Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - HỒ SƠ VỀ LỤC CHÂU HỌC – TÌM HIỄU CON NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT MỚI của Nguyễn Văn Trung (Kết)

11 Tháng Mười Một 202212:56 SA(Xem: 5128)
GS. Nguyễn Văn Lục - HỒ SƠ VỀ LỤC CHÂU HỌC – TÌM HIỄU CON NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT MỚI của Nguyễn Văn Trung (Kết)

Hồ Sơ Về Lục Châu Học 
Tìm hiểu con người ở vùng đất mới của Nguyễn Văn Trung (Kết)

Nguyễn Văn Lục

 

 

Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ – khác người khác – mà người ta quen gọi là văn minh miệt vườn. Và nói như Nguyễn Văn Trung thì có một nền văn hóa ở Hà Nội và cũng có một nền văn hóa ở Sài gòn.

 

Nhìn lại sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Văn Trung nhân đọc cuốn “Hồ sơ Lục Châu Học – Tìmhiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930”

(Tiếp theo phần I)

 

 

Làm báo Hành Trình, Đất Nước

Hai tập san này có mặt là do nhu cầu của thời cuộc. Đó là thời điểm tháng 10, 1964. Tình hình đã có nhiều dấu hiệu bất ổn. Lòng người không yên. Người trí thức thấy phải làm một cái gì. Nguyễn Văn Trung chủ trương tờ Hành Trình, ông làm chủ nhiệm, Trịnh Viết Đức thư ký tòa soạn. Xin ghi lại đây mấy dòng của tờ Hành Trình gói ghém tất cả hiện trạng miền Nam lúc bấy giờ:

Sau khi đã tranh đấu – đã cách mạng – đã biểu tình – đã đảo chánh – đã lật đổ – đã hành quân – đã thuyết pháp – đã cầu nguyện – đã hội thảo – đã thụt két – đã hành lạc – đã đập phá – đã đau khổ – đã hy sinh.. và đang mỏi mệt…

Hành Trình đóng cửa thì Đất Nước tiếp nối Hành Trình vào tháng 11, 1967, trong một khuôn khổ rộng lớn hơn cả về in ấn đến số người cộng tác. Đất Nước có thêm các mục văn chươnng, nghệ thuật. Chủ nhiệm vẫn là Nguyễn Văn Trung, thư từ bài vở là Thế Nguyên.

Ngay trong số đầu đã đặt câu hỏi: Làm được gì? Được làm gì? Và làm gì được?

Lần này có thêm Nguyên Sa nhập cuộc với lời tuyên bố Phải rời bỏ nền văn chương trú ẩn, tháp ngà!

Trong số những người cộng tác với Hành Trình, Đất Nước, có một số nhỏ đã chọn con đường theo cộng sản như Thế Nguyên (Trần Trọng Phủ), Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Ngô Kha, Ngụy Ngữ, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Đình Hòe (Trương Cẩm Xuyên).

Còn người chủ bút Nguyễn Văn Trung thì sao? Ông vẫn đứng bên này bờ sông Bến Hải nhìn sang bờ phía Bắc.

Nhân tiện đây, tôi xin được trích hai thư của hai sinh viên tranh đấu thời đó và sau cả hai người đều theo cộng sản. Đó là các thư của các ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi cho ông Trung liên quan đến tờ Hành Trình như một tài liệu.


image001

Thư Hoàng Phủ Ngọc Tường và thư Nguyễn Đắc Xuân gởi Nguyễn Văn Trung tháng 11, 1965. Nguồn: Tư liệu NVL – “Những chặng đường đã qua, 1955-1995”, bản thảo của Nguyễn Văn Trung

Giai đoạn sau 1975: Viết mà không in, không được xuất bản

Cũng như phần đông các người cầm bút trước 1975, ông bị đi tù 6 tháng biệt giam và coi như đứt phim. Theo tôi nhớ thì trong giai đoạn đầu này chỉ có một số nhỏ người cầm bút được tiếp tục cầm bút như trước. Đó là trường hợp Nguyễn Trọng Văn, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Vương Hồng Sển, Sơn Nam và Nguyễn Hiến Lê. Và một số nhà báo trong nhóm Tin Sáng như Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận và Dương Văn Ba.

Khi đi tù về, giấy thả ngày 21 tháng 12 năm 1978 do Trưởng Phòng Chấp Pháp Ngô Văn Dần ký.(7) Trường hợp Nguyễn Văn Trung có hơi khác người khác là ông nhận được ‘đơn đặt hàng’, đúng ra là hình thức chỉ thị viết.

1. Tài liệu đầu tiên người ta yêu cầu ông viết là về Triết học hiện sinh ở miền Nam với lời dặn là cứ viết theo quan điểm của tác giả.

Đây là một công trình sưu tập khá đầy đủ của ông Trung. Ông đã sưu tập hầu như không thiếu một tác giả nào cũng không thiếu một bài viết nào có liên quan đến triết hiện sinh. Sau đó ông đã xếp từng loại, từng tác giả kỹ càng cũng như đánh giá ảnh hưởng của Sartre về phạm vi triết học cũng như chính trị.

Nhan đề công trình sưu khảo này là J.P. Sartre trong khuôn khổ chủ nghĩa Marx.Nhưng vấn đề chính vẫn là Triết học hiện sinh ở miền Nam.

Viết xong, nhà nước xếp vào một xó.

2. Năm 1981, có sự lời qua tiếng lại giữa Chế Lan Viên và Hoàng Ngọc Hiến liên quan đến triết học Hiện sinh. Họ lại mời Nguyễn Văn Trung viết phát biểu. Hiện bài viết này tôi chưa kiếm ra được.

3. Năm 1988, ông Nguyễn Khắc Viện phụ trách Nhà xuất bản ngoại văn của tạp chí Nghiên cứu Việt Nam ( Etudes Vietnamiensnes) có yêu cầu ông Nguyễn Văn Trung viết bài nhan đề Nhìn lại những chặng đường đã qua. Viết xong, khoảng vài chục trang gửi ra Hà Nội, nhưng không được đăng.

Sau này ra hải ngoại, ông viết lại đề tài này – không phải vài chục trang – mà dài khoảng 600 trang. Tuy nhiên, để có thể in lại tập tài liệu này, cần phải sắp xếp lại dàn bài. Nay ông không còn minh mẫn nữa; ai làm được việc này?

4. Năm 1991, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng cho ra cuốn sách Địa chí văn Hóa TP Hồ Chí Minhcó yêu cầu Nguyễn Văn Trung viết về Hiện Sinh, đã trả tiền nhuận bút xong xuôi. Nhưng cũng không đăng. Ông Trung chỉ đóng góp một phần trong chương Văn Học chữ Quốc ngữ ở Sài Gòn – Gia Định cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong đó đề tên ba tác giả là Tầm Vu – Nguyễn Văn Trung – Nguyễn Văn Y.(8)

Đặc biệt trong tập tài liệu này cho biết có khoảng 1000 nhà văn nhà thơ miền Nam. Con số thật đáng kể!

Tuy nhiên vì được viết theo lối liệt kê tài liệu nên đọc rất là nản.

Sự đóng góp của ông Trung được kể như không đáng kể và cũng không rõ ông đóng góp phần nào? Cuốn sách vì cố lồng thứ văn học yêu nước, văn học kháng chiến nên nó lủng củng làm sao ấy.

5. Ông Nguyễn Linh, nhà xuất bản Sự Thật cũng có yêu cầu ông Nguyễn Văn Trung viết về công giáo. Ông Trung đã nhận lời và viết xong cuốn sách nhan đề Vấn đề công giáo đặt cho dân tộc. Bản thảo tài liệu được duyệt tới, duyệt lui được gửi ra Hà Nội cho ông Hoàng Tùng. Ủy viên Trung ương Đảng thông qua. Ông Hoàng Tùng đẩy cho nhà xuất bản Đồng Nai in. Nhà Đồng Nai nhận in thì có biến cố Đông Âu xảy ra. Công an nội vụ đến nhà in tịch thu bản thảo tại nhà in. Sau đó tác giả còn bị kêu lên Công An “làm việc” nhiều lần. Tác giả được tổ chức France, Liberté của bà Tổng thống Mitterand và của Đại Học Louvai mời sang thuyết trình về một số vấn đề tôn giáo. Hộ chiếu cũng bị tich thu và cấm xuất ngoại.

Nói chung, Nguyễn Văn Trung sau 1975 có viết theo yêu cầu của Hà Nội. Nhưng viết mà không được in.(9)

6. Chúng tôi có sưu tập được tập tài liệu này nhan đề Vấn đề công giáo đặt cho dân tộc. Tài liệu đã bỏ tên tác giả và được ghi Tài liệu nội bộ của nhà xuất bản Sự Thật

Thật là một sự ăn cướp trắng trợn, giữa ban ngày, ban mặt.

Về trường hợp cuốn Lục Châu Học



image004

Nguyễn Văn Trung: Hồ sơ về Lục châu học Tìm hiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn, sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam
từ 1865-1930. Nguồn: NXB Trẻ. Tháng 1, 2015.


Cuốn sách này được viết xong từ năm 1986. Nhưng không có cơ hội xuất bản. Và phải chờ đến 29 năm sau mới được xuất bản. Giả dụ giá nó được viết trước 1975 thì sách đã có mặt từ lâu

Nhưng mặc dầu vậy. 30 năm sau, việc tìm hiểu văn học miền Nam vẫn là mảnh đất bỏ trống.

Vì thế, cuốn sách Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung, dù xuất hiện muộn màng vẫn giữ được giá trị khám phá và vẫ giữ được tính thời sự của nó.

Nó không mất thời gian tính.

Dĩ nhiên trong khoảng thời gian đó cũng có một số nhà biên khảo đả cho xuất bản một số biên khảo về Văn học miền Nam.

Trong số ấy có một số người như các ông Huỳnh Văn Tòng, Lê Ngọc Trụ Nguyễn Văn Hầu và Bằng Giang.

Ông Huỳnh Văn Tòng là tác giả sớm nhất với cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930, Sài Gòn,1973.

Nhưng năm 1966, nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ có soạn thảo một Mục lục báo chí Việt Ngữ 1865 – 1965 (kỷ niệm 100 năm báo chí Việt ngữ). Và trong cuộc triển lãm đã trưng bày được 400 tờ báo. Con số trên thực tế là có cả ngàn tờ.(10)

Tiếp đến có ông Nguyễn Văn Hầu là tác giả bộ sách Diện mạo Văn học dân gian Nam bộ ( hai cuốn), viết từ năm 1974. Ông lại chỉ chú trọng khai thác về mặt tục ngữ, ca dao, câu đố và truyện cổ. Nhìn phần thư mục tài liệu tham khảo thì thấy ít ỏi và nghèo nàn lắm.(11) Mà nói cho cùng, đấy chỉ là những mảnh vụn văn học chưa được sắp xếp, hệ thống hóa đầy đủ.

Người nữa là ông Bằng Giang, tác giả cuốn Văn Học Quốc Ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, TP Hồ Chí Minh, nxb Trẻ 1992. Ông cũng còn là tác giả cuốn Sương mù trên tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, nxb Văn Học 1994.

Ngoài ra, cuốn sách của ông Phan Cư Đệ – một trong những nhà viết phê bình văn học có uy tín của miền Bắc với khoảng hơn 20 tác phẩm về Văn Học. Vậy mà trong cuốn sách Tiểu thuyết Việt Nam Hiện Đại, được xuất bản năm 2000 của nxb Giáo Dục, in lần thứ hai, hầu như ông đã không theo dõi những khám phá về Văn học miền Nam? Và vì thế trong mấy trang đầu của cuốn sách, ông vẫn khẳng định từ năm 1925, bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.(12) Cuốn sách này dùng hai chữ Hiện Đại thì không hiểu hai chữ Hiện Đại tính từ thời điểm nào?

Ngoài ra, tôi cũng có đọc được bốn bài viết phê khác nhau về cuốn Lục Châu Học. Cả bốn bài nói chung đều có những lời khen và trân trọng đói với cuốn Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung. Một bài của tác giả Phạm Hoàng Quân, đăng trên Tuổi Trẻ. Hai là của tác giả Trần Văn Chánh, tạp chí Xưa & Nay, xuân Ất Mùi, tháng 2, 2015 và được đăng lại trên trang Nam Kỳ Lục tỉnh , hải ngoại. Bài khác của Nguyễn Quang Diệu đang trên Sách Hay và bài của Trần Hoàng Nhân trên Thể Thao & Văn Hóa.

Nội dung các bài viết đều cho đây là một cuốn sách với một công trình sưu tầm tài liệu quý hiếm, một thái độ làm việc khoa học, cẩn trọng, khách quan.

Tuy nhiên, tôi muốn bổ túc thêm để độc giả biết đợc do đâu mà tác giả Nguyễn Văn Trung có được nguồn tài liệu vừa quý hiếm vừa phong phú như thế để xử dụng?

Sự đóng góp này giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề tài liệu.

Đúng ra, nếu không có Chính sách truy lùng văn hóa phản động và đồi trụy thì có thể giáo sư Trung đã không có cơ hội có những tài liệu này.

Chúng ta cứ tự hỏi xem: Làm sao tác giả có được các số báo Nam Kỳ Địa phận từ năm 1908 đến 1945? Và hằng trăm tài liệu khác? Làm sao có được bản Sấm Truyền Ca, năm 1670 do cha sở nhà in Tân Định cung cấp bản đã dịch từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ sau mấy thế kỷ bị chôn vùi? Làm sao có được truyện thầy Lazarô Phiền do cụ Vương Hồng Sển trao cho? Và hằng trăm tài liệu đủ loại khác.

Nếu quay lại cái thời kỳ truy lùng sách báo “Ngụy”, tôi có thể khẳng định một vài điều sau đây:

Các nhà văn, các nhà nghiên cứu miền Bắc – dù có thiện chí sưu tầm cách mấy đi nữa – cũng chỉ mua được hay tịch thu được những sách xuất bản ở miền Nam trong giai đoạn 1954–1975 lúc bấy giờ còn bầy bán ở các vỉa hè. Chẳng hạn những người như ông Mai Quốc Liên vào miền Nam sục sạo để kiếm tài liệu thu tập được gì?. Những sách quý ông Nguyễn Văn Trung thu thập được phải tính từ những thập niên 1930 trở về trước.

Những sách này không nằm trong các thư viện công.

Những báo chí như tờ Nông Cổ Mín Đàm 1910, gồm 200 số, Gia Định Báo, 1882, có ít số, Nam Kỳ Nhật Trình, 1897, có 120 số.

Nó không phải là thứ tài liệu chạy rông ngoài đường cho ai nhặt được rồi lấy về làm của riêng.

Vậy bằng cách nào, ông Trung có được những tài liệu hiếm quý ấy? Chúng ta cần nhớ rằng, người đã có sách quý như thế thì cũng là người biết giữ sách. Họ không dễ dàng giao cho bất cứ ai. Và ngay cả trong những thư viện công những sách như thế cũng không có được.

Họ sẽ phải tìm những tác giả có uy tín trong giới cầm bút, những người mà họ có thể tin cậy được, trao sách cho đúng người. Phải chăng đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Trung?

Theo ông Nguyễn Văn Trung, các sách báo về nhà đạo như báo Nam Kỳ địa phận thì còn tồn trữ ở nhà sách Tân Định của địa phận Sài Gòn. Lúc bấy giờ do L.m. Thăm trông coi.(13) Theo ông Trung còn nhớ được, ông đã kiếm một bản chính của cuốn Sấm truyền ca năm 1670, của Lữ Y Đoan tại đây và có phần bị mối mọt và nay còn mang được sang Canada phóng ảnh cuốn sách này. Cuốn Truyện thầy Lazaro Phiền, 1887 cũng là bản được chụp từ bản chính(14). Cuốn sách này nguyên bản ở thư viện Vương Hồng Sển. Ông Nguyễn Văn Trung được cụ Vương Hồng Sển trao cho bản photocopy tài liệu này. Ông Nguyễn Trọng Quản lấy con gái Trương Vĩnh Ký là bà Trương Thị Tự. Một thời ông đã du học ở bên Algerie, vì thế cuốn sách ông viết ra đã được đề tặng cho những người bạn học đồng thời với ông, trong đó có ông Diệp Văn Cương.

Các sách khác thuộc nhà đạo cũng theo ông Trung; ông đã được phép Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình cho vào lấy hoặc mượn ngay thư viện tòa Tổng Giám Mục, hoặc tại thư viện Chủng Viện Sài Gòn hoặc tại Trung Tâm Công Giáo do L.m. Trọng quản lý.

Còn các loại sách khác, các loại tiểu thuyết đủ loại, ông Nguyễn Văn Trung có được là tại một thư viện tư nhân của một người đại phú ở Sài Gòn. Ông này chỉ là người thừa hưởng các sách và tài liệu do gia đình để lại và đã sẵn lòng cho ông Nguyễn Văn Trung giữ luôn, mang sang Canada cũng được. Cũng theo ông Trung, ông đã đến đây nhiều lần để thu thập dần.

Rất tiếc, ông đã không thể nào nhớ tên vị đại gia này.

Điều viết ra đây cũng phải kể là một cái duyên.

Ông Nguyễn Văn Trung có may mắn là khi bị bắt giam tù ngày 14/6/1978 – thời gian mà ông đã thu thập được khá đầy đủ tài liệu để viết cuốn Hồ sơ về Lục Châu Học, công an đã đến lục soát tại số 57 đường Duy Tân và chỉ tịch thu một cuốn sách: cuốn Đảng Cần Lao và một số tài liệu viết tay và cắt máy đánh chữ.

Nhưng ngày hôm sau, theo lời bà Trung kể lại, có 6 người công an đi một xe Camion đến nhà để chở tất cả số sách của ông Trung. Cũng theo lời bà Trung, bà đã nói với các viên chức công an: Kho sách nảy không phải riêng của nhà tôi mà còn cả sách của trường Văn Khoa mượn về đọc, còn những tài liệu, đó là công trình nhà tôi viết ra từ nhiều năm, rất quý những tài liệu đó, nếu các ông muốn lấy đi, cần có giấy ghi nhận.

Cuối cùng, họ quuyết định không lấy và còn hứa sẽ trả lại tài liệu lấy hôm trước.

Như vậy kho sách của ông Trung còn nguyên vẹn với lời ghi chú như sau trong biên bản “Kho sách trên sân thượng là của chung nghiên cứu của trường Đại Học Văn Khoa, trong đó có của Lý Chánh Trung.”(15)

Nếu họ chở đi hết thì nay làm gì còn cuốn Lục Châu Học.

Cái may mắn nữa là những người trách nhiệm chấp pháp thẩm vấn ông Nguyễn Văn Trung đều là những người tốt và có lòng. Hai trong số đó là ông Nguyễn Gia Chiến và nhất là ông Ngô Văn Dần. Họ dặn dò nhân viên dành mọi sự dễ dãi cho người nhà ông Trung vào thăm khi ông còn ở trong tù.

Thứ nữa, khi viết xong tập bản thảo Hồ sơ về Lục Châu Học, ông Trung có ý định giới thiệu cho công chúng một số tài liệu mà ông đã thu thập được. Đặc biệt giới thiệu Truyện ngắn Thầy Lazarô Phiền.

Theo Nguyễn Vy Khanh, “Miền Nam Khai Phóng” (1996) thì giáo sư Bùi Đức Tịnh, một nhà biên khảo, từ năm 1974 đã là người đầu tiên đánh giá lại nền văn học sử trong Nam.

“Bùi Đc Tnh là nhà nghiên cu đu tiên chng minh giá tr ca tp truyn này [Thy Lazarô Phin – NVL] trong Phần Đóng Góp Của Văn học Miền Nam: Những Bước Đầu Của Báo Chí, Tiểu Thuyết Và Thơ Mới, xut bn ti Sài Gòn tháng 1-1975 nhưng có l vì biến c 30-4, sách ca ông đã không được ph biến.



“Năm 1992, nhà xut bn Thành ph H Chí Minh tái bn vi ta mi Những Bước Đầu Của Báo Chí Tiểu Thuyết và Thơ Mới. 286 tr.”

Trong buổi nói chuyện này có một ký giả đã đến dự, sau đó mượn Ông Nguyễn Văn Trung tập truyện ngắn này và ông ký giả vội ngồi ghi chép tóm tắt câu chuyện. Sau đó, ký giả này đã đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 30/11/1986 như thể chính ông là người tìm kiếm ra tài liệu này. Bài viết của ông nhan đề Bản truyện ngắn đầu tiên ra đời cách đây 100: truyện thầy Lazaro Phiền. Ngoài bìa cuốn sách có ghi:


“Truyn

Thy Lazaro

Phin

ca

P.J.B. Nguyn Trng Qun

Làm ra

Saigon J. Linage Libraire-Éditeur

Rue Catinat

1887

Tous droits reservés”


Ông Trung đọc được bài báo này đã viết thư đi một số nơi liên hệ và mong rằng trong tương lai người ta không xử dụng bài viết trên như một tài liệu gốc.

Câu chuyện cũng chưa chấm dứt ở đây. Trong một dịp khác tại CLB của Thư Viện Phú Nhuận lại mở ra một buổi tọa đàm về tác phẩm này. Ông Trung lại yêu cầu Ban tổ chức trách nhiệm là anh Nguyên Hùng, giới thiệu xuất xứ tác phẩm. Cuối cùng thì lại có vị khác là ông Trần Thanh Địch viết bài về Công trình sưu tầm này như thể chính ông là người có tài liệu văn Bản truyện ngắn đó trong tay.

Tôi ghi lại mấy chi tiết này như một chứng cớ văn học. Và nay ai phổ biến thì đều không quan trọng và điều hữu ích cả.

Còn việc phổ biến cuốn sách Lục Châu Học do nhà xuất bản Trẻ đã in ra thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Về Nội Dung cuốn Lục Châu Học


image005

Hồ sơ Lục Châu học, gáy và bìa sau. Nguồn NXB Trẻ, tháng 1, 2015

Nguyễn Văn Trung, trong việc biên tập cuốn sách này – cuốn Lục Châu Học – như một cơ may hiếm có. Ông đã có dịp phối hợp để xử được tất cả khả năng về triết học, xã hội học, về lý luận văn học, khả năng tri thức luận, sự khách quan trong tương đối luận, nhất là khả năng tổng hợp cộng với khả năng ngôn ngữ để làm nên cuồn sách này.

Khi định viết bài về cuốn Lục Châu Học của Nguyễn Văn Trung, mối băn khoăn của chúng tôi là liệu tài liệu gốc của cuốn sách có bị cắt xén, đục bỏ do kiểm duyệt không?

Nếu là sách in ở hải ngoại thì không có vấn đề gì.

Sách in ở trong nước thì cần phải xem xét cho kỹ. Kinh nghiệm trước đây cho thấy cuốn Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê do Nhà xuất bản Văn Học đã cắt xén khá tàn bạo khi in lại, ngay cả khi ông đã mất. Trong khi đó, bản in Hồi ký Nguyễn Hiến Lê in ở hải ngoại thì được dể nguyên vẹn. Các cuốn Hồi ký của Lý Quý Chung cũng bị cắt xén nhiều chỗ như thế trước khi được in ra.

Riêng nhả xuất bản Trẻ từng in nhiều sách của nhà văn Sơn Nam, nhà văn Nguyễn Văn Hầu, chúng tôi hy vọng là điều này tránh được trong trường hợp cuốn sách Lục Châu Học.

Mặc dầu vậy, chúng tôi cũng tìm lại bản chính của Lục Châu Học để so với bản in trong sách. Kết quả là không có cắt xén, sửa chữa. Tuy nhiên, do cẩn trọng, chúng tôi cũng viết thư hỏi nhà xuất bản trẻ ở Sài Gòn. Nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được thư trả lời.

Vì thế, tạm thời chúng tôi tiếp tục nhận xét về cuốn Lục Châu Học của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Nhận xét thứ nhất của chúng tôi là phải nhìn nhận những sỡ hữu chủ các tập tài liệu quý hiếm này là những người miền Nam hào hiệp và rộng lượng. Theo ông Trung, một người giầu có ở Sài Gòn mà ông hoàn toàn quên tên có một thư viện chứa không biết bao nhiêu là sách báo cũ. Ông này nói với ông Trung là ông cứ thong thả xem xét, có sách báo nào ông cần thì cứ lấy về. Và cuối cùng ông còn bằng lòng cho ông Trung lấy luôn những tài liệu sách báo đó mang ra hải ngoại. Đó cũng là trường hợp của cụ Vương Hồng Sển là sở hữu chủ cuốn truyện thầy Lazaro Phiền. Tính Cụ Sển theo như cụ viết trong cuốn Nửa Đời Hư là ở đời có hai cái dại không nên làm là “cho mượn sách và vợ”. Vậy mà cụ cũng do quý mến ong Trung cho mượn sách quý của cụ. Không có những tấm lòng đó, đôi khi sách vẫn để mục ra và tiêu hủy đi theo thời gian.

Việc làm của ông Trung trong Lục Châu Học là dùng tài liệu địa phương có tại chỗ để đả phá những cái nhìn thiên kiến không đễ gì đả phá và chứng minh một cách thuyết phục.

Chính tài liệu và chỉ tài liệu hiếm quý sưu tập được làm nên cuốn Lục Châu Học.

Nhưng để làm việc đó, ông hơn một số người đi trước là biết hệ thống hóa các tài liệu có được và ông đưa ra một số chủ đề từ đó dùng tài liệu chứng minh như:

“Một mảng văn học bị bỏ qua, bỏ quên. Nho Học ở vùng đất mới. Diễn tiến truyện văn xuôi chữ Quốc Ngữ. Lịch sử Việt Nam nhìn từ miền Nam. Buổi sơ khởi đạo Thiên Chúa ở miền Nam. Đạo Cao Đài ở vùng đất ới. Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam. Báo chí văn xuôi và lý luận.Một vài quy luật về sinh hoạt văn hóa ở vùng đất mới. Chính sách văn hóa của người Pháp và ảnh hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam thời kỳ đầu thuộc địa. Và cuối cùng là vấn đề tiểu sử các tác giả và đời sống viết văn viết báo, tình hình ấn loát–phát hành.”

Khi đưa ra một dàn bài như thế mà mỗi chương là một cái thème hay một chủ đề. Tác giả sẽ tập trung các tài liệu xoay quanh các chủ để ấy, chú trọng tất cả vào chủ đề. Việc khảo cứu như vậy sẽ được phân định rõ ràng và giúp độc giả đọc một cách hăng say, phấn khởi, không rơi vào sự nhàm chán, hoặc mất hướng vì thiếu dàn bài như khi tôi đọc các tác giả như cụ Nguyễn Văn Hầu.

Đó là những ưu diểm của tác phẩm.

Nếu có đề nghị gì thì tôi nghĩ chương “Chính sách văn Hóa của người Pháp và ảnh hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam thời kỳ đầu thuộc địa” nên để ở chương thứ hai của tác phẩm.

Qua các tài liệu vừa trích dẫn ở trên, chúng ta được biết suốt từ khi Pháp chiếm Nam Kỳ, năm 1865 sang đến thời cộng hòa. Miền Nam có khoảng một ngàn tờ báo đủ loại và trên 500 nhà văn nhà thơ.

Làm thế nào để có thu tập tài liệu, vừa soạn thảo, thải loại và cuối cùng có đuợc cái nhìn tổng quan về Văn học Lục Châu Học? Đấy là cả một quá trình làm việc lâu dài trong suốt gần 10 năm.

Nếu tóm lực công trình biên khảo trong Lục Châu Học, có một số câu hỏi được đặt ra ở đây là:

  • Liệu cuốn sách này có thể giải tỏa được sai lầm, những ngộ nhận của giới nghiên cứu miền Bắc không mỗi khi đánh giá về mảng văn học mà Nguyễn Văn Trung dùng hai chữ hoặc “bỏ quên” hoặc “bỏ qua”?
  • Liệu có thể thuyết phục được mọi người không?


Tôi nghĩ là cho đến nay, chưa có một phê bình chính thức nào lên tiếng phản bác những luận điểm của ông Nguyễn Văn Trung trong Lục Châu Học. Nó cũng bắt buộc các tác giả miền Bắc phải có một thái độ xét lại quan điểm của mình.

Điểm thứ hai, tài liệu đủ loại chứng minh có cho phép nói tới một nền văn học đúng nghĩa qua báo chí, tiểu thuyết không? Ở đây đặt ra vấn đề phẩm chất, giá trị, cái hay của văn học.

Trong cuốn “Lục Châu Học”, rõ ràng tác không muốn có một so sánh nào kiểu đó. Một so sánh không cần thiết. Nó cũng chẳng khác gì không nên so sánh giữa tư tưởng văn minh và tư tưởng hoang dã (pensée sauvage.)

Cùng lắm, ông chỉ đưa ra một chứng từ – nhân chứng là như trong chương III: Lịch sử Việt Nam nhìn từ miền Nam và chương VI: Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam qua tập truyện ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký. Tôi nghĩ việc đưa ra những nhân chứng như thế giúp mở đường cho những tiếp cận đầy đủ hơn sau này.

Mà nếu đúng ra mà nói, lịch sử có hằng trăm năm cách biệt đôi bên đã hẳn có nhiều chuyển biến thay đổi cho những người di dân mới tới lập nghiệp.

Trong nhu cầu hội nhập, thích ứng với bản địa, nhiều thứ trong hành lý quá khứ dần dần phải bỏ qua, vứt bớt và biến đổi từ nếp sống tôn giáo, nếp sống luân lý, lễ nghĩa, lễ nghi phức tạp đến đời sống xã hội, đến ngôn ngữ trao đổi hằng ngày, đến phong tục tập quán, đến phép tắc cũng phải phiên phiến, nhẹ nhàng giản tiện.

Và sau một thời gian sự thay đổi đó dần được định hình, được kết tinh lại trở thành cái mà ta gọi là sắc thái hay cá tính miền Nam.

Đấy là sự thành công của quá trình hội nhập.

Chừng bấy nhiêu điều vẫn chưa đủ đâu. Người đọc tinh ý vẫn bắt được một tín hiệu tiềm ẩn nơi ông. 20 năm miền Nam đủ cho ông một cách nào đó coi miền Nam là quê hương thứ hai của mình.

Phải chăng cuốn Lục Châu Học là món quà quý giá nhất ông dành dâng hiến cho mảnh đất miền Nam?

Đây là điều tôi muốn nhấn mạnh và muốn lưu ý mọi người. Ông Nguyễn Văn Trung đã viết cuốn “Lục Châu Học” như thể là người miền Nam viết về miền Nam trong chừng mực, khách quan, và thuyết phục.

Có hai câu chữ ông dùng cho nhan đề tác phẩm cần lưu ý. Ông gọi tác phẩm của ông chỉ là “Hồ sơ”. Hồ sơ có nghĩa chưa xong, cần bổ túc nữa.

Câu chữ thứ hai, tìm hiểu sinh hoạt văn học, theo ông, chính là tìm hiểu về “con người vùng đất mới với nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm”. Và khi hiểu được con người vùng đất mới, ta sẽ hiểu được tại sao có thứ nho học vùng đất mới, tại sao có đạo Cao Đài, tại sao có truyện Tàu và tại sao có vọng cổ. Đây là một sự khảo cứu không thuần túy văn học mà bao gồm cả địa lý, lịch sử, xã hội, con người cách ứng xử, cách hội nhập vào vùng đất mới. Xin đọc chương “Một vài quy luật về sinh hoạt văn hóa ở vùng đất mới”.

Cho nên đọc ông là đọc được con người miền Nam.

Tôi lấy một thí dụ thôi. Thấy một người làm việc nghĩa hiệp, ra tay đánh một kẻ cướp, dân miền Nam chỉ hạ một câu, “Thằng đó chơi được.” Đánh kẻ cướp có thể nguy hiểm đến mất mạng mình mà chỉ là kẻ chơi được! Nhưng đấychính là cả cái cá tính miền Nam.

Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ – khác người khác – mà người ta quen gọi là văn minh miệt vườn.

Và nói như Nguyễn Văn Trung thì có một nền văn hóa ở Hà Nội và cũng có một nền văn hóa ở Sài Gòn.

Chỉ sợ rằng kể từ sau 1975, nó đã bị nhập chung vào làm một và chỉ còn có một thứ văn hóa chung cho cả hai miền: thứ văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Và đó là sự thiệt thòi lớn nhất cho miền Nam.

Nó đã phá hủy cả một nền văn hóa văn học của những người di dân ở vùng đất mới trong suốt mấy trăm năm. Đấy cũng là một trong cái tội của chế độ cộng sản.

Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.

Nếu xét chung giữa hai thời kỳ sáng tác. Nếu có thể đem cân lên được thì nội cuốn biên khảo “Lục Châu Học” đã là một nửa gia tài của ông rồi. Cuốn sách của ông sau này sẽ được đời sau tìm đọc và quy chiếu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về một nửa mảng văn học miền Nam.

image007

Lăng Cha Cả, khoảng năm 1866. Nguồn: Emile-Gsell/Redsvn


© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”



Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ

(7) Ông Ngô Văn Dần tự Quang Minh, sau trở thành bạn với Nguyễn Văn Trung.
(8) Địa chí văn hóa TP Hồ Chí Minh, Tập II: Văn Học – Báo chí – Giáo dục, từ trang 265 – 377
(9) Tất cả những chi tiết nêu trên được tác giả nguyễn Văn Trung viết trong một tập nhan đề: Nhìn lại những chặng đường đã qua 1955–1995 – Người cầm bút, kẻ làm chứng, bản thảo dầy khoảng 600 trang đánh máy, chưa xuất bản.
(10) Bằng Giang, Sài Gòn cố sự, trang 274–277
(11) Bộ sách Nguyễn Văn Hầu cũng được nxb trẻ vào tháng 1 – 2005
(12) Phan Cư Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam Hiện Đại, trang 30.
(13) Nhà in Tân Định được thành lập từ năm 1874. Như vậy cho đến nay Tân Định đã tồn tại được trên 100 năm.
(14) Cả hai cuốn này đã được in lại ở Hải Ngoại. Cuốn “Sấm – Truyền ca” được Hội y sĩ Việt Nam ấn hành năm 2000 tại Montreal. Cuốn “Đọc lại Truyện Thầy Lazarô Phiền” của K– K. Nguyễn Lê Hiếu & B.S. Nguyễn Lê Hiếu do Thời Đại OK ấn hành năm 2009 tại Oklahoma, USA
(15) Tài liệu của Nguyễn Văn Trung, trong Những chặng đường đã qua. Trang 579.

 

 

28 Tháng Giêng 202411:27 CH(Xem: 2477)
Mưa thắm non xanh, hồng cỏ biếc, Nhớ mờ dâu biển, lạc vân hài. Em ơi, Xuân khóc, mười phương lệ, Tình đắm phương nào, có nhạt phai?
28 Tháng Giêng 20241:03 SA(Xem: 2957)
Tết Tây xong, tới Tết Ta Cả hai cái Tết chả tha cái nào! Tết Việt không có countdown Cúng giao thừa lạy đón chào tổ tiên Nhan đèn, ngũ quả Bàn-Thiên Bao lì xì đựng sẵn tiền mới tinh
28 Tháng Giêng 202412:30 SA(Xem: 1577)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 202411:05 CH(Xem: 1678)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 20241:50 SA(Xem: 3016)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC THƯ MÙA ĐÔNG Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Cẩm Bình.
27 Tháng Giêng 202412:13 SA(Xem: 1619)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 20244:08 CH(Xem: 1915)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 20242:50 SA(Xem: 3718)
Họp mặt mini của Thầy trò Ngô Quyền ở thủ phủ Austin ở một tiểu bang được mệnh danh là "Everything's big here" vào cuối tháng 11 năm 2023 được chúng tôi gọi là "Tạ ơn ở Austin".
15 Tháng Giêng 20242:47 SA(Xem: 2898)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
14 Tháng Giêng 20243:49 SA(Xem: 1097)
Đã có nhiều tác giả viết hoặc bình luận khen chê trực tiếp hay gián tiếp về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.
14 Tháng Giêng 20242:15 SA(Xem: 2957)
Lần đầu tiên, sau 52 năm, hai người bạn gặp gỡ, tay bắt mặt mừng. Tôi sẽ giới thiệu cho vợ chồng bạn thành phố BH, và Chợ Đồn quê hương tôi.
13 Tháng Giêng 20242:18 SA(Xem: 3517)
Cuối năm trở lại Sài Gòn Những gì chứng kiến hết còn thiết tha! Sài Gòn đổi thịt thay da Xuyên qua đường phố nhận ra sự tình “Khôn hồn ngậm miệng làm thinh
11 Tháng Giêng 20241:53 SA(Xem: 1504)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
09 Tháng Giêng 202410:53 CH(Xem: 3109)
Xuân sắp sang với tươi xanh Đông này một thoáng qua nhanh đâu ngờ? Quê hương xa cách đôi bờ . Tuổi vàng còn lại đâu chờ riêng ai ?
02 Tháng Giêng 20249:27 CH(Xem: 2978)
Đêm nay là đêm cuối Năm hai không hai ba Ta ngồi nhìn tờ lịch Một tuổi đã rời xa Cuốn lịch của một năm Từng tờ ta xé phăng Như vất đi cuộc sống Tiếc nuối ta buồn thầm.
02 Tháng Giêng 20248:28 CH(Xem: 2136)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
01 Tháng Giêng 20241:42 SA(Xem: 1054)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: HAPPY NEW YEAR - AULD LANG SCYNE Kiều Oanh thực hiện Youtube
01 Tháng Giêng 202412:55 SA(Xem: 1043)
Cuối năm khui rượu tự mời Uống thay cho bạn, đồng thời riêng Ta! 76 năm cõi Ta-Bà Đảo điên thế sự, thực thà mình ên! Tiếp ly tiễn biệt tất niên
31 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 3438)
Năm mới và những ước mong 2024 xuôi dòng thời gian Êm trôi nước chảy đầy tràn Bến đời thôi bớt lang thang sông dài.
31 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 1800)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
31 Tháng Mười Hai 20232:31 SA(Xem: 3080)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: QUÊ HƯƠNG ƠI! - Thơ Phạm Gia Hưng -
31 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3869)
Ngày đi tương tự ngày về Sóng to gió lớn tứ bề mông mênh Sài-Gòn, thành phố mất tên 49 năm trở lại Tôi quên rất nhiều
31 Tháng Mười Hai 20231:07 SA(Xem: 803)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KHÔNG TÊN CHO TẾT Thơ Miên Vũ Thanh, Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Văn Vĩnh.
29 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3359)
ĐÓN mùa xuân mới niên lai CHÀO tân niên đáo bướm bay lượn vòng NĂM dài tháng rộng duổi dong MỚI thêm chút nắng tưới hồng ngày xuân.
28 Tháng Mười Hai 20232:09 SA(Xem: 2996)
Đêm Thánh Vô Cùng vang khắp chốn Sông Ngân bát ngát rọi bên mành Giáo đường hực hỡ đèn giăng mắc Khắp chốn vui mừng Chúa Giáng Sanh
25 Tháng Mười Hai 20231:59 SA(Xem: 2805)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 202310:48 CH(Xem: 3455)
Hôm nay giữa ánh đèn Giáng Sinh Chúa rước chồng em về nước mình Tang trắng em quỳ Chúa đã thấy Vòng hoa khen tặng chữ Trung Trinh
24 Tháng Mười Hai 20232:51 SA(Xem: 1363)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
24 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2547)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 20233:00 SA(Xem: 2215)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
23 Tháng Mười Hai 20232:39 SA(Xem: 1127)
Merry Christmas & Happy New Year to all of you from Kiều Oanh and famiy Gia đình Kiều Oanh Chúc Mừng 2023 Noel & Năm Mới 2024
23 Tháng Mười Hai 20232:24 SA(Xem: 1291)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
22 Tháng Mười Hai 20233:58 SA(Xem: 3011)
Noel về có ngày Sinh Nhật Chị Đúng đêm Đông, Mẹ đem chị vào đời Mừng Giáng Sinh mọi năm đều ăn bánh Mà năm nay thì bánh vẫn còn đây!
22 Tháng Mười Hai 20231:04 SA(Xem: 1356)
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
19 Tháng Mười Hai 20231:32 SA(Xem: 2546)
Chó chết có nghĩa trang chôn cất Hòm, hoa quả, nhang đèn tươm-tất Tiễn đưa lệ đổ kém chi người! Tôi tham dự mới tin là thật!
18 Tháng Mười Hai 20231:02 SA(Xem: 1289)
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
17 Tháng Mười Hai 202311:15 CH(Xem: 1445)
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
17 Tháng Mười Hai 202310:18 CH(Xem: 964)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ: Lưu Trọng Lư Ngâm thơ: Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Mười Hai 20233:26 SA(Xem: 2255)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 20232:34 SA(Xem: 2091)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
16 Tháng Mười Hai 20231:19 SA(Xem: 3105)
Tuổi già lắm nỗi đa-đoan Thất thường ngủ ngáy lan bang tâm thần Nửa đêm thức giấc băn khoăn Lăn qua lộn lại nhiều lần không yên Viễn vông nghĩ ngợi liên miên Nhớ về quá khứ sống miền đất xưa
12 Tháng Mười Hai 202312:53 SA(Xem: 2199)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
12 Tháng Mười Hai 202312:43 SA(Xem: 11644)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
12 Tháng Mười Hai 202312:26 SA(Xem: 2987)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức LÀM SAO CHO EM QUÊN - Nhạc LÊ HỮU NGHĨA Lời THY LỆ TRANG - Tiếng hát LÊ THU HÀ
12 Tháng Mười Hai 202312:16 SA(Xem: 3410)
Xin tạ ơn ai xin tạ ơn đời Cho mùa đông tôi còn bập bùng ánh lửa. Chờ mong. Chờ mong. Sẽ vẫn mãi chờ mong Chờ người một ngày cùng mở cửa đêm đông.
12 Tháng Mười Hai 202312:03 SA(Xem: 3687)
Tháng 12 giá lạnh căm Ngày sinh nhật Chúa đến gần nhân sinh Bước chân thiên địa vô hình Hai ngàn năm đã thấm tình chúa tôi.
02 Tháng Mười Hai 20239:54 SA(Xem: 2691)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 20239:20 SA(Xem: 2969)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2414)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 202310:11 CH(Xem: 1453)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
01 Tháng Mười Hai 20237:51 CH(Xem: 2385)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 20231:52 SA(Xem: 12527)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
01 Tháng Mười Hai 20231:41 SA(Xem: 3660)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng ... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
01 Tháng Mười Hai 202312:54 SA(Xem: 2436)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
01 Tháng Mười Hai 202312:38 SA(Xem: 3768)
Yêu người như thế yêu thân! Hư vô mộng ảo phù Vân kiếp người? Thương nhau xin tặng nụ cười! Sẻ chia may mắn với người bơ vơ.
01 Tháng Mười Hai 202312:11 SA(Xem: 3932)
Đừng lâm hoàn cảnh éo le Luôn luôn lành mạnh khỏe re cuộc đời “Cám Ơn Ân-Nghĩa Xứ Người Sống đành để bụng chết thời mang theo”
23 Tháng Mười Một 20231:49 SA(Xem: 3148)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
23 Tháng Mười Một 20231:32 SA(Xem: 7477)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
22 Tháng Mười Một 20233:49 SA(Xem: 2920)
Tạ Ơn năm nay không ở nhà Thương con mẹ hứa sẽ đi qua Laptop không mang tay bị trói Chữ nghĩa vô tình cũng đi xa.
22 Tháng Mười Một 20233:24 SA(Xem: 1939)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
22 Tháng Mười Một 20232:49 SA(Xem: 2389)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 20232:40 SA(Xem: 2515)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
22 Tháng Mười Một 20232:14 SA(Xem: 3805)
Đón Đông sợ tuyết đầy sân? Mùa Thu quét lá tay chân rã rời! Đông sang nhiều lễ hội mời? Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu? Dù cho băng tuyết chẳng nhiều! Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
22 Tháng Mười Một 20232:05 SA(Xem: 3708)
Tạ Ơn Trời Đất tâng tiu Nhân sinh thoát kiếp phập phều gian nan Nhẹ cơn đói khổ vai quàng Trái tim bồ tát nặng mang ân thừa...
22 Tháng Mười Một 20231:52 SA(Xem: 3619)
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó. Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng. Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ. Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
22 Tháng Mười Một 20231:14 SA(Xem: 3086)
Nên Người do bởi Mẹ+Cha Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim Thôi đành cất giữ trong tim Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình “Tôi không chọn chỗ khai sinh Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
19 Tháng Mười Một 20232:46 SA(Xem: 2098)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
18 Tháng Mười Một 20231:56 SA(Xem: 2144)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
18 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 3678)
.Mỗi ngày cõng chữ đến trường Cô Thầy ân điển đạo dường phước lai Ngọc trong đá phải dũa mài Không Thầy Cô dạy đố mày làm nên...
17 Tháng Mười Một 20232:47 SA(Xem: 3046)
Đêm dài giấc ngủ hụt hao Có khi thức trắng đảo chao tinh thần “Hữu Sinh Hữu Tữ” Cõi-Trần “Thân Tôi Tứ-Đại” cũng lần-lửa thôi! RỒI!
17 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 6107)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 20231:27 SA(Xem: 3420)
Thân tặng các bạn khối 9 Ngô Quyền Và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong những chuyến rong chơi thật thú vị, thật đẹp.
13 Tháng Mười Một 20231:16 SA(Xem: 3241)
Nhìn hình ảnh bạn thực tươi! Nhớ thời dạy học đôi mươi thủa nào? Tình xưa lưu luyến dạt dào. Aloha mừng đón mời chào bạn thân!
13 Tháng Mười Một 20231:03 SA(Xem: 6456)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 20237:08 SA(Xem: 2602)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
12 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 3216)
“Lâm Chung Vui Vẻ Sẵn-Sàng” Dứt hơi tắt tiếng nhẹ nhàng Đời-Tôi! Chỉ vài năm, lẹ làng thôi Tương lai viễn-ảnh nổi trôi khó lường
04 Tháng Mười Một 20232:24 SA(Xem: 5797)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 20232:02 SA(Xem: 4419)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 2897)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 2871)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 20231:17 SA(Xem: 3299)
Hôm nay nghe Thu về lòng tê tái Lữ khách buồn, nhìn chiều thắm dâng hương Bụi cúc vàng nở rộ bên cánh hiên Tim trĩu nặng, lại … “Thu Vàng” nhung nhớ
04 Tháng Mười Một 20231:06 SA(Xem: 1846)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
04 Tháng Mười Một 202312:48 SA(Xem: 3217)
Đây đang đêm. Đó đang ngày Lang thang thế giới giãi khuây lúc già Gặp người đủ mọi quốc gia Màu da, ngôn ngữ thực là khác nhau
04 Tháng Mười Một 202312:42 SA(Xem: 4162)
Ngồi đây, tim con héo mòn Nhớ Mẹ, nhớ chị, lòng con sụt sùi Tháng Mười buồn lắm Mẹ ơi! Tháng Mười giỗ Mẹ, tháng Mười nhớ nhung
04 Tháng Mười Một 202312:26 SA(Xem: 3368)
Ở bên đó – Nhà em xa bên đó Đến thăm em, anh lạc lối đường về Thôi hãy đợi xuân sang trời sẽ đẹp Nắng sẽ hồng trên từng bước anh đi.
03 Tháng Mười Một 20232:52 SA(Xem: 1530)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
24 Tháng Mười 202312:49 SA(Xem: 3790)
Thoạt nghe tưởng chuyện chiến trường “Mỡ-Đường-Máu” tự tìm đường thoát thân Mạng mình, mấy kẻ bất cần? Không lo sống chết phước phần do thiên!
23 Tháng Mười 20233:25 SA(Xem: 3198)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
23 Tháng Mười 20231:53 SA(Xem: 3994)
Cũng đành, nói giã từ em Nào đâu Cõi Mộng vô biên...vô cùng Đảo điên một kiếp hồng trần Nhân sinh hữu hạn, phù vân nghĩa gì !
23 Tháng Mười 202312:03 SA(Xem: 4016)
Đắm chìm trong cõi nhân luân Lại về Lễ Halloween hạn kỳ Oan hồn khóc nghẹn tử qui Chỉ là hư ảnh chút gì vấn vương Theo chân các thánh chỉ đường...
21 Tháng Mười 20232:22 SA(Xem: 3338)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 20232:21 SA(Xem: 4064)
Trăng thu trăng viễn xứ kìa Một mình ngắm ánh trăng khuya… một mình Trăng vàng tỏa sáng lung linh Bỗng nghe thu nhạc khúc tình duyên thơ
21 Tháng Mười 20232:08 SA(Xem: 3344)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
21 Tháng Mười 20231:59 SA(Xem: 3812)
Thôi thì trao đổi số phone Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời Giã từ chóng vánh nghẹn lời Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây “Tao+Mày” tiếp tục qua đây Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
21 Tháng Mười 20231:37 SA(Xem: 4185)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Thu Hát Cho Người “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Aug 26th - 2023. Do chị Kiều Oanh chuyển
20 Tháng Mười 202312:28 SA(Xem: 4174)
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
06 Tháng Mười 20231:08 SA(Xem: 3187)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
06 Tháng Mười 202312:35 SA(Xem: 4547)
Mắt là cửa sổ linh hồn Người Đời gọi CỤ khiến bồn chồn lo Tưởng rằng nhỏ hóa ra to Hai con mắt lão lệ rò rỉ rơi
05 Tháng Mười 20234:06 SA(Xem: 5413)
NGÔ QUYỀN HÀNH KHÚC này cũng chỉ là một Quyết tâm, một Ý chí, một ước mơ của Học sinh Trung Học NGÔ QUYỀN hôm nay và mai sau
24 Tháng Chín 202310:55 CH(Xem: 4676)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Trình bày: Quý Hương