũng chẳng khác gì không nên so sánh giữa tư tưởng văn minh và tư tưởng hoang dã (pensée sauvage.)

Cùng lắm, ông chỉ đưa ra một chứng từ – nhân chứng là như trong chương III: Lịch sử Việt Nam nhìn từ miền Nam và chương VI: Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam qua tập truyện ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký. Tôi nghĩ việc đưa ra những nhân chứng như thế giúp mở đường cho những tiếp cận đầy đủ hơn sau này.

Mà nếu đúng ra mà nói, lịch sử có hằng trăm năm cách biệt đôi bên đã hẳn có nhiều chuyển biến thay đổi cho những người di dân mới tới lập nghiệp.

Trong nhu cầu hội nhập, thích ứng với bản địa, nhiều thứ trong hành lý quá khứ dần dần phải bỏ qua, vứt bớt và biến đổi từ nếp sống tôn giáo, nếp sống luân lý, lễ nghĩa, lễ nghi phức tạp đến đời sống xã hội, đến ngôn ngữ trao đổi hằng ngày, đến phong tục tập quán, đến phép tắc cũng phải phiên phiến, nhẹ nhàng giản tiện.

Và sau một thời gian sự thay đổi đó dần được định hình, được kết tinh lại trở thành cái mà ta gọi là sắc thái hay cá tính miền Nam.

Đấy là sự thành công của quá trình hội nhập.

Chừng bấy nhiêu điều vẫn chưa đủ đâu. Người đọc tinh ý vẫn bắt được một tín hiệu tiềm ẩn nơi ông. 20 năm miền Nam đủ cho ông một cách nào đó coi miền Nam là quê hương thứ hai của mình.

Phải chăng cuốn Lục Châu Học là món quà quý giá nhất ông dành dâng hiến cho mảnh đất miền Nam?

Đây là điều tôi muốn nhấn mạnh và muốn lưu ý mọi người. Ông Nguyễn Văn Trung đã viết cuốn “Lục Châu Học” như thể là người miền Nam viết về miền Nam trong chừng mực, khách quan, và thuyết phục.

Có hai câu chữ ông dùng cho nhan đề tác phẩm cần lưu ý. Ông gọi tác phẩm của ông chỉ là “Hồ sơ”. Hồ sơ có nghĩa chưa xong, cần bổ túc nữa.

Câu chữ thứ hai, tìm hiểu sinh hoạt văn học, theo ông, chính là tìm hiểu về “con người vùng đất mới với nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm”. Và khi hiểu được con người vùng đất mới, ta sẽ hiểu được tại sao có thứ nho học vùng đất mới, tại sao có đạo Cao Đài, tại sao có truyện Tàu và tại sao có vọng cổ. Đây là một sự khảo cứu không thuần túy văn học mà bao gồm cả địa lý, lịch sử, xã hội, con người cách ứng xử, cách hội nhập vào vùng đất mới. Xin đọc chương “Một vài quy luật về sinh hoạt văn hóa ở vùng đất mới”.

Cho nên đọc ông là đọc được con người miền Nam.

Tôi lấy một thí dụ thôi. Thấy một người làm việc nghĩa hiệp, ra tay đánh một kẻ cướp, dân miền Nam chỉ hạ một câu, “Thằng đó chơi được.” Đánh kẻ cướp có thể nguy hiểm đến mất mạng mình mà chỉ là kẻ chơi được! Nhưng đấychính là cả cái cá tính miền Nam.

Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ – khác người khác – mà người ta quen gọi là văn minh miệt vườn.

Và nói như Nguyễn Văn Trung thì có một nền văn hóa ở Hà Nội và cũng có một nền văn hóa ở Sài Gòn.

Chỉ sợ rằng kể từ sau 1975, nó đã bị nhập chung vào làm một và chỉ còn có một thứ văn hóa chung cho cả hai miền: thứ văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Và đó là sự thiệt thòi lớn nhất cho miền Nam.

Nó đã phá hủy cả một nền văn hóa văn học của những người di dân ở vùng đất mới trong suốt mấy trăm năm. Đấy cũng là một trong cái tội của chế độ cộng sản.

Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.

Nếu xét chung giữa hai thời kỳ sáng tác. Nếu có thể đem cân lên được thì nội cuốn biên khảo “Lục Châu Học” đã là một nửa gia tài của ông rồi. Cuốn sách của ông sau này sẽ được đời sau tìm đọc và quy chiếu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về một nửa mảng văn học miền Nam.

image007

Lăng Cha Cả, khoảng năm 1866. Nguồn: Emile-Gsell/Redsvn


© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”



Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ

(7) Ông Ngô Văn Dần tự Quang Minh, sau trở thành bạn với Nguyễn Văn Trung.
(8) Địa chí văn hóa TP Hồ Chí Minh, Tập II: Văn Học – Báo chí – Giáo dục, từ trang 265 – 377
(9) Tất cả những chi tiết nêu trên được tác giả nguyễn Văn Trung viết trong một tập nhan đề: Nhìn lại những chặng đường đã qua 1955–1995 – Người cầm bút, kẻ làm chứng, bản thảo dầy khoảng 600 trang đánh máy, chưa xuất bản.
(10) Bằng Giang, Sài Gòn cố sự, trang 274–277
(11) Bộ sách Nguyễn Văn Hầu cũng được nxb trẻ vào tháng 1 – 2005
(12) Phan Cư Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam Hiện Đại, trang 30.
(13) Nhà in Tân Định được thành lập từ năm 1874. Như vậy cho đến nay Tân Định đã tồn tại được trên 100 năm.
(14) Cả hai cuốn này đã được in lại ở Hải Ngoại. Cuốn “Sấm – Truyền ca” được Hội y sĩ Việt Nam ấn hành năm 2000 tại Montreal. Cuốn “Đọc lại Truyện Thầy Lazarô Phiền” của K– K. Nguyễn Lê Hiếu & B.S. Nguyễn Lê Hiếu do Thời Đại OK ấn hành năm 2009 tại Oklahoma, USA
(15) Tài liệu của Nguyễn Văn Trung, trong Những chặng đường đã qua. Trang 579.

 

 

10 Tháng Bảy 202210:47 CH(Xem: 2711)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÁC PHẨM "QUÊ CŨ TÌNH XƯA" - NHÀ THƠ THÁI HƯNG Nhạc nền: SUỐI MƠ - Văn Cao Tiếng hát: Ngọc Hạ
09 Tháng Bảy 20224:49 CH(Xem: 6716)
Thế giới tiếc thương người chính trực Toàn cầu ca tụng đấng tu mi Nara thành phố rền lởi nguyện Đất nước Anh Đào Dũng-Trí-Bi
09 Tháng Bảy 20224:37 CH(Xem: 7175)
Rằng: Về gom chữ ca dao Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không Tự nhiên rất mực tâm đồng Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi. Ta đi về phía chân trời Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
30 Tháng Sáu 20222:09 CH(Xem: 5318)
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương? Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
28 Tháng Sáu 20221:13 SA(Xem: 10678)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!
27 Tháng Sáu 202211:27 CH(Xem: 8058)
Mùng ba tháng bảy năm nay Mừng vui hội ngộ Cô Thầy trò xưa Nắng mưa dầu dãi bao mùa Không quên mái ấm ân thưa tình hồng.
26 Tháng Sáu 20224:25 CH(Xem: 5523)
Ôi tình yêu người lính chiến miền Nam sao thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng đầy đau thương, bi hận ...
25 Tháng Sáu 20221:32 CH(Xem: 2664)
Ta mê nghe hát Ả Đào, Hội Xuân vừa mở lễ nào vui hơn? Tuổi U chín chục nhớ ơn Trời cho khỏe mạnh keo sơn chúng mình! (1)
25 Tháng Sáu 20221:09 SA(Xem: 5332)
Tôi lan man nghĩ đến mình. Cả đời không nghiện gì nhưng về già hình như tôi nghiện Iphone. Phải công bằng một chút là tôi nghiện internet.
24 Tháng Sáu 202210:54 CH(Xem: 5335)
Đốt lên Ngọn Lửa Cao Nguyên Xua tan bóng tối triền miên đêm dài Langbiang đá dựng chờ ai Núi Ông đứng đợi choàng vai núi Bà.
23 Tháng Sáu 202212:36 SA(Xem: 5145)
Xin đốt một nén hương cho những kẻ cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó. Phải chăng đó là câu chuyện của dòng sông
21 Tháng Sáu 20223:32 CH(Xem: 6885)
Cố hương xa nửa địa cầu Nửa sầu nửa nhớ, một bầu tang thương Vật xưa nằm nát bên đường Nhặt lên ghép lại nét gương bẻ bàng
20 Tháng Sáu 202211:47 CH(Xem: 6848)
Thôi rồi... ngõ vắng, trăng tà Rồi em, thuộc của người ta... bao giờ! Thương sầu lột xác thành thơ Ngồi ôn HUYỀN THOẠI TRĂNG mơ... thuở nào!
20 Tháng Sáu 20222:28 SA(Xem: 6092)
Chúc mừng cháu mùa hè tươi trẻ Tiến lên đi thế hệ thứ ba Xin đừng quên nước Việt quê nhà Ở nơi đó ngoại gọi là tổ quốc.
18 Tháng Sáu 20223:19 SA(Xem: 5203)
Bài dưới đây, muốn được chia sẻ với những người bạn cùng trường. Tôi, Lý khánh Hồng cùng chung một ngôi trường một thời với những người bạn của tôi.
18 Tháng Sáu 20222:33 SA(Xem: 7492)
Ta về Đại Hội đồng môn Ngô Quyền trường cũ mất còn biết không? Bạn nào hạnh phúc ấm nồng Bạn nào bươn chải thành công ngoài đời?
18 Tháng Sáu 20222:09 SA(Xem: 5952)
Bộ môn CL trong lịch sử đã từng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam VN, nên cần được bảo tồn cẩn thận và có chính sách khôi phục tốt
17 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 8208)
Em hãy hình dung bóng của ai Bên Đồi Gió Thoảng ngắm trăng vơi Gởi em tình cũ dù chưa trọn Mà vẫn còn vương hết cả đời
17 Tháng Sáu 20223:10 SA(Xem: 5273)
Theo ba tôi trước tiên phải lo tu chỉnh bản thân để quản trị mái ấm gia đình tốt đẹp, còn việc trị quốc bình thiên hạ tính sau.
17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5991)
Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc,
17 Tháng Sáu 20222:41 SA(Xem: 6691)
Sắp đến NGÀY LỄ CHA Xin kính chúc : Quý Thầy, Quý Bạn Quý Anh trai, Anh rể Quý Em trai, Em rể một ngày Lễ bên gia đình thật đầm ấm hạnh phúc.
16 Tháng Sáu 202211:50 CH(Xem: 3330)
Chiều nay Mẹ có đôi lời : Cám ơn tất cả xin mời nâng ly ! Cùng nhau Ta chúc nhau đi Bình an vui khỏe như khi Xuân Thì !
16 Tháng Sáu 20221:49 SA(Xem: 5356)
Ngày của những người cha, trong đó có ba và con. Những người được ơn trên cho nhận một thiên chức vô cùng tốt đẹp và cao quý.
13 Tháng Sáu 20226:54 CH(Xem: 6973)
Rượu rót nằm đau trong cốc lạnh Xa người, ta uống với ai đây?! Tàn canh khói thuốc vàng cô quạnh Ngọn nến đời soi...chiếc bóng gầy!
13 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6450)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
13 Tháng Sáu 202212:55 SA(Xem: 7027)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ƠN CHA - Sáng tác Y Vân Nhạc đệm Ngô Nguyên Tiếng hát: Kim Phụng Kiều Oanh thực hiện youtube
12 Tháng Sáu 20229:28 CH(Xem: 7673)
Những điều bình thường nhưng vĩ đại Khi trưởng thành con hiểu nhiều hơn Để ngậm ngùi tiếc "Giá cha còn" Thật hạnh phúc có cha bên cạnh.
12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 5068)
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
11 Tháng Sáu 202211:35 CH(Xem: 7637)
Duyên may gặp lại ơn Trời? Tay trong tay nắm nhớ thời còn thơ? Thỏa lòng Ta vẫn ước mơ! Ngày vui tái ngộ là cơ hội vàng!
11 Tháng Sáu 20221:04 SA(Xem: 6063)
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
11 Tháng Sáu 202212:29 SA(Xem: 5235)
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
10 Tháng Sáu 20221:05 SA(Xem: 7066)
Ta về đây. Rồi cũng sẽ đi Trăm năm bỏ cuộc biển dâu này Ta vào mê ảo đêm trăng lặn Như bóng sương mờ cánh vạc bay
10 Tháng Sáu 202212:26 SA(Xem: 7160)
Cha Là Nắng Ấm Thái Dương Là sao bắc đẩu soi đường cho con Trăm năm hiếu nghĩa vuông tròn Thiên thu nước mắt chảy mòn nhớ thương...
10 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 6697)
Anh như cơn trốt đêm khuya Tôi như cánh én bay về quạnh hiu Lẽ loi bên vạt nắng chiều Mưa sa, bão táp cô liêu dốc đời
01 Tháng Sáu 202211:34 CH(Xem: 6212)
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
31 Tháng Năm 202210:40 CH(Xem: 3740)
Nguyện ơn trên gia hộ cho thầy cô sức khỏe, an lạc và hạnh phúc. Xin tri ân những vị đã lái con đò trí tuệ dẫn dắt chúng em vào đời.
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 6370)
lửa mặt trời tôi nhìn thấy sáng nay bừng đỏ trong bình mình chiếu sáng toàn nhân loại cho tôi thấy rõ hơn khổ đau. chiến tranh và tuyệt vọng…
31 Tháng Năm 20221:58 SA(Xem: 5273)
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
30 Tháng Năm 202211:20 CH(Xem: 6194)
Tuổi học trò, chưa nếm mùi sương gió Cũng tập tành thố lộ chuyện yêu đương Lá thư xanh ép cánh phượng, sân trường Thầm trao gởi... rồi vấn vương mộng mị
30 Tháng Năm 20229:57 CH(Xem: 5184)
Chiều nay tôi thật vui Thấy mình thật yêu đời. Chúc các em sinh nhật Tuổi 65 đẹp tươi .
29 Tháng Năm 20221:52 CH(Xem: 7138)
Mỗi hè sang... Mỗi lần hoa phượng Cuối đời rồi... Vẫn nhớ lắm... Phượng ơi! Cuối đời rồi... Vẫn nhớ mãi... Người xưa!
28 Tháng Năm 202211:31 CH(Xem: 5278)
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
27 Tháng Năm 20221:49 CH(Xem: 6658)
Nhưng chỉ là mơ có phải không? Khi mình bèo nước rẽ đôi dòng Mỗi độ hè về như nhắc nhở Tình đầu muôn thuở khắc ghi lòng!
26 Tháng Năm 202211:10 CH(Xem: 5026)
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
24 Tháng Năm 20221:05 SA(Xem: 3973)
Ta hãy gặp nhau dù một ngày Biết đâu ta chẳng có ngày mai Để mà mừng rỡ tay nắm chặt Nhắc chuyện ngày xưa thuở áo dài.
24 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 6656)
Lang thang hạnh phúc khỏe tươi Vào đời lúc tuổi sáu mươi là vừa Bạc tiền danh vọng giờ thừa Vui tươi sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đau
23 Tháng Năm 20222:56 SA(Xem: 5191)
Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già.
23 Tháng Năm 20221:03 SA(Xem: 5402)
Tưởng rằng nơi đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu chào “Cô còn nhớ em không?”. Cô nhớ chứ.
20 Tháng Năm 20225:44 CH(Xem: 6510)
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
20 Tháng Năm 20225:40 CH(Xem: 7328)
Thủy chung không phải dễ Sợi ngắn thương sợi dài Những chăm sóc mỗi ngày Là bền lâu hạnh phúc.
20 Tháng Năm 202212:22 SA(Xem: 4067)
Gặp nhau nhắc về dĩ vãng chung trường chung lớp. Theo vận nước bôn ba. Dòng đời trôi nổi. Vào tuổi thất thập còn gặp nhau là hạnh phúc lắm rồi.
20 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5632)
.....thậm chí còn nghĩ thành phố Sydney là thủ đô của Úc. Không ít người ngỡ ngàng khi biết Canberra mới thực sự là thủ đô của xứ sở chuột túi này.
20 Tháng Năm 202212:02 SA(Xem: 6069)
Anh giờ tóc đã hết xanh Em còn xanh tóc loanh quanh dấu buồn Gởi lời thăm hỏi Sài Gòn Thấy trong cõi nhớ chỉ còn mình em!
19 Tháng Năm 20229:18 CH(Xem: 6920)
Hương vờn khói quyện Mẫu thân tôi ! Giọt tủi tràn mi… nghẹn cả lời Giọng nói hiền hòa êm sóng gió Câu khuyên ấm áp lặng trùng khơi
17 Tháng Năm 20221:01 SA(Xem: 4784)
Mong rằng cô tôi đầy đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua trận chiến gay go này. Nguyện ơn trên gia hộ cho cô giáo Huỳnh thị Ba của tôi mau bình phục.
16 Tháng Năm 202210:29 CH(Xem: 7241)
Nhiều đêm thao thức thở dài Xuân về Tết đến bên ngoài tuyết sương? Lệ tràn vì nhớ cố hương Giọt sầu nhỏ xuống trang thơ gửi người!
16 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6731)
Mẹ đi xa chỉ một lần Là lần sau cuối cách ngăn ngậm ngùi Một lần tiễn Mẹ trong đời Mất đi phương hướng lạc loài trong đêm!
15 Tháng Năm 20222:22 SA(Xem: 5162)
Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi.
14 Tháng Năm 202211:59 CH(Xem: 8374)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả Trình bày
14 Tháng Năm 20229:37 CH(Xem: 6840)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4679)
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
10 Tháng Năm 202212:58 SA(Xem: 6031)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
07 Tháng Năm 202211:38 CH(Xem: 7205)
Bài thơ tôi viết buồn độc vận Tôi tự ru tôi khúc ngậm ngùi Xin hỏi ai từng làm Mẹ khóc Có mơ thấy Mẹ giống như tôi?
07 Tháng Năm 202212:29 SA(Xem: 4962)
Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đã mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.
06 Tháng Năm 202211:54 CH(Xem: 6918)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 7206)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền & Thái Thủy Tiếng hát: Lệ Thanh Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Năm 202212:37 SA(Xem: 6573)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
06 Tháng Năm 202212:21 SA(Xem: 7038)
Hồn “MỘNG DƯỚI HOA” buồn viễn xứ Giọt “SẦU LẺ BÓNG” rụng trong tim “MỘT CÕI ĐI VỀ” đời lữ thứ “NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG” gởi về em!
06 Tháng Năm 202212:14 SA(Xem: 6424)
Hạ ơi! Đừng khép cổng trường Ve ơi! Đừng hát lòng đường bâng khuâng Ngày mai bên vạn nẻo đường Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao
05 Tháng Năm 202212:10 SA(Xem: 5220)
Và chốc nữa đây tôi sẽ vào chùa thắp nhang… sám hối vì bấy lâu nay tôi cứ hùa theo Liên chê trách bà mẹ chồng này. Mong bà tha lỗi cho tôi.
02 Tháng Năm 202210:56 CH(Xem: 6470)
Nghe tin mầy vượt trùng khơi Ra đi chẳng có nửa lời với tao Cuộc đời như vậy thế sao !! Xin câu khấn niệm Gửi Vào Thiên Thu...
01 Tháng Năm 202211:01 CH(Xem: 10886)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 202212:25 SA(Xem: 9080)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
01 Tháng Năm 202212:08 SA(Xem: 5990)
Ba tôi rời Việt Nam sang Hoa Kỳ đoàn tụ cùng các con vào đúng ngày 30 tháng 4 năm 1987. Ông viết bài thơ sau vào ngày 30 tháng 4 năm 1988,
30 Tháng Tư 202211:59 CH(Xem: 7113)
Đêm café thao thức Mùi quê hương đâu đây Bóng mây chìm bóng mây Café chìm nước mắt Mây vẫn trôi bàng bạc Lưng chừng treo câu thơ
30 Tháng Tư 202211:00 CH(Xem: 7565)
Thôi đã tàn rồi một giấc mơ Còn gì nữa đâu mà đợi chờ Tháng Tư về, lòng tôi xao xuyến Nhớ Sài Gòn, nhớ một người xưa!
29 Tháng Tư 202211:17 CH(Xem: 7186)
Quê cha Quảng Trị mẹ Biên Hòa Lịch sử hình thành đã ghi ra Dù đi khắp năm châu bốn bể Hãy nhớ rằng đây cũng là nhà.
29 Tháng Tư 202210:26 CH(Xem: 5738)
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
29 Tháng Tư 20222:58 CH(Xem: 7611)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY EM TRỞ LẠI SÀI GÒN - Thơ Vương Đức Lệ Nhạc Trần Xuân Kính Tiếng hát: Đèo văn Sách
29 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 6483)
Ta ngồi nhìn giọt mưa rơi Tháng Tư Buồn Lắm tơ trời khóc than Thương cho mộ chí da vàng Bao nhiêu tiếng nấc hồn oan dật dờ.
29 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 7506)
Phải chăng ảo ảnh cuộc đời Xa rồi áo trắng của thời nguyên trinh Đắm chìm trong cuộc phù sinh Giấc mơ thiên cổ... DẤU TÌNH CHƯA PHAI!...
28 Tháng Tư 20222:21 CH(Xem: 7158)
Nói đi anh một lần cho đủ lẽ Dù mặn nồng cay đắng có mềm môi Dù ray rức có đầy vơi mắt lệ Thì mất nhau mình cũng mất nhau rồi?!
22 Tháng Tư 20222:01 SA(Xem: 5534)
Năm nay, tháng tư lại về, những thương đau của quá khứ gần nửa thế kỷ một lần nữa lại ùa về, chúng ta nhớ Sài Gòn da diết.
22 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 3253)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
21 Tháng Tư 20223:50 CH(Xem: 7090)
Muốn tóc bay trong dạt dào biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Nghe hồn ngập tràn niềm thương nỗi nhớ Về một người yêu dấu đã xa rồi.
21 Tháng Tư 20222:12 CH(Xem: 7565)
Rượu cạn bầu chưa? - Trăng xế bóng! Giọt sầu năm tháng cứ tuôn sa Canh tàn, nến lụn - Hồn thao thức NỬA KIẾP LƯU ĐÀY... Ta khóc ta!
21 Tháng Tư 20221:30 SA(Xem: 7888)
Tháng năm làm biển dần thay đổi Cát sẽ không còn tiếng gọi nhau Chân giẫm đau, cát buồn không nói Chỉ thấy ngàn xanh biển hóa dâu
20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 5381)
Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.
20 Tháng Tư 20222:17 CH(Xem: 7907)
Gỗ quí đâu? rừng vẫn im Tháng qua ngày lại người thêm muộn sầu! Thân Anh rách rưới ốm đau Rừng ơi gỗ quí cất đâu hỡi rừng?!
20 Tháng Tư 202212:27 CH(Xem: 6945)
Cám ơn mỗi sáng mai thức dậy Yên vui thanh thản sống một ngày Trần thế thiên đường ngay trước mặt Cám ơn đừng để lỡ ngày qua.
19 Tháng Tư 20223:53 CH(Xem: 6989)
Biết viết làm sao hết nhớ thương Lòng con khoắc khoải vạn đêm trường Bâng khuâng một chút niềm suy tưởng Của một người con BIỆT CỐ HƯƠNG
17 Tháng Tư 202212:52 SA(Xem: 4000)
Nói cho nghiêm túc, đây là buổi họp đầu tiên của Ban Tổ Chức hội ngộ kỳ thứ 19 của trường trung học Ngô Quyền chúng ta.
15 Tháng Tư 202212:38 SA(Xem: 6151)
Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.
14 Tháng Tư 202211:50 SA(Xem: 7219)
Bảo toàn biển đảo nước non Duy trì tiếng Việt cháu con đời đời Lo sao nước Việt rạng ngời Sánh vai thế giới một thời Hùng Anh
14 Tháng Tư 202212:49 SA(Xem: 7783)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGƯỜI LẠC XỨ Thơ Dr. Nguyễn Quý Đoàn Nhạc Bùi Kim Cương
12 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 5985)
Đêm nay thức trắng bên con Rạng ngày con Mẹ nỗi buồn chia hai Ôm con ủ ấm đêm nầy Rồi mai gió sẽ lùa đầy phòng con
11 Tháng Tư 202211:43 CH(Xem: 5428)
Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 5392)
Chúng tôi phải hoàn tất ba khóa học: Chương trình học tiếng Anh (ESL program), Cultural Orientation (CO) và Work Orientation (WO) trước khi đi Mỹ.
11 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 8137)
Hôm nay ngày giỗ mẹ của tôi Nén hương dâng mẹ lòng bồi hồi Không cây vú sữa bên thềm cũ Mà sao nhớ quá mẹ hiền ơi!
11 Tháng Tư 20224:01 CH(Xem: 7243)
Đeo lên cổ em thẹn thùng im lặng Tim non chờ đón nhận một tình yêu Rồi xa nhau trôi dạt tựa mây chiều Giờ về lại nhìn thôn nghèo thương nhớ