Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - TƯỞNG NHỚ TÔ VĂN LAI - MỘT NGƯỜI BẠN CÙNG LỚP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRIẾT ĐÀ LẠT

29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8236)
GS. Nguyễn Văn Lục - TƯỞNG NHỚ TÔ VĂN LAI - MỘT NGƯỜI BẠN CÙNG LỚP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRIẾT ĐÀ LẠT


Tưởng nhớ Tô Văn Lai
Một người bạn cùng lớp Đại Học Sư Phạm Triết Đà Lạt



Nguyễn Văn Lục

 

Đại Học SP Đà Lạt 1964

Tôi viết với tư cách một trong những người bạn lâu năm của Tô Văn Lai về những gì còn nhớ trong tình trạng hiện nay bạn bè cùng lớp rơi rụng gần hết. Và chỉ còn dăm người còn liên lạc với nhau: Trương Đình Tấn, Phạm Phú Minh, còn có bút hiệu Phạm Xuân Đài, Nguyễn Văn Lục, Minh Pat Boon, Vĩnh Phiếu, Hồ Công Danh (ở trong nước). Tôi cũng xin nói thật là tôi e ngại viết về một người bạn đã thành đạt ở một tầm kích vượt trội từ trong nước ra hải ngoại. Sự e ngại ấy có cái lý của nó. Hễ một người có danh vọng, khi nằm xuống thì sẽ có nhiều người lên tiếng ca ngợi như một thứ "Văn chương phúng điiếu”. Ca ngợi người mà chính là gián tiếp cho mình. Tôi cũng chẳng muốn làm công việc mà bạn mình không cần. Nhiều khi người chết cũng chẳng cần thứ gia tài đó. Vì thế, tôi ráng giữ giữ nguyên tắc cho riêng mình là: Bài học ngữ pháp về tang chế (Grammaire du Deuil). Như thế rồi thì tôi có thể thong dong viết về bạn mình.

Trước hết, xin nói qua về việc thành lập Đại học Đà Lạt nơi chúng tôi đã thành đạt. Nó chỉ bắt đầu từ niên khóa 1957-1958 với hai ban Đại học Sư phạm quốc gia: Triết Học và Pháp Văn. Cơ sở trường Đại Học Đà Lạt vốn là Trung tâm an dưỡng của Sĩ quan Pháp có tên là Camp Robert. Camp Robert có hai khu. Một ở phía trường Yersin, một phía trong rừng, xa thành phố, rộng 40 mẫu, nơi có 40 ngôi nhà lớn nhỏ. Nơi đây được gọi là Thụ Nhân (trồng người) đã đào tạo tất cả chúng tôi thành những trí thức miền Nam, đi gieo trồng môn triết học lan tỏa khắp các tỉnh thành miền Nam (Xem thêm đầy đủ bài của Đỗ Hữu Nghiêm (Kỷ niệm 10 năm Viện Đại Học Đà Lạt).

Từ cơ sở ấy, linh mục Nguyễn Văn Lập đã nhiều năm xây dựng và phát triển nên cơ ngơi ngày hôm nay. Nhất là khi mở thêm phân khoa chính trị, Kinh Doanh mà sĩ số sinh viên lên cả ngàn.

Số giáo sư giảng dạy về môn Triết còn nhớ được

 

- Thật ra, việc học ra trường với thứ bậc cao thấp chẳng có gì để đáng nói. Chỉ cần chăm một chút là có thể đạt được. Sự thành công sau này chủ yếu là lúc ra đời. Việc học chỉ là giai đoạn chuẩn bị như bước nhảy vào đời. Nó giống như cái ván nhún trong hồ bơi (tremplin). Cái vấn đề không phải là cái ván nhún, mà là sự thao luyện giày công trong nhiều tư thế nhào lộn đúng chuẩn mực, để ngụp sâu và ngoi dậy. Sự thành công bao giờ cũng có giá phải trả bằng nhiều cách khác nhau.

Khởi đầu, tôi nhớ lại lớp Triết Đà Lạt có các vị giảng dạy sau đây. Về phía giáo sư người Việt: Ông Lý Chánh Trung, ông Trần Văn Toàn, ông Bửu Lịch, bs Đào Huy Hách, giám mục Hoàng Văn Đoàn (OP), các linh mục Bửu Dưỡng, Lê Tôn Nghiêm, Sư huynh Pierre Trần Văn Nghiêm Lasan.

Cung cách giảng dạy của giáo sư người Việt mỗi người một kiểu. Như Lý Chánh Trung, tiếng là dạy môn Đạo Đức học lại cố tình chệch hướng với: Bạo động và lịch sử. Ông vận dụng triết học cho một xu hướng chủ nghĩa xã hội không cộng sản. Trần Văn Toàn thì cố nhồi nhét triết học Karl Marx với ba tác phẩm: Hành Trình đi vào triết học, Xã hội và con người và Tìm hiểu Triết học Karl Marx. Bửu Lịch mới ở ngoại quốc về nói tiếng Tây như gió. Bs Đào Huy Hách thì vừa giảng bằng tiếng Tây, vừa dậm chân trên bục giảng nên chẳng nghe rõ được gì. Giám mục Hoàng Văn Đoàn để bộ râu như người ngoại quốc luôn có nụ cười hiền từ. Lm Bửu Dưỡng thận trọng và nghiêm chỉnh. Lm Lê Tôn Nghiêm dạy triết học Heidegger trước sự phá sản của Tây Phương như người mở đường, như kẻ gieo trồng mà không được mùa. Ngoài hai linh mục dòng Đa Minh (OP) là linh mục Alexis Gras cũng di cư từ Bắc vào Nam, ông là người xây dựng lên Câu Lạc Bộ Phục Hưng, trong đó sau này nhiều trí thức miền Nam từ đó xuất thân. Còn có linh mục Marie-Bernard Pineau, đẹp trai và ăn nói có duyên. Còn lại là phần lớn các linh mục Dòng tên, chạy trốn khỏi Bắc Kinh, khi Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền vào năm 1949. Họ là hai người gốc Trung Hoa như Joseph Tchen, SJ và Mathias Tchen, SJ, C.Larre, SJ, Palacios , SJ, Raguin, SJ, Gaultier, SJ, người Pháp.

- Đây cũng là nỗi nhọc nhằn của chúng tôi khi nghe người Trung Hoa nói tiếng Pháp. Họ nói mà y như họ đang nói tiếng Tàu lổn nhổn, với giọng điệu lên xuống. Nỗi khốn khổ ít hơn khi nghe giáo sư Palacios, dạy luận lý, gốc Tây Ban Nha. Chữ o, chữ e, ông phát âm như tiếng Việt thật buồn cười. Raguin, SJ, người gốc Đức dạy môn triết học Ấn Độ- như một tỳ kheo thứ thiệt- một cách hồn nhiên và say mê. Gaultier, SJ dạy lịch sử triết học- một loại ông già gân kiểu cụ Trần Văn Hương- dạy một cách bài bản và nghiêm nghị, ít khi cười. 

- Một vài kỷ niệm không quên về cha Đỗ Minh Vọng. Ông  ngồi xe Lambretta, từ Sài gòn lên Đà Lạt trong bộ áo dòng màu trắng và có mặt vào buổi chiều chủ nhật để sáng thứ hai dạy học. Rồi cũng một cách như thế, quay về Sài gòn. Ông có thể đi máy bay như phần đông các giáo sư khác, nhưng ông đã từ chối để tiết kiệm cho Đại Học. Vậy mà buồn thay, giờ của cha Alexis Gras (tên Việt Đỗ Minh Vọng) sinh viên trốn hết, chỉ còn lại vài mống trong đó có tôi vì nể hơn là vì học. Ngài viết đầy bảng các chữ nho nào ai hiểu. Có lần, ngài khôi hài nói: ‘’Các anh mới đúng là những triết gia chân chính”. Nói chung, cái mà chúng tôi học được chưa hẳn là kiến thức, chính là sự say mê truyền dạy, thái độ sống và ứng xử khiêm tốn trí thức đáng kính nể, sự quảng bác về triết học.

- Nhắc lại như một hồi ức không quên mà anh em nhiều người cũng không còn nhớ.

- Có thể chính những đức tính đó, những gương mẫu đó của mỗi vị giáo sư đã làm hành trang cho chúng tôi- tất cả không trừ- để vào đời.

- Phần lớn thì giờ của tôi còn lại lên thư viện đọc và ở nơi đây có 5000 cuốn sách đủ loại. Đọc lõm bõm được chút gì hay chút ấy.

 

Đời sống thường ngày của nam nữ sinh viên

- Có lẽ cũng nên dành đôi dòng về đời sống sinh viên như học hành, ăn ở, bạn bè trai gái vốn dĩ là lẽ thường. Nó biểu hiện nhiều cá tính ngay từ thời sinh viên. Nhà trường lo ăn ở nên có đại học xá dành cho nữ sinh viên và đại học xá dành cho khoảng 100 nam sinh viên. Học xá cho nữ sinh viên nằm trong khu phố xá của Đà Lạt. Nam sinh viên thì được ở trong các phòng rộng rãi, ngay trong khuôn viên Đại học bốn người một phòng, mỗi người có một bàn để học, một giường gỗ và một ngăn tủ áo. Mỗi tháng tiền thuê phòng là 200. Tiền ăn ở ngoài Học xá tại Lữ Quán Thanh Niên rất rẻ, chỉ 5 đồng một bữa. Tổng cộng chi phí là khoảng 350 đồng một tháng trong khi học bổng là 1500 đồng một tháng. Hoang phí một tý cuối tuần có thể ra phố ngồi cà phê Tùng.  Đời sống sinh viên khá là thoải mái. Những sinh viên ở chung trong học xá dễ thân nhau hơn là với các sinh viên ngoại trú. Tôi còn nhớ các buổi học khuya đói bụng có các chú bé mang bánh mì còn nóng hổi vào bán trong học xá, 2 đồng một ổ. Tôi mua một ổ, trét ‘’bơ”, gọi là bơ cho sang chứ thật ra mỡ Shortening, mỡ còn sót lại từ cuộc di cư năm 1955 của viện trợ Mỹ. Tôi có một cái nhất hơn mọi người là ăn mặc tuềnh toàng, chân đi dép dù trời lạnh. Bên ngoài khoác một áo bốn túi nhà binh, rộng chùm xuống gần đầu gối. Cả năm tứ thời bát tiết chỉ có một cái áo choàng nhà binh không giống ai. Nó như cái style của sự bất cần trong cách ăn mặc. Sau này, tôi vẫn giữ cái phong cách đó khi đi dạy. Nó cũng gây phiền lụy không ít.

- Phần các sinh viên khá giả hơn ở ngoài, tự do hơn. Họ ăn mặc cũng chỉnh tề hơn. Tối thiểu cũng áo len, hoặc blouson. Con nhà giàu như Hồ Mạnh Trinh thì áo blouson da, kính đen như  điệp viên 009. Riêng Tô Văn Lai là một trong những sinh viên ăn mặc chỉnh tề hơn cả dưới mắt tôi. Có thể có một tự trọng trong cách thức ăn mặc. Có thể biểu lộ một cá tính nào đó. 

- Phần nữ sinh viên, nhất là ban Pháp văn, phần đông con nhà khán giả, học Yersin, hoặc bên Couvent, hoặc JJ. Rousseau hay Marie-Curie, Sài gòn. Những người đẹp này, tôi gọi chung là "diễn hành phái tính", họ đi từng nhóm một như một cuộc rước đèn, bên cạnh một số sinh viên lẽo đẽo đi kèm. 

- Phi Loan, người đẹp duy nhất trong lớp chúng tôi, như hoa lạc giữa rừng con trai, nghe nói đã có chủ nên lúc nào cô cũng tỏ ra nghiêm nghị mà không một anh nào dám sàm sỡ. Được biết sau khi ra trường Phi Loan qua đời rất sớm vì bạo bệnh.

 - Ôi, cả một thời tuổi trẻ quá khứ vàng son. Sau này tứ tán khắp nơi. Có rất nhiều bạn cùng lớp, cùng thời, tôi đã chưa bao giờ gặp lại họ, dù chỉ một lần. Một lần thôi cũng không có, dù biết họ vẫn hiện diện tại các trường trung học khắp nước.

-  Hôm nay ngồi nhắc  lại truyện này không khỏi bùi ngùi, nuối tiếc dĩ vãng tàn phai.

Những ngã rẽ trong cuộc đời

- Hành trang vào đời muôn ngả như kẻ gieo trồng. Kẻ gieo trồng chọn được mảnh đất tốt thì sinh hoa kết trái. Kẻ chọn mảnh đất xấu, đầy bụi gai, cỏ dại thì thân nghiệp bị đọa đầy.

- Tôi nhắc lại hai bạn Nguyễn Trọng Văn và Dương Văn Ba, chỉ vì họ nổi tiếng, kể cả trên chốn máu tanh mưa máu sau này khi thời cuộc thay đổi. 

Nguyễn Trọng Văn chọn đứng vào thành phần thứ ba, viết trên tờ Đất Nước, viết trước 1975: Phạm Duy đã chết như thế nào, vào năm 1971. Chọn lựa Phạm Duy là chọn lựa có chủ đích, đánh vào thành phần tiêu biểu của trí thức miền Nam. Sau này theo hẳn phía bên kia trở thành kiêu binh, phản vợ và phản thầy. Rất tiếc, tôi lại là một trong những người bạn thân tình nhất của NTV. Những lúc ngồi trên bãi cỏ đồi thông với những cao vọng ngút trời. Khi đi dạy, đến nhà, NTV chia sẻ lý do gì anh theo cộng sản. Tôi biết từ đầu mà chẳng nói. Cũng con người ấy, sau này gặp lại tôi, tôi xỉ vả hết lời, đăng đàn trên diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài, hoặc trên dcvonline.net. Gần như một mặt trận ý thức hệ giữa chúng tôi, bạn thành thù địch. Gặp lại NTV trong một bữa ăn do tôi khoản đãi. Một anh bạn khóa đàn em, chỉ thẳng mặt NTV hài tội.  Anh chỉ cúi đầu, rồi ấm ức cười rồi khóc. Tiếng khóc ấy muộn màng không thay đổi được cuộc đời oan nghiệt mà anh phải gánh chịu dưới ách cộng sản. Anh đã chết vì tai biến mạch máu. Chỉ có một điều an ủi, anh lấy được người vợ thứ hai hiền thục, hết lòng chăm sóc chồng. Thôi cũng xong một cuộc đời chọn lầm bên.

- Dương Văn Ba, người vô địch thời sinh viên Đà Lạt mà đã đùm đề vợ con. Đây là con người hay gõ cửa phòng cha Viện Trưởng để mượn tiền nhất, vì lúc nào cũng thiếu tiền. Hình như đến khi ra trường vẫn chưa trả hết nợ. Sau này khi rời chức vụ, cha Nguyễn Văn Lập đã nói văn phòng quản lý đốt hết hồ sơ sinh viên nợ.

- Sau 1975, Dương Văn Ba nổi lên như cồn. Tôi đi xe đạp, anh đi xe díp Land Rover gặp nhau. Nhất là từ khi làm phó Giám đốc công ty Minh Hải, khai thác gỗ bên Vientiane, Lào. Câu truyện dài lắm, cả một cuốn sách, sau này trở thành Vụ án  Cimexcol đưa đến bản án tù sai oan cho DVB. (Xin đọc cuốn Đời của Hồ Ngọc Nhuận, một người gắn bó với DVB cho đến cuối đời)

- Thoạt khởi đầu thời gian mới ra trường , DVB chạy theo nhóm Liên trường, kết bè với Lý Chánh Trung, cũng ăn nói táo tợn, cũng viết báo hung hăng trên tờ Đại Dân Tộc. Là một dân biểu đối lập ở Hạ Viện VNCH, kết thân với Ngô Công Đức, nhất là Hồ Ngọc Nhuận. Sau 1975, chạy theo Võ Văn Kiệt, rồi sau cùng bị Nguyễn Văn Linh (Bắc Kỳ) trù dập đến thân tàn ma dại. Đến không chỗ dung thân, đến tù tội, đến của cải tiền bạc sạch nhẵn. Những kẻ chọn lầm bên thì số phận họ đã được định sẵn. Như lời bà Christiane d’Anival đã than: Cruauté Asiatique (Sự đôc ác của người Á Đông).

- Cả hai anh đều có tài ăn nói và cầm bút. Nhất là Dương Văn Ba, còn có tài kết nối, xoay sở, tính toán. Trước 1975, anh phải trú ẩn ở Dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh, nơi trú ẩn an toàn nhất, vì bị lùng bắt bởi TT. Nguyễn Văn Thiệu.

- Phần còn lại, may mắn thay và hạnh phúc thay, đa số chúng tôi vẫn chọn mình là dân miền Nam như Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh, Nguyễn Văn Lục, Hồ Công Danh và nhiều bạn bè khác.  

 
Trường hợp Tô Văn Lai.


Tô Văn Lai

- Anh là một trong số sinh viên xuất sắc trong lớp chúng tôi về nhiều mặt. Nhuần nhuyễn tiếng Pháp, tiếng Anh, giỏi toán. Tính tình điềm đạm, ăn nói chuẩn mực, ảnh hưởng văn hóa Pháp một cách rõ nét. Sự say mê âm nhạc khởi đầu từ việc mở một quán bán băng nhạc khi về dạy học trường nữ trung học ở Mỹ Tho. Cộng thêm có người vợ cùng chí hướng. Sang Pháp năm 1976, khởi đầu sự nghiệp bằng tiệm bán xăng, rồi cứ thế mà lên.

- Những cái duyên gọi là may mắn, anh đổ cho Chúa sắp đặt, tôi nghe mà ngỡ ngàng. Cái gì cũng Chúa lo liệu, sắp đặt hết. Anh có niềm tin tôn giáo vượt xa nhiều người trong đó có tôi. 

- Sự thành công trong Paris by Night của anh do lòng say mê nghệ thuật và âm nhạc mà chủ yếu anh đã chọn lựa được mảnh đất lành là đất Cali, nơi có đông cộng đồng người Việt. Anh đã bắt mạch được thời đại. Anh đã đáp ứng nhu cầu của người nghe nhạc, vun trồng giới ca sĩ từ nhiều phía. Có lần anh đã lặn lội về Việt Nam mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như nhiều người đã biết . Nhưng anh còn nói với tôi là anh muốn dựng lại những nhạc sĩ "cổ thụ” như nhạc sĩ Hùng Lân, tiếp xúc với gia đình nhạc sĩ quá cố để vinh danh ông.

- Lòng say mê ấy còn tiến xa hơn nhiều trung tâm băng nhạc khác bằng cách đầu tư vào kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, dàn dựng sân khấu, y phục  thời trang cách tân đổi mới chiếc áo dài . Tô Văn Lai sẵn sàng chịu tốn kém mà phần lớn thuê mướn nhân công ngoại quốc có tay nghề. Anh đã chọn đúng người, đúng việc mà trong đó góp mặt cộng sinh với Nguyễn Ngọc Ngạn-Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

- Anh đã có lần nhờ tôi viết bài về chương trình Paris By Night. Anh đã cẩn thận trao cho tôi đầy đủ băng nhạc, cất công đến nhà, giải thích mỗi chủ đề. Nhưng bài viết của tôi đã không đạt được tiêu chuẩn của anh. Thật lấy làm tiếc. Tôi cũng đã cất công đi tìm lại bài viết, nhưng thất lạc chưa tìm được. Khi tôi ra mắt sách: Hai mươi năm miền Nam 1955-1975. Anh đã cho một cô nhân viên đến phỏng vấn tôi và nhà báo Trần Phong Vũ. Tôi vẫn ghi nhớ.

- Tôi cũng tự mình đặt một câu hỏi, hình như  anh đã không có lần nào đề cập đến trường hợp Trịnh Công Sơn vốn âm nhạc cũng nổi tiếng một thời. Phải chăng anh có thể  mời các ca sĩ trong nước như Bằng Kiều và nhiều người khác mà không bao giờ đả động đến Trịnh Công Sơn?

 - Sự thành công của anh không chỉ thuộc về anh và gia   đình, nay nó trở thành di sản chung của người Việt hải ngoại và cả trong nước. Nó vượt biên giới chính trị mà cái còn lại chỉ là tình người muôn thuở. Nó chẳng những đem lại một sưởi ấm quê hương với hương vị ngọt ngào mà còn là niềm tự hào của di sản người Việt.

- Trong những buổi họp mặt anh em, anh thường có mặt. Tôi nhớ có lần ở khu mobile của Phạm Phú Minh. Bữa đó thật vui và khó quên. Nhớ lại, có hai người để lại di sản văn hóa đáng nói ở đây. Ngoài Tô Văn Lai, Phạm Phú Minh bị cộng sảm giam tù mút mùa, sau khi đến Hoa Kỳ đã lo chăm sóc tạp chí Thế Kỷ 21, và nay đang điều hành tờ Diễn Đàn Thế Kỷ  thu góp gió bốn phương từ nhiều nguồn, từ nhiều phía để lại một di sản văn hóa đúng nghĩa.

- Nhưng hơn tất cả, vượt tất cả là Tô Văn Lai có viễn kiến, có tầm nhìn cao. Một niềm hy vọng trước cả nỗi tuyệt vọng và khó khăn trước mặt. Không có cao vọng đó, anh không thể đạt được những thành tích trên người và vượt người. Tham vọng lớn, chiều kích lớn đưa đến thành công lớn như một quy trình logic.

- Một chi tiết nhỏ là anh muốn mở một tiệm bánh kiểu Tây với loại bánh mì baguette, ruột mỏng và và vỏ cứng dòn. Và những chiến bánh croissant thơm ngậy mùi bơ. Anh nghĩ đến để cho cậu con trai trông coi tiệm bánh Tây này. Sở nguyện này chắc anh chưa thực hiện được như lòng mong muốn, đem văn hóa ẩm thực Paris vào cộng đồng người Việt hải ngoại.

- Tôi cũng chẳng muốn đi vào nhiều chi tiết mà khán giả ái mộ đã dành cho anh. Tôi nghĩ như thế đã là đủ. 

 

Đôi dòng kết luận

- Miền Nam và hải ngoại thấm nhuần tinh thần tự do tư tưởng, nhân bản đã dẫn đường cho những người như Tô Văn Lai như ngọn đuốc soi sáng. Di sản văn hóa và âm nhạc như một chúc thư để lại cho đời. Anh đúng là người mở đường cho dòng âm nhạc đa dạng của người Việt Nam.

- Tôi là dân Triết - như anh, như bạn bè cùng khóa -, xin gửi lại người bạn Tô Văn Lai mà chắn chắn anh và bạn bè anh cũng cũng biết triết gia E. Mounier - một triết gia hữu thần chủ trương tâp san Esprit chống lại J.P.Sartre - trong tinh thần triết học, tôi nghĩ anh Tô Văn Lai thật xứng đáng lãnh nhận câu nhận xét sau đây. "Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng cả một dòng sông”(Emmanuel Mounier). Anh là một hòn đá cương nghị, tin tưởng vào việc mình làm, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.

- Có lẽ, đây là lời lẽ chân thành và đúng nghĩa nhất mà anh mong đợi như lời tiễn biệt anh.

- Giờ phút tiễn biệt này, cùng các bạn khóa Triết Đà Lạt còn ở lại dương thế này, cầu chúc anh Phêrô Tô Văn Lai lên đường bình an và hưởng nhan thánh Chúa. Và mong con cái dâu rể của anh nối nghiệp cha trong một sự nghiệp hiển hách để lại cho đời.  Anh như một vì sao vừa mới rụng. Amen

 

- Các bạn anh: Trương Đình Tấn, Nguyễn Văn Lục, Phạm Phú Minh, Vĩnh Phiếu, Minh Pat Boon và Hồ Công Danh.

 

11 Tháng Tư 20223:57 CH(Xem: 7585)
Thời gian sạt lở vùng kỷ niệm Cánh phượng phai tàn ai tiếc thương?! Lần trang Lưu Bút màu mực tím Gởi nhớ về nhau THOÁNG HẠ BUỒN!
03 Tháng Tư 202211:36 CH(Xem: 7266)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,
03 Tháng Tư 202211:12 CH(Xem: 6859)
Nỗi niềm gửi bạn khắp nơi Làm sao để nhớ thương vơi bây giờ? Đại dịch Vũ Hán đâu ngờ Cách ly cấm túc bơ phờ mấy năm
03 Tháng Tư 20221:13 CH(Xem: 6678)
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động. Cho Việt Nam, Ukraine bi thống. Hãy lên tiếng chống hành động giết người. Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
03 Tháng Tư 20221:25 SA(Xem: 6006)
Cám ơn cô Trí đã đỡ đầu cho thế hệ Ngô Quyền chúng em và tiếp nối. Kính mừng sinh nhật cô.
02 Tháng Tư 202211:47 CH(Xem: 7794)
Nến cháy mòn quá nửa Không đủ sáng đêm buồn Mưa thôi tuôn giọt mưa Đời cô đơn không dứt Ai làm cho hiu hắt Hồn Cư Xá ngày xưa ...
02 Tháng Tư 20226:43 CH(Xem: 5685)
Bây giờ người vắng mặt Mỗi tháng tư lệ thầm Nỗi đau này ai thấu Nên trốn mình trong chăn
02 Tháng Tư 20226:41 CH(Xem: 6321)
Có phải là em người trong mộng Mà sao thoáng gặp đã si mơ Mà sao ám ảnh hoài đôi mắt Dẫu đến ngàn năm vẫn đợi chờ!...
02 Tháng Tư 20226:36 CH(Xem: 6679)
Tựa ngón tay thon dài Thanh khiết cánh Ngọc Lan Gửi mùi hương huyền thoại Lắng vào hồn miên man.
02 Tháng Tư 20222:18 SA(Xem: 6245)
Bỗng dưng nghe một cái “RẦM” Đất trời sụp đổ, tối tăm mặt mày Ngỡ rằng động đất quanh đây Hay là sét đánh nổ ngay trên đầu
01 Tháng Tư 20221:26 SA(Xem: 7136)
Theo về giọt nắng tháng tư Hôn môi cháy bỏng ngôn từ than van Từ khi binh lửa ngập tràn Em thân cô phụ đeo mang lửa hờn.
28 Tháng Ba 202210:40 SA(Xem: 7274)
Tôi cúi đầu thật buồn Tử nghiệp kìa con đường Một sát na ngừng thở Để lại bao tiếc thương. Bạn già ơi! bạn già. Vô thường cuộc đời ta Mình mới vừa trò chuyện Mà giờ đành cách xa.
28 Tháng Ba 20229:23 SA(Xem: 7165)
Dù cho xa cách dặm ngàn Hẹn ngày tái ngộ rộn ràng hè sang Cùng vui hạnh phúc lang thang Cali nắng ấm ta đang đợi chờ
27 Tháng Ba 20225:22 CH(Xem: 6681)
Em, nụ hôn chiều mưa lầy lội Nhớ làm gì con sáo sang sông! Những nụ cười chiêm bao chết vội Nuôi nấng tình ngày tháng bão giông!
27 Tháng Ba 20221:03 SA(Xem: 5213)
Em quanh năm suốt tháng phải ăn đói, nhịn thèm vì sợ mập, lại chỉ thích những món “cơ hàn”. Số em chắc là “Số khổ”?
27 Tháng Ba 202212:48 SA(Xem: 6835)
Quay về còn được gặp nhau không Thuở đạp xe chung lượn rắn rồng Thuở của "Mày Tao" trong quán nước Tuổi mơ, tuổi mộng, tuổi bâng khuâng
27 Tháng Ba 202212:30 SA(Xem: 8003)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÔ BÉ NGÀY XƯA - Thơ: PhamPhanLang Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Đông Nguyễn
26 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 5908)
Món ăn hàng ngày vẫn luôn là cá thịt, rau cải trại cấp phát. Vì ăn uống kham khổ quen rồi nên gia đình tôi không mấy khó khăn khi hội nhập cuộc sống ở trại Bataan.
26 Tháng Ba 202211:09 CH(Xem: 5896)
...dân tộc Ukraine đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi có những cô gái trẻ, những phụ nữ lớn tuổi cũng cầm súng bên cạnh nam nhân cùng chiến đấu chống quân thù.
22 Tháng Ba 202212:05 SA(Xem: 5640)
Trả lời như thế nào cho một cô bé bảy tuổi, đôi mắt long lanh ngấn lệ, đang phải đối mặt với nỗi lo sợ về sự ra đi, sự chia ly, không thể tránh được, và vĩnh viễn đây?
21 Tháng Ba 202211:46 CH(Xem: 6820)
Sài Gòn nào phải là quê Nghe chừng sâu lắng bộn bề nỗi đau Tên đường tên phố thuở nao Đi xa vẫn nhớ phố chào vẫy tay...
20 Tháng Ba 20221:54 SA(Xem: 5624)
Dừng tay tàn bạo đi thôi Rồi thì xương trắng một đời ra ma Giết người người sẽ giết ta Luật trời khó thoát đó là luật chung.
20 Tháng Ba 202212:40 SA(Xem: 6436)
Vì đâu chinh chiến điêu linh? Vì tham lam quá nên sinh bạo tàn Chiến tranh xâm lược lan tràn Quân Nga gây biết bao ngàn thương đau?
20 Tháng Ba 202212:36 SA(Xem: 2741)
Đời loạn ly, xương trắng dựng thành ma Đang hò hét - ngửa ra - về với đất Chuyện khó tin - nhưng (ở đây) rất thật Bóng chinh nhân HÀO KHÍ NHẬP HỒN CA!
19 Tháng Ba 20221:34 SA(Xem: 5844)
Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…
19 Tháng Ba 20221:07 SA(Xem: 7336)
Ai là dân Sài Gòn trước 1975 đều không ít lần để lại những bước chân mình trên vỉa hè đại lộ Lê Lợi mà ngày trước người ta gọi là phố Bô Na (Bonard).
19 Tháng Ba 202212:58 SA(Xem: 7154)
Giá như đèn không sáng bên kia Chắc gì ai biết ai còn đứng đợi Chảy vào lòng ai hạt mưa nóng hổi Lạnh lẽo bên ngoài, ấm lại bên trong ! Hỏi thăm Sàigòn, Thơ còn ướt hay không?
19 Tháng Ba 202212:10 SA(Xem: 8439)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NGÀY TÌNH NHÂN CỦA EM Thơ Hà Thu Thủy Nhạc Phạm Chinh Đông. - Trình bày: Cẩm Bình
18 Tháng Ba 20228:43 CH(Xem: 3148)
Mỗi ngày vui hưởng một ngày Lỡ mai nằm xuống buông tay nhẹ lòng Cuộc đời ta chỉ số không. Ra đi để lại tấm lòng thiện nhơn.
18 Tháng Ba 20221:49 SA(Xem: 6097)
Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?
18 Tháng Ba 20221:21 SA(Xem: 7415)
Bây chừ đất nước can qua Tay ôm cây súng em ra chiến trường Giữ gìn tổ quốc quê hương Yêu những cô gái phi thường lập công.
12 Tháng Ba 202211:02 CH(Xem: 6196)
Thật vậy, các món ẩm thực xưa ở quê hương tôi rất đơn giản, không quá sang trọng cầu kỳ, mà bình dị, gần gũi như người dân BH hiền hòa, chơn chất và hào sảng của tôi,
12 Tháng Ba 20225:06 CH(Xem: 6277)
Ngày mai ta lại thêm một giờ Đồng hồ báo thức lúc đang mơ Mặt trời hé gọi “ Mau mau dậy” Choàng tỉnh” Thì ra đã đổi giờ” Cẩn thận lái xe ngày thứ hai Đi làm ngái ngủ vẫn không hay
12 Tháng Ba 202212:24 SA(Xem: 6755)
Sau hơn một tuần dừng chân tại Hàn Quốc trên đường về Saigòn, tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện rất độc đáo mà không nơi nào có
12 Tháng Ba 202212:05 SA(Xem: 6465)
Dỗ dành màu tím thủy chung Sắc hoàng hoa cũng bâng khuâng theo mùa Ơi em! Áo lụa ngày thơ Cài băng đô tím để chờ đợi ai ? Còn ai đứng ngóng giữa đời Dẫu cho nhạt tím vàng phai cũng chờ.
12 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 2818)
Đừng quên nhau nhé người ơi Dù cho xa cách đôi nơi đừng sầu Tóc xanh nay đã bạc mầu Hai năm đại dịch cơ cầu khổ đau Thời gian thấm thoát qua mau Nhìn bao ảnh cũ trước sau khác nhiều
11 Tháng Ba 202211:38 CH(Xem: 6358)
Có những khi ta đi tìm nhau Tiếng đàn xưa “Cô láng giềng“ đâu? Có những khi ta đi tìm nhau Lạc bàn chân, nghìn trùng… bắt đầu
11 Tháng Ba 202211:23 CH(Xem: 7048)
Tiến công siết chặt vòng vây Ucraina đất nước nầy tan hoang Thề không khuất phục quy hàng Quân xâm lược chẳng dễ dàng thị uy.
11 Tháng Ba 20227:10 CH(Xem: 6236)
Dáng đi Ngài chậm rãi Đếm từng bước chân buồn Chúa quyền năng ban phước Mẹ Bề Trên xót thương.
11 Tháng Ba 20227:05 CH(Xem: 6925)
Từ bé thơ ngây đến thành thiếu nữ Mình học cùng nhau chung một mái trường Dù yên bình hay gian truân trắc trở Vẫn đong đầy tình bằng hữu thân thương.
11 Tháng Ba 202212:20 SA(Xem: 5912)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
04 Tháng Ba 202211:59 CH(Xem: 5828)
Bạn phải nhớ, để sau này kể lại cho con cháu biết rằng thế hệ cha ông của chúng đã từng trải qua một thời kỳ vất vả gian truân như thế nào trước khi đến được bến bờ tự do.
04 Tháng Ba 202210:35 CH(Xem: 5998)
Con đường Tự Do kéo dài từ nhà thờ Đức Bà uy nghi đến khách sạn Majestic lộng lẫy đối diện bờ sông Sài Gòn, xưa là đường Catinat...
04 Tháng Ba 20224:05 CH(Xem: 6936)
Hòa bình đó, quý trân sáng giá Triệu trái tim đang gắng đi tìm Bao quốc gia ủng hộ đất nước em Cố gắng nhé, bình minh rạng rỡ...
04 Tháng Ba 20228:58 SA(Xem: 6415)
Sonia, em hãy bồng con Theo đoàn người Vượt qua biên giới Ba Lan Anh ở lại Bầu trời xanh mát Ukraina của chúng ta Hôm nay không còn mây trắng Không còn chim bay Mà chỉ còn lửa khói
04 Tháng Ba 20228:51 SA(Xem: 6767)
Và từ đó trong hoàng hôn tắt nắng Diệu vợi buồn mong ngóng cõi xa xăm Vết thương đau hoài rỉ máu âm thầm Trời Ukraine đầm đầm mưa sắc máu
04 Tháng Ba 20225:24 SA(Xem: 13628)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
04 Tháng Ba 20222:36 SA(Xem: 7392)
Tôi viết cho em người con gái Ukraine Dù chữ nghĩa. Chưa đủ niềm khâm phục Hãy chiến đấu! Cớ sao ta chịu nhục Làm kẻ loại hai ... trên đất nước liệt oanh .
04 Tháng Ba 202212:56 SA(Xem: 6427)
Này em bé Ukraine thương quý Hãy khóc đi cho vơi bớt nỗi đau Gào to lên cho tận mãi Trời cao Ngài có thấu cho nước Ukraine thống khổ?
02 Tháng Ba 202211:29 CH(Xem: 7684)
Ánh sáng của trái tim này là một dạng của “Vàng tâm linh.” Cho nên, có thể nói, Anh Túc California thật xứng danh là Hoa Vương của “Vùng Đất Vàng” miền Tây nước Mỹ.
02 Tháng Ba 202211:09 CH(Xem: 6503)
Chúng ta vượt biển băng rừng Qua bao khốn khổ chưa từng thoái lui Xuân Nhâm Dần sẽ chung vui Đừng quên nhau nhé Bạn, Tui hẹn chờ!
26 Tháng Hai 20223:11 CH(Xem: 5727)
Đọc hồi ức "Tháng Ngày Qua" để biết được một bậc nữ lưu, đã thực sự gian truân từ tuổi thiếu niên, qua thực trạng khốn khó sau thế chiến thứ hai, khi người cha đã mất, nhà văn THẠCH LAM.
26 Tháng Hai 20229:12 SA(Xem: 5984)
Ba tôi đã có một người tri kỷ để cùng chia ngọt, sẻ bùi. Ông đã sống rất hạnh phúc và chung thủy suốt đời với một mối tình đẹp duy nhất của đời mình.
25 Tháng Hai 20222:32 CH(Xem: 7315)
Dạy lũ em một bài học cũ Ucraina khóc, nước Nga cười Hai ta một thời anh em bằng hữu Giờ căng buồm lướt sóng vươn khơi.
24 Tháng Hai 202211:51 CH(Xem: 4126)
Giả như bây giờ tôi có nhắm mằt xuôi tay mà về chầu ông bà đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành Xung” của quý vị thày bói cũng là sai rồi!…
24 Tháng Hai 202210:29 CH(Xem: 6098)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
24 Tháng Hai 202212:24 SA(Xem: 6543)
Half Moon Bay Con nắng buồn trải trên biển vắng Những bước chân Dấu nặng nề trên cát im nằm Đôi gót chân Nỗi muộn phiền phơi trên bờ đá Nhìn nơi đây Còn lại gì? Tình đã xa bờ …
23 Tháng Hai 202211:51 CH(Xem: 6377)
Lớn lên ở thủ đô Sài Gòn, tôi có rất nhiều kỷ niệm với thành phố này. Những con đường mang tên Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do, Nguyễn Huệ… của quận 1, trung tâm Sài Gòn đã ghi đậm những bước chân tôi.
18 Tháng Hai 20223:33 CH(Xem: 7042)
Nâng ly tiếp rước Nhâm Dần đến Rót chén chia tay Tân Sửu rời Rực rỡ cờ vàng bay phất phới Biên Hòa Xứ Bưởi đón Xuân vui.
18 Tháng Hai 20221:15 SA(Xem: 5485)
Bây giờ, sống cách xa dì hơn nửa vòng trái đất nhưng mỗi khi nghe nói đến tuổi Dần và những hệ lụy của tuổi này là tôi nhớ ngay đến dì và những kinh nghiệm với dì lúc còn ở quê nhà.
17 Tháng Hai 20228:41 CH(Xem: 8227)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông. - Trình bày: Cẩm Bình
17 Tháng Hai 202212:15 SA(Xem: 6881)
Phải chi … Đã bao lần em tự nói với mình… phải chi …! Chúng ta đừng gặp lại trong sự rủi, may Để tình xưa được chìm trong giấc ngủ cuối ngày
17 Tháng Hai 202212:08 SA(Xem: 3137)
Nam bây giờ chẳng còn ai nữa, anh đã mất tất cả: Mất một nàng Xuân xinh đẹp đã vì anh mà ngậm ngùi, xót xa. Mất luôn người em gái dễ thương--một cành Lan ẻo lả...
16 Tháng Hai 202210:44 CH(Xem: 7326)
Đò qua bến đợi ới đò Cho tôi sang với để chờ người xưa Sông còn đang lạnh vì mưa Phú Phong họp chợ hơi trưa vắng người
16 Tháng Hai 20229:45 CH(Xem: 7353)
Nhớ ngày đầu mới tới đây? Nhìn hoa Tuyết trắng trên cây đẹp ngời Giờ đây quá nửa cuộc đời Mỗi lần Tết đến nhớ thời tuổi thơ
16 Tháng Hai 202212:40 SA(Xem: 5824)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu. Nguyện ơn trên gia hộ cho toàn gia tộc được bình an và hạnh phúc.
16 Tháng Hai 202212:22 SA(Xem: 7474)
Chị Thêm viết Biên Hòa Trong Nỗi Nhớ Về những người dâu hiền, thảo cùng ngoan Bà xã tôi tính nết cũng vẹn toàn Giống các chị lo toan đầy mọi thứ
15 Tháng Hai 20229:26 CH(Xem: 5635)
Nụ cười của Bồ tát Di Lạc tuy là được chạm trổ trên gỗ, nhưng có sức truyền cảm với người đang đứng dưới chân Ngài. Khiến tôi nhớ lại hai câu cảm đề:
12 Tháng Hai 20224:22 CH(Xem: 3768)
Cho người xa đỡ bâng khuâng Dẫu thương còn nhớ đôi phần chuyện xưa Hoa lay nhẹ gió đong đưa Tin yêu xin giữ cho vừa ngày xuân...
07 Tháng Hai 202212:49 SA(Xem: 8053)
Xin ghi lại lần ăn Tết, họp mặt gần nhất của chs NQ ở Mỹ để thấy màu của Tết và tình nghĩa Ngô Quyền vẫn đậm đà, dù thời gian vẫn vô tình lấy đi nhiều Thầy Cô, đàn anh, đàn chị của chúng tôi.
06 Tháng Hai 202211:53 CH(Xem: 5657)
Tử tế chính là hạt mầm nhỏ nhắn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gieo vào cuộc sống này, mọi lúc mọi nơi, để làm đẹp cho đời bằng những hành động thiết thực và đầy yêu thương.
06 Tháng Hai 202210:43 CH(Xem: 7796)
Tết năm nay Nhâm Dần vào đến ngõ Con gái mình 48 tuổi cọp Quế Sơn Rước anh về mâm cơm cúng buồn hơn Trước di ảnh nhớ ngày nơi chiến tuyến.
06 Tháng Hai 20229:16 CH(Xem: 7890)
Chúc hồn thơ mãi ngập tràn Tiếng cười rộn rã, chứa chan tình người Xuân về phủ khắp đất trời Đón chào ngày mới, đắc thời vẻ vang ...
06 Tháng Hai 20222:00 SA(Xem: 7809)
Tháng Hai ngoan bởi vòm hoa Nguyệt Quế Trắng tình khôi thơm ngan ngát đêm về Hoa bé bỏng lấy hương từ đâu thế? Mà ngạt ngào neo gió lại chào Xuân.
06 Tháng Hai 20221:54 SA(Xem: 3443)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: AI LÊN XỨ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên Tiếng há: Kim Phụng Hòa âm: Ngô Nguyên Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Hai 202212:19 SA(Xem: 6303)
Ngày tết đối với người Việt Nam là ngày sum họp gia đình. Dù đi làm xa hay đi lính người ta cũng tìm cách về đón tết cùng với gia đình.
05 Tháng Hai 20229:00 CH(Xem: 7942)
Tháng giêng qua hoa đong đưa hờ hững Gió chao lòng hụt hẫng lối về trưa Thả con dốc này tay em đưa với Giọt rơi rơi, trôi về phía xa rồi…
03 Tháng Hai 202212:50 SA(Xem: 7759)
Ba ngày xuân thắm qua mau Thổi hồn dân tộc theo vào gió xuân Ngại ngần chi tuổi thất tuần Mỗi năm tết đến tinh thần mạnh khang...
02 Tháng Hai 202211:40 CH(Xem: 6556)
Tết đến thân dù biệt cố hương DẦN sang tiễn SỬU ước hưng cường Đầu năm chúc thọ chư bằng hữu Khai bút cầu an khách thập phương
01 Tháng Hai 20221:16 SA(Xem: 7018)
Xuân sang oanh hót, hoa cười, Mười phương hương sắc chúc người bình an, Mãn đường phúc lộc chứa chan, Thân tâm an lạc, xuân tràn tháng năm...
31 Tháng Giêng 20225:40 CH(Xem: 5282)
Nhà nhà hết sợ con vi rút Chốn chốn mừng vui cảnh thái bình Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
31 Tháng Giêng 20225:35 CH(Xem: 7612)
Mùa Xuân êm ấm trong mơ Xuân xưa trường cũ tuổi thơ ngọt ngào Niềm vui tái ngộ dạt dào Thấy Thầy Cô khỏe Xuân nào vui hơn ??
31 Tháng Giêng 20224:16 CH(Xem: 7384)
Biên Hòa hai tiếng nói ngọt ngào lắm, người xa Biên Hòa không thể đánh mất con tim nhớ về Biên Hòa được. Hãy đến với nhau đển còn có những niềm vui
30 Tháng Giêng 202211:51 CH(Xem: 7320)
những người năm cũ bây giờ đã theo con nước mịt mờ mù khơi xuân xưa giờ đã xa rồi… hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.*
28 Tháng Giêng 20221:41 SA(Xem: 9421)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
28 Tháng Giêng 202212:10 SA(Xem: 8481)
có lẽ chúng ta nên chúc nhau một cách đảo ngược lại, tức là “Ý Như Vạn Sự”. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai lời chúc này: “Vạn Sự Như Ý” và “Ý Như Vạn Sự”.
27 Tháng Giêng 20222:25 SA(Xem: 9068)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
26 Tháng Giêng 202211:56 CH(Xem: 6632)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN - Lê Dinh - Minh Kỳ Song ca: Kim Phụng - Đèo văn Sách Hòa âm: Vũ thế Hiệp Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Giêng 202210:52 CH(Xem: 6480)
Có những bài thơ khi đọc xong, ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi nó nội tại trong tâm trí của chúng ta. Những bài thơ như vậy có tác dụng đẩy tư duy và sự chiêm nghiệm của chúng ta đến một chân trời mới,
25 Tháng Giêng 20229:47 CH(Xem: 7404)
Hôm nay 23 tháng chạp , theo tục lệ là ngày đưa ông Táo về trời. Tôi xin viết một bài sớ vui, lấy hình vui trong google để gửi đến Thầy Cô và các bạn. Trước thềm năm mới kính chúc Ngô Quyền ta vui vẻ, sức khỏe, an lành.
22 Tháng Giêng 202211:20 CH(Xem: 6971)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
22 Tháng Giêng 202211:04 CH(Xem: 5730)
Thoạt đọc nhóm bốn chữ trên người ta nghỉ đến một địa danh nào đó trên thế giới nơi tiếp giáp của bốn quốc gia hay một địa điểm nổi tiếng nào đó mà người ta có thể đi bằng đường bộ, ...
22 Tháng Giêng 202210:57 CH(Xem: 5643)
hạnh phúc như những hạt đường ngọt ngào, thất vọng như ly tràn mà không có ai cùng cạn… buồn như những giọt đen đắng ngắt vì thế mà không có người nào uống mãi một ly cà phê không đường...
19 Tháng Giêng 20225:03 CH(Xem: 8203)
Những nhà cổ dọc sông Đồng lộng gió Giờ đã thành hàng quán... Mất hồn xưa Đường im mơ... Giờ ồn ào xe cộ Theo thời gian... Thơ dại đã hoàng hôn.
18 Tháng Giêng 20226:18 CH(Xem: 6667)
Cầu mong năm mới an nhàn Toàn dân thế giới ngập tràn vui tươi! Dù cho tám chục chín mươi? Hãy vui, khoẻ, trẻ nụ cười trên môi.
17 Tháng Giêng 202211:09 CH(Xem: 7556)
"Nhà cỏ" ở ven bờ sông. Cây cao, gió mát, trăng trong ngập tràn. Nơi đây "cô" ấy đâu màng. Nắng trời, thoáng gió thời "nàng" tránh xa! Cho nên ta một mình ta. Nơi ngôi "nhà cỏ" mà xa… "nàng"... cô-vi… !!!
15 Tháng Giêng 20225:11 CH(Xem: 7461)
Cô giáo ngồi trong lớp Lá rơi đầy ngoài sân Phấn hồng nhòe nước mắt Ai nhớ ai vô ngần.
15 Tháng Giêng 20224:59 CH(Xem: 7011)
Có lời tình ta níu tháng năm qua Và con tim xót xa bao hao gầy Bóng đêm về tìm thấy trong giấc mơ Còn thời gian níu lần cuối tiếng cười?
15 Tháng Giêng 202211:18 SA(Xem: 3279)
Mời thưởng thức video do Kiều Oanh thực hiện "Winter 2022"--Washington, DC--Maryand-=Virginia
15 Tháng Giêng 202211:06 SA(Xem: 7438)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC MÙA ĐÔNG ( TIẾC THU) Sáng tác: Thanh Trang - Tiếng hát: Quang Tuấn Kiều Oanh thực hiện youtube